1. Kết luận
1.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng của cá
đối mục:
Cá đối mục tăng trưởng tương đối nhanh, sau
10 tháng nuôi với thức ăn viên tự chế biến cá đạt
khối lượng trung bình 611,25 gam/con, với thức ăn
thương mại tổng hợp UP cá đạt khối lượng trung
bình 645,29 gam/con.
1.2. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối mục:
- Với cỡ cá thả trên 6cm, sử dụng thức ăn
thương mại tổng hợp CP, mật độ nuôi 1 con/m2;
2 con/m2 và 3 con/m2 sau 300 ngày nuôi cá đạt khối
lượng trung bình khoảng 600 gam/con ở nghiệm
thức mật độ: 1 con/m2 và 2 con/m2.
- Với mật độ nuôi 1 con tỷ lệ sống 71,4%;
2 con/m2 tỷ lệ sống 68,2%, mật độ nuôi 3 con/m2 tỷ
lệ sống 65,1%. Tỷ lệ sống của cá đối mục nuôi trong
ao trung bình đạt 67,2%.
- Hệ số thức ăn của cá đối mục tương đối thấp,
cá sử dụng thức ăn thương mại tổng hợp UP là 1,64
và thức ăn viên tự chế biến là 2,71.
2. Kiến nghị
Chủ động sản xuất giống cá đối mục để cung
cấp cho người nuôi cá đối mục thương phẩm.
Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp phục
vụ cho nuôi cá đối mục.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) nuôi thương phẩm trong ao đầm nươc lợ tại Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ ĐỐI MỤC (Mugil cephalus Linnaeus, 1758)
NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẦM NƯƠC LỢ TẠI QUẢNG BÌNH
EFFECTS OF FOOD AND DENSITY REARING FOR GROWTH AND SURVIVAL
RATE RAISING COMMERCIAL FLATHEAD GREY MULLET (Mugil cephalus Linnaeus, 1758)
IN BRACKISH WATER PONDS IN QUANG BINH PROVINE
Phạm Xuân Thủy1
Ngày nhận bài: 01/10/2012; Ngày phản biện th ông qua: 25/3/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Với cá đối mục có kích thước 6 - 8cm, thời gian nuôi là 10 tháng. Kết quả theo dõi sự tăng trưởng về khối lượng
cho thấy: Tăng trưởng trung bình của cá đối mục nuôi trong ao bằng thức ăn viên tự chế biến là (L = 33,50 ± 0,23cm;
W = 645,29 ± 45,81 gam) với cá đối mục sử dụng thức ăn thương mại tổng hợp UP là (L = 32,92 ± 0,51cm ;
W= 611,25 ± 30,50 gam); có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với cá đối mục được nuôi bằng thức ăn viên tự chế biến và
thức ăn thương mại tổng hợp UP với mức ý nghĩa p< 0,05.
Sử dụng cùng loại thức ăn thương mại tổng hợp với ba mật độ nuôi khác nhau, cá cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
khác nhau. Cá đối mục có tốc độ sinh trưởng trung bình với mật độ 1con/m2 là L = 33,57 ± 0,45 cm; W = 655± 0,18gam;
mật độ 2 con/m2 là L = 32,62 ± 0,37cm; W = 615± 0,21gam; mật độ 3 con/m2 là L = 31,65 ± 0,54 cm; W = 591± 0,23 gam;
có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với cá đối mục được nuôi với mật độ 1con/m2 ; 2con/m2 và 3con/m2.
Tỷ lệ sống của cá đối mục nuôi trong ao trung bình đạt 71%. Hệ số thức ăn của cá đối mục tương đối thấp, cá sử
dụng thức ăn thương mại tổng hợp là 1,5 và thức ăn viên tự chế biến là 2,7.
Từ khóa: Cá đối mục
ABSTRACT
Flathead grey mullet with size 6 - 8cm, after 10 months nursing in ponds have Average growth L = 33,50 ± 0,23cm;
W = 645,29 ± 45,81 gam (use commercial compounded feed), Flathead grey mullet use pellet feed have Average growth
L = 32,92 ± 0,51cm; W = 611,25 ± 30,50 gam with α< 0,05.
Use the same type of feed (use commercial compounded feed) with the density 1 ind /m2, 2 ind/m2 and 3 ind/m2
for growth rate and survival rate are different. Flathead grey mullet nursing in ponds with the density 1 ind /m2 have
average length: L = 33,57 ± 0,45cm; W = 655± 0,18gam; with the density 2 ind/m2 have average length: L = 32,62 ± 0,37cm;
W = 615± 0,21 gam and density 3 ind/m2 have average length: L = 31,65 ± 0,54cm; W = 591± 0,23 gam
Survival rate of Flathead grey mullet in ponds achieved an average 71%. Coeffi cient of Flathead grey mullet feed is
relatively low, fi sh use commercial compounded feed are 1.5 and fi sh use pellet feed are 2.7.
Keywords: Flathead grey mullet
1 TS. Phạm Xuân Thủy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá biển
ở khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói
riêng phát triển rất mạnh. Các đối tượng nuôi có giá
trị kinh tế cao như: cá song, cá giò, cá vược được
nuôi rộng rãi với quy mô lớn, đem lại lợi nhuận cao.
Cá đối mục là loài cá có chất lượng thịt thơm
ngon, và có giá trị kinh tế khá cao, là đối tượng nuôi
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
đầy tiềm năng. Các nhà khoa học ở các nước thuộc
vùng Địa Trung Hải, Israel, Tunisia cũng đã tiến
hành thử nghiệm nuôi cá đối mục, kết quả là các đối
tượng này trở thành đối tượng nuôi mang lại sinh kế
ổn định cho cư dân địa phương. Về nuôi cá đối mục
ở nước ta, chưa có công trình nghiên cứu nào công
bố về kết quả nuôi cá đối mục thương phẩm trong
ao đầm nước lợ, mới chỉ có một số hộ dân tự phát
nuôi thương phẩm với mật độ, quy mô nuôi rất khác
nhau. Để tận dụng tốt diện tích mặt nước vùng ven
biển thì việc nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ
thuật nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đầm
nước lợ là việc làm cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cá đối mục (Mugil
cephalus Linnaeus, 1758)
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2011 -
12/2012
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực
hiện tại Công ty cổ phần Thanh Hương, xã Hải Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
2. Thiết bị và vật liệu nghiên cứu
- Cá đối mục cỡ 6 - 8cm.
- Ao nuôi có diện tích 4000m2.
- Các loại máy móc chuyên dùng: máy đo ôxy,
độ mặn, máy bơm nước, máy phát điện
- Thức ăn thương mại tổng hợp UP có độ đạm
từ 42 - 43%, lipit tối thiểu 7% và thức ăn viên tự chế
biến. (Thành phần nguyên liệu chủ yếu của thức ăn
viên tự chế biến là: cám gạo 20%; bột cá 35%; bột
đậu lành 15%; bột ngô 10%; tinh bột 8%; dầu cá 7%:
hỗn hợp vi ta min 2% và các phụ gia)
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung:
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ
đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá đối mục
từ giai đoạn cá giống lên giai đoạn cá thương phẩm.
3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn: Bố trí thí
nghiệm 2 loại thức ăn: thức ăn thương mại tổng hợp
UP và thức ăn viên tự chế biến
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ: Bố trí
thí nghiệm với 3 mật độ nuôi khác nhau (1con/m2;
2con/m2; 3con/m2)
- Cá đưa vào thí nghiệm có chiều dài 6-8 cm và
khối lượng 5-5,5 gam.
- Các quá trình quản lý và chăm sóc, các trang
thiết bị giống nhau ở các lô thí nghiệm.
- Định kỳ 15 ngày kiểm tra tốc độ sinh truởng
1 lần, mỗi lô thí nghiệm thu ít nhất 30 con trong
1 lần thu mẫu, cân khối lượng bằng cân điện tử
có độ chính xác 0,01g và đo chiều dài chính xác
đến 1mm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên
tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá đối mục
thương phẩm được bố trí theo sơ đồ khối nghiên
cứu hình 1.
Hình 1. Sơ đồ khối nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến cá nuôi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá đối mục thương phẩm được
bố trí theo sơ đồ khối nghiên cứu hình 2.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
4. Xử lý số liệu
Số liệu trong quá trình thí nghiệm được xử lý
thống kê sinh học bằng phần mềm Microsoft Excel
và SPSS 15.0 với mức ý nghĩa p<0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kỹ thuật cải tạo ao nuôi
Việc cải tạo ao được tiến hành gồm các bước
như sau:
- Ao ương phải được tháo cạn nước, vét bùn,
rửa sạch đáy ao, dùng dây thuốc cá, bã trà để
diệt tạp;
- Rải vôi với liều lượng 10 - 20kg/100m2 để diệt
tạp và khử chua, nếu ao có pH thấp phải tăng liều
lượng bón vôi cho ao khoảng 30 - 50kg/100m2, kết
hợp phơi đáy ao 3 - 5 ngày;
- Lắp lưới chắn, lấy nước vào ao để rửa vôi;
- Bón lót phân hữu cơ (tốt nhất là phân gà)
lượng 5 kg/100m2 tạo điều kiện cho sinh vật phù du
phát triển. Đối với cá đối mục, việc gây nguồn thức
ăn trong ao ương là rất quan trọng đặc biệt việc
gây nuôi tảo và động vật phù du làm nguồn thức ăn
tự nhiên và để ổn định môi trường sinh thái trong
ao nuôi;
- Sau 7-10 ngày tiến hành thả cá.
2. Chọn giống và thả giống
Giống thả vào ao nuôi thịt phải đồng đều về kích
thước (6 - 8cm) không bị bệnh tât, không xây xát,
bơi lội hoạt bát, có màu trắng sáng.
Thả giống: sau khi cải tạo ao, lấy nước vào
có thể thả giống nuôi ngay, giống thả với mật độ
1 con/m2; 2 con/m2 và 3 con/m2.
Hình 2. Sơ đồ khối nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng của cá đối mục
3.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Xác định hàm lượng ôxy hòa tan trong nước bằng máy đo ôxy, độ chính xác 0,1mgO2/l;
- Xác định độ pH bằng pH kế, độ chính xác 0,1;
- Xác định độ mặn bằng sali kế, độ chính xác 1‰;
- Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế bách phân thủy ngân, độ chính xác 10C;
- Xác định độ trong bằng đĩa secchi, độ chính xác 1 cm.
3.4. Xác định các thông số
- Tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (g/con/ngày)
DWG =
Khối lượng trung bình cuối (g) – Khối lượng trung bình ban đầu (g)
Thời gian nuôi (ngày)
- Tỷ lệ sống (%)
SR (%) =
Số cá thu hoạch
x 100%
Số cá thả
- Hệ số chuyển đổi thức ăn
FCR =
Khối lượng thức ăn sử dụng (kg)
Khối lượng cá thu hoạch (kg) - Khối lượng cá thả
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69
4. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng và tỉ lệ sống của cá đối mục nuôi
thương phẩm
Với cá đối mục có kích thước khoảng 6 - 8cm, mật độ 2 con/m2, sử dụng thức ăn thương mại tổng hợp và
thức ăn viên tự chế biến, thời gian nuôi là 10 tháng. Kết quả theo dõi về sự tăng trưởng về khối lượng của cá
đối mục được thể hiện tại bảng 2 và hình 3.
Bảng 2. Chiều dài và khối lượng trung bình của cá cá đối mục ở hai nghiệm thức thức ăn
Thời gian nuôi
(ngày)
Thức ăn thương mại tổng hợp UP Thức ăn viên tự chế biến
Chiều dài trung bình
(cm)
Khối lượng trung
bình (g)
Chiều dài trung bình
(cm)
Khối lượng trung
bình (g)
Cá bắt đầu thả 6,7 ± 0,17 5,5 ± 0,15 6,2 ± 0,13 5,0 ± 0,23
30 10,2 ± 0,23 30,7 ± 0,13 9,5 ± 0,18 26,5 ± 0,21
60 13,5 ± 0,25 70,2 ± 2,13 12,7 ± 0,25 60 ±1,72
75 14,75 ± 0,21 105,5 ±2,57 13,75 ± 0,31 95 ± 0,51
90 15,5 ± 0,15 135,75 ± 1,75 14,55 ± 0,15 120 ± 2,57
105 17,21 ± 0,31 165,65 ± 2,53 16,5 ± 0,22 150 ± 2,75
120 19,2 ± 0,16 199,15 ± 1,65 18,75 ± 0,24 183 ± 4,80
135 21,5 ± 0,27 230,17 ± 1,87 20,50 ± 0,25 220,32 ± 22,31
150 23,2 ± 0,15 285,53 ± 14,3 22,35 ± 0,17 253,37 ± 21,8
165 24,5 ± 0,18 327,51 ± 25,4 23,25 ± 0,08 295,45 ± 27,2
180 25,3 ± 0,13 375,43 ± 18,5 24,91 ± 0,13 335,54 ± 29,6
195 26,7 ± 0,25 412,17 ± 27,5 25,83 ± 0,21 382,23 ± 16,3
210 27,5 ± 0,34 452,25 ± 31,4 26,95 ± 0,25 421,35 ± 15,4
225 28,7 ± 0,25 501,34 ± 15,7 27,85 ± 0,27 465,32 ± 17,8
240 29,8 ± 0,17 532,18 ± 16,5 29,01 ± 0,24 503,28 ± 23,7
255 31,1 ± 0,31 565,27 ± 26,4 30,65 ± 0,28 535,41 ± 25,4
270 32,3 ± 0,18 593,13 ± 23,9 32,01 ± 0,16 562,53 ± 17,3
285 33,1 ± 0,21 620,36 ± 25,7 32,45 ± 0,32 585,47 ± 24,1
300 33,5 ± 0,13 645,29 ± 45,81 32,92 ± 0,17 611,25 ± 30,50
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,0893a cm/ngày 2,13a g/ngày 0,0890b cm/ngày 2,02b g/ngày
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
3. Quản lý và chăm sóc ao nuôi cá đối mục
Thức ăn
Thức ăn thức ăn viên tự chế biến và thức ăn
thương mại tổng hợp UP.
Nếu sử dụng thức ăn viên tự chế biến, mỗi ngày
cho ăn 2 lần buổi sáng và chiều tối.
Liều lượng: Hai tháng đầu lượng thức ăn cho
ăn bằng 20% khối lượng cá có trong ao nuôi; sau
đó giảm dần xuống 10% và đến khi gần thu hoạch
còn 5%.
Nếu sử dụng thức ăn thương mại tổng hợp UP,
mỗi ngày cũng cho cá ăn 2 lần buổi sáng và chiều tối.
Liều lượng: Hai tháng đầu lượng thức ăn cho
ăn bằng 7% khối lượng cá có trong ao nuôi; sau đó
cho ăn giảm dần xuống 5%.
Quản lý các yếu tố môi trường
Ao trước khi cấp nước phải được cải tạo sạch
nhằm tiêu diệt mầm bệnh, ổn định môi trường nước.
Trong quá trình ương nuôi hàng ngày kiểm tra, theo
dõi môi trường nước trong ao để kịp thời xử lý, kết
quả thu được được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi
trường trong ao nuôi cá đối mục
TT Các yếu tố môi trường kiểm tra
Khoảng dao
động
Giá trị
trung bình
1 Ôxy hòa tan (mg/l) 4,1 - 6,2 4,8 ± 0,3
2 pH 7,1 - 9,2 8,1 ± 0,6
3 Độ mặn (‰) 15 - 30 27 ± 0,5
4 Nhiệt độ (0C) 25 - 32 29 ± 0,8
5 Độ trong (cm) 30-50 43 ± 0,5
Theo Lê Tổ Phúc, 2005, các yếu tố môi trường
thích hợp cho cá đối mục sinh trưởng là: Nhiệt độ
12 - 300C; độ mặn 10 - 25‰; hàm lượng ôxy hòa tan
> 4mg/l. So sánh với các yếu tố môi trường ao nuôi
ta thấy các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng
thích hợp cho cá sinh trưởng.
Đối với ao nuôi thương phẩm thường xuyên
thay nước và cấp nước thêm cho ao, lượng nước
thay từ 30 - 50%. Khoảng 5 - 7 ngày thay một lần.
Trong ao nuôi cá thương phẩm, mực nước phải
đảm bảo độ sâu 1,2 - 1,5m.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trong cùng một hàng, chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy p<0,05)
Hình 3. Sự tăng trưởng về khối lượng của cá đối mục ở hai nghiệm thức thức ăn
Qua bảng 2, hình 3 chúng tôi thấy:
Cá đối mục tăng trưởng tương đối nhanh, sau 10 tháng nuôi với thức ăn viên tự chế biến cá đạt khối lượng
trung bình 611,25 gam/con, với thức ăn thương mại tổng hợp UP cá đạt khối lượng trung bình 645,29 gam/con.
Cùng mật độ nuôi 2 con/m2, Sử dụng hai loại thức ăn khác nhau: (thức ăn thương mại tổng hợp và thức ăn
viên tự chế biến), dùng hàm thống kê trên phần mềm SPSS 16.0 (Pair-samples T Test) để kiểm định trung bình
của 2 mẫu phụ thuộc ta tính được giá trị Sig (2-tailed) = 0,000 < 0,025 = α/2 (p < 0,05) do đó chúng tôi có đủ cơ
sở để khẳng định là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá
đối mục được nuôi với 2 loại thức ăn khác nhau.
Kết quả theo dõi về sự tăng trưởng trung bình, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn của cá đối mục được thể hiện tại
bảng 3.
Bảng 3. Kết quả nuôi cá đối mục ở hai nghiệm thức thức ăn
Các chỉ số
Thức ăn
Thương mại tổng hợp UP Viên tự chế biến
1. Chiều dài trung bình cá thả (cm) 6,7 ± 0,56 6,2 ± 0,61
2. Chiều dài trung bình cá thu hoạch (cm) 33,50 ± 0,23 32,92 ± 0,51
3. Khối lượng trung bình cá thả (g) 5,5 ± 0,18 5,0 ± 0,15
4. Khối lượng trung bình cá thu hoạch (g) 645,29 ± 45,81 611,25 ± 30,50
5. Năng suất trung bình (tấn/ha) 4,607 4,309
6. Tăng trưởng trung bình (g/ngày) 2,13 2,02
7. Hệ số thức ăn (FCR) 1,53 2,71
8. Tỷ lệ sống 71,4 70,5
Qua bảng 3 chúng tôi thấy:
Với cỡ cá thả 6 - 8cm, thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến sau 10 tháng nuôi, với thức ăn thương mại
tổng hợp cá đạt khối lượng trung bình 611,25 ± 30,50gam/con, với thức ăn viên tự chế biến cá đạt khối lượng
trung bình 645,29 ± 45,81gam/con.
Mật độ nuôi 2 con/m2, sử dụng thức ăn viên tự chế biến, tỷ lệ sống 70,5%, sử dụng thức ăn thương mại
tổng hợp tỷ lệ sống 71,4%. Tỷ lệ sống của cá đối mục nuôi trong ao trung bình đạt 71%.
Hệ số thức ăn của cá đối mục, cá sử dụng thức ăn chế biến là là 2,71 và thức ăn thương mại tổng hợp là 1,53
5. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng và tỉ lệ sống của cá đối mục nuôi
thương phẩm
Với cá đối mục có kích thước 6 - 8cm, mật độ nuôi 1con/m2; 2 con/m2 và 3 con/m2, thời gian nuôi là 10
tháng. Kết quả theo dõi về sự tăng trưởng về khối lượng của cá đối mục được thể hiện tại bảng 3 và hình 4.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71
Bảng 3. Khối lượng trung bình và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
của cá đối mục ở ba nghiệm thức mật độ nuôi
ĐVT: gam
Ngày nuôi
(ngày)
Mật độ
1 con/m2 2 con/m2 3 con/m2
Cá mới thả 5,5 ± 0,15 5,0 ± 0,13 5,3 ± 0,18
30 30,7 ± 0,23 28,5 ± 0,17 27,5 ± 0,17
60 70,2 ± 2,50 60 ± 2,15 54,3 ± 2,35
75 100,5 ± 3,15 98,3 ± 2,53 93,7 ±2,18
90 130,7 ± 17,3 120,5 ± 19,1 112,4 ± 27,3
105 165,6 ± 21,4 150,6 ± 16,2 137,5 ± 24,1
120 197,1 ± 16,5 183,2 ± 31,6 175,2 ± 13,6
135 240,3 ± 27,4 220,1 ± 25,7 205,6 ±17,2
150 285,4 ± 15,6 253,4 ± 21,2 231,7 ± 31,0
165 327,5 ± 18,1 295,3 ± 28,4 263,1 ± 23,7
180 375,1 ± 13,4 335,2 ± 16,3 317,7 ± 25,3
195 412,0 ± 17,2 382,5 ± 14,1 355,5 ± 18,4
210 452,7 ± 35,4 421,4 ± 18,5 401,4 ± 14,1
225 501,2 ± 24,3 465,3 ± 23,6 437,2 ± 5,7
240 532,8 ± 21,7 503,7 ± 27,7 476,3 ± 17,5
255 561,3 ± 23,6 535,9 ± 25,8 513,7 ± 31,6
270 585,3 ± 31,5 556,1 ± 18,5 536,6 ± 26,8
285 615,7 ± 25,7 585,8 ± 26,3 565,8 ± 15,7
300 635,5 ± 18,3 601,3 ± 21,4 571,4 ± 23,4
Tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối 2,09
a g/ngày 1,98b g/ngày 1,88C g/ngày
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Trong cùng một hàng, chữ cái khác nhau thể
hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (độ tin cậy p<0,05)
Hình 4. Sự tăng trưởng về khối lượng ( gam) của cá đối mục
ở ba nghiệm thức mật độ
Qua bảng 3, hình 4 và phụ lục chúng tôi thấy:
Cá đối mục tăng trưởng tương đối nhanh,
sau 10 tháng nuôi với mật độ 1 con/m2 cá đạt
khối lượng trung bình là W = 635,5 ± 18,3gam,
với mật độ 2 con/m2 cá đạt khối lượng trung bình
là W = 601,3 ± 21,4gam và với mật độ 3 con/m2
cá đạt khối lượng trung bình là W = 571,4 ±
23,4gam.
Cùng một loại thức ăn thương mại tổng hợp
với mật độ nuôi 1 con/m2, 2 con/m2 và 3 con/m2,
dùng hàm thống kê trên phần mềm SPSS 16.0
(Pair-samples T Test) để kiểm định trung bình
của 2 mẫu phụ thuộc ta tính được giá trị Sig
(2-tailed) = 0,000 < 0.025 = α/2 (p < 0,05) do đó
chúng tôi có đủ cơ sở để khẳng định là có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tăng trưởng
khối lượng của cá đối mục được nuôi với 3 mật
độ khác nhau.
Kết quả theo dõi về sự tăng trưởng trung bình,
tỷ lệ sống, hệ số thức ăn của cá đối mục được thể
hiện tại bảng 4.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Qua bảng 4, chúng tôi thấy:
Với cỡ cá thả trên 6 cm, mật độ nuôi 1 con/m2;
2 con/m2 và 3 con/m2 sau 300 ngày nuôi cá đạt khối
lượng trung bình khoảng 600 gam/con ở nghiệm
thức mật độ: 1 con/m2 và 2 con/m2.
Sử dụng thức ăn thương mại tổng hợp UP, mật
độ nuôi 1 con tỷ lệ sống 71,4%; 2 con/m2 tỷ lệ sống
68,2%, mật độ nuôi 3 con/m2 tỷ lệ sống 65,1%. Tỷ
lệ sống của cá đối mục nuôi trong ao trung bình
đạt 67,2%.
Hệ số thức ăn của cá đối mục sử dụng thức ăn
thương mại tổng hợp UP là 1,64.
Trong điều kiên diện tích ao nuôi cho phép, để
đảm bảo cá sinh trưởng tốt, nâng cao tỷ lệ sống và
năng suất của cá đối mục nên nuôi cá đối mục ở
mật độ 2 con/m2.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng của cá
đối mục:
Cá đối mục tăng trưởng tương đối nhanh, sau
10 tháng nuôi với thức ăn viên tự chế biến cá đạt
khối lượng trung bình 611,25 gam/con, với thức ăn
thương mại tổng hợp UP cá đạt khối lượng trung
bình 645,29 gam/con.
1.2. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá đối mục:
- Với cỡ cá thả trên 6cm, sử dụng thức ăn
thương mại tổng hợp CP, mật độ nuôi 1 con/m2;
2 con/m2 và 3 con/m2 sau 300 ngày nuôi cá đạt khối
lượng trung bình khoảng 600 gam/con ở nghiệm
thức mật độ: 1 con/m2 và 2 con/m2.
- Với mật độ nuôi 1 con tỷ lệ sống 71,4%;
2 con/m2 tỷ lệ sống 68,2%, mật độ nuôi 3 con/m2 tỷ
lệ sống 65,1%. Tỷ lệ sống của cá đối mục nuôi trong
ao trung bình đạt 67,2%.
- Hệ số thức ăn của cá đối mục tương đối thấp,
cá sử dụng thức ăn thương mại tổng hợp UP là 1,64
và thức ăn viên tự chế biến là 2,71.
2. Kiến nghị
Chủ động sản xuất giống cá đối mục để cung
cấp cho người nuôi cá đối mục thương phẩm.
Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp phục
vụ cho nuôi cá đối mục.
Bảng 4. Kết quả nuôi cá đối mục ở ba nghiệm thức mật độ
Các chỉ số
Mật độ
1 con/m2 2 con/m2 3 con/m2
1. Chiều dài trung bình cá thả (cm) 6,25 ± 0,53 5,97 ± 0,56 6,05 ± 0,61
2. Chiều dài trung bình cá thu hoạch (cm) 32,57 ± 0,45 31,42 ± 0,37 31,15 ± 0,54
3. Khối lượng trung bình cá thả (g) 5,5± 0,15 5,0± 0,13 5,3± 0,18
4. Khối lượng trung bình cá thu hoạch (g) 635,5 ± 18,3 601,3 ± 21,4 571,4 ± 23,4
5. Tăng trưởng (g) 630,0 596,3 565,9
6. Năng suất trung bình (Kg/ha) 4.533 8.197 11.152
7. Tăng trưởng trung bình (g/ngày) 2,09 1,98 1,88
8. Hệ số thức ăn (FCR) 1,58 1,65 1,7
9. Tỷ lệ sống 71,4% 68,2 65,1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Tổ Phúc, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế ở biển miền nam Trung Quốc. Tài liệu dịch.
2. Nguyễn Địch Thanh, 2003. Kỹ thuật nuôi cá biển. Trường Đại học Nha Trang
3. Phạm Xuân Thủy, Trình Văn Liễn và CTV, 2009. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá đối mục (Mugil cephalus)
Tiếng Anh
4. Anderson, W.W., 1958. Larval development, growth, and spawning of striped mullet (Mugil cephalus) along the south
Atlantic coast of the United States. Fish.Bull.
5. Chubb, C.F., I.C. Potter, C.J. Grant, R.C.J. Lenanton, and J. Wallace, 1981. Age, structure, growth rates, and movements of
sea mullet, Mugil cephalus L in the Swan-Avon river system, Western Australia.
6. Collins, M.R. and B.W. Stender, 1989. Larval striped mullet (Mugil cephalus) and white mullet (Mugil curema) off the
southeastern United States. Bull. Mar. Sci. 45(3):580-589.
7. Greeley, M.S., D.R. Calder and R.A. Wallace. 1987. Oocyte growth and development in the triped mullet, Mugil cephalus,
during seasonal ovarian recrudescence: relationship to fecundity and size at maturity. Fish. Bull. 85:187-200.
8. Johnson, D.W. and E.L. McClendon. 1969. Differential distribution of the striped mullet Mugil cephalus L. Cal. Fish and Game. 55:138-139.
9. Thomson, J.M., 1963. Mullet life history strategies. Austr. J. Sci. 25:414-416.
10. The Indo-Pacifi c with the description of a new species. Indo-Pacifi c Fishes.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thuc_an_mat_do_nuoi_den_sinh_truong_va_ty_le_s.pdf