Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung fructo-Oligosaccharide (FOS) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và các thông số sinh lý của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798)

1. Kết luận - Việc bổ sung FOS vào thức ăn không cải thiện tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm sú nuôi. - Với hàm lượng bổ sung 0,2 - 0,4% FOS cải thiện một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú nuôi. 2. Kiến nghị - Cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ các cơ chế tác dụng của FOS lên các chức năng sinh lý, tiêu hóa, miễn dịch của tôm sú, tạo cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. - Các yếu tố miễn dịch, sự thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột và khả năng kháng lại vi khuẩn cũng như điều kiện bất lợi của môi trường của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung FOS cần được quan tâm nghiên cứu.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung fructo-Oligosaccharide (FOS) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và các thông số sinh lý của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN BỔ SUNG FRUCTO-OLIGOSACCHARIDE (FOS) LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ CÁC THÔNG SỐ SINH LÝ CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) EFFECTS OF FRUCTO-OLIGOSACCHARITE ON GROWTH, SURVIVAL RATE AND PHYSIOLOGICAL PARAMETERS OF BLACK TIGER SHRIMP (Penaeus monodon Fabricius, 1798) Đặng Trần Tú Trâm1, Lục Minh Diệp2, Huỳnh Minh Sang3 Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 17/02/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản, Viện Hải dương học với 4 nghiệm thức thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau là 0,1%, 0,2%, 0,4%, 0,8% và nghiệm thức đối chứng không bổ sung FOS. Xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng của tôm sau 30, 60 và 90 ngày nuôi. Các chỉ số sinh lý (TMI: chỉ số cơ thịt, HSI: chỉ số gan tụy, HM: độ ẩm gan tụy, TM: độ ẩm cơ thịt) được xác định khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SRGw) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có bổ sung 0,2% FOS (đạt 3,70 ± 0,045 %/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn có bổ sung 0,8% FOS (đạt 3,51 ± 0,045 %/ngày). Mức tăng khối lượng trung bình hàng tuần (AWG) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% FOS (0,45 ± 0,017 g/tuần), thấp nhất ở nghiệm thức 0,8% FOS (0,38 ± 0,015 g/tuần. Tôm cho ăn thức ăn có bổ sung 0,4% FOS có HSIw và TMIw cao nhất và thấp nhất ở tôm không được bổ sung FOS vào thức ăn (p < 0,05) nhưng không có sự khác nhau về chỉ số sinh lý khác (TM, HM, HSId và TMId) giữa các nhóm tôm cho ăn các loại thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 0,2 - 0,4% FOS vào thức ăn cải thiện sức khỏe của tôm sú nuôi. Từ khóa: tôm sú (P. monodon), prebiotic, fructo-oligosaccharide (FOS) ABSTRACT The experiment was conducted for 90 days at Experimental Station, Institute of Oceanography with treatments: 0.1% FOS, 0.2% FOS, 0.4% FOS, 0.8% FOS and control (0.0% FOS).The growth rate and survival were determined after 30, 60 and 90 days of study. Some physiological parameters (TMI:tail muscle index, HSI: hepatosomatic index, HM: hepatopancreas moisture, and TM: tail muscle moisture) were determined at the end of the experiment.The results showed that specifi c growth rate (SRGw) was highest in treatment of 0. % FOS (3.70 ± 0.045 % /day) and lowest in treatment of 0.8% FOS (3.51 ± 0.045 %/day). The average weight (AWG) of shrimp was gained maximum value (0.45 ± 0.017 g/week) in treatment of 0.2% FOS and lowest value (0.38 ± 0.015 g/week) in treatment of 0.8% FOS. The HSIw of shrimps fed diets which supplemented with 0.4 % FOS were highest. However, the TMIw showed a lowest value when FOS is added to food (p < 0,05). There were no signifi cant differences in other physiological indicators (TM, HM and TMId HSId) between groups when they fed with different concentrations of FOS. Results showed that the feed which supplemented of 0.2 - 0.4% FOS improved the health of shrimp farming. Keywords: shrimp, prebiotic, fructo-oligosaccharide (FOS) 1 Đặng Trần Tú Trâm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Lục Minh Diệp: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Huỳnh Minh Sang: Viện Hải dương học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng kháng sinh liều lượng thấp trong nuôi trồng thủy sản kích thích sự tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi (Rosen, 1996) nhưng cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc (Genc và cs, 2007). Luật về cấm hoặc hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã khuyến khích các nghiên cứu nhằm tìm ra các chất bổ sung vào thức ăn làm tăng cường sức khỏe của vật nuôi, có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ kháng sinh trong nuôi thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái (Gatlin và cs, 2006). Các chất bổ sung áp dụng trong nuôi trồng thủy sản được chia thành 2 nhóm là chất bổ sung dinh dưỡng, cải thiện miễn dịch và chất kích thích hệ miễn dịch phụ thuộc vào cơ chế tác dụng của chúng. Một nhóm các chất thuộc chất kích thích miễn dịch đã chứng tỏ hiệu quả trong việc nuôi gia súc, gia cầm và các đối tượng nuôi thủy sản là prebiotic (Sang và Fotedar, 2011). Prebiotic được định nghĩa “là thành phần lên men có chọn lọc làm thay đổi tính đặc trưng về thành phần và hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột nhằm tăng sức khoẻ cho vật chủ một cách gián tiếp” (Gibson và cs, 2004). Thông qua việc cung cấp dinh dưỡng một cách có chọn lọc cho một hoặc một số vi sinh vật trong đường ruột, prebiotic làm thay đổi có chọn lọc hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ (Teitelbaum và Walker, 2002). Trong các loại prebiotic thông dụng được dùng trong nông nghiệp và thủy sản thì Inulin, Fructo-oligosaccharides (FOS), Galacto-oligosaccharides (GOS) và Mannan-oligosaccharide (MOS) đang được chú ý nhiều nhất. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của FOS trên các loài cá nuôi như cá hồi (Rehulka và cs, 2011), cá tầm (Akrami và cs, 2009), cá bơn (Mahious và cs, 2006), cá Hồng Mỹ (Ai và cs, 2011), cá hồi Đại Tây (Grisdale-Helland và cs, 2008), cá tầm Siberia (Mahious, 2006). Tuy nhiên, chưa có kết quả nghiên cứu nào về hiệu quả của FOS trong nuôi giáp xác nói chung và tôm sú nói riêng. Do đó nghiên cứu này bước đầu cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng FOS bổ sung vào thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe của tôm sú góp phần hạn chế sử dụng kháng sinh và định hướng kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu 1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 tại Trạm thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản - Viện Hải dương học Nha Trang. 1.2. Hệ thống bể nuôi Gồm 15 bể composite (100 x 50 x 100 cm, 500 L) được đặt trong nhà có mái che. Nước biển được bơm vào hệ thống bể lắng và bể lọc sau đó cung cấp trực tiếp cho bể nuôi. Mỗi bể thí nghiệm được bố trí 1 hệ thống lọc sinh học tuần hoàn độc lập và đảm bảo sục khí liên tục trong suốt quá trình nuôi. 1.3. Nguồn tôm thí nghiệm Tôm sú giống (P15) được mua từ Trung tâm giống thủy sản của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và được ương nuôi tại Trạm thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản - Viện Hải dương học. Tôm giống được ương trong 30 ngày, hằng ngày cho ăn 4 lần (7 giờ, 11 giờ, 14 giờ, 17 giờ) bằng thức ăn của Lansy và Uni President tùy theo ngày tuổi đến 3 - 4 cm (khối lượng trung bình 0,21 ± 0,007 g) thì tiến hành thí nghiệm. 1.4. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm Thức ăn gốc: sử dụng thức ăn thương mại của UP (Uni President) (Nuri N312: 40% đạm, 4% chất béo, 11% độ ẩm, 13% tro, 3% xơ thô) làm thức ăn đối chứng trong thí nghiệm. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm: Thức ăn UP được nghiền nát và bổ sung FOS (Anhui Minmetals Development Imp. & Exp. Co., Ltd, China, 95% Purify) với hàm lượng 0 g/kg (ĐC), 1 g/kg (FOS1), 2 g/kg (FOS2), 4 g/kg (FOS4) và 8 g/kg (FOS8) để được các hỗn hợp thức ăn tôm có bố sung 0,0; 0,1; 0,2; 0,4 và 0,8% FOS. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được chế biến tại Phòng Thí nghiệm - Bộ môn Dinh dưỡng, Trường Đại học Nha Trang. Theo các bước sau: Phối trộn nguyên liệu → Trộn khô → Tạo hỗn hợp dẻo → Tạo sợi → Hấp 5 phút → Sấy ở 400C, 12 giờ → Tạo viên → Bảo quản. 1.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm Tôm sú được thả nuôi ở 15 bể thí nghiệm với mật độ ban đầu là 30 con/bể, khối lượng tôm: 0,21 ± 0,007 g/con. Mỗi nghiệm thức thức ăn có 3 bể lặp, tôm được cho ăn 1 trong 5 công thức thức ăn có bổ sung hàm lượng FOS khác nhau và được nuôi trong 90 ngày. Tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8:00 giờ và 17:00 giờ với liều lượng 5% khối lượng thân. Định kỳ vệ sinh thức ăn thừa và chất thải của tôm trước khi cho ăn. Các số thông số môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn) được kiểm tra định kỳ hàng ngày. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm được đánh giá sau 30, 60 và 90 ngày nuôi. Các thông số sinh lý của tôm được đánh giá sau 90 ngày nuôi. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 1.6. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu - Các yếu tố môi trường Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế có độ chính xác đến 0,50C; pH: đo bằng máy đo pH (Hanna) có độ chính xác đến 0,1; Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế Atago có độ chính xác 1‰. - Tỷ lệ sống của tôm trong từng bể thí nghiệm được xác định theo công thức S = 100*(nt/n0), trong đó: nt là số tôm ở thời điểm t, n0 là số tôm ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm. - Khối lượng của tôm được xác định bằng cân điện tử SHIMADZU AW 220 (LabCommerce Inc, USA) có độ chính xác 0,01g, khối lượng tôm dùng để xác định tốc độ tăng trưởng tương đối (SRG) và tăng trưởng bình quân hàng tuần (AWG). SRG =100*(lnWf - lnWo)/t AWG (g/tuần) = (Wf - Wo)/wk Trong đó: Wf: khối lượng của tôm tại thời điểm t; Wo: khối lượng của tôm tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm; t: số ngày; Wk: số tuần. - Chỉ tiêu sinh lý của tôm nuôi được xác định theo phương pháp được mô tả bởi Sang và Fotedar (2004) sau khi kết thúc thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức thu 3 cá thể tôm, giải phẫu lấy tuyến gan tụy và cơ thịt và xác định chỉ số gan tụy tươi (HSIw), chỉ số cơ thịt tươi (TMIw). Các chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau: HSIw = Wh1 x 100/W TMIw = Wt1 x 100/W Trong đó: Wh1: khối lượng tươi của tuyến gan tụy (g); Wt1: khối lượng tươi của cơ thịt (g); W: khối lượng tôm (g). Sau đó tuyến gan tụy và cơ thịt của tôm được sấy đến khối lượng không đổi ở 105 0C trong 24 giờ và xác định độ ẩm của gan tụy (HM%), độ ẩm của cơ thịt (TM%), chỉ số gan tụy khô (HSId) và chỉ cơ đuôi khô (TMd) theo các công thức: HM % = 100 x (Wh1 - Wh2)/ Wh1 TM % = 100 x (Wt1 - Wt2) /Wt 1 HSId =Wh2 x 100/W TMId =Wt2 x100/W Trong đó: Wh1: khối lượng tươi của tuyến gan tụy (g); Wh2: khối lượng khô của tuyến gan tụy (g); Wt1: khối lượng tươi của cơ thịt (g); Wt2: khối lượng khô của cơ thịt (g). Sử dụng phần mềm Microsoft Offi ce Excel 2003 và SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Giá trị số liệu được thể hiện ở dạng trung bình ± SE. Sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) kiểm định sự khác nhau của các nhóm giá trị. Sử dụng phép so sánh sự sai khác của các giá trị trung bình sau phân tích phương sai (Post Hoc Test) bằng phương pháp kiểm định Least signifi cant difference (LSD). Khác nhau giữa các giá trị được xác định có ý nghĩa ở mức p < 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Một số chỉ tiêu môi trường trong thời gian thí nghiệm Các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và pH được kiểm tra trong thời gian thí nghiệm đều ở ngưỡng dao động thích hợp cho sự sinh trưởng bình thường của tôm sú nuôi (bảng 1), các bể nuôi trong điều kiện chăm sóc như nhau nên không có sự khác nhau về các thông số môi trường giữa các bể thí nghiệm. Bảng 1. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm Yếu tố môi trường Giá trị pH 7,7 - 8,2 Nhiệt độ (0C) Sáng 27 - 29 (27,76 ± 0,59) Chiều 28 - 30 (28,46 ± 0,55) Độ mặn (‰) 32 - 34 (32,33 ± 1,72) 2. Ảnh hưởng của FOS đến tỷ lệ sống của tôm sú Sau 30 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức thức ăn đạt rất cao và tương đối đều nhau, cao nhất ở FOS8 (100%), kế đến là FOS1 (97,78 ± 1,11%), FOS2 (96,67 ± 3,33%), FOS4 (95,56 ± 2,94%) và thấp nhất ở đối chứng (94,44 ± 2,94%) nhưng đến 60 ngày nuôi thì tỷ lệ sống của tôm lại cao nhất ở nghiệm thức FOS4 (94,45 ± 2,22%) và thấp nhât ở FOS1 (78,89 ± 13,89%) và xu thế này kéo dài đến 90 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở FOS4 (90,00 ± 5,09%), FOS8 (87,88 ± 7,29%), FOS2 (82,22 ± 9,09%), đối chứng (80,00 ± 10,18%) và thấp nhất ở FOS1 (71,11 ± 14,70%). Mặc dù tỷ lệ sống của tôm sú trong suốt quá trình nuôi ở nghiệm thức FOS4 có xu hướng cao hơn các mức bổ sung khác và ổn định trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm nhưng kết quả thí nghiệm cũng cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống giữa tôm được cho ăn bằng thức ăn đối chứng với tôm cho ăn bằng thức ăn có bổ sung FOS với các hàm lượng khác nhau (hình 1). Điều này được giải thích là do điều kiện môi trường và dinh dưỡng trong điều kiện thí nghiệm tương đối tốt, phù hợp với nhu cầu phát triển của tôm sú nuôi (Sang và cs, 2010a, 2010b, 2011). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193 Hình 1. Tỷ lệ sống của tôm sú trong các nghiệm thức thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của FOS đến tăng trưởng của tôm sú Tăng trưởng về khối lượng của tôm (bảng 2) cho thấy, sau 60 ngày nuôi không có sai khác đáng kể giữa tôm đối chứng và tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung FOS. Sau đó, khối lượng tôm ở các nghiệm thức có bổ sung FOS đều tăng đáng kể, đạt cao nhất ở nghiệm thức FOS2 (đạt 5,67 ± 0,23 g) và thấp nhất ở nghiệm thức FOS8 (4,77 ± 0,18 g). Hình 2. Tăng trưởng của tôm sú trong các nghiệm thức thí nghiệm Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng SRGw cao nhất ở FOS2 (3,70 ± 0,045%/ngày) và thấp nhất ở FOS8 (3,51 ± 0,045 %/ngày). Mức tăng khối lượng trung bình hàng tuần AWG cao nhất cũng ở FOS2 (0,45 ± 0,017 g/tuần) và thấp nhất ở FOS8 (0,38 ± 0,015 g/tuần). Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 90 ngày nuôi, các thông số về khối lượng tôm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm giữa các nghiệm thức thức ăn khác nhau đều không có sai khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các thông số về tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi khi bổ sung FOS với hàm lượng dao động từ 0,2% - 0,4% vào thức ăn có xu hướng cao hơn tôm nuôi bằng các công thức thức ăn khác (bảng 2). Bảng 2. Các thông số tăng trưởng sau 90 ngày nuôi Nghiệm thức Thông số W (g) SRG (%) AWG (g/tuần) ĐC 5,06 ± 0,02 3,58 ± 0,003 0,41 ± 0,003 FOS1 5,23 ± 0,87 3,58 ± 0,191 0,42 ± 0,072 FOS2 5,67 ± 0,23 3,70 ± 0,045 0,45 ± 0,017 FOS4 4,92 ± 0,07 3,54 ± 0,015 0,39 ± 0,006 FOS8 4,77 ± 0,18 3,51 ± 0,045 0,38 ± 0,015 Hiệu quả không rõ ràng về tăng trưởng và tỷ lệ sống khi bổ sung FOS vào thức ăn cũng được quan sát thấy ở một số đối tượng nuôi thủy sản khác như trên cá hồi (Oncorhynchus mykis Rehulka et al, 2011) và hải sâm (Apostichopus japonicus) (Yancui, 2011). Kết quả tương tự khi nghiên cứu trên tôm chân trắng trong hệ thống nuôi tuần hoàn trong 6 tuần với các mức bổ sung 0; 0,1 và 0,8% Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 194 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG frutooligosaccharide chuỗi ngắn (scFOS) cũng cho thấy không có sự cải thiện về hệ số chuyển đổi thức ăn cũng như tỷ lệ sống của tôm nuôi (Li., P và cs, 2007). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại cho rằng bổ sung FOS vào thức ăn đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống và SGR của cá như cá dày (Rutilus rutilus Soleimani et al, 2012). Đối với tôm chân trắng, một nghiên cứu khác cho thấy, bổ sung 1,6 g FOS/ kg thức ăn đã cải thiện SGR (Zhigang, 2007). Theo tác giả này thì khi bổ sung 0,4% FOS chuỗi ngắn (sFOS) thì tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao hơn, hệ số thức ăn thấp hơn và cho rằng khoảng bổ sung FOS có thể xem xét khoảng 0,4% - 1,6% và kết luận bổ sung 0,4% FOS là phù hợp nhất cho tôm chân trắng. Sự khác nhau về hiệu quả của FOS đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi khác nhau là khác nhau. Điều này có thể do nhu cầu về mặt dinh dưỡng của các đối tượng nuôi khác nhau, tình trạng sức khỏe và tình trạng hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của các đối tượng nuôi khác nhau cũng như điều kiện môi trường nuôi khác nhau. 4. Ảnh hưởng của FOS đến các chỉ số sinh lý của tôm sú Các chỉ tiêu sinh lý như chỉ số tuyến gan tụy khô và ướt, chỉ số cơ thịt khô và ướt và hàm lượng nước đã được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe của các loài giáp xác (Jussila, 1997b). Chỉ số tuyến gan tụy cao cùng với hàm lượng nước thấp là chỉ thị của tình trạng sức khỏe tốt của giáp xác. Trong khi những biểu hiện về tăng trưởng và tỷ lệ sống chưa thể hiện thì các chỉ số sinh lý có thể dùng để đánh giá sức khỏe của giáp xác (Jussila, 1997b, Mannonen và Henttonen, 1995, McClain, 1995). Các chỉ số sinh lý như chỉ số gan tụy (HSI), chỉ số cơ thịt (TMI), độ ẩm gan tụy (HM) và độ ẩm cơ thịt (TM) là chỉ thị của sức khỏe và tình trạng sinh lý của tôm. Sau 90 ngày nuôi chỉ số gan tụy ướt (HSIw) của của tôm ăn thức ăn FOS4 là cao nhất (4,79 ± 0,47b) và thấp nhất ở nghiệm thức tôm ăn thức ăn ĐC (3,65 ± 0,21a). Tuy nhiên kết quả cho thấy không có sự khác nhau về chỉ số sinh lý khác (TM%, HM%, HSId và TMId) giữa các các nghiệm thức có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau (bảng 3). Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú nuôi sau 90 ngày thí nghiệm Chỉ số sinh lý (%) Nghiệm thức ĐC FOS1 FOS2 FOS4 FOS8 TMIw 43,73 ± 1,36a 45,86 ± 2,12a 47,30 ± 1,04a 48,99 ± 0,82a 47,21 ± 1,39a TMId 11,92 ± 0,48a 10,99 ± 0,73a 12,02 ± 0,40a 12,51 ± 0,42a 11,69 ± 0,22a HSIw 3,65 ± 0,21a 3,86 ± 0,24ab 3,74 ± 0,34ab 4,79 ± 0,47b 4,18 ± 0,23ab HSId 1,04 ± 0,15a 1,01 ± 0,13a 1,15 ± 0,23a 1,35 ± 0,09a 1,26 ± 0,10a TM 75,05 ± 0,29a 76,08 ± 0,58a 74,60 ± 0,54a 74,46 ± 0,64a 75,21 ± 0,45a HM 71,80 ± 2,82a 73,96 ± 1,88a 69,89 ± 3,93a 71,54 ± 1,35a 69,96 ± 0,16a Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Kết quả về các chỉ số sinh lý cho thấy không có sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ số cơ thịt (TMI) giữa các nghiệm thức bổ sung FOS. Tuy nhiên ở nghiệm thức FOS4 tôm có chỉ số gan tụy (4,79 ± 0,47%) cao hơn và sai khác có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại và tôm nuôi bằng thức ăn có các hàm lượng bổ sung FOS khác. Giai đoạn lột xác của tôm có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu sinh lý (Jussila, 1997a). Trong nghiên cứu này, tôm đưa vào phân tích có cùng giai đoạn lột xác, vì thế sự khác nhau về các chỉ số này phụ thuộc vào FOS bổ sung vào thức ăn. Chỉ số sinh lý TSIw và HSIw của tôm sú ở FOS4 cao hơn ở ĐC, chứng tỏ FOS đã làm tăng sức khỏe của tôm sú nuôi. Điều này có thể do FOS đã cải thiện tốc độ tích lũy năng lượng trong gan tụy và cơ thịt của tôm nuôi (Fotedar và cs, 1999). Kết quả tương tự về vai trò của prebiotic lên các chỉ số sinh lý của giáp xác cũng được quan sát ở MOS trên marron (Sang và Fotedar, 2010a), tôm hùm bông (Sang và Fotedar, 2010b). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Việc bổ sung FOS vào thức ăn không cải thiện tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm sú nuôi. - Với hàm lượng bổ sung 0,2 - 0,4% FOS cải thiện một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú nuôi. 2. Kiến nghị - Cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ các cơ chế tác dụng của FOS lên các chức năng sinh lý, tiêu hóa, miễn dịch của tôm sú, tạo cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. - Các yếu tố miễn dịch, sự thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột và khả năng kháng lại vi khuẩn cũng như điều kiện bất lợi của môi trường của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung FOS cần được quan tâm nghiên cứu. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akrami, A., Hajimoradloo, A., Matinfar, A. & Abedian, K., A., 2009. Effect of dietary prebiotic Inulin on growth performance, intestinal microfl ora, body composition and hematological performance of juvenile Beluga Huso huso (Linnaeus, 1758). Journal of the World Aquaculture Society, 40: 771-779. 2. Bachere, E., 2003. Anti-infectious immune effectors in marine invertebrates: potential tools for disease control in larviculture. Aquacult ure, 227: 427-438. 3. Fotedar, R., Knott, B. & Evans, L., 1999. Effect of a diet supplemented with cod liver oil and sunfl ower oil on growth, survival and condition indices of juvenile (Cherax tenuimanus Smith). Freshwater Crayfi sh, 12: 478-493. 4. Gatlin, D. M., Li, P., Wang, X., Burr, J. S., Castil le, F. & Lawrence, A. L., 2006. Potential application of prebiotics in aquaculture. Symposium Internacional de Nutricion Acucola. In: SUAREZ, L. E. C. (ed.). Me xico. 5. Genc, M. A., Yilmaz, E., Genc, E. & Aktas, M., 2007. Effects of dietary mannan oligosaccharides (MOS) on growth, body composition, and intestine and liver histology of the hybrid Tilapia (Oreochromis niloticus×O. aureus ). Israel Journal of Aquaculture, 59: 10-16. 6. Gibson, G. R., Probert, H. M., Van, L. J., Rastall, R. A. & Roberfroid, M. B., 2004. Dietary modulation of the human colonic microbiota: Updating the concept of prebiotics. Nutrition Research Reviews, 17: 259-275. 7. Grisdale-Helland, B., Helland, S. J. & Gatlin, D. M., 2008. The effects of dietary supplementation with mannanoligosaccharide, fructooligosaccharide or galactooligosaccharide on the growth and feed utilization of Atlantic sa lmon (Salmo salar). Aquaculture, 283: 163-167. 8. Jussila, J. 1997a. Carapace mineralization and hepatopancreatic indies in natural and cultured population of marron (Cherax tenuimanus) in Western Australia. Marine an d Freshwater Research: 67-72. 9. Jussila, J., 1997b. Physiological responses of astacid and parastacid crayfi shes (Crustacea: Decapoda) to conditions of intensive culture. Department of Applied Zoology & Veterinary Medicine. University of Kuopio, Finland. 10. Li., P, Burr G S., Gatlin Delbert, M., Hume., Michael E., S., Patnaik, FL., Castille and Lawrence, 2007. Dietary supplementation of short- chain frutooligosaccharides infl uences gastrointestinal microbiota compositi on ad immunity characteristics of pacifi c white shrimp (Litopenaeus vannamei) cultured in a recirculating system. 11. Mahious, A. S., 2006. Impact of the prebiotics, Inulin and Oligofructose on microbial fermentation in the spiral valve of Siberian sturgeon, Acipenser baerii. Firenze (Florence). Italy, May 9 - 13, 2006. 12. Mannonen, A. & Henttonen, P., 1995. Some observations on the condition of crayfi sh (Astacus astacus (L.)) in a river affected by peat mining in central Finland. Freshwater Crayfi sh, 10: 274-281. 13. Mcclain, W. R. 1995. Investigatio n of crayfi sh density and supplemental feeding as factors infl uencing growth and production of Procambarus clarkii. Freshwater Crayfi sh, 10: 512-520. 14. Rehulka, J., Minarik, B., Cink, D. & Zalak, J., 2011. Prebiotic effect of fructo-oligosaccharides on growth and physiological state of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss Walbaum). LIX, 5: 227-236. 15. Rosen, G. D., 2006. The nutritional effects of tetra cyclines in broiler feeds. XX World’s Poultry Congress, New Delhi, India (WPSA): 141-146. 16. Sang, H. M. & Fotedar, R., 2010a. Dietary mannan oligosaccharide improves health status of th e digestive system of marron, Cherax tenuimanus (Smith, 1912). Journal of Applied Aquaculture, Inpress. 17. Sang, H. M. & Fotedar, R., 2010b. Effects of mannan oligosaccharide dietary supplementation o n performances of the tropical spiny lobsters juvenile (Panulirus ornatus, Fabricius 1798). Fish & Shellfi sh Immunology, 28: 483-489. 18. Sang, H. M. & Fotedar, R., 2011. The mannan oligosaccharide in Aquaculture. In: NICOLE, S. G. (ed.) Oligosaccharides: Sources, Properties and Applications. NOVA. 19. Sang, H. M., Kien, N. T. & Thuy, N. T. T., 2 003. Effects of dietary mannan oligosaccharide on growth, survival, physiological, immunological and gut morphological conditions of black tiger prawn (Penaeus monodon Fabricius, 1798). Aquaculture Nutrition, Inpress. 20. Soleimani ., N, Hoseinifar., S.H, Merrfi eld., DL., Barati., M and Abadi., Z.H. Dietary supplementation of fructooligosaccharide (FOS) improves the immune respone, stress resist ance, digestive enzime and performance of Caspian roach (Rutilus rutilus) fry. 21. Teitelbaum, J. E. & Walker, W. A., 2002. Nutritional impact of pre and probiotics as protective gastrointestinal organisms. Annual Review Nutrition, 22: 107-138 22. Yancui, Zhao, Kangsen, Mia, Wei, Xu, Wenbing, Zhang, Qinghui, Ai, Yanjiao, Zhang and Xiaojie, Yang, 2011. Infl uence of dietary probiotic Bacillus TC22 and prebiotic fructooigosacharide on growth, immune responses and disease resistance against Vibrio splendidus infection in sea cucumber Apostichopus japonicus: 293-300. 23. Zhigang Zhou, Zhaokun Ding, L. V. and Huiyuan, 2007. Effects of dietary short-chain Fructooligosaccharides on Intestinal Microfl ora, Survival, and growth performance of Juvenile white shrimp (Litopenaeus vannamei). Journal of the World Aquaculture Society. 38(2): 296-301.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_bo_sung_fructo_oligosaccharide_fos_len.pdf
Tài liệu liên quan