1. Kết luận
Không có sự ảnh hưởng tương tác giữa thời gian
chiếu sáng và số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ
sống và hệ số FCR của cá. Thời gian chiếu sáng
không ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của
cá chim giống.
Cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày lại góp phần tăng tốc
độ sinh trưởng, nhưng không cải thiện tỷ lệ sống và
hệ số FCR, hệ số phân đàn (CV) có xu hướng giảm
khi tăng số lần cho ăn.
2. Kiến nghị
Do vậy, ương cá chim vây vàng từ giai đoạn sau
khi tập chuyển đổi thức ăn lên cỡ 3 – 4 cm nên duy
trì thời gian chiếu sáng là 12 giờ và cho ăn với chế
độ là 4 lần/ngày
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) ở giai đoạn giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
ẢNH HƯỞ NG CỦ A THỜ I GIAN CHIẾ U SÁ NG VÀ SỐ LẦ N CHO ĂN
TRONG NGÀ Y LÊN SINH TRƯỞ NG, TỈ LỆ SỐ NG CỦ A CÁ CHIM
VÂY VÀ NG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) Ở GIAI ĐOẠ N GIỐNG
EFFECT OF PHOTOPERIOD AND FEEDING FREQUENCY ON GROWTH, SURVIVAL
OF SNUB-NOSE POMPANO (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) JUVENILE
Ngô Văn Mạnh1, Châu Việt Anh2, Lại Văn Hùng3, Ngô Anh Tuấn4
Ngày nhận bài: 01/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 0 7/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày và số lần cho ăn/ngày lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giống (chiều dài kinh tế trung bình - SL: 12,15 mm). Thí nghiệm được bố trí
với 2 chế độ chiếu sáng/ngày là 12 giờ (12L) và 18 giờ (18L) kết hợp với 4 chế độ cho ăn là 2 lần (2F), 4 lần (4F), 6 lần
(6F) và 8 lần/ngày (8F), cá được cho ăn với khẩu phần 8% khối lượng thân/ngày, thời gian thí nghiệm kéo dài 4 tuẩn, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy, không có ảnh hưởng tương tác giữa 2 nhân tố lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá. Thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chim giống. Tuy nhiên, cho ăn từ 4 – 8
lần/ngày lại góp phần tăng tốc độ sinh trưởng, nhưng không cải thiện tỷ lệ sống và hệ số FCR, hệ số phân đàn (CV) có xu
hướng giảm khi tăng số lần cho ăn. Do vậy, ương cá chim vây vàng từ giai đoạn sau khi tập chuyển đổi thức ăn lên cỡ
3 – 4 cm nên duy trì thời gian chiếu sáng là 12 giờ và cho ăn với chế độ là 4 lần/ngày.
Từ khóa: cá chim vây vàng, Trachinotus blochii, thời gian chiếu sáng, số lần cho ăn, cá giống
ABSTRACT
The experiment was done to investigate the interactive effects of photoperiod (12L:12D and 18L:6D) and feeding frequency
on growth and survival of juvenile snubnose pompano (initial standard length - SL: 12.15 mm). Feeding frequency was investigated
over 4 levels with 2 times (2F), 4 times (4F), 6 times (6F ) and 8 times/day (8F). Fish was fed commercial diet with 8% body
weight per day. The experimental period lasted 4 weeks and each treatment was replicated in 3 tanks. The results showed
that no interaction was found between the two factors on growth and survival. Photoperiod did not affect the growth and
survival. However, growth rate was better in treatments feeding from 4 to 8 times per day, but did not improve survival and
FCR. Size variation (CV) tended to decrease when increasing the feeding frequency. Therefore, 4-time feeding per day and
maintained 12 hour daylight in nursing snubnose pompano juvenile were recommended.
Keywords: snubnose pompano, Trachinotus blochii, photoperiod, feeding frequency, juvenile
1 ThS. Ngô Văn Mạnh, 2ThS. Châu Việt Anh, 3PGS.TS. Lại Văn Hùng, 4TS. Ngô Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường
Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) là đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, hiện đang được
nuôi nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia Loài cá này có tốc độ sinh trưởng khá
nhanh, có thể nuôi được với mật độ cao bằng thức
ăn công nghiệp hoặc cá tạp trong ao hoặc lồng ở cả
thủy vực nước lợ và mặn. Năm 2008 Trường Cao
đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thành công trong việc
nhập công nghệ sản xuất giống loài cá này (Ngô
Vĩnh Hạnh, 2008). Hiện nay, Trường Đại học Nha
Trang cũng đã thành công trong việc sản xuất giống
nhân tạo đối tượng này. Tuy nhiên, những nghiên
cứu cải thiện chế độ cho ăn, nâng cao mật độ nuôi
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
nhằm góp phần phần cải thiện hiệu quả sản xuất và
giảm chi phí sản xuất vẫn chưa được nghiên cứu.
Các loài cá dữ thường có tính cạnh tranh thức
ăn cao, do vậy khi nuôi với mật độ cao thường dẫn
đến hiện tượng phân đàn và ăn thịt lẫn nhau, trong
đó chế độ cho ăn có ảnh hưởng rất lớn tới mức độ
phân đàn của cá (Kubitza và Lovshin, 1999). Những
nghiên cứu trên một số loài cá cho thấy thời gian
chiếu sáng và chế độ cho ăn có ảnh hưởng lên sinh
trưởng của cá (Boeuf và Le Bail, 1999; Dwyer và
CTV, 2002). Cá tráp đỏ (Pagrus auratus) giai đoạn
giống khi tăng thời gian chiếu sáng từ 12 lên 18 giờ
trong ngày và cho ăn 8 lần/ngày với khẩu phần ăn cố
định đã sinh trưởng nhanh hơn so với cá được cho
ăn từ 2 – 6 lần/ngày (Tucker và CTV, 2006). Trong
khi đó, nghiên cứu của Ngô Văn Mạnh và Hoàng
Tùng (2009) trên cá chẽm (Lates calcarifer) giống
ương trong mương nổi cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày
cho thấy, cá cho ăn 4 lần/ngày có tốc độ sinh trưởng và
tỷ lệ sống tương đương với cá cho ăn 6 – 8 lần/ngày,
nhưng hệ số FCR lại thấp hơn. Mặt khác, việc kéo
dài thời gian chiều sáng trong ngày cũng không
góp phần cải thiện sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
chẽm giống (Đinh Văn Khương và CTV, 2008). Do
vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm ra chu kỳ chiếu sáng
trong ngày với chế độ cho ăn hợp lý để cải thiện tốc
độ sinh trưởng của cá, rút ngăn chu kỳ sản xuất góp
phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo
cá chim vây vàng là rất cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepede, 1801).
- Thời gian nghiên cứu: Từ 21/02/2011 –
04/06/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Trại Thự c nghiệ m Nuôi
trồ ng Hả i sả n Đường Đệ, Nha Trang, Khánh Hòa.
2. Bố trí thí nghiệm
Cá chim vây vàng giống có chiều dài kinh tế (SL)
là 12,15 ± 1,14 mm và khối lượng trung bình 0,124 g
được bố trí nuôi trong hệ thống 24 bể composite có
thể tích 70 L/bể, hệ thống bể nuôi này được tuần hoàn
nước qua bể lọc sinh học thể tích 2 m3. Thí nghiệm
kết hợp hai nhân tố bố trí trong 8 nghiệm thức (bảng
1) với 2 chế độ chiếu sáng (12 và 18 giờ/ngày) và
4 chế độ cho ăn (2, 4, 6, 8 lần/ngày). Cá được cho
ăn bằng thức ăn tổng hợp NRD, INVE, Thái Lan có
kích cỡ hạt từ 400 – 1200 µm với khẩu phần 8% khối
lượng thân/ngày; định 3 ngày si phông kết hợp với
thay nước 30%; các thông số môi trường được kiểm
tra hàng ngày với nhiệt độ dao động từ 23 – 27oC, pH
từ 7,9 – 8,6, oxy hòa tan từ 4,2 – 5,3 ppm, độ mặn
32 – 33 ppt và hàm lượng NH3-N từ 0,5 – 2,0 mg/L.
Lượng thức ăn của mỗi nghiệm thức được ghi nhận
hàng ngày, định kỳ 7 ngày kiểm tra sinh trưởng 1
lần, thời gian thí nghiệm kéo dài 28 ngày, mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần.
Bảng 1. Thời gian cho ăn với các chế độ chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau
Thời gian cho ăn
Chế độ chiếu sáng 12 giờ sáng: 12 giờ tối – 12L:12D (từ 06h00 – 18h00)
2F 08h00 17h00
4F 07h00 10h30 14h00 17h30
6F 07h00 09h00 11h00 13h30 15h30 17h30
8F 07h00 08h30 10h00 11h30 13h30 15h00 16h30 18h00
Chế độ chiếu sáng 18 giờ sáng: 6 giờ tối – 18L:6D (từ 06h00 – 24h00)
2F 08h00 20h00
4F 07h00 12h00 17h00 22h00
6F 07h30 10h30 14h00 17h00 20h00 23h00
8F 07h00 09h20 11h40 14h00 16h20 18h40 21h00 23h20
Ghi chú: 12L:12D: chiếu sáng 12 giờ/ngày; 18L:6D: chiếu sáng 18 giờ/ngày; 2F, 4F, 6F và 8F lần lượt là số lần cho ăn 2, 4, 6 và 8 lần/ngày
3. Thu thập và phân tích số liệu
Hàng tuần và khi kết thúc thí nghiệm cá ở các
thí nghiệm được thu toàn bộ để cân và đếm số
lượng xác định khối lượng trung bình cá thể, chiều
dài kinh tế, mức độ phân đàn và tỷ lệ sống. Mỗi bể
thu mẫu cân một lần tối thiều 50 con để giá trị trung
bình và 30 con để đo chiều dài. Cá được cân khối
lượng bằng cân điện tử với độ chính xác 0,1g và đo
chiều dài bằng giấy kẻ ô ly có độ chính xác 1 mm.
Để xác định hệ số thức ăn (FCR), lượng thức ăn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29
hàng ngày của mỗi bể đều được cân trước và lưu
số liệu.
Công thức tính các chỉ tiêu
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) về khối
lượng của cá được xác định theo công thức:
Trong đó: W1, W2: chiều dài và khối lượng cá
tương ứng ở thời điểm t1, t2.
- Hệ số phân đàn về chiều dài
(CVSL – Coeffi cient of Variation: %):
Trong đó: CV: hệ số phân tán dữ liệu, S: độ lệch
chuẩn của khối lượng và chiều dài kinh tế, : trung
bình của khối lượng và chiều dài toàn thân
- Hệ số thức ăn (FCR) = khối lượng thức ăn
cho ăn (g)/ khối lượng cá gia tăng (g).
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS
12.01. Sử dụng hàm phân tích đa biến (Multivariate)
trên Mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear
Model), hàm phân tích ANOVA một nhân tố (One
way ANOVA) và Duncan test để kiểm định sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự tương
tác giữa hai nhân tố cũng như các thông số giữa
các nghiệm thức của thí nghiêm. Để đảm bảo giả
định của phân tích phương sai về phân phối chuẩn
và tính đồng nhất của phương sai, số liệu về tỷ
lệ phần trăm (%) được chuyển sang dạng arcsin
trước khi tiến hành phân tích. Số liệu được trình
bày trong báo cáo là giá trị trung bình (TB) ± sai số
chuẩn (SE).
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sinh trưởng và phân đàn
Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự
ảnh hưởng tương tác giữa thời gian chiếu sáng
và số lần cho ăn lên sinh trưởng và sự phân đàn
của cá (P>0,05). Chiều dài, khối lượng và tốc độ
sinh trưởng đặc trưng (SGR) không ảnh hưởng
bởi thời gian chiếu sáng (P>0,05), chiều dài, khối
lượng, SGR của thời gian chiếu sáng 12 giờ và 18
giờ lần lượt là 28,97 – 28,06 mm, 1,08 – 1,11 g,
7,99 – 8,10%/ngày (bảng 2). Tuy nhiên, số lần cho
ăn từ 2 – 8 lần/ngày lại ảnh hưởng lên sinh trưởng
của cá (P<0,05). Chiều dài (28,13 mm), khối lượng
(1,00 g) và SGR (7,71%/ngày) thấp nhất ở nghiệm
thức cho ăn 2 lần/ngày và không có sự khác biệt
giữa các nghiệm thức cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày
(bảng 2). Theo thời gian nuôi, sinh trưởng chiều dài
và khối lượng cá tương đối đều và nhóm cho ăn từ
4 – 8 lần/ngày có xu hướng lớn nhanh hơn nhóm
cho ăn 2 lần/ngày bắt đầu từ tuần thứ 2 (hình 1, 2).
Một số nghiên cứu cho thấy, kéo dài thời gian
chiếu sáng khi ương cá giống đã cải thiện đáng
kể tốc độ sinh trưởng (Barlow và CTV, 1995;
Silva-García, 1996; Petit và CTV, 2003; Biswas
và CTV, 2006); tuy nhiên một số tác giả khác lại
cho rằng, thời gian chiếu sáng quá dài trong ngày
không những không cải thiện được sinh trưởng mà
còn có thể gây stress cho cá nuôi (Purchase và
CTV, 2000; Leonardi và Klempau, 2003). Johnston
và CTV (2003) nghiên cứu trên cá khoang cổ
(Amphiprion percula) và Ly và CTV (2005) nghiên
cứu trên cá mú (Epinephelus coioides) giống cho
rằng, số lần cho ăn có ảnh hưởng lên sinh trưởng
của cá và có liên quan rất lớn đến khẩu phần cho
ăn. Nghiên cứu đánh giá tác động của đồng thời
hai nhân tố là chế độ chiếu sáng và số lần cho ăn
trên cá chim vây vàng giai đoạn giống cho thấy,
kéo dài thời gian chiếu sáng không làm cải thiện
được tốc độ sinh trưởng của cá, tuy nhiên khi tăng
số lần cho ăn lên 4 lần/ngày thì lại góp phẩn cải
thiện sinh trưởng của cá. Kết quả này khác với kết
quả của Tucker và CTV (2006) nghiên cứu trên cá
tráp đỏ (Pagrus auratus) giai đoạn giống cho rằng,
thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn ảnh hưởng
tương tác lên sinh trưởng của cá và việc tăng số
lần cho ăn, cũng như kéo dài thời gian chiếu sáng
sẽ góp phần tăng tốc độ sinh trưởng của cá. Trong
khi kết quả nghiên cứu lại trùng với kết quả của Ngô
Văn Mạnh và Hoàng Tùng (2009), khi nuôi cá chẽm
(Lates calcarifer) giống trong mương nổi cho ăn từ
2 – 8 lần/ngày. Điều này có thể do tập tích hoạt động
của mỗi loài cá là khác nhau, ở các loài cá chẽm và
cá tráp ít hoạt động hơn, trong khi cá chim vây vàng
lại hoạt động nhiều trong điều kiện có ánh sáng. Do
vậy, việc kéo dài thời gian chiếu sáng và cho ăn quá
nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến tiêu hao năng
lượng của cá nhiều hơn làm cá chậm lớn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 1. Sinh trưởng chiều dài của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện
chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ (18L:6D)
Hình 2. Sinh trưởng khối lượng của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở điều kiện
chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ (18L:6D)
Bảng 2. Sinh trưởng, phân đàn của cá chim vây vàng giống khi nuôi với thời gian chiếu sáng
và số lần cho ăn khác nhau
Nghiệm thức SL (mm) CVSL (%) BW (g) SGR(%/ngày)
Thời gian chiếu sáng (n=12)
12L:12D 29,06 ± 0,098 7,76 ± 0,403 1,11 ± 0,014 8,10 ± 0,046
18L:6D 28,97 ± 0,098 7,80 ± 0,403 1,08 ± 0,014 7,99 ± 0,046
Số lần cho ăn (n=6)
2F 28,13 ± 0,139 a 9,23 ± 0,570 b 1,00 ± 0,019 a 7,71 ± 0,065 a
4F 29,33 ± 0,139 bc 7,49 ± 0,570 a 1,10 ± 0,019 b 8,08 ± 0,065 b
6F 29,03 ± 0,139 b 7,43 ± 0,570 a 1,14 ± 0,019 b 8,21 ± 0,065 b
8F 29,57 ± 0,139 c 6,98 ± 0,570 a 1,13 ± 0,019 b 8,18 ± 0,065 b
Thời gian chiếu sáng * số lần cho
ăn (n=3)
12L:2F 28,18 ± 0,148 a 8,79 ± 1,044 ab 1,00 ± 0,007 a 7,72 ± 0,027 a
12L:4F 29,53 ± 0,242 bc 7,57 ± 0,529 ab 1,15 ± 0,038 c 8,26 ± 0,121 c
12L:6F 29,17 ± 0,109 bc 7,25 ± 0,744 ab 1,15 ± 0,023 c 8,26 ± 0,068 c
12L:8F 29,35 ± 0,318 bc 7,43 ± 0,675 ab 1,12 ± 0,009 bc 8,14 ± 0,032 bc
18L:2F 28,08 ± 0,117 a 9,66 ± 1,281 b 1,00 ± 0,042 a 7,71 ± 0,152 a
18L:4F 29,12 ± 0,142 b 7,40 ± 1,012 ab 1,05 ± 0,022 ab 7,90 ± 0,078 ab
18L:6F 28,90 ± 0,115 b 7,60 ± 0,149 ab 1,12 ± 0,030 bc 8,15 ± 0,105 bc
18L:8F 29,78 ± 0,260 c 6,53 ± 0,358 a 1,14 ± 0,028 c 8,22 ± 0,087 c
Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); 12L:12D: chiếu sáng 12 giờ/ngày;
18L:6D: chiếu sáng 18 giờ/ngày; 2F, 4F, 6F và 8F lần lượt là số lần cho ăn 2, 4, 6 và 8 lần/ngày; SL: chiều dài kinh tế; CVSL: hệ số phân đàn;
BW: khối lượng trung bình; SGR: tốc độ sinh trưởng đặc trưng.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
Hệ số CV (%) thể hiện mức độ đồng đều về kích
cỡ giữa các cá thể trong quần đàn. Hệ số CV không
ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng (P>0,05). Tuy
nhiên, số lần cho ăn/ngày lại ảnh hưởng lên hệ số này
(P<0,05), nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày có hệ số CV
(9.23%) cao nhất và CV có xu hướng giảm khi tăng
số lần cho ăn (bảng 2, hình 3). Ở cá chim vây vàng,
hệ số CV thường thấp hơn so với các loài cá dữ (có
tính cạnh tranh cao), hệ số CV cao chỉ ảnh hưởng lên
khả năng cạnh tranh thức ăn giữa cá thể lớn và nhỏ
trong quần đàn, nhưng lại không ảnh hưởng lên tỷ lệ
hao hụt do ăn thịt lẫn nhau như nhiều loài cá dữ khác.
Hình 3. Hệ số phân đàn về chiều dài (CV
SL
) của cá chim vây vàng giống theo thời gian nuôi với số lần cho ăn khác nhau ở
điều kiện chiếu sáng 12 giờ (12L:12D) và 18 giờ (18L:6D)
2. Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số FCR
Thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn lại không
ảnh hưởng lên tỷ lệ sống và hệ số tiêu tốn thức ăn
(FCR) cúa cá chim vây vàng giống (P>0,05), tỷ lệ sống
của cá ở các nghiệm thức chiếu sáng khác nhau từ
96,35 – 97,15%, FCR từ 0,94 – 0,96. Tỷ lệ sống của số
lần cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày từ 96,19 – 97,62%, FCR
từ 0,94 – 0,97 và tỷ lệ sống có xu hướng tăng và FCR
có xu hướng giảm khi tăng số lần cho ăn (bảng 3).
Kết quả này, khác với kết quả của Ngô Văn Mạnh và
Hoàng Tùng (2009) khi tăng số lần cho ăn đối với cá
chẽm giống sẽ làm hệ số FCR tăng, trong khi ở loài cá
tráp cho ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày
thì tăng số lần cho ăn từ 2 lên 8 lần/ngày là góp phần
làm giảm hệ số FCR (Tucker và CTV, 2006). Tuy
nhiên, số lần cho ăn lại ảnh hưởng lên sinh khối cá
nuôi và có sự ảnh hưởng tương tác giữa thời gian
chiếu sáng và số lần cho ăn (P<0,05), sinh khối thấp
nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày, và không có sự
khác biệt giữa các nghiệm thức còn lại (bảng 3).
Bảng 3. Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chim vây vàng giống khi nuôi
với thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn khác nhau
Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Sinh khối (g/bể) FCR
Thời gian chiếu sáng (n=12)
12L:12D 97,15 ± 0,815 112,77 ± 0,141 0,94 ± 0,013
18L:6D 96,35 ± 0,815 108,84 ± 0,141 0,96 ± 0,013
Số lần cho ăn (n=6)
2F 96,35 ± 1,153 100,58 ± 1,988 a 0,96 ± 1,988
4F 96,19 ± 1,153 111,18 ± 1,988 b 0,97 ± 1,988
6F 96,83 ± 1,153 115,72 ± 1,988 b 0,94 ± 1,988
8F 97,62 ± 1,153 115,73 ± 1,988 b 0,95 ± 1,988
Thời gian chiếu sáng * số lần cho ăn (n=3)
12L:2F 97,46 ± 1,145 101,83 ± 0,441 a 0,97 ± 0,007
12L:4F 97,78 ± 0,320 118,57 ± 4,167 b 0,92 ± 0,037
12L:6F 97,15 ± 1,454 117,83 ± 3,263 b 0,92 ± 0,026
12L:8F 96,19 ± 1,454 112,83 ± 0,736 b 0,96 ± 0,007
18L:2F 95,24 ± 2,519 99,33 ± 1,790 a 0,96 ± 0,020
18L:4F 94,60 ± 2,769 103,80 ± 1,114 a 1,01 ± 0,013
18L:6F 96,51 ± 1,144 113,60 ± 4,212 b 0,95 ± 0,039
18L:8F 99,05 ± 0,548 118,63 ± 3,503 b 0,94 ± 0,031
Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05); 12L:12D: chiếu sáng 12 giờ/ngày;
18L:6D: chiếu sáng 18 giờ/ngày; 2F, 4F, 6F và 8F lần lượt là số lần cho ăn 2, 4, 6 và 8 lần/ngày; FCR: hệ số tiêu tốn thức ăn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ kết quả của thí nghiệm trên cho thấy, việc
kéo dài thời gian chiếu sáng không góp phần cải
thiện tốc độ sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ sống và giảm
hệ số FCR của cá, chế độ cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày
có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với cho ăn 2 lần/ngày.
Do vậy, ương cá chim vây vàng giống từ giai đoạn
mới sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp lên cỡ
28 - 34 mm chiều dài kinh tế (hoặc 35 – 40 mm
chiều dài toàn thân) nên cho ăn 4 lần/ngày với chế
độ chiếu sáng 12 giờ/ngày là hợp lý.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Không có sự ảnh hưởng tương tác giữa thời gian
chiếu sáng và số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ
sống và hệ số FCR của cá. Thời gian chiếu sáng
không ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của
cá chim giống.
Cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày lại góp phần tăng tốc
độ sinh trưởng, nhưng không cải thiện tỷ lệ sống và
hệ số FCR, hệ số phân đàn (CV) có xu hướng giảm
khi tăng số lần cho ăn.
2. Kiến nghị
Do vậy, ương cá chim vây vàng từ giai đoạn sau
khi tập chuyển đổi thức ăn lên cỡ 3 – 4 cm nên duy
trì thời gian chiếu sáng là 12 giờ và cho ăn với chế
độ là 4 lần/ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngô Vĩnh Hạnh, 2008. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus bochii). Báo cáo tổng kết dự án,
Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh, 46 trang.
2. Đinh Văn Khương, Hoàng Tùng, Hoàng Thị Bích Đào, 2008. Ảnh hưởng của chu kỳ quang và cường độ chiếu sáng lên sinh
trưởng, sự phân đàn, tỷ lệ sống và tỷ lệ ăn thịt đồng loại của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch). Tạp chí Khoa học - Công nghệ
Thủy sản, số 03/2008.
3. Ngô Văn Mạnh, Hoàng Tùng, 2009. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lệ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của
cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) ương trong mương nổi. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 1/2009.
Tiếng Anh
4. Barlow, C.G., Pearce, M.G., Rodgers, L.J., Clayton, P., 1995. Effects of photoperiod on growth, survival, and feeding
periodicity of larval and juvenile barramundi, Lates calcarifer (Bloch). Aquaculture 138: 159–168.
5. Biswas, A.K., Manabu Seoka, Yoshimasa Tanaka, Kenji Takii, Hidemi Kumai, 2006. Effect of photoperiod manipulation on
the growth performance and stress response of juvenile red sea bream (Pagrus major). Aquaculture 258: 350–356.
6. Boeuf, G., Le Bail, P., 1999. Does light have an infl uence on fi sh growth? Aquaculture 177: 129–152.
7. Dwyer, K., Brown, J.A., Parrish, C., Lall, S.P., 2002. Feeding frequency affects food consumption, feeding pattern and growth
of juvenile yellowtail fl ounder (Limanda ferruginea). Aquaculture 213: 279–292.
8. Johnston G., H. Kaiser, T. Hecht and L. Oellermann, 2003. Effect of ration size and feeding frequency on growth, size
distribution and survival of juvenile clownfi sh, Amphiprion percula. J. Appl. Ichthyol. 19: 40–43.
9. Juniyanto Nur Muflich, Syamsul Akbar and Zakimin, 2008. Breeding and seed production of silver pompano (Trachinotus
blochii, Lacepede) at the Mariculture Development Center of Batam. Aquaculture Asia, Volume XIII No. 2 April-June 2008.
10. Kubitza Fernaldo, Leonard L. Lovshin, 1999. Formulated diets, feeding strategies, and cannibalism control during intensive
culture of juvenile carnivorous fi shes. Reviews in Fisheries Science, Volume 7, Issue 1: 1 – 22.
11. Leonardi, M.O., Klempau, A.E., 2003. Artifi cial photoperiod infl uence on the immune system of juvenile rainbow trout
(Oncorhynchus mykiss) in the Southern Hemisphere. Aquaculture 221: 581–591.
12. Ly M. A., Ann-Chang Cheng, Yew -Hu Chien and Chyng-Hwa Liou, 2005. The Effects of Feeding Frequency, Stocking
Density and Fish Size on Growth, Food Consumption, Feeding Pattern and Size Variation of Juvenile Grouper Epinephelus
coioides. J. Fish. Soc. Taiwan 32 (1): 19 – 28.
13. Petit, G., Beauchaud, M., Attia, J., Buisson, B., 2003. Food intake and growth of largemouth bass (Micropterus salmoides)
held under alternated light/dark cycle (12L:12D) or exposed to continuous light. Aquaculture 228: 397–401.
14. Purchase, C.F., Boyce, D.L., Brown, J.A., 2000. Growth and survival of juvenile fl ounder Pleuronectes ferrugineus (Storer)
under different photoperiods. Aquac. Res. 31: 547–552.
15. Silva-García, A.J., 1996. Growth of juvenile gilthead seabream (Sparus aurata L.) reared under different photoperiod
regimes. Isl. J. Aquacult.-Bamidgeh 48: 84–93.
16. Tucker Bradley J. , Mark A. Booth, Geoff L. Allan, David Booth, D. Stewart Fielder, 2006. Effects of photoperiod and feeding
frequency on performance of newly weaned Australian snapper Pagrus auratus. Aquaculture 258: 514–520.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thoi_gian_chieu_sang_va_so_lan_cho_an_trong_ng.pdf