Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 nuôi tại trại lợn Tân Thái- Đồng Hỷ- Thái Nguyên và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản bằng kích dục tố PG600

- Cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi có ảnh hƣởng rõ rệt tới một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái C1050: Rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa rút ngắn bình quân 1,3 ngày (bình quân 5,3 ± 0,30 ngày cai sữa ở 28 ngày tuổi so với 6,6 ± 0,26 ngày cai sữa ở 21 ngày tuổi) với P<0,05. Nhƣ vậy cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi sẽ giúp tăng số lứa đẻ trong 1 năm đối với đàn nái sinh sản hơn so với cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 nuôi tại trại lợn Tân Thái- Đồng Hỷ- Thái Nguyên và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản bằng kích dục tố PG600, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 88 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN CAI SỮA TỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI DÒNG C1050 NUÔI TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI- ĐỒNG HỶ- THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN BẰNG KÍCH DỤC TỐ PG600 Nguyễn Thị Thu Trang1*, Nguyễn Mạnh Hà2 1Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương, Thái Nguyên 2Trường Đại học Nông Lâm – TNU TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian cai sữa cho lợn con ở 21 và 28 ngày tới khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi, lợn mẹ xuất hiện động dục trở lại sớm hơn so với cai sữa ở 21 ngày bình quân là 1,3 ngày (6,6 ngày so với 5,3 ngày với P < 0,05); khối lƣợng lợn con cai sữa ở 28 ngày đạt bình quân 7,36 kg/con cao hơn so với cai sữa ở 21 ngày đạt bình quân 6,55 kg/con (với P < 0,05). Các chỉ tiêu nhƣ số con sơ sinh/ổ, khối lƣợng lợn con sơ sinh/con, khối lƣợng lợn con sơ sinh/ổ, số con sống đến 24h, số con sống đến cai sữa ở 2 thời điểm cai sữa là tƣơng đƣơng nhau. Sử dụng kích dục tố PG600 có tác dụng rõ rệt tới khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050, cụ thể: rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa 3,4 ngày ở lô thí nghiệm đƣợc tiêm PG600 so với lô đối chứng không tiêm (P < 0,01). Từ khóa: thời gian cai sữa, lợn nái C1050, động dục trở lại, PG600, khả năng sinh sản MỞ ĐẦU Hiện nay dòng lợn C1050 đang đƣợc đƣa vào nuôi với mục đích sinh sản ở nhiều địa phƣơng nhằm cung cấp con giống có chất lƣợng tốt góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội. C1050 là dòng lợn ngoại đƣợc tạo ra từ giống gốc ông bà Landrace và Yorkshire. Đây là giống mới, tài liệu nghiên cứu đối với chúng chƣa nhiều, đặc biệt là khả năng sinh sản của lợn nái. Trong chăn nuôi lợn nái, vấn đề nâng cao khả năng sinh sản luôn đƣợc các nhà chăn nuôi quan tâm bởi vì nâng cao khả năng sinh sản nghĩa là nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Có nhiều biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nhƣ: chọn tạo con giống có khả năng sinh sản cao, tác động các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học kích thích khả năng sinh sảntrong đó biện pháp tác động vào kỹ thuật chăn nuôi và sử dụng các chế phẩm sinh học kích thích sinh sản đƣợc sử dụng phổ biến. Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý và ngƣời chăn nuôi có biện pháp thích hợp tác động nhằm nâng cao khả năng sinh sản đối với lợn cái dòng C1050, chúng tôi tiến hành đề tài "Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 nuôi tại trại lợn Tân Thái -  Tel:02803600555; E.mail: nguyentrang.312@gmail.com Đồng Hỷ - Thái Nguyên và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản bằng kích dục tố PG600". VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu - Lợn nái ngoại dòng C 1050 Yêu cầu đối với lợn thí nghiệm: Thể trạng không đƣợc quá gầy yếu hoặc cơ thể đang mắc bệnh truyền nhiễm. - Kích dục tố PG600 liều 5ml/lọ Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi * Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian cai sữa đến khả năng sinh sản của lợn: thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô so sánh (Bảng 1) Các chỉ tiêu theo dõi: - Thời gian xuất hiện động dục trở lại (ngày) - Thời gian mang thai (ngày) - Thời gian đẻ (ngày - Số con sơ sinh/ổ (con/ổ) - Khối lƣợng lợn con sơ sinh/ổ (kg/ổ) - Số con còn sống sau 24h (con) - Thời gian xuất hiện động dục sau tiêm (giờ). * Nghiên cứu sử dụng kích dục tố PG600 kích thích sinh sản đối với lợn: đề tài đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp phân lô so sánh (Bảng 2) Các chỉ tiêu theo dõi: Nguyễn Thị Thu Trang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 88 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 89 - Thời gian xuất hiện động dục trở lại (ngày) - Thời gian mang thai (ngày) - Thời gian đẻ (ngày) - Số con sơ sinh/ổ (con/ổ) - Khối lƣợng lợn con sơ sinh/ổ (kg/ổ) - Số con còn sống sau 24h (con) - Thời gian xuất hiện động dục sau tiêm (giờ) KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới khả năng sinh sản của lợn nái C1050 Theo dõi ảnh hƣởng của thời gian cai sữa cho lợn con ở 28 và 21 ngày tuổi, kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cai sữa đến khả năng sinh sản của lợn theo phương pháp phân lô so sánh Nội dung Lô TN (n = 10) Lô ĐC (n = 10) Loại lợn Nái sinh sản C1050 Nái sinh sản C1050 Lứa đẻ 1 - 2 1 - 2 Phƣơng thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, thức ăn. Quy trình của cơ sở Quy trình của cơ sở Nhân tố thí nghiệm Cai sữa ở 28 ngày Cai sữa ở 21 ngày Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 2. Nghiên cứu sử dụng kích dục tố PG600 kích thích sinh sản đối với lợn tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh Nội dung Lô TN (n = 10) Lô ĐC (n = 10) Loại lợn Nái sinh sản C1050 Nái sinh sản C1050 Lứa đẻ 1 - 2 1 - 2 Phƣơng thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, thức ăn Quy trình của cơ sở Quy trình của cơ sở Nhân tố thí nghiệm Tiêm PG600 liều 5ml/con Không tiêm Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 3. Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới khả năng sinh sản của lợn (ĐVT: ngày) Chỉ tiêu theo dõi Lô TN (n = 10) Lô ĐC (n = 10) xmX  Cv (%) xmX  Cv (%) Thời gian xuất hiện động dục trở lại sau cai sữa 5,3 a ± 0,30 5,66 6,6 b ± 0,26 4,05 Thời gian kéo dài động dục 4,1a ± 0,27 6,75 3,9a ± 0,27 7,10 Thời điểm phối giống (tính từ khi có biểu hiện động dục) 2,4 a ± 0,16 6,80 2,7 a ± 0,26 9,63 0 2 4 6 8 Lô TN Lô ĐC 5,3 6,6 4,1 3,9 2,4 2,7 Thời gian xuất hiện động dục trở lại sau cai sữa Thời gian kéo dài động dục Ngày Nguyễn Thị Thu Trang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 88 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 90 Hình 1. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới khả năng sinh sản của lợn Kết quả ở Bảng 1 và Hình 1 cho thấy: Thời gian xuất hiện động dục trở lại đối với những lợn nái cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi sớm hơn so với những lợn nái cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi bình quân 1,3 ngày, cụ thể 5,3 ± 0,3 ngày ở lô TN và 6,6 ± 0,26 ngày ở lô ĐC (P<0,05)). Nhƣ vậy cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi khả năng hồi phục cơ thể cũng nhƣ cơ quan sinh dục của lợn mẹ nhanh hơn, lợn có chu kỳ động dục trở lại sớm hơn so với cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh và Lƣu Kỷ (1996)[1], (Trƣơng Lăng (1994) [3]. Thời gian kéo dài động dục và thời điểm phối giống cho lợn tƣơng đƣơng nhau, không có sự khác biệt giữa lô TN và ĐC, cụ thể: cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi, thời gian kéo dài động dục là 4,1± 0,27 ngày; cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi, thời gian kéo dài động dục là 3,9 ± 0,27 ngày (P> 0,05). Thời điểm phối giống cho lợn là 2,4 ± 0,16 ngày (tính từ khi có biểu hiện động dục) ở lô TN và 2,7 ± 0,26 ngày ở lô ĐC (P> 0,05). Kết quả này cho thấy cai sữa cho lợn con ở 28 và 21 ngày tuổi không ảnh hƣởng đến thời gian kéo dài động dục và thời điểm phối giống đối với lợn cái C1050 Kết quả sinh đẻ của lợn cái C1050 cai sữa cho lợn con ở 28 và 21 ngày tuổi Theo dõi sinh đẻ của lợn cái ở lứa kế tiếp đối với lô TN cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi và lô ĐC cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi, kết quả thu đƣợc ở bảng 2. Kết quả theo dõi ở Bảng 2 cho thấy: cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi có ảnh hƣởng tới khối lƣợng lợn con cai sữa ở lứa kế tiếp, cụ thể 7,36 ± 0,11kg (lô TN) và 6,55 ± 0,12kg (lô ĐC). Mức độ sai khác giữa 2 lô là khá rõ rệt (với P<0,05). Đối với một số chỉ tiêu theo dõi khác không thấy có sự khác biệt nhau, cụ thể: Số con sơ sinh/ổ ở lô TN là: 12,20 ± 0,95 con, lô ĐC là: 12,0 ± 0,75 con; khối lƣợng lợn con sơ sinh ở lô TN là: 1,39 ± 0,02 kg/con, lô ĐC là: 1,37 ± 0,01 kg/con; số con còn sống sau 24h ở lô TN là 11,6 ± 0,67 con, ở lô ĐC là 11,20 ± 0,89 con; số con còn sống đến cai sữa ở lô TN là 11,2 ± 0,57 con, lô ĐC là 10,40 ± 0,82 con (P> 0,05) Theo Vũ Duy Giảng (2006)[2], mặc dù cai sữa 21 ngày đã trở thành quy trình chăn nuôi lợn ngoại của nƣớc ta và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây ngƣời ta nhận thấy rằng cai sữa 21 ngày tuy làm tăng đƣợc số lứa đẻ của lợn nái trong năm, nhƣng tổng lƣợng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm thì lại không bằng cai sữa 28 ngày. Ngoài ra khi cai sữa ở 28 ngày sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi là phù hợp hơn so với cai sữa ở 21 ngày tuổi, từ kết quả này chúng tôi mạnh dạn khuyến cáo tới các trang trại chăn nuôi nên cai sữa lợn con vào 28 ngày tuổi. Sử dụng kích dục tố PG 600 nâng cao khả năng sinh sản của lợn cái C1050 Kết quả gây động dục ở lợn bằng PG600: Theo dõi biểu hiện động dục của đàn lợn cái đƣợc tiêm kích dục tố PG600, kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 5. Bảng 4. Kết quả sinh đẻ của lợn cái C1050 Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô TN (n=10) Lô ĐC (n =10) xmX  Cv (%) xmX  Cv (%) Số con sơ sinh sinh/ổ con/ổ 12,20a ± 0,95 7,80 12,00a ± 0,74 6,20 Khối lƣợng sơ sinh/con kg/con 1,39a ± 0,02 1,76 1,37a ± 0,01 0,90 Khối lƣợng sơ sinh/ổ kg/ổ 17,08a ± 1,40 7,86 16,45a ±1,00 6,20 Số con còn sống sau 24h con 11,60a ± 0,67 7,96 11,20a ± 0,89 7,77 Nguyễn Thị Thu Trang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 88 - 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 91 Số con còn sống đến cai sữa con 11,20a ± 0,57 7,88 10,40a ± 0,82 5,12 Khối lƣợng lợn con cai sữa Kg/ổ 7,36a ± 0,11 1,75 6,55b ± 0,12 1,55 Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 5. Kết quả gây động dục ở lợn bằng PG600 TT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN (n = 10) Lô ĐC (n = 10) 1 Số lợn động dục con 10 9 2 Thời gian bắt đầu xuất hiện động dục sau tiêm ( xmX  ) ngày 3,1 a ± 0,31 6,5 b ± 0,29 3 Thời gian kéo dài động dục ( xmX  ) ngày 3,8 a ± 0,25 4,2 a ± 0,27 Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hình 2. Biểu đồ biểu diễn kết quả gây động dục ở lợn bằng PG600 Kết quả gây động dục cho lợn bằng PG600 ở Bảng 5 và Hình 2 cho thấy: Số lợn động dục trở lại ở lô TN đƣợc tiêm PG 600 (10/10 con) cao hơn so với lô ĐC không tiêm (9/10 con). Thời gian bắt đầu xuất hiện động dục sau tiêm ở lô TN sớm hơn so với lô ĐC, cụ thể: lô TN là: 3,1 ± 0,31 ngày, lô ĐC là : 6,5 ± 0,29 ngày. Sự sai khác giữa 2 lô là rõ rệt (P < 0,01). Điều này chứng tỏ PG 600 có tác dụng kích thích khả năng động dục của lợn nái sinh sản, giúp rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái sinh sản, góp phần làm tăng số lứa đẻ/năm. Thời gian kéo dài động dục giữa 2 lô mặc dù có sự chênh lệch (3,8 ± 0,25 ngày ở lô TN và 4,2 ± 0,27 ngày ở lô ĐC) tuy nhiên sự sai khác này là không rõ rệt (P>0,05). Kết quả phối giống và sinh đẻ của lợn: Theo dõi khả năng thụ thai và sinh đẻ của lợn sau khi đƣợc tiêm kích dục tố PG600 thu đƣợc kết quả ở Bảng 6. Bảng 6. Kết quả thụ thai, đẻ ở lợn được tiêm PG600 TT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN (n = 10) Lô ĐC (n = 10) 1 Số lợn thụ thai con 10 9 2 Thời gian mang thai ( xmX  ) ngày 114,6 a ± 0,37 114,6 a ± 0,30 0 2 4 6 8 Lô TN Lô ĐC 3,1 6,56 3,8 4,2 Thời gian bắt đầu xuất hiện động dục sau tiêm Ngày Đặng Xuân Bình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 88-93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 92 3 Số con đẻ ngày 10 9 4 Số con sơ sinh/ổ ( xmX  ) con 12,0 a ± 0,78 10,9 a ± 0,7 5 Khối lƣợng TB lợn con sơ sinh ( xmX  ) kg/con 1,33 a ± 0,06 1,27 a ± 0,01 6 Số con sống sau 24 giờ ( xmX  ) con 11,7 a ± 0,72 10,7 a ± 0,65 Kết quả ở Bảng 6 cho thấy: Số con sơ sinh/ổ lô TN đƣợc tiêm PG600 có sự chênh lệch so với lô ĐC không tiêm, cụ thể: lô TN đạt bình quân 12,0 ± 0,78 con/ổ, lô ĐC đạt bình quân 10,9 ± 0,7 con/ổ. Tuy nhiên mức độ sai khác nhau về kết quả giữa 2 lô là không rõ rệt ( P>0,05), cần nghiên cứu thêm với số lƣợng lớn hơn. Các chỉ tiêu khác nhƣ: Thời gian mang thai, khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh, số con đẻ ra còn sống sau 24h ở lô TN và lô ĐC không có sự sai khác nhau. Thời gian mang thai trung bình ở lô TN là: 114,6 ± 0,37 ngày, ở lô ĐC là: 114,6 ± 0,3 ngày (P>0,05); Khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh ở lô TN là 1,33 ± 0,06 kg, ở lô ĐC là: 1,27 ± 0,01 kg (P>0,05); Số con đẻ ra còn sống sau 24 giờ ở lô TN là: 11,7 ± 0,72 con, ở lô ĐC là 10,7 ± 0,65 con (P > 0,05). Nhƣ vậy kích dục tố PG600 không ảnh hƣởng tới các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn cái C1050 nhƣ: thời gian mang thai, khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh, số con đẻ ra còn sống sau 24h. KẾT LUẬN - Cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi có ảnh hƣởng rõ rệt tới một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái C1050: Rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa rút ngắn bình quân 1,3 ngày (bình quân 5,3 ± 0,30 ngày cai sữa ở 28 ngày tuổi so với 6,6 ± 0,26 ngày cai sữa ở 21 ngày tuổi) với P<0,05. Nhƣ vậy cai sữa cho lợn con ở 28 ngày tuổi sẽ giúp tăng số lứa đẻ trong 1 năm đối với đàn nái sinh sản hơn so với cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi. Tăng khối lƣợng lợn con cai sữa ở lứa kế tiếp, cụ thể 7,36 ± 0,11kg (lô TN) và 6,55 ± 0,12kg (lô ĐC). Mức độ sai khác giữa 2 lô là khá rõ rệt (với P<0,05). - Sử dụng kích dục tố PG600 có tác dụng kích thích sinh sản đối với lợn nái C1050: Kích thích lợn nái động dục trở lại sau tiêm ở lô TN sớm hơn so với lô ĐC, cụ thể: lô TN là: 3,1 ± 0,31 ngày, lô ĐC là : 6,5 ± 0,29 ngày. Sự sai khác giữa 2 lô là rõ rệt (P < 0,01). Tăng số con sơ sinh/ổ: lô TN đạt bình quân 12,0 ± 0,78 con/ổ, lô ĐC đạt bình quân 10,9 ± 0,7 con/ổ. Tuy nhiên mức độ sai khác nhau về kết quả giữa 2 lô là không rõ rệt (P>0,05), cần nghiên cứu thêm với số lƣợng lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Hữu Doanh, Lƣu Kỷ (1996), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Vũ Duy Giảng (2009), Cai sữa cho lợn 21 hay 28 ngày tuổi, Báo Nông nghiệp số ra ngày 22 tháng 6 năm 2009 [3]. Trƣơng Lăng (2003), Cai sữa sớm cho lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Xuân Bình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 88-93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 93 SUMMARY EFFECT OF WEANING TIME TO THE REPRODUCTIVE ABILITY OF SOW C1050 KEEPING AT TAN THAI FARM, DONG HY DISTRIST, THAI NGUYEN PROVINCE AND METHOD TO INCREASE REPRODUCTIVE ABILITY BY PG600 Nguyen Thi Thu Trang 1 , Nguyen Manh Ha 2 1Extension Station Phu Luong district, Thai Nguyen 2College of Agriculture and Forestry – TNU Subject to study the effect of weaning time for piglet at 28 days and 21 days of age to the reproductive ability of sow C1050. The results study showed that: Weaning for piglet at 28 days of age to impact on some reproduction indexs of sow C1050. The time re-estrus cycle of sow is curtailed averagely 1,3 days (5,3 ± 0,30 days for weaning at 28 days in compairison with 6,6 ± 0,26 days weaning at 21 days) (P<0,05). The time of giving birth for the sows and boder weight for the piglet at weaning time increase in next giving birth. Using PG600 to stimulate reproduction for sows C1050. The time to appear re-estrus cycle affter injection PG600 is earlier than not injection (3,1 ± 0,31 days for PG600 injection and 6,5 ± 0,29 days for not injection PG600 with P<0,01). The piglet per litle in experiment lot is increase more than in control lot (12,0 ± 0,78 piglet per litle in experiment lot and 10,9 ± 0,7 piglet per litle in control lot). However this different between two lots is not clear (P>0,05) and have to more research. Key words: weaning time, sow C1050, re-estrus cycle, PG600, reproductive ability  Tel:02803600555; E.mail: nguyentrang.312@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32717_36558_2082012152778893_1575_2052724.pdf