Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”.

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM).Nói một cách ngắn gọn là hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là lỗ. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà em chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU PHẦN MỞ I .LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM).Nói một cách ngắn gọn là hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là lỗ. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà em chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.Mục tiêu chung Tìm hiểu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ tại NHTM từ năm 2007-2009 để thấy được những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn vấp phải . Qua đó đưa ra giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng . 2. Mục tiêu cụ thể . Tìm hiểu về hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam, trong giai đoạn năm 2007-2009 . Phân tích thực trạng kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần phương Nam . Để từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại ,nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam . III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu chủ yếu trên mạng Internet và trên các tạp chí như: Thông tin ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,các nguồn tài liệu ngân hàng Pương Nam ,…….. 2. Phương pháp phân tích số liệu: Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, sau đó tiến hành tổng hợp xử lý, phân tích theo phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối, đối chiếu kết quả qua các năm. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thời gian: nghiên cứu trong từ năm 2007-2009, 6 tháng 2010. - Đối tượng : nghiên cứu tình hình kinh doanh ngoại tệ và sự tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam từ năm 2007-2009, 6 tháng 2010. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỶ GIÁ HOÁI ĐOÁI . 1.1.1.Khái niệm . -Về nội dung : Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh ề bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa ,dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ ,quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia . - Về hình thức : Tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại tiền tệ của một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ khác trên nước đó ,được biểu thị qua gia trị của đồng bản tệ . Như vậy, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của một nước khác mà dân nước này có thể nhận được khi đổi một lượng tiền tệ của chính mình . Ví dụ : 1USD = 19,735 VND 1.1.2.Các loại tỷ giá . Tỷ giá chính thức :là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố ,tỷ giá này có tác dụng là cơ sở hình thành các tỷ giá trên thị trường và là công cụ để điều hành mạnh mẽ các hoạt động của nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương . Tỷ giá thị trường :là tỷ giá hình thành do cung cầu trên thị trường hối đoái hay trên thị trường liên ngân hàng . Tỷ giá danh nghĩa :là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối ,nó chính là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng . Tỷ giá thực :là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bỏi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài .Khi tr giá hối đoái danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết đồng nghĩa tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế .Như vậy , tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực là vấn đề cần quan tâm . 1.1.3. Các yếu tố chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Thị trường hối đoái : Thị trường hối đoái là nơi thực hiện trao đổi mua bán các loại ngoại tệ và các phương tiện chi trả có giá trị bằng ngoại tệ mà giá cả ngoại tệ được xát định trên cơ sở cung cầu .Hay ,thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hóa về trao đổi mua bán ngoại tệ thông qua sự cọ sát của cung cầu và cung ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế đồng thời xát định các điều kiện giá cả và số lượng ngoại tệ mua bán . Một số nghiệp vụ trong giao dịch hối đoái : Nghiệp vụ SPOT :đây là nghiệp vụ mua hoặc bán một đồng tiền này lấy một đồng tiền khác mà việc giao nhận thanh toán thực sự diển ra ngày hôm đó hay sau đó hai ngày . Nghiệp vụ FORWARD :đây là một giao dịch mua bán ngoại tệ trong đó giá cả được thống nhất ngày hôm nay ,nhưng thanh toán vào một ngày cụ thể được quy định trong tương lai .Thời hạn các giao dịch này thường là một tháng đến một năm . Nghiệp vụ SWAPS:là giao dịch trong đó một đồng tiền được mua bán , đồng thời loại giao dịch này được tiến hành với hai giao dịch thanh toán khác nhau 1.2.CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN KINH DOANH NGOẠI TỆ . 1.3.1.Trạng thái ngoại hối. Trạng thái ngoại hối là khoản chênh lệch giữa số lượng ngoại tệ mua vào và số lượng ngoại tệ bán ra trong tất cả các loại ngoại tệ được ngân hàng đang sử dụng . Trạng thái ngoại hối = Số lượng ngoại hối mua vào – Số lượng ngoại hối bán ra Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giá Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm Trạng thái ngoại hối dương Ngân hàng có lãi Ngân àng lỗ Trạng thái ngoại hối âm Ngân hàng lỗ Ngân hàng có lãi Trạng thái ngoại hối căn bằng Không ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Không ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Nếu trạng thái ngoại hối lớn hơn 0 thì ta gọi trạng thái trường hay trạng thái dương ,còn nếu nhỏ hơn 0 thì ta gọi trạng thái đoản hay trạng thái âm .Trường hợp trạng thái bằng 0 thì gọi là trạng thái ngoại hối căn bằng . CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NH TMCP PHƯƠNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 2.1. NGUỒN PHÁT SINH RỦI RO TỶ GIÁ. 2.1.1.Rủi ro do biến động tỷ giá. Rủi ro do biến động tỷ giá là rủi ro do chênh lệnh giá cảu một đồng tiền mang lại .Chênh lệnh giá có thể hiểu đơn giản đó là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra .Nếu tỷ giá bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi và ngược lại .Song trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối thì rủi ro tỷ giá là điển hình nhất .Rủi ro tỷ giá xuất hiện do ngân hàng duy trì trạng thái ngoại hối .ta có thể thấy rỏ điều này hơn sau khi thử tìm trạng thái ngoại hối của ngân hàng tại thời điểm 03/03/2009. Bảng 1:trạng thái ngoại hối vào ngày 03/03/2009 Đơn vị tính:Nguyên tệ Loại ngoại tệ TTNH đầu ngày Doanh số mua vào Doanh số bán ra TTNH cuối ngày Ý nghĩa kinh tế USD 3.019.114 315.500 1.066.170 2.268.494 Trạng thái ngoại hối -Lãi khi USD tăng -Lỗ khi USD giảm EUR 2.513.453 20.500 100.000 2.433.953 Trạng thái ngoại hối -Lãi khi EUR tăng -Lỗ khi EUR giảm JPY 665.487 440.000 880.000 225.487 Trạng thái ngoại hối -Lãi khi JPY tăng -Lỗ khi JPY giảm Nguồn:phongkinhdoanhtienteNHPN Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong ngày 3/3/2009 ngân hàng đã tiến hành bán nhiều hơn mua vào đối với cả ba đồng tiền nhưng trạng thía ngoại hối của đồng tiền này vẫn trường .Điều đó cũng nói lên rằng ngân hàng phải đối mặt với rủi ro khi các đồng tiền này giảm giá .Qua đó ta thấy ngân hàng dường như có su hướng là duy trì trạng thài ngoại hối trường đối với các loại ngoại tệ mà ngân hàng đang nắm giữ ,một phần là do ngân hàng phãi duy trì một số lượng ngoại tệ vừa để nhằm mục đích thanh toàn quốc tế . 2.1.2.Rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi ngân hàng không tìm được đối tác để thực hiện các giao dịch mua bán nhằm cân bằng vị thế của mình .Rủi ro này rất ít xuất hiện ở ngân hàng do hầu hết các ngân hàng thực hiện giao dịch với nhau đều dựa trên tỷ giá mà mỗi ngân hàng đã công bố trên thị trừng .Theo tỷ giá này mà các ngân hàng mua hoặc bán tùy vào từng mục đích riêng của mỗi ngân hàng .Như vậy vấn đề ở đây ngân hàng có chấp nhận mức tỷ giá mà đối tác đưa ra hay không ,chứ hành vi muốn mua hay bán để cân bằng vị thế của ngân hàng sẽ ít gặp rủi ro là không thực hiện được . 2.1.3.Rủi ro thực hiện. Đây là rủi ro xảy ra với ngân hàng khi mà đối tác của ngân hàng không thực hiện hợp đồng đã ký kết .Hầu hết các đối tác của ngân hàng đều là các ngân hàng có uy tín trên thị trường ,sau khi kí hợp đồng thì các ngân hàng thực hiện đúng như hợp đồng đã thỏa thuận .Do đó ,rủi ro thực hiện ở ngân hàng trong các thời gian qua là hầu như không xảy ra ,đây là một điều rất thuận lợi trong viêc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng .Nhưng không vì thế mà ngân hàng không quan tâm đến nó ,ngân hàng nên có một số giải páp phòng ngừa để nó không xãy ra . 2.2. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA . Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và chủ động vào thị trường thới giới .Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa từ tháng 6/2001,các giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được tiến hành trực tiếp với cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế .Do đó thị trường ngoại hối trong nước chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế . Nhìn chung với năm 2009 lãi suất của USD luôn có su hướng tăng ,kéo theo giá vàng cũng tăng cao và biến động phức tạp ,thì tỷ giá giữa đồng VNDvaf đồng USD trên cả ba thị trường :thị trường giao dịch không chính thức,thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường giao dịch giữa các NHTM với khách hàng điều ổn định .Tỷ giá trên thị trường không chính thức theo công bố của Tổng Cục Thống Kê năm 2009 chỉ tăng 0,8% ,thị trường giao dịch ngay của NHTM với khách hàng cũng tăng tương đối gần 0,8%. Bảng 2:Biến động tỷ giá năm 2009 ĐVT:VND Loại ngoại tệ 31/12/2008 31/12/2009 Biến động tỷ giá USD 15.745 15.885 0,89% EUR 21.282,76 18.679,24 -12,23% JPY 150,66 132,58 -12,00% AUD 12.157,02 11.513,38 -5,29% GBP 29.919,02 27.051,41 -9,58% Nguồn :www.vietcombank.com.vn Ta thấy tỷ giá giữa đồng VND giảm mạnh so với các loại ngoại tệ khác do đồng USD lên giá mạnh so với các loại ngoại tệ khác . Trong khi đó nhu cầu về đồng EUR,JPY,AUD,GBP..ở trong nước không lớn ,ngược lại khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam ,một phần kiều hối chuyển vè nước…được thực hiện bằng các loại ngoại tệ khác .Còn nguồn thu từ xuất khẩu ,viện trợ ,của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng USD ,tỷ trọng này chiếm khoản 87% -88% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam .Còn tỷ giá VND/USD tương đối ổn định ,chỉ tăng gần 0,8% trong cả năm 2009 nguyên nhân là do cơ chế ngoại hối của nước ta dần dần được thông thoáng ,cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt .Ngoài ra là do cung ngoại tệ tăng khá ,cầu ngoại tệ tăng chạm ,quan hệ cung cầu tương đối căn bằng .Cung ngoại tệ tăng mạnh là do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao ,ước tính đạt 3,2 - 3,5 triệu lược người ,nguồn kiều hối chuyển về nước tăng mạnh ước tính đạt 3,5 -3,8 tỷ USD ,kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3 tỷ USD . 2.3.TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM . 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn. - Thuận lợi : Ngân hàng có hội sở khang trang hiện đại cùng với vị trí khá thuận lợi đã tạo cho ngân hàng thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ khá thuận lợi ,Đồng thời ngân hàng tiến hành đầu tư trang thiết bị hiện đại như mạng tin Reuters,hệ thống dealing 3000 phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế . Trong quan hệ quốc tế ngân hàng đã thiết lập được quan hệ với 3000 đại lý tại 48 nước trên thới giới nâng tổng tài sản hiện nay lên đến 10 tài khoản góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại tệ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng . Uy tín trong thanh toán quốc tế ngày càng cao ,cụ thể là ngân hàng đã lập thêm quan hệ với một số ngân hàng nuocs ngoài như UOB ,BHF…trong việc xác lập L/C. Xây dựng mạng lưới rộng khắp cả nước từ Bắc đếm Nam khai thác được nhu cầu khách hàng trong cả nước .Đội ngủ cán bộ nhân viên trẻ,năng động có trình độ chuyên môn phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng . - Khó khăn : Do lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ qua mạng là lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam nên khi kinh doanh ngân hàng phải chịu phí khá cao .Ngoài ra Việt Nam hội nhập kinh tế chưa được bao lâu nên hầu hết các ngân hàng còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này .Nếu các ngân hàng muốn nâng cao nghiệp vụ thì phải bỏ ra số tiền để thuê chuyên gia nước ngoài .Ngoài ra phải đối phó với sự biến động lên xuống liên tục của giá vàng ,giá ngoại tệ và cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động tiền VND giữa các ngân hàng . 2.3.2.Tình hình kinh doanh ngoại tệ của NHTM CP Phương Nam . Bảng 3:Doanh số mua bán từng loại ngoại tệ từ năm 2007-2009 ĐVT:USD Loại ngoại tệ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng doang số mua bán Tỷ trọng Tổng doang số mua bán Tỷ trọng Tổng doang số mua bán Tỷ trọng USD 213.334.623 65,60% 341.285.318 63,62% 414.831.725 89,4% EUR 41.452.438 12,72% 72.214.820 13,46% 18.943.458 4,09% JPY 11.768.340 3,61% 19.859.992 3,70% 12.468.205 2,69% AUD 218.116 0,07% 365.256 0,07% 258.220 0,06% GBP 55.663.634 17,09% 97.125.834 18,10% 12.797.793 2,76% SGP 135.241 0,013% 731.690 0,14% 4.673.509 0,88% Nguồn :Phongkinhdoanhtiente NHPN Đễ biết được tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ thì phải quy đổi tất cả các loại ngoại tệ về đồng USD .Tỷ giá của từng loại ngoại tệ dùng đễ quy đổi được tính tại thời điểm cuối năm . Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số mua bán cảu USD chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả ba năm 2007,2008 và 2009 .Cụ thể là chiếm 65,5% năm 2007 ,63,62% năm 2008 và 89,47% năm 2009 . Trong năm 2007 ,2008 tổng doanh số mua bán chiếm tỷ trọng đứng thứ hai sau đồng USD và đồng GBP với tổng doanh số mua bán là 55,66 triệu USD ,chiếm 17,09% năm 2007 và 97,125 triệu USD chiếm 18,1% năm 2008 và vị trí thứ ba là đồng EUR chiếm 12,73% .Còn doanh số chiếm tỷ trọng thấp nhất trong năm 2007 và 2008 là đồng CAD với tỷ trọng 0,02%. Trong năm 2009 thì đã có sự thay đổi vị trí giữa đồng EUR và GBP .Đồng GBP đã tuộc xuống và đứng thứ ba với tỷ trọng chiếm 2,76% .Còn đồng EUR đã tăng lên vị trí thứ hai với tỷ trọng 4,09% .Ta cũng nhìn thấy một điều là tổng doanh số mua bán của các loại ngoại tệ điều giảm chỉ trừ đồng USD là tăng ,không chỉ tăng mà đồng USD còn chiếm tỷ trọng cao nhát trong ba năm 89,47%.Gắn với diễn biến thị trường trong năm 2009 ta cũng thấy được sự thay đổi về cơ cấu này .Trong năm 2009 đồng USD biến đổi cũng đương đối ổn định 0,8% còn các đồng EUS12,23%,JPY biến động 12%,AUD biến động 5,29% ,đồng GBP biến động 9,58% .Chính vì thế mà ngân hàng đã tiến hành giao dịch mua bán đồng USD nhiều hơn ,còn các đồng ngoại tệ khác thì giảm doanh số mua bán đáng kể cụ thể là đồng EUR giảm từ 13,46% xuống còn 4,09% ,đồng GBP từ 18,8% xuống còn 2,76%..... 2.2.2. Kết quả hoạt động của NHTM CP Phương Nam Mặc dù diễn biến thị trường trong thời gian qua rất phức tạp ,giá cả xăng dầu tăng liên tục và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng khác cũng điều tăng đặc biệt là nạn dịch cúm gia cầm xảy ra ở một số tỉnh thành …dẫn đến tình hình huy động vốn và cho vay cũng gặp không ít khó khăn .Nhưng với sự cố gắn cảu ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng nên kết quả hoạt động ngan hàng đạt được như sau : Bảng 4:kết quả hoạt động của NH Phương Nam từ năm 2007-2009 ĐVT:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận trước thuế 36,5 72,062 96,27 Nguồn :PhongkinhdoanhtienteNHPN Ta thấy thuận lợi trước thuế của ngân hàng tăng liên tục trong ba năm .Đễ đạt được kết quả này là do ngân hàng thực hiện linh hoạt chính sách lãi suất áp dụng cho tuần thời điểm ,từng địa bàn, xây dựng chính sách khách hàng ,đổi mới phong cách phục vụ ,không ngừng mở rông mạng lưới ,nâng cấp các chi nhánh ,cải tạo mặt bằng kinh doanh ,xây dựng hội sở mới khanh trang hiện đại . 2.2.3. Kết quả kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam . Bảng 5:Kết quả kinh doanh ngoại tệ tại NH Phương Nam ĐVT:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền %đóng góp vào tổng lãi Số tiền %đóng góp vào tổng lãi Số tiền %đóng góp vào tổng lãi Lãi/lổ (+/-) 1,455 4% -1,334 -1,85% 0,327 0,343% Nguồn :Phongkinhdoanhtinte NHPN Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng lãi /lỗ tùng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng diễn biến thất thừng không theo một chiều hướng nào .Năm 2007 lãi 1,455 tỷ đồng và đóng góp 4% trong tổng thu nhập trước thuế cho ngân hàng .Nhưng sang năm 2008 kết quả kinh doanh ngoại tệ không như theo mong muốn cảu ngân hàng là lỗ 1,334 tỷ đồng chiếm 1,85% trong tổng lợi nhuận trước thuế .Khoản lỗ này xuất phát từ nguyên nhân chính là ngân hàng đã không lường trước được những biến động của tỷ giá đã giả xuống .Đến năm 2009 tình hình đã được cải thiện một bước là ngân hàng đã thu được lãi 0,327 tỷ đồng chính là ngân hàng đã có những bước đi thận trọng hơn trong việc kinh doanh ngoại tệ . CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GÍA TẠI CÁC NHTM Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro thị trường chính trong hoạt động ngân hàng .Tùy thuộc vào tính chất và quy mô hoạt động ,mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro khác nhau và do đó có phương pháp quản lí rủi ro khác nhau . Một số ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng .Điều này có nghĩa là khi ngân hàng có nhu cầu mua ,bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng .Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá là nhỏ .Ngược lại do ngân hàng Phương Nam có quy mô đương ứng với tổng tài sản của ngân hàng là 6.496 tỷ đồng ( năm 2009 ),hoạt động đa năng ,năng động trên thị trường ,không chỉ kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn kinh doanh cho chính bản thân của ngân hàng để thu lợi nhuận .Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá cảu ngân hàng rất lớn .Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lí rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù hợp với rủi ro của ngân hàng .Do đó ,rủi ro tỷ giá cần phải được ngân hàng quản lí bởi nhiều biện pháp và công cụ . 3.1. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ THÔNG QUA HẠN MỨC CHỊU RỦ RO . Bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ rủi ro hạn mức mà ngân hàng đang áp dụng hạn mức hiện nay .Tổn thất dự kiến của ngân hàng phụ thuộc vào hai yếu tố trạng thái ngoại hối và sự biến động tỷ giá .Việc quy định về trạng thái ngoại hối chưa phải là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu bởi vì trạng thái ngoại hối là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro .Như vậy yếu tố thứ hai là sự biến động về tỷ giá .Sau đây chúng ta xét đến giá trị chịu rủi ro và hạn mức chịu rủi ro . Gía trị chịu rủi ro là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với những biến động về tỷ giá .Hạn mức chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến đối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được . Bảng 6:Tổn thất dụ kiến tại thời điểm 30/3/2009 ĐVT:Nguyên tệ Loại ngoại tệ Trạng thái ngoại hối Mức độ biến động tỷ giá biến động dự kiến với độ tin cậy (99%) Tỷ giá đóng cửa (VND) Tổn thất dự kiến (VND) USD 1.577.915 0,07% 15.931 17.355.391 EUR 298.380 1,15% 19.183 65.740.460 JPY 2.676.893 1,51% 134,34 5.418.591 AUD 178.513 1,41% 11.330 28.608.599 GBP 45.260 1,05% 27.426 13.008.595 SGP 139.188 0,55% 9.832 7.560.249 CHF 11.991 1,32% 12.106 1.913.775 Nguồn :Phòng kinh doanh ngoại tệ NHPM Qua bảng ta thấy đối với đồng EUR có trạng thái ngoại hối là 298.380 EUR mà mức độ tổn thất dự kiến của ngân hàng là 65,74 triệu đồng .Điều này cho thấy khi kinh doang trên thị trường ngoại hối 298.380 EUR là mức không đáng kể như mức tổn thất như vậy là con số không nhỏ đối với ngân hàng .Trạng thái ngoại hối đối với từng loại ngoại tệ mà ngân hàng duy trì là không lớn lắm nhưng tổng mức tổn thất dự kiến của ngân hàng là 139,75 triệu đồng .Chứng tỏa hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiềm ẩn rủi ro tỷ giá cao . Bảng tổn thất là một công cụ giúp cho nhà kinh doanh nhận biết được loại ngoại tệ nào chứa đựng rủi ro cao bằng cách nhìn vào biến động tỷ giá dự kiến và mức độ tổn thất của từng loại ngoại tệ .Từ đó giúp cho ngân hàng xác định được các hạn mức hợp lý hơn . Qua tính bảng tổn thất dự kiến này nhà kinh doanh có thể điều chỉnh trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ sao cho tổng thất dự kiến nằm trong giới hạn cho phép .Hiện nay ngân hàng cho phép phòng kinh doanh tiền tệ được lỗ trong giới hạn là 7.000 USD/ngày .Từ đó nhà kinh doanh có thể điều chỉnh lại mức độ tổn thất này cho phù hợp với mức tổn thất đề ra . 3.2.CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO Hoạt động kinh donh ngoại tệ của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro .Cho thấy không phải việc trách rủi ro mà chính là kiểm soát ,kềm chế ,thậm chí chấp nhận rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt dựa trên cơ sở quản lí rủi ro hiệu quả .Nhà kinh doanh ngân hàng không thể không tập trung về vấn đề về quản trị rủi ro khi muốn tối đa hóa lợi nhuận mà đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng .Vì thế ngân hàng nên xây dựng chương trình quản lí rủi ro . 3.2.1.Xác định hạn mức rủi ro . Hiện nay ngân hàng đã xác định các hạn mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ .Cụ thể là đối với hạn mức qua đêm thì ngân hàng quy định là 300.000 đối với đồng yêt giá .Hạn mức giao dịch trong ngày là 1.000.000 đối với đồng yết giá . Trong ba năm trở lại đây ,vốn điều lệ cảu bgaan hàng liên tục tăng với tốc độ đặc biệt là tăng hàng năm .Từ năm 2007 trở về trước đó thì cách hai hoặc ba năm ngân hàng mới tăng vốn điêu lệ .Sắp tới ngân hàng Phương Nam sẽ tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ đồng vào cuối năm 2009 . Vốn của ngân hàng liên tục tăng có nghãi là quy mô hoạt động của ngân hàng càng ngày càng mở rộng .Để đảm bảo cho kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển cùng nhịp độ phát triển của toàn ngân hàng thì định kỳ hàng năm hội đồng quản trị nên xem xét và thông qua các hạn mức ,thay đổi các hạn mức cho phù hợp với mục tiêu đề ra của từng năm .Cụ thể,mục tiêu đề ra trong năm 2009 là tổng doanh số mua bán ngoại tệ phải đạt 1.012,2 triệu USD trong khi đó tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt được trong năm 2008 là 463,66 triệu USD có nghĩa là trong năm 2009 phòng kinh doanh tiền tệ phải phấn đấu sao cho doanh số mua bán ngoại tệ có tốc đọ tăng 118,3% so với năm trước .Để đạt được tốc độ tăng đúng theo kế hoạch đã đề ra cần phải có sự nổ lực rất nhiều của nhân viên phòng kinh doanh tiền tệ và nhân viên phòng thanh toán quốc tế .Bên cạnh sự nổ lực trên ngân hàng có thể linh hoạt thay đổi các hạn mức ,hạn mức nên thay đổi là hạn mức giao dịch trong ngày vì rủi ro ít hơn .Ngân hàng nên thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày như trong bảng 3.2 còn việc lý giải các hạn mức lại thay đổi như thế sẽ được nghiên cứu kỷ hơn trong phâng định lượng rủi ro . Bảng 7:Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT : Đồng Cặp ngoại tệ Hạn mức củ Hạn mức đề nghị GBP/USD 1.000.000 1.200.000 EUR/USD 1.000.000 1.200.000 JPY/USD 1.000.000 2.000.000 Nguồn : PhongkinhdoanhtienteNHPN 3.2.2 Đánh giá rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ,ngân hàng định kỳ nên đánh giá rủi ro .Quy trình đánh giá rủi ro có bốn yếu tố :nhận biết rủi ro ,định lượng rủi ro ,theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro . - Nhận biết rủi ro : Bước đầu tiên để có chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro ,rủi ro đây có nghĩa là đồng tiền nào sẻ gây tổn thất đáng kể đối với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ .Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tivhs tổn thất dự kiến của ngân hàng . Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến ,ta thấy đồng EUR,USD,GBP là những đồng tiền có mức tổn thất cao ,điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này thì rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác .Đi kềm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này là rất lớn . - Định lượng rủi ro : Dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà ngân hàng đã đề ra .Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi như bảng sau : Cặp ngoại tệ Hạn mức giao dịch trong ngày cũ Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá Đóng cửa (30/3/2009) Lỗ dự kiến cũ (USD) Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị Lỗ dự kiến mới (USD) GBP/USD 1.000.000 0,1500 1,7215 2.282 1.200.000 3.099 EUR/USD 1.000.000 0,1640 1,2041 1.975 1.200.000 2.370 JPY/USD 1.000.000 0,2157 0,0083 18 2.000.000 36 AUD/USD 1.000.000 0,2014 0,7111 1.432 800.000 1.146 Nguồn :Phongkinhdoanhtiente Việc thay đổi mức giao dịch trong ngày đối với cặp đồng tiền có điểm lợi và tổng lỗ dự kiến trước (8.921 USD) và sau (8.981 USD) khi thay đổi vẫn không có sự khác biệt đàng kể .Điều đó cũng có nghĩa rủi ro tỷ giá mà ngân hàng phải đối mặt không tăng leenkhi ta thấy đổi các hạn mức .Nhưng quan trọng một điều khi thay đổi hạn mức này ngân hàng có thể giao dịch đối với các cặp ngoại tệ GBP/USD,EUR/USD và JPY/USD với khối lượng nhiều hơn và nhân viên kinh doang ngoại tệ sẽ chủ động hơn trong nhiều giao dịch với khách hàng từ đó giúp ngân hàng tăng doanh số mua bán và đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ . Theo dõi rủi ro : Sau khi đã đè ra các hạn mức rủi ro ,trong qua trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định ,trách trường hợp nó tăng lên quá mức nó sẽ khó kiểm soát .Vì vậy ,ngân hàng nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản lí tốt trạng thái mở của chúng .Giả sử ngân hàng đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD là 1.200.000 bằng với mức đã đề ra ,rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt là khoản dự kiến 3.100 USD .Mà mức lỗ tối đa trong một ngày mà ngân hàng cho phép là 7.000 USD .Như vậy nhân viên kinh doanh chỉ còn mở trạng thái đối với bắt kỳ các cặp ngoại tệ nào cũng được sao cho lỗ dự kiến là 3.900 USD (7.000-3.100). - Kiểm soát rủi ro : Theo yêu cầu của ngân hàng Phương Nam thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải lập báo cáo trạng thía ngoại hối cuối mỗi ngày nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá .Điều này có nghĩa là giao dịch mua bán trong ngày do nhà kinh doanh tj quản lí và không được kiểm soát từ phía ngân hàng .Để kiểm soát rủi ro của ngân hàng đạt được hiệu quả hơn thì ngân hàng nên kiểm tra đột xuất bất kì tại thời điểm nào về việc chấp hành đùng hạn mức mà ngân hàng đã đề ra . 3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC . 3.3.1. Giải pháp về tổ chức và nhân sự. Theo cơ cấu tổ chức cảu ngân hàng Phương Nam hiện nay thì phòng kinh doanh tiền tệ cá ba bộ phận : - Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối . - Bộ phận kinh doanh trên thị trường tiền tệ . - Bộ phận quản lý nguồn vốn . Trong bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối (Dealer)trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá với các loại ngoại tệ ,kinh doanh ngoại tệ mua thấp bán cao .Sau khi giao dịch này được xác nhận ,Dealer sẽ ghi lại các giao dịch và chuyển cho Back Office đảm nhận các thủ tục còn lại .Sau khi đã soạn thảo xong hợp đồng và trình ban giám đốc ký duyệt thì Back Offiec sẽ chuyển một bản cho phòng kế toán .Phòng kế toán là bộ phận có trách nhiệm về thanh toán cho ngân hàng đối tác cho mỗi giao dịch đã thực hiện tại bộ phận kinh doanh tiền tệ .Họ cũng trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức ,hoạch toán các bút toán cần thiết . Còn bộ phận quản lý nguồn vốn là bộ phận có trách nhiệm theo dõi trạng thái ngoại hối ,lãi lỗ trong kinh doanh ngoại tệ . Trong giai đoạn hiện nay ,nước ta đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực .Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiền tới xóa bỏ các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng .Giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 ,các ngân hàng Mỹ sẽ được thành lập các ngân hàng liên doanh với số vốn từ 30-49%,tới năm 2010 được thành lập với số vốn 100% của Mỹ .Để nâng cao năng lực cạnh tranh với ngân hàng đối tác ,đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ và qua đó cũng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá ngân hàng nên tổ chức bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối theo mô hình chuẩn quốc tế . 3.3.2. Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh . Ngân hàng cần đa hóa các hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa hóa các nghiệp vụ kinh doanh .Đa hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động tỷ giá trên thị trường trong tương lai .Giúp cho ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và thúc đẩy giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam . Phải có định hướng kế hoạch để tiền hành mạng lưới ngoại hối hoạt động của ngân hàng ra thị trường nước ngoài .Đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực ,đồng thời nghiên cứu chuyển khai các khu vực ,đồng thời nghiên cứu chuyển khai thành lập các chi nhánh và văn phòng đại viện tại các khu vực trên thới giới . PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN . Thị trường ngoại hối diễn biến rất tạp ,tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào và khó có thể dư đoán được .Chính những biến động tỷ giá này đã tạo ra không ít cơ hội và rủi ro cho nhà kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng .Nhìn chung, trong thời gian qua ngân hàng đã tận dụng được không ít cơ hội từ những biến động tỷ giá trên thị trường để kinh doanh kiếm lãi đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng .Đồng thời bên cạnh những khoản đóng góp đó ,nhà kinh doanh cũng gặp khá nhiều rủi ro từ sự biến động tỷ giá gây ra .Kinh doanh ngoại hối bao gời cũng đi kèm với rủi ro . 2.KIẾN NGHỊ . 2.1.Đối với ngân hàng Nhà Nước . Để giáp sát và kiểm tra việc thực hiện trạng thái ngoại tệ ngân hàng Nhà Nước đã yêu cầu các tổ chức được phép phải báo cáo trạng thái ngoại tệ cuối ngày .Việc ngân hàng Nhà Nước chỉ định trạng thái ngoại tệ cuối ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong một ngày .Nghĩa là trong ngày ,nhà kinh có thể mua bán bao nhiêu cũng được ,miễn sao đến cuối ngày căn bằng đươc trạng thái theo quy mô của ngân hàng Nhà Nước . 2.2.Đối với ngân hàng Phương Nam Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để tham khảo ý kiến ,bài nói hoặc lời khuyên cho cán bộ chủ chốt của ngân hàng theo từng chuyên đề ,từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thị trường . Mọi sự thành công của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp nào đều xuất phát từ yếu tố con người .Do đó ngân hàng cần có một chế độ đãi ngộ thích hợp cho các nhân viên nhất là nhân viên kinh doanh ngoại tệ do công việc kinh doanh của họ rất căng thẳng và chịu áp lực rất cao ,từ đó mới động viên tin thần làm việc của họ . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Đông Lộc (2009). Bài giảng quản trị tài chính, khoa kinh kế - quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. 2. Lê Long Hậu. Bài giảng tiền tệ ngân hàng, khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. 3.Một số trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.doc