The study was carried out on hybrid of four breeds (♂PiDu x ♀ LY), at weaned period (From 21-
56 day olds), it consists of 4 groups: Control (DC), pilot I, II, III (TN I, TNII, TNIII). Piglets of
control were fed 20% of protein ration without enzyme and the ration of TNI; TNII, TNIII have a
protein levels are 20 %, 19 % and 18% added enzyme protease and amylase. The obtained results
showed that, the use of enzyme increase the growth of piglets 3.8% (The body weight of piglets at
56 day olds was 19.67 và 18.95 kg/con, correspoding to group TN I and control (ĐC). For reduced
protein rations that added enzyme, the growth of piglets was not diferrent significant (19.67; 19.28
and 18.79kg/head, group TN I, TN II and TN III, corresponding; Pα>0,05). The FCR and feed
expensive/kg of body weight gained tendency to increase when reducing protein level in added
enzyme ration (1.37; 1.42 and 1.47 kg; group TN I; TN II and TN III corresp. ). But it's the same
in compare with unused enzyme and high protein level ration (20%) (1.42; 1.47 and 1.45 kg;
corresp. to group TN II, TN III and DC). The use of enzyme protease and amylase in rations for
weaned piglets, esspecially for high protein level (19 and 18%) added essencial amino acids will
keep growth of piglets, save protein feed and reduce environment polution
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của proteaza và amilaza trong khẩu phần có mức protein khác nhau đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa - Cù Thị Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182
177
ẢNH HƯỞNG CỦA PROTEAZA VÀ AMILAZA TRONG KHẨU PHẦN
CÓ MỨC PROTEIN KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON
GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA
Cù Thị Thúy Nga*, Trần Văn Phùng, Trần Tố
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện trên lợn lai 4 máu ngoại, giai đoạn sau cai sữa (từ 21 đến 56 ngày tuổi),
gồm có 4 lô : Đối chứng (ĐC), thí nghiệm I, II, III (TN I, TN II, TN III), lợn của lô ĐC được ăn
khẩu phần (KP) có tỷ lệ protein thô là 20 %, không bổ sung enzym, còn KP của lô TN I, TN II, TN
III có tỷ lệ protein thô tương ứng là 20 %, 19 % và 18 % có bổ sung enzym proteaza và amilaza.
Khối lượng lợn trung bình (kg/con) của 4 lô ở 56 ngày tuổi tương ứng là : 18,95 (ĐC); 19,67 (TN
I); 19,28 (TN II) và 18,79 kg/con (TN III). Tiêu tốn thức ăn (TĂ) cho một kg tăng khối lượng (kg)
của các lô như sau :1,45 (ĐC); 1,37 (TN I); 1,42 (TN II) và 1,47(TN III). Chi phí TĂ/1 kg tăng
khối lượng với quy ước lô ĐC là 100 % thì các lô TN I, TN II, TN III tương ứng là : 97,34 % ;
101,62 % và 106,45 %. Bổ sung proteaza và amilaza vào khẩu phần ăn của lợn con sau cai sữa đã
có tác dụng tốt như thúc đẩy sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho một kg tăng
khối lượng.
Từ khóa: Mức protein, amilase, proteaza, enzym, lợn con.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Việc nghiên cứu tạo ra những chế phẩm sinh
học để bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho
lợn nhằm kích thích sinh trưởng, tăng cường
sức đề kháng đồng thời tạo ra được những sản
phẩm thịt lợn chất lượng cao thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học. Trong đó, công
nghệ sản xuất enzym từ vi sinh vật đang có
vai trò đặc biệt quan trọng. Các enzym thức
ăn đang được nghiên cứu và ứng dụng vào
sản xuất chăn nuôi nhằm tăng quá trình tiêu
hoá, giảm chi phí thức ăn và tăng khối lượng
vật nuôi, đồng thời còn cải tạo một số chỉ tiêu
sinh lý của cơ thể vật nuôi, tạo sự cân bằng
sinh học hệ vi sinh vật ruột (Fuller, 1989).
Sinh trưởng của lợn con phụ thuộc rất nhiều
vào các chất dinh dưỡng của thức ăn. Tuy
nhiên, khi cai sữa, do thay đổi thức ăn lợn con
thường bị rối loạn tiêu hoá (khả năng tiêu hóa
chưa đáp ứng do nồng độ và hoạt tính các
enzym nội sinh thấp), làm giảm khả năng tiêu
thụ thức ăn, giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn, tăng tỷ lệ chết của lợn
con (Cromwell, 2002; Kiarie và cs, 2007). Vì
vậy, việc bổ sung enzym tiêu hóa vào khẩu
phần thức ăn cho lợn con là cần thiết, góp
phần cung cấp thêm enzym, làm tăng hiệu
quả quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, các khẩu
*
Tel: 0915 213709, Email: ngalinhtn@gmail.com
phần thức ăn cho lợn con thường có tỷ lệ
protein cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về axit
amin cho cơ thể, khi đó rất dễ dẫn đến những
bất cập như lợn con dễ bị tiêu chảy, tăng ô
nhiễm môi trường do lượng nitơ dư thừa
Thí nghiệm này nhằm đánh giá hiệu quả việc
bổ sung proteaza, amilaza vào thức ăn có mức
protein khác nhau đến sinh trưởng của lợn
con giai đoạn sau cai sữa.
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm tiến hành theo phương pháp phân
lô so sánh, đảm bảo đồng đều về giống, tính
biệt, khối lượng và điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng.
Lợn thí nghiệm là lợn lai thương phẩm
(♂PiDu x ♀ LY). Số lượng lợn một lần thí
nghiệm là 40 con, được chia thành 4 lô mỗi lô
10 con, nhắc lại thí nghiệm ba lần. Lợn của lô
Đối chứng (ĐC) được ăn khẩu phần (KP) có
tỷ lệ protein thô là 20 %, không bổ sung
enzym, lợn của các lô thí nghiệm I (TN I), thí
nghiệm II (TN II), thí nghiệm III (TN III)
được cho ăn khẩu phần có tỷ lệ protein tương
ứng là 20 %, 19 % và 18 % có bổ sung enzym
proteaza và amilaza vào thức ăn với mức
2000 UI và 56 UI/kg TĂ.
Nguyên liệu thức ăn trước khi đưa vào thí
nghiệm được phân tích các thành phần dinh
dưỡng như: protein, lipit, axit amin, chất xơ,
Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182
178
khoáng tại Viện khoa học sự sống - trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các công
thức thức ăn hỗn hợp được xây dựng dựa trên
phần mềm OPTIMIX - Viện nghiên cứu sinh
học và thuốc thú y - Cộng hoà Séc.
Thức ăn được trộn bằng tay, theo phương
pháp "vết dầu loang", đảm bảo trộn thật đều.
Khối lượng thức ăn một lần trộn đảm bảo đủ
cho ăn 5 - 7 ngày. Sau khi trộn xong thức ăn
được bảo quản trong điều kiện tốt nhất để
tránh ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến
chất lượng thức ăn.
Lợn được nuôi theo chế độ ăn tự do trong
máng ăn tự động. Theo dõi các chỉ tiêu về
sinh trưởng của lợn và lượng thức ăn tiêu thụ.
Số liệu thu được được xử lý theo phương
pháp thống kê sinh vật học, trên phần mềm
Statgraph version 4.0 của Cục thống kê USA
và Microsoft Excell.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm
Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích luỹ của
lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở các giai đoạn
theo dõi, lợn con được nuôi bằng khẩu phần
có bổ sung enzym sinh trưởng nhanh hơn khi
nuôi bằng khẩu phần không bổ sung enzym.
So sánh giữa lô ĐC và lô TN I (Cùng mức
20% protein), khối lượng lợn con lúc 56 ngày
tuổi đạt 18,95 và 19,67 kg/con. Sự chênh lệch
giữa lô TN1 và lô ĐC là 3,80%.
Đối với các khẩu phần có mức protein khác
nhau có bổ sung enzym, sinh trưởng tích luỹ
của lợn con có chiều hướng giảm khi giảm
mức protein thô trong khẩu phần. Khối lượng
lợn con khi kết thúc thí nghiệm (56 ngày tuổi)
của lô TN I; II và III đạt 19,67; 19,28 và
18,79 kg/con, tương ứng theo thứ tự các lô.
Sự chênh lệch giữa lô TN I và lô TN II là
1,98%; với lô TN III là 4,47%.
Khi so sánh khẩu phần có mức protein 19%
(TN II) và 18% (TN III) kết hợp bổ sung
enzym với khẩu phần mức protein 20% không
bổ sung enzym (Lô ĐC), chúng ta thấy khối
lượng của lợn con lúc 56 ngày tuổi của lô TN
II cao hơn lô ĐC 1,74% (19,28 kg/con so với
18,95 kg/con); của lô TN III thấp hơn 0,84%
(18,79 so với 18,95 kg/con). Tuy nhiên sự sai
khác về khối lượng giữa các lô không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả xác định mối tương quan giữa khối
lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi và mức
protein trong thức ăn ăn vào được diễn tả qua
phương trình:
y = 18,5862+0,0215x ; R2 = 0,095
Ở đây: y là khối lượng lợn con thí nghiệm lúc
56 ngày tuổi(%); x là mức protein trong thức
ăn (%)
Qua phương trình biểu diễn mối tương quan
giữa khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi và
mức độ protein có bổ sung men tiêu hoá,
chúng ta thấy tương quan giữa hai đại lượng
là tương quan dương, nên khi giảm mức độ
protein và bổ sung thêm men tiêu hoá cũng đã
làm thay đổi khối lượng lợn con lúc 56 ngày
tuổi. Tuy nhiên, do hệ số tương quan rất thấp
(R2 = 0,095) cho nên khi giảm tỷ lệ protein
của khẩu phần và bổ sung thêm men tiêu hoá
proteaza và amilaza trong khẩu phần thì sinh
trưởng tích luỹ khác nhau không có ý nghĩa.
Bảng 1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm (kg/con)
Diễn giải Lô ĐC Lô TN I Lô TN II Lô TN III
Bắt đầu TN
(21 ngày) 7,33
a ± 0,28 7,35a ± 0,26 7,35a ± 0,24 7,33a ± 0,26
KL 28 ngày tuổi 8,37 ± 0,32 8,54 ± 0,34 8,49 ± 0,30 8,40 ± 0,34
KL 35 ngày tuổi 9,80 ± 0,40 10,10 ±0,48 9,91 ± 0,39 9,71 ± 0,43
KL 42 ngày tuổi 11,70 ± 0,52 12,19 ± 0,49 11,91 ± 0,49 11,78 ± 0,56
KL 49 ngày tuổi 14,38 ± 0,65 14,95 ± 0,67 14,63 ± 0,60 14,23 ± 0,72
KL 56 ngày tuổi 18,95a ± 0,78 19,67a ± 0,81 19,28a ± 0,86 18,79a ± 0,85
So với lô ĐC (%) 100 103,80 101,74 99,16
So với lô TN1 (%) 100 98,02 95,53
a,b,c Trên hàng ngang, các số mang các chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức
P > 0,05.
Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182
179
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc bổ
sung enzym có tác động tốt đến quá trình tiêu
hóa thức ăn của lợn con, lợn con sinh trưởng
nhanh hơn, điều này được thể hiện ngay cả
với những khẩu phần giảm và không giảm mức
protein. Một số tác giả nghiên cứu về vấn đề
này cũng cho kết quả tương tự (Đỗ Văn Quang
và cs. 2004; Nguyễn Thị Tiết và cs., 2002; Hồ
Trung Thông và cs., 2008).
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm
được trình bày qua bảng 2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng
tuyệt đối bình quân (g/con/ngày) của cả đợt
thí nghiệm của lợn con lô TN I cao hơn lô ĐC
6,02 % (352,0 gam so với 332,0 gam). Khi
giảm mức protein xuống 19% (TN II), sinh
trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm vẫn cao
hơn lô đối chứng 2,67% (340,86 so với
332,0); Tuy nhiên, khi tiếp tục giảm xuống
18%, sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
lại thấp hơn 1,33%. Điều này một lần nữa
khẳng định ảnh hưởng của enzym proteaza và
amylaza đến tiêu hóa thức ăn của lợn con thí
nghiệm; đồng thời cho thấy có thể sử dụng
enzyme tiêu hoá trong khẩu phần giảm
protein để nâng cao khả năng sinh trưởng của
lợn. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp
với kết quả của Hồ Trung Thông và cs
(2008).
Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con
thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung
thêm enzym tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn
con có sự khác biệt. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
của lợn con lô ĐC (không sử dụng enzym) là
30%, cao hơn so với lô TN I (cùng mức
protein nhưng được bổ sung thêm enzym
proteazavà amilaza) chỉ có 23,33%. Đối với
những khẩu phần giảm mức protein thô và
được bổ sung thêm enzym tiêu hoá tỷ lệ lợn
con mắc bệnh tiêu chảy giảm rõ rệt (Bình
quân cả giai đoạn là 23,33; 12,0 và 10,0%
tương ứng với lô TN I, TN II và lô TN III).
Nếu xét theo ngày tuổi của lợn con, tỷ lệ mắc
bệnh tiêu chảy có diễn biến giảm dần theo sự
tăng lên của tuổi. Ở những tuần đầu sau cai
sữa, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở tất cả các lô, ở
những tuần tiếp theo đặc biệt giai đoạn 43-56
ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm
mạnh. Thậm chí ở những lô giảm mức protein
trong thức ăn, có bổ sung enzym lợn không bị
tiêu chảy. Phần lớn lợn con bị tiêu chảy ở
mức độ nhẹ, phân nhão, không thành khuôn.
Sau khi sử dụng thuốc điều trị lợn khỏi trong
thời gian ngắn.
Bảng 2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
Giai đoạn tuổi Lô ĐC Lô TN I Lô TN II Lô TN III
21-28 ngày 148,57 170,00 162,86 152,86
29-35 ngày 204,29 222,86 202,86 187,14
36-42 ngày 271,43 298,57 285,71 295,71
43-49 ngày 382,86 394,29 388,57 350,00
50-56 ngày 652,86 674,29 664,29 651,43
Bình quân cả giai đoạn 332,00 352,00 340,86 327,57
So với lô ĐC (%) 100 106,02 102,67 98,67
So với lô TN1 (%) 100 96,84 93,06
Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con trong quá trình thí nghiệm (%)
Giai đoạn tuổi Lô ĐC Lô TN I Lô TN II Lô TN III
21-28 ngày 26,67 20,0 10,0 10,0
29-35 ngày 36,66 30,0 30,0 20,0
36-42 ngày 30,0 36,67 20,0 10,0
43-49 ngày 30,0 20,0 0,0 10,0
50-56 ngày 26,67 10,0 0,0 0,0
Bình quân cả giai đoạn 30,0 23,33 12,0 10,0
Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182
180
Các nghiên cứu về vấn đề này chưa được công bố nhiều, tuy nhiên vấn đề hạn chế tiêu chảy của
lợn con giai đoạn sau cai sữa đã được nhiều tác giả đề cập đến dưới một khía cạnh khác. Trần
Quốc Việt và cs. (2007) đã nghiên cứu sử dụng các chế phẩm probiotic vào thức ăn cho lợn con
giai đoạn sau cai sữa. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho thấy lợn con khi được sử dụng
probiotic và kháng sinh có tỷ lệ tiêu chảy thấp với sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,01.
Thí nghiệm của chúng tôi không sử dụng các chế phẩm probiotic và kháng sinh, chỉ sử dụng khẩu
phần có mức protein thấp và bổ sung thêm enzym cũng đã hạn chế được tình hình mắc bệnh tiêu
chảy của lợn con, tạo tiền đề cho lợn con sinh trưởng tốt với nền thức ăn có mức protein thấp.
Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm
Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN I Lô TN II Lô TN III
1. Tổng thức ăn tiêu thụ kg 505,5 506,35 508,22 505,60
2. Tổng khối lượng tăng trong
kỳ thí nghiệm
kg 348,6 369.6 357,9 343,95
3. TTTA/kg tăng khối lượng kg 1,45 1,37 1,42 1,47
So với lô ĐC % 100 94,32 97,40 101,35
So với lô TN I % 100 103,65 107,30
4. Đơn giá thức ăn đ/kg 8.253 8.503 8.565 8.666
5. Tổng chi phí thức ăn ng.đ 4.171,89 4.305,51 4.352,88 4.381,59
6. Chi phí TA/kg tăng KL đ 11.967,56 11.649,11 12.162,30 12.739,02
So với lô ĐC % 100 97,34 101,62 106,45
So với lô TN1 %
100 104,41 109,36
Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/ kg tăng
khối lượng của lợn thí nghiệm cho thấy việc
bổ sung enzym tiêu hoá đã làm giảm tiêu tốn
thức ăn/kg tăng khối lượng 5,68% (từ 1,45
xuống 1,37 kg thức ăn/kg tăng khối lượng
tương ứng lô ĐC và lô TNI). Đối với các
khẩu phần giảm mức protein và bổ sung thêm
enzym tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có
xu hướng tăng theo chiều giảm của mức
protein (1,37; 1,42 và 1,47 kg thức ăn/kg tăng
khối lượng, tương ứng lô TN I, TN II và TN
III với mức tăng từ 3,65 – 7,30 %). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Nghi
và cs. (1995); Van de ligt và cs. (2002);
Phùng Thăng Long và cs (2004)... Kết quả
nghiên cứu của Phùng Thăng Long và cs
(2003) cho thấy khi giảm tỷ lệ protein từ 18-
16%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng
lên 8,76%; khi giảm xuống 14% tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng tăng lên 13,89%.
Như vậy, việc giảm mức protein trong thức ăn
nhưng cân đối các axit amin thiết yếu và bổ
sung thêm enzym tiêu hoá có tác dụng kích
thích tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu thức ăn,
kích thích tính thèm ăn giúp lợn con ăn được
nhiều hơn, từ đó ảnh hưởng tích cực đến chỉ
tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
Tương tự như vậy đối với kết quả theo dõi về
chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn
thí nghiệm. Khi giảm mức protein thô trong
khẩu phần được cân đối các axit amin thiết
yếu lyzin, methionin, threonin và tryptophan
kết hợp bổ sung enzym proteaza và amilaza,
giá thức ăn tăng dần (8.503; 8565 và 8666
đồng/kg thức ăn, tương ứng lô TN1, TN2 và
TN3). Đây là nguyên nhân chính làm cho chi
phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con
tăng lên (từ 11.649,11 – 11.162,3 – 12.739,02
đ/kg; tương ứng lô TN I, TN II và TN III).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối
đồng thuận với nhiều công trình nghiên cứu
khác mà nguyên nhân chính là do giá của các
axit amin tổng hợp còn khá cao. Tuy nhiên,
các công trình này cũng đã cho rằng, chi phí
tăng lên khi sử dụng khẩu phần có cân đối các
axit amin bằng các axit amin tổng hợp được
bù đắp bởi sự giảm ô nhiễm môi trường.
Trong tương lai, khi công nghệ sản xuất các
axit amin được cải tiến, giá thành các axit
amin này giảm xuống việc sử dụng khẩu phần
giảm protein có cân đối axit amin sẽ là hướng
Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182
181
đi hợp lý để vừa tiết kiệm thức ăn đạm, vừa
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo
sinh trưởng của lợn con giai đoạn này. Mặt
khác, khi giảm mức protein trong thức ăn, sẽ
làm thay đổi tỷ lệ dinh dưỡng của thức ăn,
chắc chắn việc sử dụng enzym sẽ góp phần
tích cực trong cải thiện tỷ lệ tiêu hoá, đảm
bảo sinh trưởng và giảm chi phí thức ăn.
KẾT LUẬN
Sử dụng enzym tiêu hoá trong thức ăn làm
tăng 3,80% sinh trưởng tích luỹ của lợn con
sau cai sữa (Khối lượng lợn con lúc 56 ngày
tuổi đạt 19,67 và 18,95 kg/con, tương ứng lô
TN I và lô ĐC). Đối với các khẩu phần giảm
mức protein được bổ sung enzym, sinh
trưởng tích luỹ của lợn con không có sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (19,67; 19,28 và
18,79kg/con tương ứng lô TN I, TN II và TN
III; P >0,05).
Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối
lượng của lợn con có chiều hướng tăng lên
khi giảm mức protein của khẩu phần có sử
dụng enzyme (1,37; 1,42 và 1,47 kg, tương
ứng lô TN I, TN II và TN III), tuy nhiên nếu
so với khẩu phần có mức protein cao nhưng
không sử dụng enzym thì vẫn tương đương
(1,42 và 1,47 so với 1,45 kg TA tương ứng lô
TN II, TN III và lô ĐC).
Sử dụng enzym tiêu hoá proteaza và amylaza
trong thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai
sữa, đặc biệt đối với thức ăn có mức protein
19 và 18% được cân đối các axit amin sẽ góp
phần đảm bảo sinh trưởng của lợn con từ đó
tiết kiệm thức ăn đạm và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải và Bùi Ngọc
Thảo (1995), “Báo cáo khoa học: Nghiên cứu ảnh
hưởng của protein khẩu phần và phương thức cho
ăn đến năng suất và chất lượng thịt xẻ của heo
thịt”, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Viện Khoa học Nông Nghiệp miền Nam.
[2]. Đỗ Văn Quang, Nguyễn Văn Hùng (2004),
“Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng, áp dụng men
sinh học và hỗn hợp axit hữu cơ nhằm tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn, giảm chât thải ra môi trường
trong chăn nuôi lợn”, Tạp chí khoa học công nghệ
nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi
mới tháng 8/2004.
[3]. Hồ Trung Thông, Đặng Văn Hồng (2008),
“Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm enzyme
chứa protease, amylease và phytase vào khẩu phần
đến tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của lợn
F1(Landrace x Yorkshire)”, Tạp chí khoa học
công nghệ và phát triển nông thôn- số 3- tháng
3/2008, trang 36-40
[4]. Nguyễn Thị Tiết, Ngô Kế Sương (2002), “So
sánh khả năng tiêu hóa của chế phẩm enzym
pancreatin (PCC) với chế phẩm enzym DPS trên
lợn thịt”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số
3/2002, trang 7-9.
[5]. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Nịnh
Thị Len, Nguyễn Thị Nhung, Lê Văn Huyên, Đào
Đức Kiên (2007), “Ảnh hưởng của việc bổ sung
probiotic vào khẩu phần đến khả năng tiêu hoá
thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức
ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và lợn
thịt ”, Báo cáo khoa học năm 2006, phần thức ăn
dinh dưỡng, viện chăn nuôi.
[6]. Cromwell, G. L. 2002,Why and how
antibiotics are used in swine production Anim,
Biotechnol, 13. 7 – 27.
[7]. Fuller, R. 1989, Probiotics in man and
animals, J. Appl. Bacteriol, 66. 131 – 139.
[8]. Kiarie, E., C. M. Nyachoti, B. A. Slominski,
and G. Blank, 2007, Growth performance,
intestinal microbial populations and serum
cholesterol of digestibility in early-weaned pigs
fed diets containingflaxseed and carbonhydrase
enzyme J. Anim. Sci. 2007. 85: 2982 – 2993.
[9]. Van de Ligt C. P. A. , Lindemann M. D. , and
Cromwell G. L. (2002). Assessment of chromium
tripicolinate supplementation and dietary protein
level on growth, carcass, and blood criteria in
growing pigs. J. Anim. Sci. 2002. 80:2412–2419.
Cù Thị Thúy Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 177 - 182
182
SUMMARY
INFLUENCE OF PROTEASE AND AMYLASE
IN DIFFERENT DIETARY PROTEIN LEVELS ON THE GROWTH
OF PIGLETS AFTER WEANING STAGE
Cu Thi Thuy Nga*, Tran Van Phung, Tran To
College of Agriculture and Forestry - TNU
The study was carried out on hybrid of four breeds (♂PiDu x ♀ LY), at weaned period (From 21-
56 day olds), it consists of 4 groups: Control (DC), pilot I, II, III (TN I, TNII, TNIII). Piglets of
control were fed 20% of protein ration without enzyme and the ration of TNI; TNII, TNIII have a
protein levels are 20 %, 19 % and 18% added enzyme protease and amylase. The obtained results
showed that, the use of enzyme increase the growth of piglets 3.8% (The body weight of piglets at
56 day olds was 19.67 và 18.95 kg/con, correspoding to group TN I and control (ĐC). For reduced
protein rations that added enzyme, the growth of piglets was not diferrent significant (19.67; 19.28
and 18.79kg/head, group TN I, TN II and TN III, corresponding; Pα>0,05). The FCR and feed
expensive/kg of body weight gained tendency to increase when reducing protein level in added
enzyme ration (1.37; 1.42 and 1.47 kg; group TN I; TN II and TN III corresp. ). But it's the same
in compare with unused enzyme and high protein level ration (20%) (1.42; 1.47 and 1.45 kg;
corresp. to group TN II, TN III and DC). The use of enzyme protease and amylase in rations for
weaned piglets, esspecially for high protein level (19 and 18%) added essencial amino acids will
keep growth of piglets, save protein feed and reduce environment polution.
Key words: protein level, amilase, protease, enzyme, weaned piglets.
Ngày nhận bài: 05/11/2012, ngày phản biện: 28/11/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012
*
Tel: 0915 213709, Email: ngalinhtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36968_40551_2032013162058177_7036_2052173.pdf