Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 trồng tại Thái Nguyên

Hạt cỏ Stylo CIAT 184 sau khi mọc, trong tháng đầu tiên, cây sinh trưởng chậm. Từ tháng thứ hai trở đi, tốc độ sinh trưởng tăng lên. Tới 105 ngày, cây có chiều cao thấp nhất là 73,85 cm cao nhất là 80,40 cm, tương ứng với 0 kg/ha và 500 kg /ha phân lân. Tốc độ sinh trưởng từ 91 đến 105 ngày từ 1,67 tới 1,78 cm/ngày tùy thuộc vào công thức phân bón. Trong 4 công thức bón 500kg/ha phân lân cho tốc độ sinh trưởng cao nhất. Trong cùng 4 công thức phân bón năng suất đạt 49,16 – 63,70 tấn/ha/năm thứ nhất và và 30,21 - 34,33 tấn/ha/năm thứ hai, cao nhất ở công thức 500kg/ha phân lân trong cả hai năm. Vì vậy, trong điều kiện đất trồng tại Thái Nguyên, chỉ nên bón tối đa 500 kg lân/ha cho cỏ Stylo CIAT 184. Thành phần hoá học của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 chịu ảnh hưởng của mức phân lân khác nhau. Tăng mức bón lân không chỉ làm tăng năng suất chất xanh, mà còn làm giảm tỷ lệ chất xơ trong cỏ.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 trồng tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 33 ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG CỦA CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Hồ Thị Bích Ngọc, Phan Đình Thắm*, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Hƣng Quang Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành nhằm xác định ảnh hƣởng của phân lân đến năng suất và chất lƣợng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) trồng tại Thái Nguyên. Bốn công thức thí nghiệm ứng với bốn mức phân lân: ĐC 0; CT1: 250; CT2 500 và CT3: 750kg/ha đã đƣợc áp dụng, phân bón nền nhƣ nhau cho cả 4 công thức: phân chuồng: 20 tấn; phân đạm ure 50kg; phân clorua kali 200kg cho 1 ha trong một năm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm chiều cao cây và năng suất và phân tích thành phần hóa học của cỏ Kết quả cho thấy: Chiều cao thấp nhất là 73,85cm (ĐC) trong vòng 105 ngày, trong khi chiều cao cao nhất là 80,40 cm (CT2). Năng suất chất xanh đạt từ 49,16 – 63,70 tấn/ha/năm thứ nhất và 30,21 - 34,33 tấn/ha/năm thứ hai, ứng với công thức ĐC và CT2. Công thức bón lân (500 kg/ha/năm) là tốt nhất cho sự phát triển của cỏ Stylo CIAT 184. Thành phần hoá học của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 chịu ảnh hƣởng của mức phân lân khác nhau. Tăng mức phân lân không chỉ làm tăng năng suất chất xanh, mà còn làm giảm tỷ lệ chất xơ trong cỏ. Từ khóa: Stylo CIAT 184, phân lân, tốc độ tăng trưởng, năng suất, thành phần hóa học. ĐẶT VẤN ĐỀ* Phospho có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ cây, đặc biệt thúc đẩy mạnh sự phát triển của hệ rễ bên và lông hút, là những bộ phận trực tiếp hấp thu dinh dƣỡng rất quan trọng của cây. Nó là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cố định đạm. Phospho liên quan trực tiếp đến hình thành nốt sần và cố định đạm, do đó quyết định phần lớn đến năng suất sau này của cây (Pereira P và cs, 1989), (Leung và cs, 1987). Đối với cây họ đậu nhu cầu và khả năng hấp thu phospho cao hơn so với cỏ hòa thảo. Cây đậu rất mẫn cảm với sự thiếu phospho. Khi phospho ít thì diện tích lá và năng suất giảm (Rao và cs., 1995, 1996, 1997). Mục đích của nghiên cứu này là xác định đƣợc ảnh hƣởng của phân lân đến năng suất và chất lƣợng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) làm cơ sở cho việc nhân rộng trong những năm tiếp theo, không chỉ đảm bảo khẩu phần ăn cân đối cho động vật nhai lại, mà còn làm nguyên liệu chế biến bột cỏ làm thức ăn bổ sung cho lợn và gia cầm tại Thái Nguyên. * Tel: 0912 735671 VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và thời gian nghiên cứu Cỏ Stylo CIAT 184 đƣợc trồng và theo dõi khả năng sinh trƣởng tại Trung tâm thực hành thực nghiệm - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Hạt cỏ đƣợc xử lý nứt nanh, gieo vào ngày 14/03/2010. Đất đƣợc làm kỹ, cày sâu 25cm, cày bừa ba lần đảm bảo đất nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại, rạch hàng cách hàng 50cm. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệp với 4 công thức phân bón, cả 4 công thức đƣợc bón giống nhau phân bón nền, chúng chỉ khác nhau liều lƣợng phân lân/ha/năm. Cụ thể là: Phân bón nền (PBN): phân chuồng 20 tấn/ha/năm, đạm ure 50 kg/ha/năm, clorua kali 200 kg/ha/năm. Các công thức thí nghiệm: Đối chứng (ĐC): PBN + 0 kg super lân/ha/năm Thí nghiệm 1 (CT1): PBN + 250 kg super lân/ha/năm Thí nghiệm 2 (CT2): PBN + 500 kg super lân/ha/năm Thí nghiệm 3 (CT3): PBN + 750 kg super lân/ha/năm Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 34 Mỗi công thức thí nghiệm đƣợc bố trí trên diện tích mỗi ô 30m2 và lặp lại 3 lần; Theo dõi sinh trƣởng bằng cách đo chiều cao cây ở các ngày thứ 15, 30, 45, 60, 75, 90 và 105 tính từ khi cây mọc khỏi mặt đất. Mỗi luống đo, đếm tại 5 điểm khác nhau (4 điểm tại 4 góc và giao điểm của hai đƣờng chéo); mỗi điểm đo, đếm 4 cây; tính giá trị trung bình của ô. Thu hoạch : Cắt lứa 1 sau khi gieo 105 ngày, độ cao cắt là 20 – 25cm, khoảng cách cắt của lứa 2 là 60 ngày của lứa 3 là 75 ngày. Lấy mẫu cỏ và phân tích thành phần hóa học tại Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên và Viện dinh dƣỡng Quốc gia Xử lý số liệu Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học bằng bằng phần mềm MINITAB version 14 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hƣởng của phân lân đến chiều cao cỏ Stylo CIAT 184 Chiều cao sinh trƣởng của cỏ Stylo CIAT 184 trong giai đoạn 1 - 30 ngày tuổi đều thấp ở hầu hết các công thức. Sau một tháng cây có chiều cao thấp nhất là 5,67cm ở ĐC, cao nhất là 6,23cm ở CT2. Mức phân lân 250kg/ha, 500kg/ha, 750kg/ha chênh lệch so với ĐC tƣơng ứng là 0,55cm; 0,44 và 0,52cm. Chênh lệch giữa các công thức bón phân không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Sau 60 ngày, cây có chiều cao thấp nhất là 23,51cm, cao nhất là 25,59cm. Sau 105 ngày, cây có chiều cao thấp nhất là 73,85 cm; cao nhất là 80,40 cm, tƣơng ứng với mức bón phân ở công thức ĐC và CT2 (với P<0,001), sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở các lô thí nghiệm, tăng mức phân lân từ 250 - 750 kg/ha làm cho chiều cao cỏ tăng dần và sự sai khác giữa CT2 với CT1 và ĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Tuy nhiên, khi bón đến 750kg/ha phân lân không làm cho chiều cao của cỏ tăng thêm nữa. Chiều cao cỏ của CT2 và CT3 không có sai khác (p>0,05). Nhƣ vậy, có thể thấy, trong điều kiện đất đai và khí hậu tại Thái Nguyên năm 2010, cỏ Stylo CIAT 184 ở lứa 1 có chiều cao sinh trƣởng lớn nhất khi bón 500kg/ha phân lân. Ở lần tái sinh thứ nhất, chiều cao cỏ phát triển theo xu hƣớng tƣơng tự ở lứa thứ nhất. Có sự sai khác về chiều cao của cỏ ở các công thức (P<0,001) với các mức phân lân khác nhau. Ở lần tái sinh thứ hai, sau cắt 75 ngày chiều cao trung bình thấp nhất 37,53 cm và cao nhất 39,88 cm tƣơng ứng với công thức ĐC và CT3. Chênh lệch về chiều cao giữa công thức ĐC và CT2 có sự sai khác thống kê (P<0,01). Giữa các công thức hiệu quả phân bón đã thể hiện khá rõ. Mức phân lân cao đã làm cho tốc độ tái sinh của cỏ tăng. Điều này chứng tỏ với mức phân lân 500 kg/ha và 750 kg/ha trong lứa 1 và 2, cỏ chƣa sử dụng hết, kết hợp với lƣợng mùn trong đất đã phát huy tác dụng, thúc đẩy chiều cao của cỏ. Theo Rao và cs, (1997) cây họ đậu có sự khác biệt trong hấp thu và sử dụng hiệu quả chất dinh dƣỡng trong đất. Do đó, ảnh hƣởng của phân lân lên cây ở mức 750kg/ha/năm thì thúc đẩy sự phát triển của chiều cao cây là cao nhất. Nhƣ vậy, số liệu bảng 3.1a cho thấy: với ba mức phân lân khác nhau thì chiều cao cỏ khi thu hoạch không những khác nhau ở lứa 1 mà còn lứa 2 và 3. Từ kết quả các lần đo chiều cao sinh trƣởng chúng tôi đã tính tốc độ sinh trƣởng của cỏ đƣợc thể hiện ở bảng 3.1b. Tốc độ tái sinh của cỏ đƣợc tính từ sau lứa cắt thứ nhất trở đi. Lứa tái sinh lần 1, khoảng thời gian giữa hai lứa cắt là 60 ngày, còn lứa tái sinh thứ 2 là 75 ngày. Bảng 1b đã cho biết tốc độ sinh trƣởng của cây trong 30 ngày đầu thấp ở hầu hết các công thức, chỉ đạt 0,19 - 0,21 cm/ngày. Từ 30 - 60 ngày, tốc độ sinh trƣởng đã tăng gấp 2 lần. Giai đoạn 60 - 90 ngày, tốc độ sinh trƣởng cao nhất là 0,9 cm/ngày ở CT 3, chậm nhất là 0,69 cm/ngày ở ĐC (P<0,000). Giai đoạn 90 - 105 ngày, tốc độ sinh trƣởng cao nhất là 1,78 cm/ngày ở CT 2, chậm nhất là 1,67cm ở ĐC và CT2. Mức phân lân 500kg/ha chênh lệch với mức phân lân 0kg/ha là 0,11 cm/ngày. Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 35 Giai đoạn từ 1 - 105 ngày, tốc độ sinh trƣởng của cây ở các công thức đƣợc bón phân lân luôn nhanh hơn ở hầu hết các giai đoạn so với đối chứng. Từ kết quả chiều cao tái sinh ở các công thức phân bón khác nhau, cho thấy tốc độ tái sinh cũng biến động phù hợp với chiều cao đo đƣợc ở các giai đoạn. Bảng 1a. Chiều cao sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo CIAT 184 (cm) Lần cắt Thời gian theo dõi (ngày) Công thức thí nghiệm SD P ĐC CT1 CT2 CT3 Chiều cao sinh trƣởng 30 5,67 ± 0,16 6,23 ± 0,16 6,11 ± 0,14 6,20 ± 0,15 1,46 0,056 45 12,07 ± 0,21 12,66 ± 0,22 13,59 ±0,23 12,67 ± 0,25 2,28 0,000 60 23,51 ± 0,41 25,59 ± 0,42 25,30 ±0,46 25,11 ± 0,48 4,42 0,000 75 38,47±0,28 39,67±0,20 40,95±0,18 39,28±0,99 10,11 0,053 90 48,85 c ± 0,57 51,26 b ± 0,48 53,71 a ± 0,54 52,79 b ± 0,65 4,98 0,000 105 73,85 cd ± 1,31 76,35 bc ±1,13 80,40 a ±1,08 78,05 ab ±1,03 5,10 0,001 Chiều cao tái sinh lần 1 30 13,05±0,28 13,27 ± 0,28 15,44 ±0,40 14,28 ± 0,36 2,87 0,000 45 26,31±0,54 26,84 ± 0,59 28,47± 0,68 27,72 ± 0,70 5,46 0,079 60 32,75 cd ±1,31 35,13 c ± 1,88 48,31 a ±1,85 41,31 b ± 1,82 6,92 0,000 Chiều cao tái sinh lần 2 30 5,18±0,13 5,67±0,13 6,25±0,17 5,86±0,13 1,12 0,000 45 10,97 ± 0,27 11,29 ± 0,40 12,35± 0,37 11,09 ± 0,59 1,82 0,000 60 24,01 ± 0,34 24,80 ± 0,32 25,63 ±0,44 25,56 ± 0,44 4,02 0,007 75 37,53 bcd ±0,41 38,37 abc ±0,41 39,88 a ±0,46 38,84 ab ±0,44 4,03 0,005 Bảng 1b. Tốc độ sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo CIAT 184 (cm/ ngày) Lần cắt Giai đoạn (ngày) Công thức thí nghiệm SD P ĐC CT1 CT2 CT3 Tốc độ sinh trƣởng 1 - 30 0,19±0,004 0,21±0,005 0,20±0,006 0,21±0,004 0,0043 0,026 31 - 45 0,43±0,006 0,43±0,009 0,50±0,112 0,43±0,007 0,490 0,775 46 - 60 0,76±0,015 0,86±0,015 0,78±0,106 0,83±0,145 0,472 0,551 61 - 75 1,00±0,06 0,94±0,05 1,04±0,04 0,94±0,037 0,408 0,354 76 - 90 0,69±0,018 0,77±0,029 0,85±0,023 0,90±0,032 0,225 0,000 91 - 105 1,67±0,039 1,67±0,039 1,78±0,038 1,68±0,045 0,350 0,162 Tái sinh lần 1 1 - 30 0,43±0,010 0,44±0,010 0,51±0,018 0,48±0,011 0,113 0,000 31 - 45 0,88±0,015 0,90±0,016 0,87±0,009 0,90±0,014 0,123 0,291 46 - 60 0,43±0,027 0,55±0,032 1,32±0,057 0,91±0,045 0,365 0,000 Tái sinh lần 2 1 - 30 0,17±0,003 0,19±0,004 0,21±0,005 0,20±0,003 0,035 0,000 31 - 45 0,39±0,011 0,37±0,015 0,41±0,005 0,35±0,006 0,088 0,001 46 - 60 0,87±0,029 0,90±0,026 0,89±0,024 0,96±0,021 0,023 0,051 61 - 75 0,90±0,049 0,94±0,044 0,95±0,030 0,89±0,028 0,336 0,606 Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 36 Ảnh hƣởng của các mức phân lân đến năng suất của cỏ Stylo CIAT 184 Bảng 2: Ảnh hưởng của các mức phân lân đến năng suất cỏ Stylo CIAT 184 ĐVT tấn/ha Lứa ĐC CT1 CT2 CT3 SD P Năng suất năm 1 1 20,50 d ± 0,77 24,17 bc ±1,07 27,58 a ±0,30 24,83 b ±0,55 1,46 0,000 2 19,79 d ±0,64 21,04 bc ±0,72 24,29 a ±0,95 22,66 ab ±0,54 1,45 0,005 3 8,87 cd ±0,42 9,95 bc ±0,37 11,83 a ±0,55 10,58 ab ±0,46 0,91 0,005 Cả năm 49,16 d ±1,49 55,16 c ±0,82 63,70 a ±1,09 58,07 b ±0,84 2,19 0,000 Năng suất năm 2 1 10,51±0,29 10,92±0,92 11,55±0,05 11,35±0,05 0,685 0,506 2 8,48±0,98 8,86±0,75 9,45±0,65 9,10±0,90 1,172 0,861 3 6,70±0,40 7,00±0,41 7,98±0,13 7,33±0,28 0,453 0,165 4 4,52±0,38 5,00±0,20 5,35±0,15 5,20±0,30 3,385 0,294 Cả năm 30,21 c ±0,08 31,77 b ±0,04 34,33 a ±0,06 32,98 b ±0,09 0,120 0,000 Bảng 3. Thành phần hoá học của cỏ stylo CIAT 184 TPHH Lô TN VCK (%) Pr TS (%) Li TS (%) Khoáng TS (%) Xơ TS (%) DXKĐ (%) Ca (%) P (%) Caroten (mg/kg) ĐC 19,19 3,53 2,83 1,75 5,2 5,88 0,35 0,042 141 CT1 21,19 4,19 2,91 1,77 5,44 6,88 0,36 0,065 150,85 CT2 20,54 4,05 2,98 1,77 6,06 4,89 0,35 0,074 97,37 CT3 22,74 4,12 2,84 1,85 6,85 7,08 0,26 0,075 120,88 Chúng tôi tiến hành theo dõi năng suất của từng lứa cắt, trên cơ sở đó tính ra năng suất cỏ năm thứ nhất và năm thứ hai, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2. Sau khi gieo hạt 105 ngày, năng suất trung bình lứa 1 của 4 công thức đạt 24,27 tấn/ha/lứa. Trong đó, lô CT2 đạt năng suất cao nhất 27,58 tấn/ha, cao hơn so với lô CT1 là 3,41 tấn/ha. Điều này cho thấy trong điều kiện đất đồi dinh dƣỡng thấp, muốn đạt năng suất cao, dù là cây họ đậu cũng cần phải có đầu tƣ lƣợng phân bón nhất định. Ở các lứa cắt tiếp theo năng suất chất xanh giảm so với lứa 1, đặc biệt ở lứa 3 chỉ còn 8,87 - 11,83 tấn/ha. Sản lƣợng năm trung bình đạt 56,52 tấn/ha, dao động từ 49,16 đến 63,70 tấn/ha/năm. So với kết quả công bố của Lê Hòa và Bùi Quang Tuấn (2009), năng suất của cỏ Stylo CIAT 184 trồng tại Đắc Lắc đạt trung bình 12,23 tấn/ha/lứa thì thấp hơn lứa cắt thứ 2 là 9,71 tấn, nhƣng thấp hơn khoảng 2 lần so với lứa đầu và cao hơn so với lứa thứ 3 là 1,93 tấn. Điều này cho thấy, điều kiện khí hậu, đất đai, chiều cao và thời gian thu cắt có ảnh hƣởng lớn đến năng suất và sản lƣợng cỏ Stylo CIAT 184. Trên cùng một nền phân chuồng 20 tấn/ha, năng suất trung bình 56,52 tấn/ha trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Hoàng Văn Tạo và cs, (2010) Ở năm thứ 2, trung bình về năng suất chất xanh của cỏ Stylo CIAT 184 tăng dần tỷ lệ thuận với lƣợng phân lân tăng, nhƣng có xu hƣớng giảm khi mức bón lân tăn đến 750 kg/ha. Năng suất xanh trung bình đạt từ 30,21 - 34,33 tấn/ha. Ảnh hƣởng của các mức phân lân đến thành phần hoá học của cỏ Khi bón các mức phân lân khác nhau ít nhiều đã làm thay đổi thành phần hóa học của cỏ. Hàm lƣợng VCK tăng khi năng suất xanh tăng. Hàm lƣợng protein dao động trong phạm vi từ 3,53 đến 4,19%. Trong đó, cỏ đƣợc bón phân lân đều có tỷ lệ protein cao hơn từ 0,52 đến 0,66% so với đối chứng. Hàm lƣợng protein cao nhất đạt đƣợc ở CT1 (4,19%). Điều đó cho thấy, trong cùng điều Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 37 kiện đất đai, khí hậu và thời gian thu cắt, với các mức phân lân khác nhau có ảnh hƣởng đến quá trình tổng hợp và tích lũy protein thô ở cỏ stylo. Hàm lƣợng Caroten thấp nhất (97,37mg/kg) ở CT2 và cao nhất ở CT1 (150mg/kg), Sự tăng giảm về hàm lƣợng caroten trong cỏ không theo quy luật. Tỷ lệ lipit tổng số dao động trong phạm vi hẹp, thấp nhất ở lô ĐC 2,83% và cao nhất ở CT2, sau đó có xu hƣớng giảm khi tăng mức phân lân ở CT3 (2,83%). Tỷ lệ các chất khoáng tổng số có xu hƣớng tăng tỷ lệ thuận với lƣợng phân bón tăng, biến động từ 1,75 đến 1,85%, tuy nhiên sự biến động này không đáng kể. Hàm lƣợng canxi tăng giảm không theo quy luật, ngƣợc lại, hàm lƣợng phospho tổng số tăng tỷ lệ thuận với mức bón lân. Khi tăng mức bón lân, tỷ lệ xơ thô cũng tăng tỷ lệ thuận từ 5,20 lên 6,85%. Nhƣ vậy, có thể thấy các mức phân lân khác nhau có ảnh hƣởng đến hàm lƣợng protein, lipit, khoáng tổng số và xơ thô trong cỏ Stylosanthes CIAT 184. KẾT LUẬN Hạt cỏ Stylo CIAT 184 sau khi mọc, trong tháng đầu tiên, cây sinh trƣởng chậm. Từ tháng thứ hai trở đi, tốc độ sinh trƣởng tăng lên. Tới 105 ngày, cây có chiều cao thấp nhất là 73,85 cm cao nhất là 80,40 cm, tƣơng ứng với 0 kg/ha và 500 kg /ha phân lân. Tốc độ sinh trƣởng từ 91 đến 105 ngày từ 1,67 tới 1,78 cm/ngày tùy thuộc vào công thức phân bón. Trong 4 công thức bón 500kg/ha phân lân cho tốc độ sinh trƣởng cao nhất. Trong cùng 4 công thức phân bón năng suất đạt 49,16 – 63,70 tấn/ha/năm thứ nhất và và 30,21 - 34,33 tấn/ha/năm thứ hai, cao nhất ở công thức 500kg/ha phân lân trong cả hai năm. Vì vậy, trong điều kiện đất trồng tại Thái Nguyên, chỉ nên bón tối đa 500 kg lân/ha cho cỏ Stylo CIAT 184. Thành phần hoá học của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 chịu ảnh hƣởng của mức phân lân khác nhau. Tăng mức bón lân không chỉ làm tăng năng suất chất xanh, mà còn làm giảm tỷ lệ chất xơ trong cỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hoa, Bùi Quang Tuấn. 2009. ―Năng suất, chất lƣợng một số giống cây thức ăn gia súc (Peunisetum perpureum, Panicum maximum, Brachiaria ruziziensis, Stylosanthes guianesis) trồng tại Đắc Lắc‖ Tạp chí Khoa học và phát triển, tập 7, số 3, 276-291 Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2. Hoàng Văn Tạo, Nguyễn Quốc Toản (2010), ―Ảnh hƣởng của chế độ bón phân đến khả năng sản xuất chất xanh của stylosanthes guianensis CIAT 184 và stylosanthes guianensis Plus tại Nghĩa Đàn - Nghệ An‖, Tạp chí khoa học và phát triển Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tập 8 số 1,tr. 54 - 58. 3. Leung K, Bottomley P.J. (1987), Influence of phosphate on the growth and nodulation characteristics of Rhizobium trifolii. Appl Environ Microbiol 53, pp.2098-2105. 4. Pereira P.A.A., Bliss F.A. (1989), Selection of common bean (Phaseolus vulgaris L.) for N 2 fixation at different levels of available phosphorus under field and environmentally-controlled conditions, Plant Soil 115, pp. 75-82. 5. Rao I.M., Ayarza M.A. and Garcia R. (1995), ―Adaptive attributes of tropical forage species to acid soils I, Differences in plant growth, nutrient acquisition and nutrient utilization among C4 grasses and C3 legumes‖, Journal of Plant Nutrition 18, pp. 2135-2155. 6. Rao I.M., Borrero V., Ricaurte J., Garcia R. and Ayarza M.A. (1996), ―Adaptive attributes of tropical forage species to acid soils II, Differences in shoot and root growth responses to varying phosphorus supply and soil type‖, Journal of Plant Nutrition 19, pp. 323-352. 7. Rao I.M., Borrero V., Ricaurte J., Garcia R. and Ayarza M.A. (1997), ―Adaptive attributes of tropical forage species to acid soils III, Differences in phosphorus acquisition and utilization as influenced by varying phosphorus supply and soil type‖, Journal of Plant Nutrition 20, pp. 155-180. Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 38 SUMMARY EFFECT OF PHOSPHATE FERTILIZER ON THE YIELD QUALITY OF STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 PLANTED IN THAI NGUYEN Ho Thi Bich Ngoc, Phan Dinh Tham *, Nguyen Ngoc Anh, Nguyễn Hƣng Quang College of Agriculture and Forestry - TNU Experiments were conducted to determine the effects of phosphate fertilizer on yield and quality of grass Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) planted in Thai Nguyen. Four treatments with four levels of phosphate fertilizers: 0; 250; 500 and 750kg/ha have been applied. The same basic fertilizers formulated for 4 treatments are: 20 tons of manure, 50 kg urea nitrogen, 200 kg potassium chloride/1 ha/year. The monitoring indicators including plant height and yield were recorded. Chemical composition of grass was analyzed. The results showed the lowest plant height was 73.85 cm after 105 days old in control, while the highest plant height in treatment 2 (80.40 cm). Total fresh yield was vary from 49.16 to 63.70 tons/ha in the first year harvesting; and 30.21 - 34.33 tons/ha in the second year. Formula phosphorus (500 kg/ha/year) is the best for the development of Stylo CIAT 184. The chemical composition of Stylosanthes guianensis CIAT 184 grass was influenced by different levels of phosphorus fertilizer. Increased levels of phosphate fertilizers are not only increases the productivity of fresh yield, but also reduce the fiber percentage in fresh grass. Keywords: Stylo CIAT 184, phosphate, growth rate, fresh yield, chemical composition Ngày nhận bài:06/01/2014; Ngày phản biện:22/01/2014; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 Phản biện khoa học: GS.TS Từ Quang Hiển – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0912 735671

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_phan_lan_den_nang_suat_va_chat_luong_cua_co_st.pdf
Tài liệu liên quan