1. Kết luận
- Các yếu tố môi trường trong quá trình ương
cá sặc rằn trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá
hương (nhiệt độ: 24 - 300C, pH: 7,5 - 8, DO: 4mg/lít,
NH
3: 0 - 0,5 mg/lít).
- Mật độ ương cá sặc rằn trong bể composite
(50 L chứa 40 L nước) từ giai đoạn cá bột lên cá
hương thích hợp nhất là 500 con/40 lít.
- Loại thức ăn để ương cá sặc rằn trong bể
composite (50 L chứa 40 L nước) từ giai đoạn
cá bột lên cá hương thích hợp nhất là lòng đỏ
trứng gà và thức ăn công nghiệp NANOLIS (40%
độ đạm).
2. Kiến nghị
- Cần nghiên cứu sâu hơn về sự chuyển đổi
tính ăn của cá sặc rằn ở các giai đoạn khác nhau.
- Tiến hành thí nghiệm với nhiều loại thức ăn để
có đánh giá chính xác về loại thức ăn tốt nhất cho cá
trong giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn Trichogaster pectoralis Regan, 1910 ương trong bể từ cá bột lên cá hương tại Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ SẶC RẰN Trichogaster pectoralis Regan, 1910
ƯƠNG TRONG BỂ TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI KIÊN GIANG
EFFECTS OF THE DIFFERENT STOCKING DENSITIES AND DIETS ON GROWTH
AND SURVIVAL RATES OF SNAKESKIN GOURAMI Trichogaster pectoralis Regan, 1910
CULTURED IN THE TANK FROM SMALL YOUNG FISH FOR BREEDING
TO EPERLAN STAGE IN KIEN GIANG PROVINCE
Trần Văn Phước1, Trương Minh Chuẩn2, Nguyễn Thúy Hằng3
Ngày nhận bài: 23/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 12/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn Trichogaster pectoralis
(Regan, 1910) từ giai đoạn cá bột lên cá hương được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nuôi trồng thủy
sản - Phân hiệu Kiên Giang - Trường Đại học Nha Trang. Mục đích nghiên cứu là xác định mật độ và loại thức ăn thích
hợp nhất cho ương cá sặc rằn từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Hai thí nghiệm được tiến hành: (1) Ảnh hưởng của mật
độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá hương và (2) Ảnh hưởng của thức ăn
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Thí nghiệm 1 được bố trí trong bể
gồm 3 nghiệm thức mật độ: 400 con/40lít, 500 con/40lít và 600 con/40lít với 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 2 được bố trí trong
bể gồm 3 nghiệm thức thức ăn: lòng đỏ trứng gà, thức ăn công nghiệp + cám gạo; lòng đỏ trứng gà + thức ăn công nghiệp;
lòng đỏ trứng gà + cám gạo với 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm 1 (sau 45 ngày ương), cá ương có tốc độ tăng trưởng
(0,73 ± 0,496 mm/ngày) và tỷ lệ sống (17,87 ± 6,03 %) cao nhất ở nghiệm thức 2 (mật độ 500 con/40lít). Đối với thí nghiệm
2 (sau 28 ngày ương), cá ương có tốc độ tăng trưởng (0,63 ± 0,146 mm/ngày) và tỷ lệ sống (17,13 ± 2,72 %) cao nhất ở
nghiệm thức 2 (thức ăn: lòng đỏ trứng gà + công nghiệp NANOLIS).
Từ khóa: Cá sặc rằn Trichogaster pectoralis, mật độ, thức ăn, sinh trưởng và tỷ lệ sống
ABSTRACT
This study were conducted at research centre for aquaculture practice of Kien Giang campus - Nha Trang University.
This study aims were determine appropriate stocking densities and diets for the culture of snakeskin gourami from small
young fi sh for breeding to eperlan stage. Two experiments were conducted, such as (1) effects of the different stocking
densities on growth and survival rates of snakeskin gourami cultured in the tank and (2) effects of the different diets on
growth and survival rates of snakeskin gourami cultured in the tank. In the experiment 1, 3 treatments with stocking density
of 400, 500 and 600 individuals/40 litres was used 3 replications. In the experiment 2, 3 treatments with diets of yolk of
chicken egg, industrial feed (NANOLIS – 40% crude protein content) and bran; yolk of chicken egg and industrial feed
(NANOLIS – 40% crude protein content); and yolk of chicken egg and bran was used 3 replications. After 45 days of
culture, the experiment 1 showed that stocking density of 500 individuals/40 litres gave the best results in growth
(0,73 ± 0,496 mm/day, respectively) and survival rates (17,87 ± 6,03 %, respectively). After 28 days of culture, the
experiment 2 showed that diet of yolk of chicken egg and industrial feed (NANOLIS – 40% crude protein content) gave the
best results in growth (0,63 ± 0,146 mm/day, respectively) and survival rats (17,13 ± 2,72 %, respectively).
Keywords: Snakeskin gourami, stocking densities, feed, growth and survival rates
1 ThS. Trần Văn Phước: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Trương Minh Chuẩn: Trường Đại học Nha Trang - Phân hiệu Kiên Giang
3 KS. Nguyễn Thúy Hằng: Cựu Sinh viên K50, Trường Đại học Nha Trang - Phân hiệu Kiên Giang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát
triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị trí của
mình trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước
nói chung và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng. Trong đó cá Sặc rằn Trichogaster pectoralis
(Regan, 1910) là một trong những đối tượng cá nước
ngọt có giá trị kinh tế và một trong những đối tượng
nuôi truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá
sặc rằn là loài cá có kích thước nhỏ (100 - 200g/con)
nhưng khả năng khôi phục quần đàn nhanh, sức
sinh sản lớn (100.000 - 230.000 trứng/kg cá cái). Cá
sặc rằn dễ nuôi có khả năng chịu đựng tốt với điều
kiện môi trường bất lợi như pH thấp, nhiệt độ cao, độ
trong thấp, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Cá sặc rằn
sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau như sinh
vật nổi, mùn bã hữu cơ. Chính nhờ những ưu điểm
này mà cá sặc rằn đang là đối tượng được nhiều
người dân rất quan tâm phát triển nghề nuôi hiện
nay [1]. Tuy nhiên ở nước ta trong những năm gần
đây sản lượng cá sặc rằn ngoài tự nhiên đã giảm sút
nghiêm trọng và chất lượng cá khai thác thấp. Một
số vùng đã không còn thấy sự xuất hiện của chúng.
Sản xuất giống nhân tạo cá sặc rằn nhằm cung cấp
giống cho người nuôi trong những năm gần đây hiệu
quả thấp do tình trạng thiếu giống, chưa tìm được
mật độ ương và thức ăn thích hợp trong ương giống
cá sặc rằn theo từng địa phương khác nhau. Vì vậy,
nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể
từ cá bột lên cá hương là vấn đề cấp thiết. Kết quả
nghiên cứu này sẽ góp phần khắc phục những khó
khăn và tồn tại trên, đồng thời hoàn thiện quy trình
ương giống cá sặc rằn nói chung và xây dựng quy
trình ương giống theo địa phương nói riêng.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
1.1. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu
Thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản - Phân hiệu Kiên
Giang - Trường Đại học Nha Trang. TT. Minh Lương,
huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2012 đến
tháng 07/2012.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Cá sặc rằn Trichogaster
pectoralis (Regan, 1910) ương từ giai đoạn cá bột
lên cá hương. Cá sặc rằn bột được sinh sản nhân
tạo tại Trung tâm.
2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá
hương (2 - 3cm).
3. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu
- Cá bột sau khi nở 3 - 4 ngày (dinh dưỡng hết
noãn hoàng) được đưa vào bể tiếp tục ương lên cá
hương (2 - 3cm).
- Nguồn nước: nước giếng khoan, nước mưa
và nguồn nước có sẵn trong ao.
- Thức ăn: lòng đỏ trứng gà, thức ăn công
nghiệp NANOLIS (40% độ đạm), bột cá và cám gạo.
- Bể composite 50L (chứa 40L nước): 9 bể; xô,
chậu; vợt, lưới.
- Ống pipet, đĩa batri, cốc định lượng.
- Cân đồng hồ (1g), giấy kẻ ô ly (mm), thước
thẳng chia vạch (mm).
- Bộ test nhanh DO, test NH3, test pH và
nhiệt kế.
4. Bố trí thí nghiệm
4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai
đoạn cá bột lên cá hương
Cá sặc rằn bột được bố trí vào các bể
composite đặt trong nhà. Thí nghiệm được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 mật độ ương khác nhau
tương ứng với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần. Thời gian ương là 45 ngày. Các
nghiệm thức gồm: nghiệm thức 1 (NT1) mật độ
là 400 con/40 lít; nghiệm thức 2 (NT2) mật độ là
500 con/40 lít và nghiệm thức 3 (NT3) mật độ là
600 con/40 lít. Chăm sóc và quản lý: Cá được cho
ăn tối đa theo nhu cầu (7 - 10% khối lượng thân). Cá
được cho ăn mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều). 7 ngày
đầu sử dụng thức ăn là lòng đỏ trứng gà chà nhuyễn
pha loãng với nước cho vào các bể cả 3 nghiệm
thức. Từ ngày thứ 5 đến kết thúc thí nghiệm sử
dụng thức ăn là cám gạo và bột cá với tỷ lệ phối trộn
là 1: 1 pha loãng với nước cho vào các bể. Theo
dõi các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá, thức ăn
thừa được siphon sau mỗi lần cho ăn và cấp thêm
nước bằng lượng nước ban đầu. Định kỳ kiểm tra
các yếu tố môi trường 1 lần/tuần và sinh trưởng của
cá ương 1 lần/2 tuần (kiểm tra tối thiểu 30 cá thể/
nghiệm thức). Các dữ liệu cần thu như sinh trưởng,
tỷ lệ sống (kết thúc thí nghiệm) và môi trường.
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn ương trong bể từ giai
đoạn cá bột lên cá hương
Cá sặc rằn bột được bố trí vào các bể composite
đặt trong nhà. Mật độ ương sử dụng kết quả
nghiên cứu từ thí nghiệm 1. Thí nghiệm được bố
trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 loại thức ăn khác
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
nhau tương ứng với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần. Thời gian ương là 28 ngày.
Các nghiệm thức gồm: nghiệm thức 1 (NT1): lòng
đỏ trứng gà (cho cá ăn 7 ngày đầu), thức ăn công
nghiệp NANOLIS (40% độ đạm) và cám gạo - tỷ lệ
phối trộn là 1 : 1; nghiệm thức 2 (NT2): lòng đỏ trứng
gà (cho cá ăn 7 ngày đầu) và thức ăn công nghiệp
NANOLIS (40% độ đạm) và nghiệm thức 3 (NT3):
lòng đỏ trứng gà (cho cá ăn 7 ngày đầu) và cám gạo.
Chăm sóc và quản lý: Cá được cho ăn tối đa theo
nhu cầu (7 - 10% khối lượng thân). Cá được cho ăn
mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều). 7 ngày đầu sử dụng
thức ăn là lòng đỏ trứng gà chà nhuyễn pha loãng
với nước cho vào các bể cả 3 nghiệm thức. Từ ngày
thứ 5 đến kết thúc thí nghiệm sử dụng thức ăn còn
lại của các nghiệm thức pha loãng với nước cho vào
các bể. Theo dõi các hoạt động bơi lội và bắt mồi
của cá, thức ăn thừa được siphon sau mỗi lần cho
ăn và cấp thêm nước bằng lượng nước ban đầu.
Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường 1 lần/tuần
và sinh trưởng của cá ương 1 lần/tuần (kiểm tra tối
thiểu 30 cá thể/nghiệm thức). Các dữ liệu cần thu
như sinh trưởng, tỷ lệ sống (kết thúc thí nghiệm) và
môi trường.
5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê
sinh học trên phần mềm Microsoft Offi ce Excel 2003
và SPSS, phân tích phương sai một yếu tố (One
way- ANOVA) được dùng để kiểm tra ảnh hưởng
của mật độ ương, loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá và các phép tính thông dụng khác.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường nước trong các bể thí
nghiệm được theo dõi và trình bày ở bảng 1 và 2
Bảng 1. Các yếu tố môi trường nước trong các bể thí nghiệm 1
Nhiệt độ ( oC)
DO (mg/lít) pH NH3 (mg/lít)
Sáng (6h) Chiều (14h)
26 - 28
26,93 ± 0,65
27 - 30
29,02 ± 0,92 4,0 7,5 - 8,0
0 - 0,5
0,06 ± 0,17
Bảng 2. Các yếu tố môi trường nước trong các bể thí nghiệm 2
24 - 28
27,04 ± 0,96
25 - 30
29,00 ± 1,12 4,0 7,5 – 8,0 0 – 0,5
Nhiệt độ nước trung bình trong các bể thí
nghiệm ở thí nghiệm 1, 2 vào buổi sáng và buổi
chiều lần lượt là 26,93 ± 0,650C; 27,04 ± 0,960C và
29,02 ± 0,920C; 29,00 ± 1,120C. Qua các đợt kiểm
tra nhiệt độ trong các bể thí nghiệm không có sự
biến động lớn. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005),
nhiệt độ thích hợp cho cá sặc rằn phát triển và sinh
trưởng là từ 24 - 300C nhưng cá có thể chịu đựng
được khoảng nhiệt độ: 11 - 390C. Tương tự theo
Nguyễn Mạnh Hà (2003) và Nguyễn Thị Hòa (2006),
nhiệt độ thích hợp cho cá sặc rằn sinh trưởng là từ
25 - 300C. Như vậy, nhiệt độ dao động ở cả hai thí
nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp để ương
cá sặc rằn.
pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm
thức của hai thí nghiệm và dao động 7,5 - 8,0. Theo
Nguyễn Văn Kiểm (2005), cá sặc rằn cũng có khả
năng chịu đựng điều kiện môi trường nước bẩn,
hàm lượng chất hữu cơ cao cũng như pH thấp
(4,0 - 4,5). pH thích hợp cho sự phát triển của cá
từ 6,5 - 8,0. Tương tự theo Nguyễn Thị Hòa (2006),
pH trong ao ương cá sặc rằn thích hợp là > 6,0.
Điều này cho thấy môi trường ương trong hai thí
nghiệm phù hợp cho sự phát triển của cá.
Trong quá trình ương hàm lượng oxy hòa tan
trong các bể thí nghiệm là 4,0 mg/lít. Theo Vũ Ngọc
Út và Trương Quốc Phú (2006) cho rằng hàm lượng
oxy hòa tan dao động trong khoảng từ 2 - 5 mg/lít là
nằm trong giới hạn trung bình, hàm lượng oxy hòa
tan lớn hơn là 5 mg/l tốt cho sự phát triển của cá,
như vậy cho thấy DO trong các bể thí nghiệm thích
hợp cho ương nuôi cá sặc rằn.
Hàm lượng NH3 trong các bể ương biến
động tương đối thấp. Qua các lần kiểm tra hàm
lượng NH3 nằm trong khoảng thích hợp, dao động
0 - 0,5 mg/lít.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, các yếu tố
môi trường trong các bể ương cá sặc rằn từ giai
đoạn cá bột lên cá hương đều nằm trong khoảng
thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17
Ở ngày thứ 14 và ngày thứ 28, chiều dài trung
bình của cá giữa các nghiệm thức có sự khác biệt
nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).
Đến ngày thứ 42, chiều dài trung bình của cá ở
NT2 (17,95mm) và NT3 (15,90mm) có sự sai khác
nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05),
tuy nhiên so với NT1 (11,63mm) thì chiều dài trung
bình của cá ở hai nghiệm thức này lớn hơn, sự
sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Đến
giai đoạn này, chúng ta thấy mật độ ương đã ảnh
hưởng lên sự tăng trưởng về chiều dài của cá sặc
rằn (bảng 3). Tương tự, đến ngày ương thứ 45,
chiều dài trung bình của cá sặc rằn ở các nghiệm
thức có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
(p<0,05): NT2 cao nhất (20,15mm) và khác biệt có
ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm
thức còn lại.
2.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá sặc rằn
2. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn cá
bột lên cá hương (2 - 3cm)
2.1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng cá sặc rằn
2.1.1. Tăng trưởng chiều dài của cá sặc rằn
Bảng 3. Chiều dài trung bình (mm) của cá giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức Ngày đầu 14 ngày 28 ngày 42 ngày 45 ngày
NT1 3,66 ± 0,05a 6,12 ± 0,08a 8,12 ± 0,30a 11,63 ± 1,59a 12,77 ± 1,65a
NT2 3,66 ± 0,05a 6,37 ± 0,20a 8,44 ± 0,98a 17,95 ± 0,61b 20,15 ± 1,38c
NT3 3,66 ± 0,05a 6,30 ± 0,23a 8,91 ± 0,92a 15,90 ± 1,00b 17,13 ± 1,00b
Số liệu được trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không
có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05)
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) của cá giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức 14 ngày 28 ngày 42 ngày 45 ngày
NT1 0,17 ± 0,006a 0,15 ± 0,025a 0,25 ± 0,095a 0,38 ± 0,017a
NT2 0,20 ± 0,006a 0,19 ± 0,015a 0,61 ± 0,101b 0,73 ± 0,496b
NT3 0,19 ± 0,020a 0,19 ± 0,080a 0,50 ± 0,040b 0,41 ± 0,106a
Số liệu được trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không
có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05)
Ở ngày thứ 14 và 28 có sự khác biệt nhưng
không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Đến
ngày thứ 42, NT2 có tốc độ tăng trưởng cao nhất
(0,61 mm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa so với NT1
(p<0,05). Đến ngày thứ 45, NT2 có tốc độ tăng
trưởng cao nhất (0,73 mm/ngày) và khác biệt có ý
nghĩa so với 2 nghiệm thức NT1 (0,38 mm/ngày) và
NT3 (0,41 mm/ngày) (p<0,05).
2.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống cá
sặc rằn
Tỷ lệ sống của cá ương ở nghiệm thức
NT2 (17,87 ± 6,03%) cao nhất và khác biệt có
ý nghĩa về mặt thống kê so với 2 nghiệm thức
NT1 (6,33 ± 2,70 %) và NT3 (7,77 ± 0,84%) (p<0,05).
Tỷ lệ sống ở 2 nghiệm thức NT3 và NT1 thấp hơn
và sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê
(p>0,05).
Mật độ ương cá sặc rằn (400 con/40 lít, 500
con/40 lít và 600 con/40 lít) trong bể từ giai đoạn
cá hương lên cá bột đã ảnh hưởng đến sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá ương. Kết quả ương cho thấy,
cá ương có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao
nhất ở nghiệm thức 2 (mật độ ương 500 con/40 lít).
Theo Nguyễn Thị Hòa (2006), cá sặc rằn ương
trong ao từ giai đoạn cá bột thì mật độ ương thích
hợp là 400 - 500 con/m2. Tương tự theo Trung
tâm Giống Nông Lâm Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang
(2011), cá sặc rằn ương trong ao từ giai đoạn cá
bột thì mật độ ương thích hợp là 400 - 600 con/m2.
Như vậy có thể khẳng định: ương cá sặc rằn từ giai
đoạn cá bột trong bể thì mật độ sẽ lớn hơn nhiều
so với ương trong ao.
Hình 1. Tỷ lệ sống của cá ương
Kí hiệu chữ cái trên các cột giống nhau thể hiện sự sai khác
không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Sau 14 ngày ương, chiều dài trung bình của
cá ương ở nghiệm thức NT2 (6,30 ± 0,11 mm) lớn
nhất và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so
với 2 nghiệm thức NT1 (6,11 ± 0,10 mm) và NT3
(5,99 ± 0,07 mm) (p<0,05). Sự khác biệt giữa NT1
và NT3 không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).
Đến ngày ương thứ 28, chiều dài trung bình của cá
ương ở nghiệm thức NT2 (12,02 ± 1,08 mm) vẫn
lớn nhất và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
so với nghiệm thức NT3 (p<0,05) nhưng khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm
thức NT1 (p>0,05).
3. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá sặc rằn ương trong bể từ giai đoạn
cá bột lên cá hương
3.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng cá sặc rằn
3.1.1. Tăng trưởng chiều dài cá sặc rằn
Bảng 5. Chiều dài trung bình (mm) của cá giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức Bắt đầu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
NT1 3,77 ± 0,02a 4,93 ± 0,08b 6,11 ± 0,10a 7,37 ± 0,12a 11,02 ± 0,96ab
NT2 3,77 ± 0,02a 4,98 ± 0,11b 6,30 ± 0,11b 7,60 ± 0,55a 12,02 ± 1,08b
NT3 3,77 ± 0,02a 4,64 ± 0,03a 5,99 ± 0,07a 7,07 ± 0,18a 9,62 ± 0,48a
Số liệu được trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không
có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05)
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá sặc rằn
Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) của cá giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày
NT1 0,16 ± 0,015b 0,17 ± 0,015a 0,18 ± 0,000a 0,52 ± 0,123ab
NT2 0,17 ± 0,015b 0,17 ± 0,035a 0,19 ± 0,080a 0,63 ± 0,146b
NT3 0,12 ± 0,006a 0,17 ± 0,006a 0,18 ± 0,032a 0,36 ± 0,069a
Số liệu được trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không
có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05)
Sau 28 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá
ở nghiệm thức NT2 lớn nhất (0,63 mm/ngày) và
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm
thức NT3 (0,36 mm/ngày) (p<0,05) nhưng khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm
thức NT1 (0,52 mm/ngày) (p>0,05).
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá sặc rằn
(7,73 ± 4,32 %) và NT3 (6,67 ± 3,25 %) (p<0,05).
Tỷ lệ sống của cá ương ở 2 nghiệm thức NT1 và
NT3 sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê
(p>0,05).
Các loại thức ăn khác nhau (thức ăn
công nghiệp + cám gạo; thức ăn công nghiệp
NANOLIS - 40% độ đạm; thức ăn là cám gạo) để
ương cá sặc rằn trong bể từ giai đoạn cá hương
lên cá bột đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá ương. Kết quả ương cho thấy,
cá ương có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất ở nghiệm thức 2 (thức ăn công nghiệp
NANOLIS - 40% độ đạm). Theo Nguyễn Thị Hòa
(2006), thức ăn cho ương cá sặc rằn từ giai đoạn
cá bột trong ao là lòng đỏ trứng gà luộc kết hợp
bột đậu nành (tuần ương thứ nhất), cám mịn kết
hợp bột cá (từ tuần ương thứ hai). Tương tự theo
Trung tâm Giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh
Kiên Giang (2011), thức ăn cho ương cá sặc rằn
từ giai đoạn cá bột trong ao là lòng đỏ trứng kết
hợp bột đậu nành (10 ngày ương đầu tiên), bột
đậu nành + cám gạo + bột cá (từ ngày thứ 11 đến
ngày thứ 20), cám gạo mịn kết hợp bột cá (từ
ngày thứ 21 về sau).
Hình 2. Tỷ lệ sống của cá ương
Kí hiệu chữ cái trên các cột giống nhau thể hiện sự sai
khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05)
Tỷ lệ sống của cá ương ở nghiệm thức NT2
(17,13 ± 2,72 %) cao nhất và khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê so với 2 nghiệm thức NT1
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Các yếu tố môi trường trong quá trình ương
cá sặc rằn trong bể từ giai đoạn cá bột lên cá
hương (nhiệt độ: 24 - 300C, pH: 7,5 - 8, DO: 4mg/lít,
NH3: 0 - 0,5 mg/lít).
- Mật độ ương cá sặc rằn trong bể composite
(50 L chứa 40 L nước) từ giai đoạn cá bột lên cá
hương thích hợp nhất là 500 con/40 lít.
- Loại thức ăn để ương cá sặc rằn trong bể
composite (50 L chứa 40 L nước) từ giai đoạn
cá bột lên cá hương thích hợp nhất là lòng đỏ
trứng gà và thức ăn công nghiệp NANOLIS (40%
độ đạm).
2. Kiến nghị
- Cần nghiên cứu sâu hơn về sự chuyển đổi
tính ăn của cá sặc rằn ở các giai đoạn khác nhau.
- Tiến hành thí nghiệm với nhiều loại thức ăn để
có đánh giá chính xác về loại thức ăn tốt nhất cho cá
trong giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia), 2009. Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn
Trichogaster pectoralis (Regan, 1910). NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Hà, 2003. Đặc điểm sinh thái sinh học cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis). Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn
Vĩnh Long, Số 25, tháng 10/2003.
3. Nguyễn Thị Hòa, 2006. Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận. Trung ương Hội Nông dân VN.
4. Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Trung tâm Giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang, 2011. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn. Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang.
6. Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học
Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_mat_do_va_thuc_an_len_sinh_truong_va_ty_le_son.pdf