Tỷ lệ sống của cá dìa khi kết thúc thí nghiệm đạt
thấp nhất khi nuôi ở độ mặn 30‰ (45,56%) và có
sai khác ý nghĩa với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm
thức còn lại (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá dìa cao
nhất khi ương ở độ mặn 20‰ và 25‰. Không có sự
sai khác ý nghĩa về tỷ lệ sống của cá dìa ương ở
độ mặn 10 - 15‰ (P > 0,05). Tỷ lệ sống của cá dìa
trong thí nghiệm trên thấp hơn so với kết quả công
bố bởi Zhao và ctv (2013) khi ương cá dìa trong độ
mặn từ 5 đến 30‰. Theo Bouen & Payan (2001),
sự ảnh hưởng của độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá thay đổi theo quá trình phát triển của
cá thể. Trong thí nghiệm này kích thước của cá dìa
là nhỏ hơn nhiều (0,091 g/con) so với cá dìa trong
nghiên cứu của Zhao và ctv (2013) là 67 g/con. Điều
này có thể dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ sống trong
hai thí nghiệm.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus guttatus, Bloch 1787), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA GIỐNG (Siganus guttatus, Bloch 1787)
EFFECTS OF STOCKING DENSITY AND SALINITY ON GROWTH AND SURVIVAL
OF JUVENILE GOLDEN RABBIT FISH (Siganus guttatus, Bloch 1787)
Phan Văn Út1, Hoà ng Thị Thanh2, Trương Quang Tuấ n3
Ngày nhận bài: 15/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 13/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Hai thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá dìa
giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa (chiều dài trung bình 19 mm/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm
(60 L/bể) với 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn NRD
3/5, khẩu phần 14% khối lượng thân. Kết quả cho thấy cá dìa đạt sinh trưởng tốt nhất khi nuôi với mật độ từ 2 – 4 con/L.
Hệ số thức ăn (FCR) tăng khi mật độ nuôi tăng trên 6 con/L. Trong thí nghiệm 2, cá dìa giống (chiều dài trung bình 19,82
mm/con) được nuôi ở 5 độ mặn khác nhau (10; 15; 20; 25 và 30‰) với mật độ 4 con/L. Kết quả cho thấy cá dìa sinh trưởng
tốt trong khoảng độ mặn 15 – 25‰. Cá giảm tăng trưởng khi độ mặn tăng trên 25‰ hoặc dưới 15‰. Không có ảnh hưởng
của độ mặn đến hệ số phân đàn của cá dìa giống. Thay đổi độ mặn từ 10 – 25‰ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của
cá, tuy nhiên tỷ lệ sống giảm khi độ mặn tăng trên 25‰. Do đó ương mật độ 4 con/L ở độ mặn từ 15 – 25‰ là thích hợp
cho sinh trưởng của cá dìa giống.
Từ khóa: Cá dìa, mật độ, độ mặn, siganus guttatus
ABSTRACT
Two trials were carried out to examine the effects of stocking density and salinity on growth, survival and feed
conversion ratio of juvenile golden rabbit fi sh. In the fi rst experiment, fi sh (average length 19 mm/fi sh) were randomly
distributed to experimental tanks (60 L/tank) at fi ve different stocking densities (2; 4; 6; 8 and 10 fi sh/L) with triplicate
per each treatment. Fish was fed NRD 3/5 diets with feed rations of 14% body weight. Results showed that the optimum
stocking density for growth of fi sh ranged from 2 to 4 fi sh/L. FCR increased as the stocking density excessed 6 fi sh/L. In the
second trial, fi sh (average length 19,82mm/fi sh) were cultured at 5 different levels of salinity (10; 15; 20; 25 and 30‰) with
stocking density 4 fi sh/L. Results indicated that the golden rabbit fi sh showed good growth in range of salinity of 15 - 25‰.
The SGR signifi cantly decreased as salinity increased above 25‰ or reduced lower 15‰. No signifi cant difference was
found on coeffi cient of variation of fi sh cultured at different levels of salinity. Increasing of salinity from 10 to 25‰ did not
signifi cantly affected on survival of fi sh, however the survival reduced as level of salinity was higher than 25‰. Thus, the
available stocking density and salinity for juvenile golden rabbit fi sh were 2 - 4 fi sh/L and 15 – 25‰, respectively.
Keywords: Rabbit fi sh; Salinity; Density; siganus guttatus
1 ThS. Phan Văn Út, 2 ThS. Hoàng Thị Thanh: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
3 Trương Quang Tuấ n: Cao họ c Nuôi trồng thủy sản 2010 - Trườ ng Đạ i họ c Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá dìa (Siganus guttatus) là đối tượng cá
biển có giá trị kinh tế, phân bố nhiều ở vùng Đông
Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương [12].
Đây là loài có tiềm năng trong nuôi trồng thủy
sản nhờ khả năng sinh sản tốt trong điều kiện
nuôi nhốt, nằm ở mức thấp trong chuỗi thức ăn
và dễ dàng được thị trường chấp nhận [14]. Cá
dìa đã được sinh sản nhân tạo thành công ở
Trung Quốc, tuy nhiên những thông tin sâu hơn
về ương giống và nuôi thương phẩm vẫn còn
nhiều hạn chế [14].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy độ mặn có ảnh
hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngay
cả ở những loài cá rộng muối [2]. Một số thông tin
về ảnh hưởng của độ muối đến sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá dìa cho thấy tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ sống
của ấu trùng noãn hoàng đạt 50% trong khoảng
độ mặn 14 - 37‰ [13]. Trong khi đó, cá dìa loài
Siganus rivulatus có thể sống 3 tuần trong độ mặn
10 - 50‰ và không có sự sai khác ý nghĩa về
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương ở độ mặn
25 - 40‰ [9]. Ngoài ra độ mặn cũng có thể ảnh hưởng
đên hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá. Mức độ
stress và đáp ứng sinh lý của cá ở các độ mặn khác
nhau có thể được kiểm soát thông qua khả năng
điều hòa áp suất thẩm thấu. Khả năng này thay đổi
theo từng loài và phụ thuộc vào giai đoạn phát
triển, kích thước cũng như điều kiện dinh dưỡng
của chúng [6].
Trong nuôi trồng thủy sản, mật độ nuôi có ý
nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến phương
pháp cho ăn, quản lý môi trường, tỷ lệ sống và sản
lượng của cá nuôi. Việc tăng mật độ có thể tăng sản
lượng nhưng cũng làm tăng stress cho cá nuôi [5],
đồng thời làm tăng nhu cầu năng lượng, giảm hiệu
quả sử dụng thức ăn [3]. Việc xác định mật độ nuôi
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá là cần
thiết để giúp tối ưu sản lượng và hiệu quả sử dụng
thức ăn [8]. Trên cơ sở đó, những thí nghiệm ở đây
được tiến hành nhằm xác định được độ mặn và mật
độ thích hợp trong ương cá dìa giai đoạn giống.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá dìa (Siganus
guttatus) giai đoạn giống (chiều dài trung bình
19 mm/con). Cá giống được thu từ kết quả sản
xuất giống nhân tạo và được nuôi thuần trong bể
composite 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm.
2. Bố trí thí nghiệm
Trong thí nghiệm 1, cá dìa có kích thước
đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể
composite (60 L/bể). Cá được ương ở 5 mật độ
khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Các nghiệm thức
được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần.
Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, mật độ
tối ưu 4 con/L được sử dụng cho thí nghiệm 2.
Trong thí nghiệm này, cá dìa được ương ở 5 mức độ
mặn khác nhau (10; 15; 20; 25 và 30‰). Thí nghiệm
được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức
lặp lại 3 lần. Hàng ngày kiểm tra độ mặn ở các bể
thí nghiệm để đảm bảo đúng độ mặn đã định sẵn.
3. Chăm sóc quản lý
Thức ăn NRD 3/5 được sử dụng cho cả 2 thí
nghiệm. Cá được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 6h; 10h;
14h và 18h với khẩu phần 14% khối lượng thân.
Thời gian thí nghiệm kéo dài trong 4 tuần. Các yếu
tố môi trường: Nhiệt độ, pH, NH3 được đo 3 ngày/
lần. Nhiệt độ 28-320C, pH: 7.8-8.5, DO > 5 mg/L,
NH3< 1 mg/L, NO2 < 1.5 mg/L. Hàng ngày tiến hành
thu thức ăn thừa và vệ sinh bể nuôi. Hàng ngày thay
50% nước trong bể nuôi để đảm bảo môi trường.
4. Phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu
Trước khi kết thúc thí nghiệm tiến hành cân khối
lượng và đo chiều dài của cá. Trước khi cân đo, cá
thí nghiệm được ngừng cho ăn trong 24 h và gây
mê bằng Etylen Glycon Mono-Phenylether với nồng
độ 300 ppm Sau đó tiến hành cân khối lượng của cá
bằng cân điện tử với độ chính xác 0,01g. Chiều dài
và chiều cao của cá được đo bằng giấy kẻ ô ly có độ
chính xác 1mm. Số lượng mẫu 30 con/bể.
Các chỉ tiêu đánh giá:
● Tỷ lệ sống:
Trong đó: Nt: Số cá tại thời điểm kiểm tra
N0: Số cá thả ban đầu
● Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) về khối
lượng của cá được xác định theo công thức:
Trong đó: W1, W2: chiều dài và khối lượng cá
tương ứng ở thời điểm t1, t2.
Hệ số phân đàn về chiều dài (CVSL –Coeffi cient
of Variantion: %):
Trong đó: CV: hệ số phân tán dữ liệu, S: độ
lệch chuẩn của khối lượng và chiều dài toàn thân,
: trung bình của khối lượng và chiều dài toàn thân
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = khối lượng thức
ăn cho ăn (g)/ khối lượng cá gia tăng (g)
Số liệu được trình bày ở dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn (SD). Tất cả các số liệu được phân tích
bằng phân tích phương sai ANOVA một nhân tố.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Sự sai khác giữa các nghiệm thức được so sánh
theo phương pháp Duncan’s multiple range test trên
phần mềm SPSS Version 17.0. Sự sai khác có ý
nghĩa được xem xét khi P < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, hệ số
FCR và tỷ lệ sống của cá dìa
Sau 28 ngày thí nghiệm, kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá dìa được trình bày trong bảng 1. Cá
dìa đạt khối lượng, tốc độ tăng trưởng đặc trưng
và chiều dài cao nhất khi nuôi với mật độ 2 4 con/L
và có sai khác ý nghĩa với tăng trưởng của cá
ương ở các mật độ cao hơn (P < 0,05). Nhìn chung
tốc độ tăng trưởng của cá giảm dần khi tăng mật
độ trên 4 con/L. Không có sự sai khác về hệ số
phân đàn của cá dìa ương ở các mật độ khác nhau
(P > 0,05).
Bảng 1. Sinh trưởng, CVSL, FCR và tỷ lệ sống của cá dìa nuôi ở các mật độ khác nhau
Thức ăn 2 con/L 4 con/L 6 con/L 8 con/L 10 con/L
Wban đầu (g/con) 0,09 ± 0,02 0,09 ± 0,02 0,09 ± 0,02 0,09 ± 0,02 0,09 ± 0,02
Lban đầu (mm) 19,63 ± 1,43 19,63 ± 1,43 19,63 ± 1,43 19,63 ± 1,43 19,63 ± 1,43
Wkết thúc (g/con) 0,46 ± 0,01
c 0,43 ± 0,01c 0,38 ± 0,01b 0,37 ± 0,01ab 0,35 ± 0,02a
Lkết thúc (mm) 33,86 ± 0,32
b 33,66 ± 0,20b 32,26 ± 0,65a 31,89 ± 0,13a 31,46 ± 0,65a
SGR (%/ngày) 5,73 ± 0,08c 5,58 ± 0,13c 5,13 ± 0,15b 4,99 ± 0,10ab 4,81 ± 0,19a
CVSL (%) 6,97 ± 0,56 6,75 ± 1,64 6,98 ± 1,43 7,04 ± 0,53 8,14 ± 0,79
FCR 1,07 ± 0,06a 1,13 ± 0,06ab 1,23 ± 0,06bc 1,27 ± 0,06c 1,27 ± 0,06c
Tỷ lệ sống (%) 64,44 ± 0,96b 63,61 ± 1,73b 60,56 ± 4,00b 51,67 ± 2,92a 48,00 ± 5,84a
Số liệu trình bày TB ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác ý nghĩa ở mức (P < 0,05).
Hệ số FCR của cá dìa khi kết thúc thí nghiệm
bị ảnh hưởng bởi mật độ nuôi. Hệ số FCR của cá
dìa tăng có ý nghĩa khi mật độ nuôi tăng trên 4 con/L
(P < 0,05). Không có sự sai khác ý nghĩa về hệ số
FCR của cá dìa ương ở mật độ 6, 8 và 10 con/L (P >
0,05). Tăng mật độ nuôi cũng làm ảnh hưởng đến
tỷ lệ sống của cá dìa giai đoạn này. Tỷ lệ sống giảm
khi tăng mật độ nuôi trên 6 con/L. Không có sự sai
khác về tỷ lệ sống của cá dìa ương ở mật độ 2-6
con/L/ (P > 0,05).
Leatherland & Cho (1985) chỉ ra rằng, tăng mật
độ nuôi dẫn đến tăng stress ở cá, giảm tăng trưởng
và hiều quả sử dụng thức ăn. Kết quả nghiên cứu ở
trên cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá giảm
có ý nghĩa khi tăng mật độ nuôi. Bên cạnh đó hệ số
FCR ở cá dìa cũng tăng dần khi tăng mật độ nuôi.
Kết quả này cũng tương tự với những công bố về
ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cá song
[1], cá chẽm châu Âu Dicentrarchus labrax [7].
2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, hệ
số FCR và tỷ lệ sống của cá dìa
Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỷ
lệ sống và hệ số FCR của cá dìa được trình bày
trong bảng 2. Sau 4 tuần thí nghiệm, cá dìa đạt
khối lượng cuối và tốc độ tăng trưởng đặc trưng
cao nhất khi nuôi ở độ mặn trong khoảng 15 - 25‰
và có sai khác ý nghĩa với tăng trưởng của cá dìa
ở các độ mặn khác (P < 0,05). Tăng trưởng của
cá dìa giảm khi độ mặn tăng trên 25‰. Kết quả
tương tự cũng được quan sát ở chiều dài của cá
thí nghiệm. Thay đổi độ mặn không làm ảnh hưởng
đến hệ số phân đàn của cá dìa giai đoạn giống
(P > 0,05). Kết quả phân tích mối tương quan giữa
độ mặn và tốc độ tăng trưởng đặc trưng cho thấy
độ mặn thích hợp cho nuôi cá dìa giai đoạn này là
19,2‰ (hình 1).
Kết quả nghiên cứu ở trên cũng giống với một số
công bố về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng
của cá biển giai đoạn giống khi cho thấy cá giống có
tốc độ phát triển tốt ở môi trường có độ mặn trung
bình 10 - 19‰ [10][14]. Wada và ctv (2004) chỉ ra
rằng tăng trưởng của cá bơn (Verasper variegatus)
khi ương ở độ mặn 8 và 16‰ cao hơn so với cá nuôi
ở độ mặn 32‰ hay 4‰.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81
Tỷ lệ sống của cá dìa khi kết thúc thí nghiệm đạt
thấp nhất khi nuôi ở độ mặn 30‰ (45,56%) và có
sai khác ý nghĩa với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm
thức còn lại (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá dìa cao
nhất khi ương ở độ mặn 20‰ và 25‰. Không có sự
sai khác ý nghĩa về tỷ lệ sống của cá dìa ương ở
độ mặn 10 - 15‰ (P > 0,05). Tỷ lệ sống của cá dìa
trong thí nghiệm trên thấp hơn so với kết quả công
bố bởi Zhao và ctv (2013) khi ương cá dìa trong độ
mặn từ 5 đến 30‰. Theo Bouen & Payan (2001),
sự ảnh hưởng của độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá thay đổi theo quá trình phát triển của
cá thể. Trong thí nghiệm này kích thước của cá dìa
là nhỏ hơn nhiều (0,091 g/con) so với cá dìa trong
nghiên cứu của Zhao và ctv (2013) là 67 g/con. Điều
này có thể dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ sống trong
hai thí nghiệm.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá dìa cao nhất
ở nghiệm thức nuôi ở độ mặn 30‰ (1,31) và có sai
khác ý nghĩa với hệ số FCR của cá dìa ương ở độ
mặn thấp hơn 25‰ (P < 0,05). Kết quả này cũng
tương tự nghiên cứu của Lambert và ctv (1994) khi
cho rằng cá Gardus morhua có hiệu quả chuyển
hóa thức ăn tốt hơn khi ương ở môi trường có độ
mặn thấp. Tuy nhiên kết quả của Zhao và ctv (2013)
lại cho rằng không có ảnh hưởng của độ mặn đến
hiệu quả sử dụng thức ăn của cá dìa giống (67 g/
con). Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau do
sự tương tác giữa độ mặn và nhiệt độ, kích thước
cá và cần có các nghiên cứu sâu hơn.
Hình 1. Tương quan giữa độ mặn và tốc độ tăng trưởng
đặc trưng của cá dìa
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mật độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng, hệ số
phân đàn, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn
của cá dìa giai đoạn giống. Mật độ ương giống cá
dìa (từ 2-3cm lên 5-8cm) đạt hiệu quả cao nhất là
4 con/L.
Độ mặn cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, hệ
số phân đàn, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá dìa giai
đoạn giống. Như vậy độ mặn thích hợp cho ương
nuôi giống cá dìa trong khoảng 20 - 25‰.
Bảng 2. Sinh trưởng, CVSL, FCR và tỷ lệ sống của cá dìa nuôi ở các độ mặn khác nhau
Thức ăn 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ 30‰
Wban đầu (g/con) 0,09 ± 0,03 0,09 ± 0,03 0,09 ± 0,03 0,09 ± 0,03 0,09 ± 0,03
Lban đầu (mm) 19,82 ± 2,24 19,82 ± 2,24 19,82 ± 2,24 19,82 ± 2,24 19,82 ± 2,24
Wkết thúc (g/con) 0,37 ± 0,02
b 0,46 ± 0,01c 0,45 ± 0,01c 0,44 ± 0,02c 0,34 ± 0,02a
Lkết thúc (cm) 32,11 ± 0,80
ab 34,30 ± 0,52c 32,67 ± 0,07b 34,14 ± 0,45c 31,49 ± 0,15a
SGR (%/ngày) 4,94 ± 0,20b 5,72 ± 0,08c 5,63 ± 0,06c 5,60 ± 0,17c 4,63 ± 0,19a
CVSL (%) 6,70 ± 1,90 7,87 ± 1,72 8,12 ± 1,06 6,83 ± 0,32 7,07 ± 1,57
FCR 1,10 ± 0,10a 1,10 ± 0,10a 1,13 ± 0,12a 1,17 ± 0,06ab 1,31 ± 0,02b
Tỷ lệ sống (%) 52,22 ± 4,19b 55,56 ± 1,73bc 61,94 ± 1,92d 58,89 ± 5,09cd 45,56 ± 2,10a
Số liệu trình bày TB ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác ý nghĩa ở mức (P < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, Lê Xân, Phạm Thị Lam Hồng, Trần Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Văn Phong và Vũ Văn In
(2014). Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá song chuột (Cromileptes altivelis) từ cá bột lên cá
hương. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Số 1, tập 12, 22-27.
Tiếng Anh
2. Boeuf, G., Payan, P., 2001. How should salinity infl uence fi sh growth? Comp Biochem Physiol, 130C:411–423.
3. Hengsawat, K., Ward, F. J., Jaruratjamorn, P., 1997. The effect of stocking density on yield, growth and mortality of African
catfi sh (Clarias gariepinus Burchell, 1822) cultured in cages. Aquaculture, 152: 67-76.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
4. Lambert, Y., Dutil, J. D., Munro, J., 1994. Effect of intermediate and low salinity conditions on growth rate and food
conversion of Atlantic cod (Gadus morhua). Canada Journal Fish Aquatic Science, 51:1569–1576.
5. Leatherland J.F. and C.Y. Cho (1985). Effect of rearing density on thyroid and interrenal gland activity and plasma hepatic
metabolite levels in rainbow trout, Salmo gairdneri, Richardson. Journal of Fish Biology, 27: 583-592.
6. Marshall, W. S., Grosell, M. 2005. Ion transport, osmoregulation, and acid–base balance. In: Evans DH, Claiborne JB (eds)
The physiology of fi shes, 3rd edn. CRC Press, Boca Raton, pp 179–214.
7. Paspatis, M., Boujard, T., Maragoudaki, D., Blanchard, G., Kentouri, M., 2003. Do stocking density and feed reward level
affect growth and feeding of self-fed juvenile European sea bass? Aquaculture 216: 103-113.
8. Rowland, S. J., Mifsud, C., Nixon, M., Boyd, P., 2006. Effects of stocking density on the performance of the Australian
freshwater silver perch (Bidyanus bidyanus) in cages. Aquaculture, 253: 301-308.
9. Saoud, I. P., Kreydiyyeh, S., Chalfoun, A., Fakih, M., 2007. Infl uence of salinity on survival, growth, plasma osmolality and
gill Na?-K?-ATPase activity in the rabbitfi sh Siganus rivulatus. Journal of Experimental Marine and Ecology, 348:183–190.
10. Tsuzuki, M. Y., Sugai, J. K., Maciel, J. C., Francisco, C. J., Cerqueira, V. R., 2007. Survival, growth and digestive enzyme
activity of juveniles of the fat snook (Centropomus parallelus) reared at different salinities. Aquaculture 271: 319-325.
11. Wada, T., Aritaki, M., Tanaka, M., 2004. Effects of low-salinity on the growth and development of spotted halibut Verasper
variegatus in the larva-juvenile transformation period with reference to pituitary prolactin and gill chloride cells responses.
Journal of Experimental Marine Biology and Ecology 308: 113-126.
12. Woodland, D. J., 1990. Revision of the fi sh family Siganidae with descriptions of two new species and comments on
distribution and biology. Indo-Pacifi c Fish, 19:1–136.
13. Young, P. S., Duenas, C. E., 1993. Salinity tolerance of fertilized eggs and yolk-sac larvae of the rabbitfi sh Siganus guttatus
(Bloch). Aquaculture, 112:363–377.
14. Zhao, F., Wang, Y., Zhang, L., Zhuang, P., Liu, J., 2013. Survival, growth, food conversion effi ciency and plasma osmolality
of juvenile Siganus guttatus (Bloch, 1787): experimental analyses of salinity effects. Fish Physiol Biochem, 39:1025–1030.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_mat_do_uong_va_do_man_den_sinh_truong_va_ty_le.pdf