Ảnh hưởng của hàm lượng carotenprotein bổ sung vào thức ăn lên sinh trưởng và màu sắc của cá tứ vân (Capoeta tetrazona)

1. Kết luận - Thành phần của carotenoprotein tách chiết từ vỏ đầu tôm có màu đỏ gạch và mùi thơm gồm: 7,1±0,2% hàm lượng chất khô, 68,5±1,7% hàm lượng protein, 7,3±0,6% hàm lượng lipid, 390±16 ppm hàm lượng astaxanthin, 22,7±0,5% hàm lượng khoáng. - Cá tứ vân sinh trưởng tốt (13,65±0,08 mm và 1,92±0,02g) và màu sắc là vàng khi bổ sung 20% (v/w) carotenoprotein vào thức ăn. 2. Kiến nghị Cần có các nghiên cứu tiếp theo về xác định các tỷ lệ bổ sung carotenoprotein khác thể hiện màu sắc và sinh trưởng cá tứ vân tốt hơn. Ngoài ra việc xác định màu sắc trong nghiên cứu này là cảm quan và so màu. Vì thế cần có nghiên cứu phân tích sinh hóa việc hấp thụ carotenoprotein trong cơ thể cá.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của hàm lượng carotenprotein bổ sung vào thức ăn lên sinh trưởng và màu sắc của cá tứ vân (Capoeta tetrazona), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG CAROTENPROTEIN BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ MÀU SẮC CỦA CÁ TỨ VÂN (Capoeta tetrazona) EFFECTS OF CAROTENOPROTEIN LEVEL AS FEED SUPPLEMENT ON GROWTH AND COLOUR OF TIGER BARD (Capoeta tetrazona) Lê Minh Hoàng1, Trang Sĩ Trung2, Nguyễn Thị Như Xuân3 Ngày nhận bài: 12/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/5/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định hàm lượng carotenoprotein thích hợp bổ sung vào thức ăn cá tứ vân cho sinh trưởng tốt và màu sắc đẹp. Thí nghiệm được tiến hành 6 nghiệm thức bổ sung (0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 25%) carotenoprotein tách chiết từ vỏ đầu tôm và được lặp lại 3 lần. Thành phần của carotenoprotein tách chiết từ vỏ đầu tôm có màu đỏ gạch và mùi thơm gồm: 7,1 ± 0,2% hàm lượng chất khô, 68,5 ± 1,7% hàm lượng protein, 7,3 ± 0,6% hàm lượng lipid, 390 ± 16 ppm hàm lượng astaxanthin, 22,7 ± 0,5% hàm lượng khoáng. Sau 45 ngày thí nghiệm, cá được kiểm tra và đánh giá sinh trưởng cũng như màu sắc tại thời điểm 15 ngày nuôi. Cá tứ vân sinh trưởng tốt (13,65 ± 0,08 mm và 1,92 ± 0,02g) và màu sắc là vàng khi bổ sung 20% (v/w) carotenoprotein vào thức ăn. Kết quả này có giá trị hữu ích giúp cho các nhà nuôi cá tứ vân nuôi cũng như duy trì màu sắc đẹp. Từ khóa: Carotenoprotein, cá tứ vân, sinh trưởng, màu sắc ABSTRACT The objective of the present study was to determine the carotenoprotein level as feed supplement for high growth and attractive colour of tiger barb. Experiment was carried out 6 treatments (0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 25%) of carotenoprotein which was extracted from shrimp waste and replication 3 times. The ingredients of carotenoprotein which was extracted from shrimp waste have red-organe and good smell were included: 7,1 ± 0,2% of crude, 68.5 ± 1.7% of protein, 7.3 ± 0.6% of lipid, 390 ± 16 ppm of astaxanthin, 22.7 ± 0.5% of ash. In 45-day experiments, the fi sh were examined growth and colour at 15-day intervals. The maximum growth (13.65 ± 0.08 mm and 1.92 ± 0.02g) and the colouring as yellow when feed were to supplement 20% (v/w) of carotenoprotein. These results are very useful to help for tiger barb culturers to culture and maintain good colour. Keywords: Carotenoprotein, tiger bard, growth, colour 1 TS. Lê Minh Hoàng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Trang Sĩ Trung: Trường Đại học Nha Trang 3 Nguyễn Thị Như Xuân: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2012 - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành công nghiệp thủy sản được đánh giá là nền kinh tế quan trọng ở Việt Nam; doanh thu đạt khoảng 6,2 tỷ USD trong năm 2012, trong khi xuất khẩu tôm xấp xỉ khoảng 2,25 tỷ USD (VASEP). Hiện nay ở Việt Nam ngành công nghiệp chế biến tôm thải ra hơn 200.000 tấn phế liệu và xu hướng ngày càng tăng nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [15]. Theo tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học trong phế liệu vỏ đầu tôm có chứa carotenoprotein gồm: protein, khoáng, chitin, chất màu chủ yếu là astaxanthin tuy hàm lượng nhỏ nhưng hoạt tính sinh học cao [1]. Đồng thời, nguồn dinh dưỡng này được tận dụng bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm và đối tượng thủy sản. Trong trường hợp dùng cho đối tượng nuôi trồng thủy sản, cá cảnh nước ngọt là một trong những đối tượng được quan tâm. Đối với cá cảnh, màu sắc là một Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 trong những yếu tố hàng đầu, quyết định đến giá thành sản phẩm [12]. Sự đa dạng màu sắc ở các loài cá cảnh có giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu, chẳng hạn như: cá chép Koi Cyprinus carpio, cá vàng Carassius auratus [8], cá trê Silurus glanis [17] và cá huyết trung hồng Maylandia estherae [16]. Màu sắc của cá được tạo ra bởi các lớp phủ và sắp xếp của các tế bào sắc tố: melanophores (tế bào màu đen), xanthophores (tế bào màu vàng), erythrophores (tế bào màu đỏ) và leucophores (tế bào màu bạc) trong lớp hạ bì, một lớp da giữa lớp biểu bì và mô dưới da [10, 11, 17]. Các màu sắc này phần lớn phụ thuộc vào hàm lượng carotenoprotein bổ sung vào thức ăn cho cá. Cá cũng như các động vật khác là không thể tự tổng hợp carotenoprotein [7]. Một vài loài cá có thể chuyển hóa leutein hoặc zeaxanthin thành astaxanthin [5]. Có một vài nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung carotenoprotein vào thức ăn lên màu sắc và sinh trưởng của một số đối tượng đề cập ở trên như cá chép Koi, cá vàng, cá trê và cá huyết trung hồng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về lĩnh vực này trên cá tứ vân. Cá tứ vân là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng trong và ngoài nước. Vì thế, nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng carotenoprotein chiết xuất từ vỏ đầu tôm lên màu sắc và sinh trưởng cá tứ vân là rất cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra được hàm lượng carotenoprotein tối ưu để bổ sung vào thức ăn cho màu sắc và sinh trưởng cá tứ vân tốt nhất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tách chiết carotenoprotein từ vỏ đầu tôm Chuẩn bị chế phẩm lactobacillus Chủng vi khuẩn LB7 phân lập từ kim chi được nuôi cấy tăng sinh trên môi trường MRS broth trong thời gian 24 giờ ở 350C, mật độ vi khuẩn của chế phẩm sau thời gian tăng sinh đạt 106 CFU/ml. Tách chiết carotenprotein Đầu tôm thẻ chân trắng được xay nhỏ đến kích thước 3 – 5 mm sau đó bổ sung HCOOH 0,3%, 1% (w/w) NaCl, 15% (w/w) rỉ đường, 0,1% kali sorbat, 0,1% natri benzoat và 8% (v/w) chế phẩm lactobacillus. Hỗn hợp trên được tiến hành lên men kị khí trong thời gian 72 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau quá trình lên men, hỗn hợp được lọc để thu dung dịch carotenoprotein. Phương pháp phân tích Hàm lượng protein, khoáng trong dịch lên men được xác định bằng phương pháp chuẩn của AOAC [3], hàm lượng lipid tổng số được xác định theo phương pháp Folch và cộng sự [6]. Hàm lượng astaxanthin trong dịch lên men được xác định bằng phương pháp của Sachindra và cộng sự [13]: Mẫu chứa astaxanthin được chiết với hỗn hợp dung môi Hexan: Propanol. Phân lớp hexan (chứa astaxanthin) được phân tách, làm khô bằng chân không sau đó cho vào một thể tích aceton nhất định (25 ml) và đo độ hấp phụ của dịch chiết ở 468 nm. Hàm lượng astaxanthin được tính theo công thức của Simpson và Haard [14]. Y (μg/g) = A468 x V x F 0,2 x W Y: số mg astaxanthin/g trọng lượng khô, A468: độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 468 nm, V: thể tích dịch chiết (ml), F: Hệ số pha loãng, W: trọng lượng khô của mẫu (g), 0,2: độ hấp phụ cực đại của 1µg/ml astaxanthin chuẩn ở bước sóng 468 nm. 2. Cá tứ vân và điều kiện chăm sóc Cá tứ vân 25 ngày tuổi (khối lượng: 0,92±0,01g; chiều dài 25±0,05 mm) được thu mua từ các cửa hàng ở Nha Trang, Khánh Hòa. Cá được bố trí ngẫu nhiên vào các bể có thể tích 160 lít. Điều kiện môi trường nước trong bể được sử dụng hệ thống tuần hoàn nước và duy trì ổn định các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước ở mức 27-290C, oxy hòa tan 7-8 ppm, tổng độ cứng 270 mg/l và pH 8. Thức ăn cho cá là thức ăn viên với đường kính 0,5 mm có hàm lượng protein 35%, lipid 2%, độ ẩm 10% và không có sự hiện diện của caroteno- protein. Khẩu phần cho ăn là 3% khối lượng thân cá và cho ăn 2 lần trong ngày vào 8h sáng và 4h chiều. Tiến hành si phông bể cá 1 lần/ngày, cách 4 ngày thay 1/3 lượng nước. Carotenoprotein sử dụng trong các thí nghiệm được chiết xuất theo phương pháp được đề cập ở trên. 3. Phương pháp xác định sinh trưởng và màu sắc của cá - Xác định tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá theo Trần Thế Mưu và Vũ Văn Sáng [2]. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (GRL): GR L = Lt – Lo trong đó Lt: Chiều dài của cá tại thời điểm t (mm), Lo: chiều dài của cá tại thời điểm đầu (mm). Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (GRw): GRw = Wt – Wo trong đó Wt: Khối lượng của cá tại thời điểm t (gram), Wo: Khối lượng tại thời điểm ban đầu (gram). - Xác định màu sắc của cá theo phương pháp so màu với dãy màu Yolk Clor Fan theo Hamelin and Altemueller [9]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4. Ảnh hưởng của hàm lượng carotenoprotein chiết suất từ vỏ đầu tôm đến sinh trưởng và màu sắc Thí nghiệm này được bố trí thành 6 nghiệm thức và lặp lại 3 lần. Cách tiến hành bổ sung carotenoprotein vào thức ăn tổng hợp cho cá theo các tỷ lệ 0% (nghiệm thức đối chứng), 5%, 10%, 15%, 20%, 25% (v/w). Bổ sung 10% dầu đậu nành để tạo màng bao. Thời gian phối trộn không được kéo dài và sau khi phối trộn cho thức ăn vào đĩa petri và đưa vào tủ lạnh trong thời gian 15 phút để làm khô mẫu trước khi cho cá ăn. Thời gian tiến hành thí nghiệm cho cá ăn là 45 ngày. Sinh trưởng và màu sắc của cá được đánh giá định kỳ sau 15 ngày nuôi theo phương pháp đã nêu ở trên. 5. Phân tích số liệu và xử lý thống kê Số liệu được trình bày dưới dạng GTTB (giá trị trung bình) ± SE (sai số chuẩn). Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One way ANOVA) trên phần mềm SPSS phiên bản 18.0 theo phép thử Duncan để so sánh sự khác nhau giữa các tỉ lệ bổ sung vào thức ăn, sự khác nhau được xem là có ý nghỉa khi P<0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đánh giá chất lượng của carotenoprotein tách chiết từ vỏ đầu tôm Dịch carotenoprotein lên men từ vỏ đầu tôm được thu hồi và phân tích các chỉ tiêu về thành phần hóa học, kết quả phân tích được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần hóa học của dịch carotenoprotein Thông số phân tích Kết quả Hàm lượng chất khô (%) 7,1 ± 0,2 Hàm lượng prot ein(*)(%) 68,5 ± 1,7 Hàm lượng lipid (*) (%) 7,3 ± 0,6 Hàm lượng astaxanthin(*)(ppm) 390 ± 16 Hàm lượng khoáng(*)(%) 22,7 ± 0,5 Màu sắc, mùi Đỏ gạch, mùi thơm (*) Tính theo hàm lượng chất khô Bảng 1 cho thấy, dịch lên men thu được chứa hàm lượng protein, astaxanthin, khoáng khá cao, với giá trị tương ứng là 68,5%, 390 ppm, 22,7%, đồng thời dịch thu được có màu đỏ gạch và mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men lactic. 2. Ảnh hưởng của hàm lượng carotenoprotein lên màu sắc của cá Trong quá trình thí nghiệm, màu sắc của cá được quan sát và theo dõi hằng ngày bằng cảm quan và so màu thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Màu sắc của cá theo thời gian qua các hàm lượng carotenoprotein bổ sung vào thức ăn Tỷ lệ carotenoprotein (% v/w) Sự biến đổi màu sắc theo tuổi (ngày) Bắt đầu 15 30 45 0 Trắng bạc Trắng bạc Trắng bạc Trắng bạc 5 Trắng bạc Trắng bạc Trắng bạc Trắng vàng 10 Trắng bạc Trắng bạc Trắng vàng Trắng vàng 15 Trắng bạc Trắng vàng Trắng vàng Vàng nhạt 20 Trắng bạc Vàng nhạt Vàng Vàng 25 Trắng bạc Vàng nhạt Vàng đậm Vàng đậm Từ kết quả thí nghiệm cho thấy đối với cá nuôi ở nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp có bổ sung 5% và 10% (v/w) carotenoprotein trong 15 ngày đầu cá chưa bắt đầu chuyển màu, nguyên nhân có thể là do cá chưa quen với loại thức ăn được cung cấp và lượng astaxanthin có trong dịch lên men chưa cao để cá có thể chuyển hóa và tích tụ ở trên da. Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp có bổ sung 15 - 25% (v/w) dịch lên men ở 15 ngày đầu có sự chuyển màu, tuy nhiên thì sự chuyển màu chưa rõ rệt, cá có màu trắng vàng và vàng nhạt. Cá sau 30 đến 45 ngày thí nghiệm tuy có sự thích nghi về thức ăn và môi trường, nhưng tại nghiệm thức bổ sung 5% - 10% dịch lên men không có sự chuyển màu rõ rệt do hàm lượng astaxanthin cung cấp vào thức ăn chưa đủ để cá thể hiện sự lên màu. Trong khi đó tại nghiệm thức bổ sung 15% - 25% (v/w) dịch lên men thì có sự chuyển màu tương đối rõ rệt, cụ thể ở Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41 20% (v/w) cá chuyển từ màu trắng bạc sang màu vàng và vàng đậm ở nghiệm thức 25% (v/w). Vì astaxanthin đưa vào cơ thể cá sẽ chuyển hóa và tích tụ theo thời gian ở da làm cho cá có màu sắc, màu sắc của cá thể hiện rõ rệt khi hàm lượng astaxanthin đưa vào lớn. Theo nghiên cứu tác giả Bob và Gerald thì cá sau khi ăn thức ăn chứa 10% astaxanthin thì chỉ sau thời gian 7 ngày sẽ có màu sắc sặc sỡ [4]. Trong khi đó ở kết quả nghiên cứu này thì sau 45 ngày cá mới có sự thay đổi màu rõ rệt nguyên nhân là do hàm lượng astaxanthin chứa trong thành phần thức ăn cho cá chưa cao. Tuy nhiên nếu bổ sung lượng dịch lên men quá cao nhằm mục đích tăng hàm lượng astaxanthin vào trong thức ăn thì làm cho thức ăn cá có độ ẩm lớn dẫn đến kéo dài thời gian phối trộn và làm khô thức ăn cho cá do vậy astaxanthin sẽ bị oxi hóa nên ở nghiên cứu trên chỉ có thể chọn tỷ lệ dịch lên men bổ sung từ 5% đến 25% (v/w) và kéo dài thời gian nuôi để cá có thể lên màu sắc rực rỡ. Một số hình ảnh thể hiện màu sắc của cá tứ vân tại các nghiệm thức được minh họa ở hình 1. 3. Ảnh hưởng của hàm lượng carotenoprotein lên sinh trưởng của cá Theo dõi các nghiệm thức thức ăn có bổ sung carotenoprotein khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá cho thấy nghiệm thức bổ sung 20% và 25% (v/w) carotenoprotein là không có sự sai khác (P>0,05) và có giá trị cao nhất, tiếp theo đó là ở nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn tổng hợp kết hợp với 15% (v/w) carotenoprotein, ở tỷ lệ này cá sinh trưởng tốt nhưng màu sắc lại không có sự chuyển đổi rõ rệt và đồng đều. Còn ở tỷ lệ dịch lên men lactic từ 5 – 10% (v/w) được bổ sung vào thức ăn tổng hợp thì sự sinh trưởng của cá sau 45 ngày nuôi không có sự thay đổi nhiều và thấp hơn so với tỷ lệ 20% và 25% (P<0,05) (bảng 3). Hình 1. Sự thay đổi màu sắc của cá tứ vân sau 45 ngày nuôi bằng thức ăn có bổ sung carotenoprotein (A) 0%, (B) 5%, (C) 10%, (D) 15%, (C) 20%, (D) 25%. Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng carotenoprotein có trong thức ăn lên sinh trưởng cá Tỉ lệ dịch carotenoprotein (% v/w) GRL (mm) GRw (g) Tỉ lệ sống (%) 0 6,18 ± 0,03a 1,07 ± 0,02a 100 5 7,38 ± 0,55b 1,13 ± 0,04a 100 10 10,13 ± 0,34c 1,39 ± 0,06b 100 15 13,41 ± 0,21d 1,85 ± 0,03c 100 20 13,65 ± 0,08d 1,92 ± 0,02c 100 25 13,47 ± 0,2d 1,91 ± 0,03c 100 Số liệu được trình bày dưới dạng GTTB±SE. Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tóm lại, dựa vào kết quả thu được từ các nghiệm thức ở nghiên cứu này thì sự sinh trưởng và màu sắc của cá sau khi nuôi 45 ngày khi bổ sung tỷ lệ 20% (v/w) carotenoprotein so với khối lượng thức ăn tổng hợp bổ sung vào là thích hợp nhất cho cá tứ vân. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Thành phần của carotenoprotein tách chiết từ vỏ đầu tôm có màu đỏ gạch và mùi thơm gồm: 7,1±0,2% hàm lượng chất khô, 68,5±1,7% hàm lượng protein, 7,3±0,6% hàm lượng lipid, 390±16 ppm hàm lượng astaxanthin, 22,7±0,5% hàm lượng khoáng. - Cá tứ vân sinh trưởng tốt (13,65±0,08 mm và 1,92±0,02g) và màu sắc là vàng khi bổ sung 20% (v/w) carotenoprotein vào thức ăn. 2. Kiến nghị Cần có các nghiên cứu tiếp theo về xác định các tỷ lệ bổ sung carotenoprotein khác thể hiện màu sắc và sinh trưởng cá tứ vân tốt hơn. Ngoài ra việc xác định màu sắc trong nghiên cứu này là cảm quan và so màu. Vì thế cần có nghiên cứu phân tích sinh hóa việc hấp thụ carotenoprotein trong cơ thể cá. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Việt Dũng (1999), Nghiên cứu sự biến đổi của tôm sau khi chết và phương pháp bảo quản nguyên liệu, Luận văn Tiến sĩ kỹ thuật. Trường Đại học Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 2. Trần Thế Mưu và Vũ Văn Sáng (2013), Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) giai đoạn ban đầu nuôi thương phẩm, Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11:519-524. Tiếng Anh 3. AOAC (1990), Offi cial method of analysis of Association of Offi cial Agricultural Chemists, ed. ed, 15, Association of Offi cial Agricultural Chemists, Arlington, Washington, 1298 pp. 4. Bob, C. and Gerald, C. (2007), Astaxanthin - Natural Astaxanthin: King of the Carotenoids, Cyanotech Corporation. 5. Choubert, G. (2001), Carotenoid and pigmentation, in Guillaume, J., et al., Editors, Nutrition and feeding of fi sh and crustaceans, Praxis Publishing Ltd, Chichester, UK, pp. 183-196. 6. Folch, J., Lees, M. and Sloane Stanley, G.H. (1957), A simple method for the isolation and purifi cation of total lipids from animal tissues, Journal of Biology and Chemistry. 226:497-509. 7. Goodwin, T.W. (1984), Biochemistry of the carotenoids. Vol II: Animals, ed. ed, 2nd, Chapman and Hall, London-New York. 8. Gouvela, L., Rema, P., Pereira, O. and Empis, J. (2003), Colouring ornamental fi sh (Cyprinus carpio and Carassius auratus) with microalgal biomass, Aquaculture Nutrition. 9:123-129. 9. Hamelin, C. and Altemueller, U. (2012), The effect of carotenoids on yolk and skin pigmentation, Broilers. 12 August, 2012, WP010752W/. 10. Kelsh, R.N. (2004), Genetics and evolution of pigment patterns in fi sh, Pigment Cell Research. 17:326-336. 11. Oshima, N., Nakamaru, N., Araki, S. and Sugimoto, M. (2001), Comparative analyses of the pigment-aggregating and - dispersing actions of MCH on fi sh chromatophores, Comparative Biochemistry and Physiology: Part C. 129:75-84. 12. Paripatananont, T., Tangtrongpairoj, J., Sailasuta, A. and Chansue, N. (1999), Effect of astaxantin on the colouringation of goldfi sh Carassius auratus, Journal of the World Aquaculture Society. 30:454-460. 13. Sachindra, N.M., Bhaskar, N., Siddegowda, G.S., Sathisha, A.D. and Suresh, P.V. (2007), Recovery of carotenoids from ensilaged shrimp waste, Bioresource Technology. 98:1642-1646. 14. Simpson, B.K. and Haard, N.F. (1985), The use of enzymes to extract carotenoprotein from shrimp waste, Journal of Applied Biochemistry. 7:212-222. 15. Trung, T.S. and Phuong, P.T.D. (2012), Bioactive Compounds from By-products of Shrimp Processing Industry in Vietnam, Journal of Food and Drug Analysis. 20:194-197. 16. Yedier, S., Gumus, E., Livengood, E.J. and Chapman, F.A. (2014), The relationship between carotenoid type and skin color in the ornamental red zebra cichlid Maylandia estherae, AACL Biofl ux. 7:207-216. 17. Zatkova, I., Sergejevova, M., Urban, J., Vachta, R., Stys, D. and Masojidek, J. (2011), Carotenoid-enriched microalgal biomass as feed supplement for freshwater ornamentals: albinic form of wels catfi sh (Silurus glanis), Aquaculture Nutrition. 17:278-286.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_ham_luong_carotenprotein_bo_sung_vao_thuc_an_l.pdf