Loại gia súc có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tiêu hóa chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ
thô và NDF trong thức ăn thô khô (rơm ủ urea, cỏ khô stylo). Ảnh hưởng của loại gia súc đến
tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong cỏ voi tươi là không liên tục: một số mẫu sự ảnh
hưởng rất rõ rệt nhưng ở một số mẫu khác lại không đáng tin cậy. Công thức của INRA
(1989) ước tính vượt quá giá trị ME thực xác định từ kết quả phân tích hàm lượng năng lượng
thô trong thức ăn, phân, nước tiểu và khí metan trong thí nghiệm tiêu hóa in vivo. Có thể sử
dụng phương trình y = 1,968x - 1964 (y = ME thực xác định, x = ME tính theo công thức
INRA) để hiệu chỉnh các giá trị ME của thức ăn thô đã được xác định trước đây dựa vào kết
quả thí nghiệm in vivo trên cừu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VŨ CHÍ CƯƠNG – Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa ...
37
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LOÀI GIA SÚC ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ
DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ
DÙNG CHO GIA SÚC NHAI LẠI
Vũ Chí Cương1, Nguyễn Đức Chuyên2, Đinh Văn Tuyền, Phạm Bảo Duy, Bùi Thị Thu Hiền,
Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Văn Quân và Lê Thị Oanh
1Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn và Đồng cỏ Viện Chăn nuôi
2Trung tâm NC&PT CN miền núi
*Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương - Viện Chăn nuôi - Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 38.386.127/ 0912.121.506;
Fax: (04) 38 389.775; Email: vuchicuong@gmail.com
ABSTRACT
Effects of animal breed species on digestibility and nutritive value of some roughages as feed for the
ruminant
In vivo digestibility and metabolisable energy of seven roughage samples including urea treated rice straw, stylo
hay and 5 elephant grass samples were simultaneously determined on sheep, dairy cows and lai Sind bulls to
investigate the effect of breed and/or species of animal on digestibility and energy values of the feed. The results
showed that the digestibility of DM, OM, CP and NDF in most of the samples determined on sheep was
significantly lower than that determined on the dairy cow and lai Sind bull except for samples of 35, 45 and 50
days regrowth elephant grasses. As a result ME values of these roughages were lower when determined on sheep
than determined on the dairy cow and lai Sind bull. There was no significant difference in digestibility of
nutrients in the roughage samples determined by the dairy cow or beef bull except for the urea treated rice straw
sample. Comparison between ME values determined by equations of INRA (1989) and the values determined
directly from the in vivo trial suggested that using the INRA equations could overestimate ME vales of the
roughages used for ruminant in Vietnam. Several regression equations were developed for correction of ME
values estimated in the previous in vivo experiments using INRA equations.
Key words: sheep, dairy cow, lai Sind bull, digestibility, metabolisable energy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu xây dựng bảng thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn cho
gia súc nhai lại được triển khai từ nhiều năm nay và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Cuốn sách “Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam”
được xuất bản lần đầu năm 1962 và tái bản vào những năm 1983, 1992 và năm 2001 trình bày
khá đầy đủ thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các lọai thức ăn phổ biến dùng cho
gia súc gia cầm ở Việt nam (Viện Chăn nuôi, 2001). Năm 2002, Pozy và cs, (2002) đã xuất
bản Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của trên 300 mẫu thức ăn thu thập trên
địa bàn Đông Anh và vùng phụ cận. Và gần đây nhất, Vũ Chí Cương (2008) đã bổ sung thêm
kết quả xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn vào kho dữ
liệu giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên, trong tất cả các ấn bản trên, giá
trị dinh dưỡng của các loại thức ăn chỉ được ước tính hoặc dựa hoàn toàn trên các công thức
sẵn có từ nước ngoài hoặc dựa vào thí nghiệm in vivo trên cừu rồi mới ước tính theo công
thức của INRA (1989) với giả thiết khả năng tiêu hóa thức ăn của cừu và bò là tương tự nhau.
Trong khi đó kết quả của nhiều thí nghiệm lại cho thấy giả thiết này là chưa được chứng minh
đầy đủ (Aerts và cs, 1984). Kết quả nghiên cứu của Playne (1978) cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất
khô của cỏ nhiệt đới chất lượng thấp xác định trên bò cao hơn rất nhiều so với kết quả xác
định trên cừu. Terada và cs (1987), trích dẫn bởi Kawashima và cs (2007) so sánh tỷ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng giữa bò, cừu và dê cho ăn khẩu phần cơ sở là rơm và hạt mạch có bổ
sung các nguồn protein khác nhau và cho biết tỷ lệ tiêu hóa xác định trên bò và cừu khác nhau
rất lớn khi khẩu phần có hàm lượng protein thấp nhưng khi hàm lượng CP đạt khoảng 10% trở
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
38
lên thì tỷ lệ tiêu hóa giữa 2 loài gia súc lại tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu của
Kawashima và cs (2007) tại Thái Lan cũng cho kết quả tương tự: với thức ăn có hàm lượng
CP thấp tỷ lệ tiêu hóa chất khô, chất hữu cơ, NDF... của cừu thấp hơn đáng kể so với bò
nhưng khi hàm lượng CP đạt mức trên 10% thì tỷ lệ tiêu hóa trên cừu tương đương với bò.
Như vậy, với đặc điểm thức ăn thô nước ta chủ yếu có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì việc sử
dụng trực tiếp các giá trị tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi xác định được trên cừu cho bò
sữa và bò thịt có thể không phù hợp. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm xác định ảnh
hưởng của giống gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa in vivo của các chất dinh dưỡng và giá trị năng
lượng trao đổi của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại để tiến tới xây dựng
phương trình hồi quy chẩn đoán tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức
ăn thô cho bò sữa và bò thịt từ các giá trị đó xác định trên cừu. Ngoài ra đề tài cũng sẽ tiến
hành xác định giá trị ME theo phương pháp trực tiếp từ kết quả phân tích hàm lượng năng
lượng thô trong thức ăn, phân, nước tiểu và khí mêtan để so sánh với các giá trị ước tính theo
công thức của INRA, qua đó xây dựng phương trình hiệu chỉnh các giá trị đã xác định trong
các nghiên cứu trước đây.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gia súc thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 04 bò đực lai Sind trưởng thành, 04 bò cái tơ (18-20 tháng
tuổi) lai ¾ HF không mang thai và 04 cừu đực trưởng thành. Tất cả các gia súc thí nghiệm ở
trong điều kiện sức khỏe bình thường.
Thức ăn thử nghiệm
Với 7 mẫu bao gồm: 1 mẫu cỏ voi trồng tại Trạm nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn gia súc –
Viện Chăn nuôi thu cắt lúc 40-45 ngày tuổi vào mùa xuân (tháng 4/2008) (mẫu CV1); 4 mẫu
cỏ voi cắt lúc 35, 40, 45 và 50ngày tái sinh ở mùa hè (mẫu CV35, CV40, CV45, CV50); 1
mẫu cỏ khô stylo trồng tại Ninh Bình và 1 mẫu rơm ủ urea 4%. Trong các loại thức ăn này,
mẫu cỏ voi CV1 là cỏ cắt vào tháng 4 năm 2008 (mùa xuân) lúc 40 ngày tuổi còn cỏ voi 35,
40, 45 và 50 là các mẫu thu hoạch vào tháng 5-6 năm 2009 và được sử dụng trong một thí
nghiệm nhằm so sánh ảnh hưởng của tuổi tái sinh trong mùa hè đến thành phần hóa học và tỷ
lệ tiêu hóa của cỏ voi dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Chi tiết về thí nghiệm này được
trình bày ở báo cáo riêng còn trong khuôn khổ báo cáo này chúng tôi chỉ tập trung phân tích
ảnh hưởng của giống hoặc loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của các thức ăn
thô trong đó có các mẫu cỏ voi này.
Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm tiêu hoá in vivo được tiến hành tại Trạm nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn gia
súc, Viện Chăn nuôi trong 3 đợt. Đợt đầu tháng 4/2008 trên mẫu CV1; đợt 2 trong thời gian
tháng 9-12/2008 trên mẫu cỏ khô Stylo và rơm ủ urea 4%; và đợt 3 kéo dài từ tháng 5-7/2009
trên mẫu CV35, CV40, CV45, CV50.
Phương pháp tiến hành
Thí nghiệm tiêu hoá in vivo được tiến hành theo quy trình thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá in
vivo do Viện Chăn Nuôi hiệu chỉnh từ qui trình của trường Đại học Công giáo Lovain (Bỉ).
Mô tả vắn tắt như sau: gia súc thí nghiệm (cừu, bò sữa, bò thịt) được nuôi nhốt cá thể và cho
ăn ở mức ước tính gần với nhu cầu duy trì trong thời gian chuẩn bị 10 ngày, sau đó được đưa
lên cũi trao đổi chất để thu phân và nước tiểu liên tục trong 7 ngày tiếp theo. Trong thời gian
thu mẫu toàn bộ lượng phân gia súc bài tiết ra được thu nhặt hàng ngày, xác định khối lượng
VŨ CHÍ CƯƠNG – Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa ...
39
rồi lấy mẫu (10% tổng lượng phân) để trong tủ lạnh sâu. Đến ngày thứ 6 của giai đoạn thu
mẫu, toàn bộ mẫu đã lưu trong tủ lạnh sâu được lấy ra để giải đông. Sáng ngày thứ 7 của giai
đoạn này, các mẫu phân của cùng 1 cá thể thu được trong thời gian 7 ngày được trộn đều với
nhau và lấy 2 mẫu đại diện đem đi xác định hàm lượng chất khô (DM), thành phần hóa học
(protein thô (CP), mỡ thô, xơ thô (CF), NDF, ADF, khoáng) và giá trị năng lượng thô (GE).
Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa cũng được cân, lấy mẫu hàng ngày và bảo quản trong tủ lạnh
(trừ mẫu cỏ khô stylô). Đến ngày cuối cùng của giai đoạn thu phân, các mẫu thức ăn cho ăn
của 7 ngày được trộn đều và lấy 1 mẫu đại diện còn các mẫu thức ăn thừa của mỗi cá thể
trong 7 ngày cũng được trộn đều cho từng cá thể và lấy mẫu đại diện. Tất cả các thức ăn này
đều được đem sấy khô xác định hàm lượng chất khô, thành phần hóa học và giá trị GE như
đối với mẫu phân. Tổng lượng nước tiểu bài tiết hàng ngày được hứng vào xô nhựa đặt dưới
cũi trao đổi chất (có bổ sung 250 ml đối với bò và 70 ml đối với cừu dung dịch H2SO4 5N),
cân xác định khối lượng và lấy mẫu hàng ngày (5% tổng lượng thu được của ngày) lưu tủ lạnh
sâu. Đến ngày cuối cùng của giai đoạn thu mẫu, toàn bộ các mẫu lấy trong 7 ngày của mỗi cá
thể sẽ được trộn đều lại với nhau rồi lấy 1 mẫu đại diện cho mỗi cá thể đem xác định hàm
lượng GE. Các chỉ tiêu phân tích hóa học được tiến hành theo các qui trình hiện đang được áp
dụng tại phòng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi của Viện Chăn nuôi. Giá trị ME
được tính theo phương pháp trực tiếp theo công thức:
ME = GE thức ăn - GE phân – GE nước tiểu – GE khí metan
Trong đó: GE khí thải metan được ước tính bằng 6% tổng GE trong thức ăn ăn vào.
Giá trị ME tính theo công thức của INRA (1989) dựa vào các công thức sau:
ME (Mcal/kg DM) = DE x (ME/DE)
Trong đó: DE =[4543 + 2,0113 x CP (g/kg OM)] x [1,0087 – (161,1809 –1,5641 x NDF)/100 – 0,377)]
ME/DE = 0,8417 – [9,9 x 10-5 x CF (g/kg OM)] – [1,96 x 10-4 x CP (g/kg OM)] + 0,221 x NA (NA = chất
hữu cơ tiêu hóa ăn vào/W0,75/23)
Xử lý số liệu
Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của mẫu thử nghiệm được tính toán trên bảng tính Excel (Office 2007).
Sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa của mẫu thử nghiệm bởi các giống hoặc loài gia súc khác nhau
xác định qua phân tích ANOVA trên phần mềm Minitab 14.0. Các phương trình hồi qui (giữa
tỷ lệ tiêu hóa và giá trị ME xác định được trên cừu với các giá trị tương ứng xác định được
trên bò sữa và bò thịt, giữa ME xác định theo công thức và ME xác định trực tiếp) được xây
dựng trên Excel và phân tích phương sai trên phần mềm Minitab 14.0.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phấn hóa học các mẫu thức ăn
Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu thức ăn thử nghiệm trình bày ở Bảng 1. Nhìn
chung các loại thức ăn trong nghiên cứu này đều có hàm lượng xơ cao kể cả cỏ khô họ đậu
stylo. Hàm lượng CP của các loại cỏ voi non (35 -40 ngày) là khá cao trong khi của cỏ khô
stylo lại thấp (14,5%). Hàm lượng NDF của rơm thấp hơn của cỏ voi là do rơm được xử lý
urea nên một phần hemixellulo đã được giải phóng và làm giảm hàm lượng NDF trong rơm.
Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thô xác định được trên các loại gia súc khác nhau
Bảng 2 cho thấy, nhìn chung có khác nhau đáng kể về tỷ lệ tiêu hóa in vivo của hầu hết các
chất dinh dưỡng xác định được trên các nhóm gia súc khác nhau ngoại trừ mẫu cỏ voi cắt tại
thời điểm 35, 45 và 50 ngày tái sinh. Phân tích phương sai cho thấy, đối với cỏ voi cắt lúc 40
ngày tuổi trong mùa xuân (mẫu CV1) tỷ lệ tiêu hóa chất khô và chất hữu cơ trên bò sữa cao
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
40
hơn đáng kể so với kết quả cừu, trong khi giá trị trên bò thịt không sai khác so với cả hai
nhóm gia súc trên. Đối với tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cỏ voi cắt lúc 40 ngày tái
sinh trong mùa hè (CV40) các giá trị trên bò sữa và bò thịt là tương tự nhau và đều cao hơn
đáng kể so với giá trị trên cừu (P<0,05).
Bảng 1. Thành phần hóa học của các mẫu thức ăn thử nghiệm
Mẫu DM
Protein
thô (%)
Mỡ thô
(%)
Xơ thô
(%)
NDF
(%)
ADF
(%)
Tro thô
(%)
CV1 11,85 13,22 2,36 34,55 65,49 36,20 12,81
CV35 12,37 13,18 1,70 33,97 68,14 40,50 17,17
CV40 12,63 12,10 1,48 37,06 70,27 41,46 16,59
CV45 13,85 10,66 1,41 38,28 72,94 44,65 14,86
CV50 14,21 10,10 1,51 38,47 74,12 43,87 12,90
Rơm ủ urea 68,11 12,24 1,23 37,55 69,05 49,86 8,89
Cỏ khô stylo 85,74 14,15 1,45 40,27 61,57 43,98 6,23
Sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong mẫu cỏ stylo xác định trên các nhóm
gia súc khác nhau cũng tương tự như kết quả đối với mẫu CV40. Tuy nhiên, đối với mẫu rơm
ủ urea ngoại trừ tỷ lệ tiêu hóa mỡ và ADF là không khác nhau còn lại tỷ lệ tiêu hóa của các
chất dinh dưỡng khác đều có sự sai khác giữa các nhóm gia súc, trong đó tỷ lệ tiêu hóa xác
định trên cừu là thấp nhất, tiếp đến là bò thịt và cao nhất là giá trị xác định được trên bò sữa.
Bảng 2. Tỷ lệ tiêu hóa (%) các chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn thô xác định trên các
loại gia súc khác nhau
Cừu (Mean±SD) Bò sữa (Mean±SD) Bò thịt (Mean±SD)
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu CV1
Chất khô 63,3a±1,26 67,1b± 64,7ab±
Chất hữu cơ 64,6a±0,96 68,1b± 65,9ab±
Protein 74,3a±1,59 75,7a 71,4b±
Mỡ thô 65,6±2,91 63,7± 58,0±
Xơ thô 63,4±1,96 65,3± 63,5±
NDF 64,2±1,79 67,5± 65,3±
ADF 62,5±1,83 66,8± 64,1±
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu CV35
Chất khô 63,4±2,84 67,6±2,20 62,0±6,30
Chất hữu cơ 65,5±2,16 69,9±2,00 65,0±5,41
Protein 66,2±2,40 69,9±1,32 65,5±4,26
Mỡ thô 46,2±7,66 50,0±13,32 42,2±13,85
Xơ thô 63,8±2,44 64,8±1,58 63,6±4,96
NDF 65,1±3,75 68,0±3,24 64,7±3,45
ADF 62,7±3,98 63,8±3,15 62,9±4,65
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu CV40
Chất khô 57,3a±2,12 64,3b±3,55 63,6b±3,36
Chất hữu cơ 59,9a±1,40 66,4b±3,78 65,7ab±4,91
Protein 62,1a±2,40 66,3b±2,67 67,7b±3,49
Mỡ thô 38,9±12,43 33,5±15,25 42,8±10,15
Xơ thô 55,4a±1,94 62,0b±1,89 61,7b±1,95
VŨ CHÍ CƯƠNG – Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa ...
41
Cừu (Mean±SD) Bò sữa (Mean±SD) Bò thịt (Mean±SD)
NDF 60,4a±2,97 66,3b±2,77 64,7b±2,59
ADF 57,8a±1,89 63,5b±2,84 62,2b±2,78
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu CV45
Chất khô 63,9±3,85 64,3±2,75 63,7±4,66
Chất hữu cơ 65,7±4,51 66,9±2,40 66,2±5.04
Protein 63,8±5,77 62,9±3,15 65,1±6,97
Mỡ thô 47,7±7,88 38,3±6,72 44,1±14,70
Xơ thô 62,0±3,42 63,9±2,23 63,4±5,33
NDF 64,5±4,64 65,2±3,34 66,2±3,69
ADF 61,3±2,54 61,5±3,21 61,1±4,29
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu CV50
Chất khô 59,1±5,41 62,9±5,93 66,4±7,20
Chất hữu cơ 61,8±6,23 65,6±6,77 68,8±7,28
Protein 60,4±6,81 63,7±7,49 66,7±8,05
Mỡ thô 38,5±15,73 43,4±8,76 44,4±11,75
Xơ thô 60,6±10,04 62,3±6,86 62,1±10,03
NDF 61,4±5,55 64,6±6,26 67,3±6,86
ADF 60,1±8,28 60,6±8,15 63,7±8,41
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu rơm ủ urea
Chất khô 43,2a±3,81 64,0b±1,39 61,4b±2,66
Chất hữu cơ 49,2a±1,61 68,9b±1,95 66,3b±2,27
Protein 48,0a±2,79 67,2b±0,97 61,1b±2,90
Mỡ thô 38,1±4,36 52,9±2,12 45,2±6,36
Xơ thô 49,0a±2,18 66,3b±1,47 65,9b±2,45
NDF 49,2a±3,02 68,9b±1,03 66,9b±2,51
ADF 45,2a±3,55 63,9b±0,61 59,2b±2,70
Tỷ lệ tiêu hóa mẫu cỏ khô stylo
Chất khô 47,0a±0,66 62,2b±0,75 59,8b±2,05
Chất hữu cơ 50,9a±0,19 64,6b±0,66 62,2b±1,98
Protein 53,7a±1,40 70,5b±1,02 65,2b±1,64
Mỡ thô 22,5a±4,08 60,1b±2,34 53,5b±4,48
Xơ thô 45,4a±1,74 55,8b±1,60 54,8b±5,65
NDF 40,8a±0,72 53,2b±0,85 50,2b±3,36
ADF 39,1a±1,92 52,7b±1,65 45,6ab±3,91
Tỷ lệ tiêu hóa trung bình tất cả các mẫu
Chất khô 56,8a±8,38 63,7b±5,06 62,2b±5,41
Chất hữu cơ 59,7a±6,92 66,4b±5,08 65,1b±4,82
Protein 59,8a±11,22 66,5 b±5,93 64,0ab±8,67
Mỡ thô 42,2±15,27 46,2±13,02 46,2±14,03
Xơ thô 57,1a±7,37 62,9b±9,32 62,1b±9,45
NDF 57,9a±5,50 64,8b±5,34 63,6b±4,48
ADF 55,5a±5,51 61,8b±6,01 59,8b±6,49
Các giá trị TB trong cùng một hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả so sánh chung cho tất cả các mẫu thử nghiệm trình bày ở Bảng 2 và Đồ thị 1 cho thấy
chỉ có tỷ lệ tiêu hóa của mỡ và ADF là không sai khác giữa các nhóm gia súc còn lại các chất
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
42
dinh dưỡng khác (chất khô, chất hữu cơ, protein, xơ thô, NDF) đều bị ảnh hưởng bởi loại gia
súc trong đó tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu thấp hơn đáng kể so với giá trị xác định trên bò
sữa và bò thịt. Kết quả của này của chúng tôi thống nhất với kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác (Playne, 1978; Kawashima và cs, 2007) cho rằng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thô nhiệt
đới xác định trên bò cao hơn trên cừu. Tuy nhiên trong kết quả của các tác giả trên thì tỷ lệ
tiêu hóa chỉ khác nhau khi hàm lượng protein thô của thức ăn thấp hơn 10%. Còn trong thí
nghiệm này của chúng tôi, sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa giữa bò và cừu xảy ra ngay cả với
các loại thức ăn có hàm lượng protein thô cao trên 10%.
Đồ thị 1: Tỷ lệ tiêu hóa chất khô và protein thô xác định trên các loại gia súc khác nhau
Từ kết quả xác định có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ tiêu hóa chất khô cỏ voi giữa các giá trị
xác định trên cừu với các giá trị xác định trên bò sữa và bò thịt, chúng tôi tiến hành xây dựng
phương trình hồi qui ước tính tỷ lệ tiêu hóa trên bò sữa và bò thịt dựa trên tỷ lệ tiêu hóa xác
định trên cừu. Kết quả trình bày trên Đồ thị 2 cho thấy phương trình hồi qui giữa tỷ lệ tiêu hóa
chất khô của cỏ voi tươi xác đinh trên cừu và giá trị tương ứng xác định trên bò sữa có hệ số
xác định tương đối cao (R2= 0,62) trong khi kết quả phân tích phương sai cho thấy phương
trình đáng tin cậy về mặt thống kê (P<0,05). Do đó, có thể sử dụng phương trình này (TLTH
trên bò sữa = 0,712 x TLTH trên cừu +21,46) để ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất khô của cỏ voi
khi sử dụng làm thức ăn cho bò sữa từ tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu.
Đồ thị 2: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêu hóa chất khô cỏ
voi xác định trên cừu với giá trị xác định trên bò sữa
Đồ thị 3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêu hóa chất
khô cỏ voi xác định trên cừu với giá trị xác định
trên bò thịt
Kết quả xây dựng phương trình hồi qui giữa tỷ lệ tiêu hóa chất khô của cỏ voi tươi xác đinh
trên cừu và giá trị tương ứng xác định trên bò thịt (Đồ thị 3) cho thấy tương quan giữa các giá
trị này thấp (hệ số xác định R2 = 0,38) và do đó cần thận trọng khi sử dụng phương trình này
để ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất khô của cỏ voi khi sử dụng làm thức ăn cho bò thịt từ tỷ lệ tiêu
hóa xác định trên cừu. Sau khi tổng hợp toàn bộ các giá trị tỷ lệ tiêu hóa chất khô xác định
trên các mẫu thức ăn thô sử dụng trong nghiên cứu, chúng tôi xây dựng phương trình hồi qui
giữa tỷ lệ tiêu hóa chất khô xác định trên cừu với giá trị tương ứng xác định trên bò sữa và bò
thịt. Kết quả cho thấy phương trình hồi qui giữa tỷ lệ tiêu hóa chất khô xác định trên cừu với
VŨ CHÍ CƯƠNG – Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa ...
43
giá trị xác định trên bò sữa có hệ số xác định thấp (R2 = 0,36; Đồ thị 4) còn phương trình hồi
qui giữa cừu và bò thịt lại có hệ số xác định khá cao (R2 = 0,62; Đồ thị 5).
Đồ thị 4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêu hóa chất khô của
thức ăn thô xác định trên cừu với giá trị xác định trên
bò sữa
Đồ thị 5: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêu hóa chất khô
của thức ăn thô xác định trên cừu với giá trị xác
định trên bò thịt
Như vậy, với kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa chất khô, chất hữu cơ, protein thô và NDF trong
một số loại thức ăn thô trên các loại gia súc khác nhau đã trình bày ở trên có thể thấy đối với
các loại thức ăn này tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu thấp hơn đáng kể so với các giá trị tương
ứng xác định trên bò sữa và bò thịt. Các phương trình hồi qui ở trên đều đáng tin cậy (P<0,05)
và có thể sử dụng để ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất khô của thức ăn thô cho bò sữa và bò thịt dựa
vào tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu. Tuy nhiên, hệ số xác định của các phương trình còn khá
thấp, cho thấy cần cải tiến các phương trình ước tính này để làm tăng độ tin cậy khi sử dụng.
Giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn thô xác định bằng các phương pháp khác nhau
và trên các loại gia súc khác nhau
Bảng 3. Kết quả xác định giá trị ME của một số loại thức ăn thô trên 3 loại gia súc khác nhau
Cừu (Mean±SD) Bò sữa (Mean±SD) Bò thịt (Mean±SD)
ME cỏ voi (CT) 2037a±27,4 2278b±115,1 2091a±96,7
ME rơm (CT) 1624a±146,4 2404b±83,6 2121c±77,1
ME rơm (TT) 1154a±232,1 1869b±151,8 1806b±57,2
ME cỏ stylo (CT) 1677a±12,0 2004b±223,7 2097b±135,4
ME cỏ stylo (TT) 1416a±70,4 1779b±185,2 1983b±154,3
Trung bình ME (CT) 1651a±100,2 2204b±264,8 2109b±102,8
Trung bình ME (TT) 1285a±211,7 1824b±164,0 1894b±143,3
Các giá trị BQ cùng một hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Bảng 3 trình bày kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi của cỏ voi, rơm ủ urea và cỏ khô
stylo xác định theo hai phương pháp khác nhau (tính theo công thức của INRA, 1989 và tính
theo phương pháp trực tiếp từ kết quả phân tích năng lượng thô (GE) trong thức ăn, phân,
nước tiểu và khí mêtan) trên cừu, bò sữa và bò thịt. Kết quả cho thấy, giá trị ME của tất cả các
loại thức ăn thử nghiệm xác định trên 3 loại gia súc theo công thức của INRA dựa vào thành
phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa in vivo khác nhau đáng kể (P<0,05). Tuy nhiên, chỉ giá trị ME
của rơm là khác nhau hoàn toàn giữa các loại trong đó giá trị cao nhất xác định được trên bò
sữa, kế đến là giá trị xác định trên bò thịt và cuối cùng là giá trị xác định trên cừu. Với cỏ voi,
ME xác định trên bò sữa là cao nhất và sai khác đáng kể so với ME xác định trên cừu và bò
thịt; giá trị xác định trên 2 nhóm gia súc này không khác nhau về mặt thống kê (P>0,05). Trái
với giá trị ME cỏ voi, giá trị cỏ khô Stylo lại không khác nhau khi xác định trên bò sữa và bò
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
44
thịt (P>0,05) và cả hai giá trị này đều cao hơn đáng kể giá trị xác định trên cừu (P<0,05). Đối
với kết quả xác định ME theo phương pháp trực tiếp từ kết quả phân tích hàm lượng GE của
thức ăn, phân, nước tiểu và khí mêtan, ME của rơm lại không khác nhau đáng kể khi xác định
trên bò sữa và bò thịt nhưng cả hai giá trị này đều cao hơn giá trị xác định được trên cừu. Đối
với cỏ Stylo, sự khác nhau giữa các giá trị ME xác định trên các loại gia súc khác nhau cũng
tương tự như với giá trị ME xác định theo công thức ước tính của INRA (1989) nghĩa là ME
xác định trên cừu là thấp hơn đáng kể ME xác định trên bò sữa và bò thịt trong khi ME xác
định trên 2 nhóm bò khác nhau không sai khác đáng kể (Bảng 2).
Đồ thị 6. Quan hệ giữa ME xác định theo phương pháp
trực tiếp từ GE và ME xác định theo công thức của
INRA (1989) của thức ăn thô xác định trên cả 3 nhóm
gia súc
Đồ thị 7. Quan hệ giữa ME xác định theo phương
pháp đốt mẫu xác định GE và ME xác định theo công
thức của INRA (1989) của thức ăn thô xác định trên
cừu
Đồ thị 8. Quan hệ giữa ME xác định theo phương pháp
đốt mẫu xác định GE và ME xác định theo công thức
của INRA (1989) của thức ăn thô xác định trên bò sữa
Đồ thị 9. Quan hệ giữa ME xác định theo phương
pháp đốt mẫu xác định GE và ME xác định theo công
thức của INRA (1989) của thức ăn thô xác định trên
bò thịt
Khi tính chung cho cả 3 loại thức ăn thử nghiệm thì kết quả cho thấy giá trị ME tính theo công
thức của INRA xác định trên cừu thấp hơn đáng kể so với giá trị xác định trên bò sữa và bò
thịt; giá trị ME xác định được trên hai nhóm này sai khác ở mức không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Giá trị ME xác định theo phương pháp trực tiếp từ kết quả phân tích GE của phân,
thức ăn, nước tiểu và khí mê tan cũng cho thấy kết quả tương tự trong đó ME xác định trên bò
sữa và bò thịt không sai khác đáng kể và đều cao hơn ở mức có ý nghĩa thống kê đối với ME
xác định trên cừu. Kết quả so sánh hai giá trị trung bình bằng phép paired test cho thấy hai giá
trị trung bình sai khác đáng kể về mặt thống kê trong đó giá trị ME xác định theo phương
pháp trực tiếp từ kết quả phân tích hàm lượng GE trong thức ăn, phân, nước tiểu và khí mêtan
thấp hơn đáng kể so với giá trị ME xác định bằng công thức tính của INRA (1989). Do đó
chúng tôi tiến hành xây dựng phương trình hồi qui giữa hai giá trị này.
Kết quả được trình bày ở Đồ thị 6 với phương trình ME thực = ME công thức x 1,051-423,2
(R2 = 0,928; P<0,001). Như vậy, với các loại thức ăn thô, giá trị ME có thể được tính theo
VŨ CHÍ CƯƠNG – Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa ...
45
công thức của INRA nhưng sau đó phải hiệu chỉnh theo phương trình hồi qui trên. Phân tích
riêng các giá trị xác định trên cừu chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự, nghĩa là giá trị
trung bình của ME xác định theo các phương pháp khác nhau (tính trực tiếp và theo công
thức) cũng khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tương tự như vậy, giá trị trung
bình ME xác định trên bò sữa và bò thịt theo các phương pháp khác nhau cũng sai khác đáng
kể về thống kê. Do đó, các phương trình hồi qui cũng đã được xây dựng riêng cho từng loại
gia súc này và được thể hiện trong Đồ thị 7, 8 và 9. Kết quả phân tích phương sai các phương
trình hồi qui cho thấy cả 3 phương trình đều đáng tin cậy và có hệ số xác định cao (R2 = 0,81-
0,92). Do đó có thể sử dụng phương trình: ME thực = ME theo công thức x 1,968 -1964 (Đồ
thị 7) để hiệu chỉnh các giá trị ME của thức ăn thô đã xác định từ các thí nghiệm tiêu hóa
in vivo trên cừu đã tiến hành từ trước tới nay
KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ
Kết luận
Loại gia súc có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tiêu hóa chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ
thô và NDF trong thức ăn thô khô (rơm ủ urea, cỏ khô stylo). Ảnh hưởng của loại gia súc đến
tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong cỏ voi tươi là không liên tục: một số mẫu sự ảnh
hưởng rất rõ rệt nhưng ở một số mẫu khác lại không đáng tin cậy. Công thức của INRA
(1989) ước tính vượt quá giá trị ME thực xác định từ kết quả phân tích hàm lượng năng lượng
thô trong thức ăn, phân, nước tiểu và khí metan trong thí nghiệm tiêu hóa in vivo. Có thể sử
dụng phương trình y = 1,968x - 1964 (y = ME thực xác định, x = ME tính theo công thức
INRA) để hiệu chỉnh các giá trị ME của thức ăn thô đã được xác định trước đây dựa vào kết
quả thí nghiệm in vivo trên cừu
Đề nghị: Tiếp tục nghiên cứu ảnh hướng của loại gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa in vivo và giá trị
năng lượng trao đổi của các loại thức ăn tinh và thức ăn giàu đạm dùng cho gia súc nhai lại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aerts, J. V., De Boever, J. L., Cottyn, B. G., De Brabander, D. L. and Buysse. F. X. (1984) Comparative
digestibility of feed-stuffs by sheep and cows. Animal Feed Science and Technology. No.12: p. 47–56
Kawashima, T., Sumamal, W., Phonsel, P., Chaithiang, R. and Terrada, F. (2007) Comparative Study on Energy
and Nitrogen Metabolism of Brahman Cattle and Sheep Given Ruzi Grass Hay with Different Levels of
Soybean Meal. Japaness Agriculture Research Quaterly No.41: 253 – 260
INRA (1989). Ruminant nutrients: recommended allowances and feed tables. Institut National de la Recherche
Agronomique. Paris, 1989.
Pozy, P., Dehareng, D và Vũ Chí Cương (2002). Nuôi dưỡng bò ở Miền Bắc Việt nam: Nhu cầu dinh dưỡng của
bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà nội, 2002.
Playne, M. J. (1978) Differences between cattle and sheep in their digestion and relative intake of a mature
tropical grass hay. Animal Feed Science and Technology. 3: 41–49.
Vũ Chí Cương (2008). Sử dụng phương pháp quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại để xác định thành phần hóa
học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm. Báo cáo tổng kết đề tài. HNội, 2008.
Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thcs ăn.
Người phản biện: PGS.TS Bùi Quang Tuấn, TS. Nguyễn Xuân Bả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b5_anh_huong_cua_giong_0659.pdf