Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận như sau:
Đối với 2 giống bắp mới NK67 và NK7328
(CP888 làm đối chứng) đem trồng thử nghiệm
trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tại vùng đất
xám huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh thì
giống bắp NK7328 tỏ ra thích hợp với vùng đất
xám và cho năng suất sinh khối cao, có ý nghĩa
khác biệt so với giống đối chứng. Giống NK 67
cho năng suất thấp nhất, đặc biệt giống này không
thích hợp trồng vụ Đông Xuân trên nền đất xám
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Về ảnh hưởng của khoảng cách trồng, kết quả của
thí nghiệm cho thấy khoảng cách 50 x 20 cm là
thích hợp, cho năng suất cao trên cả 2 vụ trồng
trên vùng đất xám
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của giống, khoảng cách trồng đến năng suất bắp sinh khối trên vùng đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
28
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT BẮP SINH KHỐI
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Nghiêm1, Nguyễn Phước Trung1, Nguyễn Phương2, Dương Thị Hồng Diệu2, Võ Hoàng Nhân2
1Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 14/06/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
16/11/2017
Ngày chấp nhận đăng: 12/2017
Title:
Effects of variety and grow
spacing on maize green forage
productivity on gray soil in Ho
Chi Minh city
Keywords:
Maize green forage, planting
space, gray soil
Từ khóa:
Bắp làm thức ăn xanh,
khoảng cách trồng, đất xám
ABSTRACT
The experiment was arranged in sub-plot design with three replications of gray
soil in Cu Chi district, Ho Chi Minh city from 2015 to 2016. Corn varieties used
in the experiments are NK7328, NK67 and CP888, which are grown at three
different spaces of 50 x 20 cm, 60 x 20 cm and 70 x 20 cm. The objective of the
experiment was to identify corn for biomass productivity (stem, fresh leaves) of
more than 50 tons/ha for green feed of livestock. The growth rate, plant height,
leaf number, leaf area index, stem diameter, cob length, cob diameter,
tolerance, biomass productivity, and economic efficiency were recorded. The
experimental results show that the biomass productivity of the three varieties in
the gray soil in Cu Chi ranged from 47,6 to 51,2 tons/ha in winter - spring crop,
58,0 to 71,4 tons/ha in summer - autumn crop. At different planting distances,
the lower the spacing was, the higher the biomass yield was. The biomass
productivity of NK7328 in two crops was more than 50 tons/ha/crop, meeting
the objectives of the project. If planting 4 crops/year (about 75 days/crop), the
production of maize green forage for dairy cattle can reach over 200
tons/ha/year.
TÓM TẮT
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ với ba lần lặp lại trên vùng đất xám
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 và vụ
Hè Thu năm 2016. Giống bắp được sử dụng trong thí nghiệm là NK7328, NK67
và CP888, được trồng ở ba khoảng cách khác nhau là 50 x 20 cm, 60 x 20 cm
và 70 x 20 cm. Mục tiêu thí nghiệm là xác định được giống bắp cho năng suất
sinh khối (thân, lá tươi) đạt hơn 50 tấn/ha để làm thức ăn xanh cho gia súc.
Theo dõi các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá trên cây, chỉ
số diện tích lá, đường kính thân, chiều dài bắp, đường kính bắp, các chỉ tiêu về
chống chịu, năng suất sinh khối và tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả thí
nghiệm: năng suất sinh khối của ba giống ở vùng đất xám ở Củ Chi dao động từ
47,6 đến 51,2 tấn/ha vụ Đông Xuân; 58,0 đến 71,4 tấn/ha vụ Hè Thu. Trên các
khoảng cách trồng khác nhau thì khoảng cách càng dày cho năng suất sinh khối
càng cao. Năng suất sinh khối của giống bắp NK7328 ở 2 vụ trồng đều đạt hơn
50 tấn/ha/vụ, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Nếu trồng 4 vụ/năm (khoảng 75
ngày/vụ) thì sản lượng bắp làm thức ăn xanh cho bò sữa có thể đạt trên 200
tấn/ha/năm.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
29
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắp là loại cây lương thực thuần canh, được trồng
rộng rãi trên toàn thế giới. Bắp được sử dụng với
ba mục đích chính sau: (1) sử dụng làm lương
thực cho con người, (2) làm thức ăn chăn nuôi, (3)
làm nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công
nghiệp chế biến thực phẩm. Nhiều địa phương
trong nước ta sử dụng bắp làm thức ăn cho bò
sữa. Trong thân bắp hàm lượng đường, bột tương
đối cao, nhưng hàm lượng đạm tương đối thấp,
đạt 60% - 70% nhu cầu đạm của một đơn vị thức
ăn tiêu chuẩn (Đường Hồng Dật, 2004).
Việc lựa chọn giống bắp lai có năng suất cao là
quyết định quan trọng trong sản xuất bắp ủ chua
làm thức ăn cho gia súc và giúp chúng ta có thể
tăng sản lượng năng suất sinh vật học trên đơn vị
diện tích (Lee & ctv., 2005).
Tollenaar và ctv. (1994) cho rằng, năng suất tăng
tối đa là tổng hợp các yếu tố về mật độ, giống,
biện pháp canh tác. Nhưng khi tăng mật độ quá
cao thì năng suất bắp giảm (Yilmaz & ctv., 2007).
Theo Ngô Hữu Tình (2003), Việt Nam sử dụng
bắp làm thức ăn chăn nuôi là chính (khoảng 90%),
nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi của nước ta rất lớn
(khoảng 8 triệu tấn/năm) bao gồm cả bắp lấy hạt
và bắp ủ chua.
Thành phố Hồ Chí Minh tuy có diện tích đất sản
xuất nông nghiệp không nhiều, nhưng có thể trồng
bắp và các loại hoa màu để làm nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi. Với tổng đàn bò sữa hiện
nay của Thành phố hơn 100.000 con, Thành phố
cần khoảng 1.122.510 tấn thức ăn thô xanh/năm,
nhưng với sản lượng thức ăn xanh hiện nay chỉ
đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của đàn bò sữa ở
Thành phố. Vì vậy, trồng bắp làm thức ăn xanh là
một giải pháp khả thi góp phần tăng thêm nguồn
thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa hiện nay của
Thành phố.
Trên thị trường hiện nay có nhiều giống bắp có
thể trồng sinh khối với nhiều vụ, chân đất khác
nhau. Với các giống bắp LVN10, DK888, CP989,
SSC586... cho năng suất bình quân 40 – 50
tấn/ha/vụ (Phan Thanh Sơn, 2011).
Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của giống và khoảng
cách trồng đến năng suất bắp sinh khối trên vùng
đất xám tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài là xác định được giống bắp cho
năng suất sinh khối đạt hơn 50 tấn/ha để làm thức
ăn xanh cho gia súc.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Các giống bắp tham gia thí nghiệm: NK 7328, NK
67 và CP 888. Đây là những giống bắp được trồng
nhiều ở các tỉnh thành phía Nam, được người dân
chọn trồng để lấy hạt, khả năng cho sinh khối chất
xanh rất cao.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm được thực hiện vào mùa khô (vụ
Đông Xuân) tháng 12/2015 - 2/2016 và mùa mưa
(vụ Hè Thu) tháng 6-8/2016 tại vùng đất xám
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực
đất thí nghiệm là đất cát pha thịt, đất hơi chua,
hàm lượng đạm và chất hữu cơ thấp. Hàm lượng
lân dễ tiêu đạt 30,1 - 33,1 mg/100 mg đất, thuộc
nhóm trung bình cao. Hàm lượng kali dễ tiêu ở
mức thấp 6,85 – 6,92 mg/100 mg đất. Do đó, khi
canh tác tại vùng đất xám huyện Củ Chi cần bón
bổ sung kali và giảm lượng lân, vôi.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp lô phụ
(SPD), hai yếu tố, với 9 nghiệm thức, 3 lần lặp lại
(yếu tố chính gồm 3 giống bắp là NK7328, NK67
và CP888 (Đối chứng); yếu tố phụ gồm 3 mức
khoảng cách là 70 x 20 cm (mật độ 71.428 cây/ha)
là mật độ đối chứng, 60 x 20 cm (mật độ 83.333
cây/ha) và 50 x 20 cm (mật độ 100.000 cây/ha)).
Tổng số ô thí nghiệm là 9 x 3 = 27 ô. Tổng diện
tích ô thí nghiệm và hàng bảo vệ là 1.000 m2.
Quy trình chăm sóc, bón phân và các chỉ tiêu theo
dõi, đánh giá dựa trên quy phạm số 10 TCN
341:2006 về giống bắp - quy phạm khảo nghiệm
giá trị canh tác và giá trị sử dụng.
2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính của
cây bắp: ngày phun râu, tung phấn, ngày chín sáp
(thu hoạch).
Các đặc trưng hình thái: chiều cao cây, số lá trên
cây, diện tích và chỉ số diện tích lá, đường kính
thân, chiều dài và đường kính trái.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
30
Các chỉ tiêu về chống chịu: đổ rễ, đổ gãy thân, sâu
đục thân, bệnh khô vằn.
Năng suất sinh khối (thân, lá tươi) và lượng toán
hiệu quả kinh tế.
Cụ thể :
Theo dõi 10 cây/ô ở mỗi lần nhắc lại, lấy 5 cây
liên tiếp nhau từ cây thứ 5 đến cây thứ 10 tính từ
đầu hàng giữa thứ 1 và từ cây thứ 15 đến cây thứ
20 từ cuối hàng giữa thứ 2 của ô. Các chỉ tiêu theo
dõi dựa vào quy phạm khảo nghiệm giá trị canh
tác và giá trị sử dụng giống bắp 10 TCN 341:
2006.
Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ ngày gieo
đến lúc thu hoạch, giai đoạn bắp chín sáp (tính từ
đầu hạt đến gốc chân lượng tinh bột chín sáp
chiếm 2/3 còn lại 1/3 lượng chín sữa).
Chiều cao cây (cm): theo dõi dựa vào các giai
đoạn sinh trưởng của cây, theo dõi các giai đoạn
10, 25, 40, 55 (NSG). Những cây theo dõi được
đánh dấu bằng cách cắm cọc sát gốc. Cách đo: đo
chiều cao từ cổ rễ đến đỉnh của bộ phận cao nhất
của cây theo chiều thẳng đứng (dựa vào cọc đánh
dấu điểm cổ rễ để tránh sai số vun gốc).
Số lá trên cây: lá được tính khi có lưỡi lá và cổ lá.
Mỗi lần đếm có đánh dấu bằng cách cắt hình chữ
V trên mép lá để tiện cho việc theo dõi lần sau.
Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) = (diện tích lá
trên cây x mật độ cây/ha)/10.000.
Đường kính thân (cm): đo cách gốc 20 cm, đo
một lần vào giai đoạn tung phấn.
Chiều dài bắp (cm): đo từ gốc bắp đến hàng hạt
cao nhất, được tính bằng số liệu trung bình của 10
cây bắp.
Đường kính bắp (cm): đo ở vị trí có đường kính
bắp lớn nhất, được tính bằng số liệu trung bình
của 10 cây bắp.
Các chỉ tiêu về chống chịu: Đổ rễ (%): đếm các
cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ
so với chiều thẳng đứng của cây; Đổ gãy thân
(điểm): đếm các cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới
bắp khi thu hoạch; Sâu đục thân (điểm); Bệnh: tỷ
lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bệnh/tổng số cây
điều tra) x 100.
Năng suất sinh khối (tươi) (tấn/ha) = Khối lượng
tươi/ô thí nghiệm x 10.000/diện tích ô thí nghiệm
x 10-3.
2.4 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, tính toán bằng phần mềm
Excel, phân tích thống kê ANOVA bằng phần
mềm SAS 9.1
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của
các giống bắp
Bảng 1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của 3 giống bắp ở ba khoảng cách trồng
Chỉ tiêu
Khoảng
cách
trồng
(A)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
Thời
điểm
tung phấn
(NSG)
50 x 20 52,3 49,5 52,3 49,0 52,3 51,5 52,2a 50,0
60 x 20 52,3 49,0 51,7 50,0 52,0 52,5 51,7b 50,2
70 x 20 51,7 50,5 51,3 51,0 51,7 52,0 51,3c 51,2
TB B 52,1a 49,7 51,8ab 50,0 52,0a 51,7
CV (%) FA FB FAB
1,3 2,4 22,8* 6,14ns 6,2** 4,59ns 0.4ns 0,31ns
Thời
điểm
phun
50 x 20 53,3 49,5 55,3 50,0 54,3 51,0 54,4a 50,3
60 x 20 53,3 49,0 54,3 51,0 54,0 52,0 53,8a 50,7
70 x 20 52,7 50,0 52,7 52,5 53,7 51,5 52,6b 51,3
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
31
Chỉ tiêu
Khoảng
cách
trồng
(A)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
râu
(NSG)
TB B 53,1b 49,5b 54,1a 51,2a 54,0a 51,7a
CV (%) FA FB FAB
1,3 2,2 4,6* 7,0ns 37,9** 6,32* 1,8ns 0,93ns
Thời
điểm
thu
hoạch
(NSG)
50 x 20 73,6 73,5 75,1 70,0 73,7 72,0 74,1 71,7
60 x 20 74,1 72,0 74,7 70,5 75,4 74,5 74,7 72,3
70 x 20 74,0 74,0 73,0 72,0 74,1 75,5 73,7 73,8
TB B 73,9 73,2ab 74,3 70,8b 74,4 74,0a
CV (%) FA FB FAB
1,2 2,4 1,54ns 16,71ns 0,63ns 5,29* 1,71ns 0,71ns
Ghi chú: ĐX: Đông Xuân; HT: Hè Thu; NSG: Ngày sau gieo; TB A: Trung bình yếu tố A (trung bình của mỗi khoảng
cách trồng); TB B: Trung bình yếu tố B (trung bình của mỗi giống). Trong cùng một nhóm giá trị trung bình các số có
cùng ký tự đi kèm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ns: không có khác biệt về mặt thống kê, *: sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0.05.
Qua Bảng 1 cho thấy, ngày tung phấn giữa các
nghiệm thức dao động 49,7 đến 52,1 ngày, khác
biệt có ý nghĩa trong thống kê. Các giống tham
gia thí nghiệm trong vụ Hè Thu có thời gian tung
phấn sớm hơn 1 - 2 ngày.
Thời điểm phun râu sớm nhất ở giống NK 67
trong vụ Hè Thu là 49,5 ngày, khác biệt có ý
nghĩa với 2 giống NK7328 và CP888. Tương tác
giữa khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến thời
điểm tung phấn và phun râu.
Thời gian thu hoạch của các giống bắp tham gia
thí nghiệm dao động 70,8 đến 74,0 ngày, khác
biệt có ý nghĩa về thống kê.
Theo Lê Quốc Tuấn (2000), giai đoạn bắp chín
sáp cho trọng lượng tươi và khối lượng khô cao
nhất trong các giai đoạn nghiên cứu và Đường
Hồng Dật (2004), đối với bắp lấy thân, lá làm
thức ăn cho bò sữa, nên thu hoạch bắp vào thời kỳ
hạt bắp ở giai đoạn chín sữa, lượng nước trong hạt
bắp chiếm khoảng 50% – 65%, lượng chất khô
tích lũy 30% – 35%.
3.2 Đặc điểm hình thái của các giống bắp
Đối với đất xám Củ Chi, chiều cao cây vụ Đông
Xuân dao động từ 181,5 – 206,1 cm, khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
thí nghiệm. Vụ Hè Thu cây cao hơn đạt từ 217,4 –
243,8 cm, giống CP888 có chiều cao vượt 2 giống
còn lại 234,6 cm. Qua Bảng 2 cho thấy, nhìn
chung chiều cao cây của các giống bắp trong vụ
Đông Xuân (vụ mùa khô) đều thấp hơn trong vụ
Hè Thu (vụ mùa mưa), điều đó cho thấy có ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển
chiều cao của cây bắp. Kết quả này cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Wheaton (1990),
chiều cao cây ảnh hưởng bởi thời vụ trồng.
Số lá trên cây ở các giống có sự biến động từ 18,7
đến 20,3 lá. Đây là số lá phổ biến của các giống
bắp được canh tác hiện nay. Sự khác biệt có nghĩa
thống kê về số lá giữa các giống tham gia thí
nghiệm.
Bên cạnh chỉ tiêu về số lá, một số chỉ tiêu liên
quan đến lá có ảnh hưởng đến năng suất sinh khối
là diện tích lá, độ dày của phiến lá. Chỉ số diện
tích lá ở các khoảng cách trồng dày thì càng cao.
Chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
32
nghiệm dao động từ 4,23 đến 5,95 (m2 lá/m2 đất).
Sự khác biệt có nghĩa thống kê về chỉ số số lá
giữa các giống tham gia thí nghiệm. Chỉ số diện
tích lá đạt cao nhất ở giống NK7328 là 6,85 (m2
lá/m2 đất).
Theo Đinh Thế Lộc (1997), mật độ và khoảng
cách trồng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng
suất, ở mật độ cây cao thì số lượng cây trên đơn vị
diện tích nhiều, cây phát triển kém nên sản lượng
thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy, đường kính
thân cây của giống NK7328 là lớn nhất (25,0
mm). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa
so với 2 giống còn lại.
Đường kính thân cây vụ Đông Xuân dao động từ
24,1 - 25 mm, khác biệt không có ý nghĩa thống
kê giữa các giống tham gia thí nghiệm. Vụ Hè
Thu đường kính thân cây cao hơn đạt từ 23,8 –
25,8 mm, giống NK7328 có đường kính thân vượt
hơn 2 giống còn lại, đạt cao nhất. Đường kính bắp
có khác biệt giữa các nghiệm thức trong thí
nghiệm.
Tương tự, đường kính trái và chiều dài bắp cũng
có sự khác biệt giữa các giống tham gia thí
nghiệm. Đường kính trái dao động từ 38,1 – 47,8
cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống
tham gia thí nghiệm. Chiều dài trái dao động 24,7
– 27,6 cm, không có sự khác biệt thống kê giữa
các giống tham gia thí nghiệm.
Mật độ trồng có ảnh hưởng đến đường kính cây
và đường kính trái. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Yani Garcia (2003): mật độ trồng
bắp thu thân, lá, trái non được khuyến cáo với mật
độ dày hơn so với cây bắp lấy hạt.
Bảng 2. Đặc điểm hình thái của ba giống bắp ở ba khoảng cách trồng
Chỉ tiêu
Khoảng
cách
trồng (A)
(cm)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
Chiều cao
cây (cm)
50 x 20
181
,5
219,
6
192,
1
238,1
197
,0
217,4 190,2
220,
6
60 x 20
188
,4
227,
1
191,
2
235,1
183
,3
224,7 187,6
229,
2
70 x 20
188
,7
233,
6
206,
1
243,8
184
,8
219,4 193 ,2
232,
3
TB B
186
,2
227,
0ab
196,
5
234,6
a
188
,4
220,5
b
CV (%) FA FB FAB
9,0
8
3,5
0,60
ns
3,64ns
0,6
0ns
7,24*
*
0,88ns
1,05
ns
Số lá trên cây
(lá)
50 x 20
20,
4
18,5 19,7 19,9 18,
6
19,7 19,6 19,4
b
60 x 20
20,
4
19,5 19,2 20,4 18,
8
19,7 19,5 19,9
a
70 x 20
20,
2
19,9 20,0 20,2 18,
8
20,0 19,6 20,0
a
TB B 20, 19,3 19,6 20,2 18, 19,8
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
33
Chỉ tiêu
Khoảng
cách
trồng (A)
(cm)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
3a b 7c
CV (%) FA FB FAB
1,6 3,0
0,2
9ns
25,0
*
1,8
ns
3,32n
s
55,37
**
0,74
ns
Chỉ số diện
tích lá (m2
lá/m2 đất)
50 x 20
3,7
7
4,58e 3,98 5,33d 4,1
2
5,55cd 3,95 5,15
b
60 x 20
4,2
5
4,79e 4,73 5,30d 4,6
7
5,45cd 4,55 5,18
b
70 x 20
4,6
7
5,74c 4,92 6,10b 4,7
5
6,85a 4,78 6,23
a
TB B
4,2
3
5,03c 4,54 5,58b 4,5
1
5,95a
CV (%) FA FB FAB
15,
8
6,7
0,57
ns
20,91
**
0,4
5ns
64,37
**
0,24ns 3,4*
Đường kính
thân (mm)
50 x 20
24,
5
22,6 24,7 23,1 25,
1
23,6 24,8 23,1
b
60 x 20
23,
8
23,9 24,2 24,3 25,
1
25,2 24,4 24,4
b
70 x 20
24,
1
24,9 24,7 25,3 24,
9
28,8 24,6 26,3
a
TB B
24,
1
23,8b 24,5 24,3b 25,
0
25,8a
CV (%) FA FB FAB
8,8 4,3
0,63
ns
34,39
**
0,7
8ns
2,37ns 2,11ns
9,53
**
Đường kính
trái (mm)
50 x 20
39,
3
47,6 38,2 42,8 37,
2
45,5 38,2 45,3
60 x 20
40,
0
47,4 36,8 45,8 37,
7
45,7 38,2 45,6
70 x 20
38,
6
48,6 39,3 45,3 43,
4
48,1 40,4 47,3
TB B
39,
3
47,8a 38,1 44,0b 39,
4
46,4ab
CV (%) FA FB FAB
5,3 3,9
1,06
ns
7,28*
0,7
4ns
0,16ns 1,20ns
0,16
ns
Chiều dài trái 50 x 20 24, 26,9 24,4 26,7 24, 27,0 24,4 26,9
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
34
Chỉ tiêu
Khoảng
cách
trồng (A)
(cm)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
(cm) 4 6
60 x 20
25,
0
27,7 25,0 26,3 25,
3
26,0 25,1 26,6
70 x 20
24,
7
28,3 25,7 27,5 25,
9
27,1 25,4 27,6
TB B
24,
7
27,6 25,0 26,8 25,
2
26,7
CV (%) FA FB FAB
5,3 3,8
1,41
ns
3,20ns
0,3
8ns
2,20ns 1,58ns
0,63
ns
Ghi chú: ĐX: Đông Xuân; HT: Hè Thu; NSG: Ngày sau gieo; TB A: Trung bình yếu tố A (trung bình của mỗi khoảng
cách trồng); TB B: Trung bình yếu tố B (trung bình của mỗi giống). Trong cùng một nhóm giá trị trung bình các số có
cùng ký tự đi kèm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ns: không có khác biệt về mặt thống kê, *: sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0.05, ** sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0.01.
3.3 Đặc tính chống chịu của các giống bắp
3.3.1 Đổ rễ, gãy thân:
Ở hai vụ thí nghiệm không có hiện tượng mưa gió
lớn, nên các giống tham gia thí nghiệm trồng ở ba
khoảng cách khác nhau không có hiện tượng đổ
gãy thân. Bên cạnh đó, với đặc tính có bộ rễ kiềng
vững chắc ở ba giống bắp thí nghiệm cũng là yếu
tố hạn chế tối đa sự đổ ngã của cây.
3.3.2 Sâu đục thân:
Là loại sâu hại chính trên cây bắp, phân bố rộng
rãi khắp các vùng trồng bắp ở Việt Nam và thế
giới. Sâu phá hoại tất cả các bộ phận trên cây bắp,
khi cây còn nhỏ thì chúng cắn phá đọt non, khi
cây lớn chúng chui vào cắn phá bên trong thân
bắp, làm cho thân bắp bị làm rỗng, gãy cờ, gãy
thân. Trong giai đoạn cây ra bắp, sâu đục xuyên
qua trái bắp thành đường rỗng nhỏ và ăn hạt, các
phần bên trong cùi bắp, tạo thành các mạt cưa
vàng ở miệng lỗ đục. Các giống thí nghiệm có tỷ
lệ sâu đục thân và bệnh khô vằn rất thấp (< 5% ở
cả ba giống). Tỷ lệ bệnh vằn cũng không đáng kể
(< 10%) chủ yếu tập trung ở các lá già và ở giai
đoạn tung phấn, phun râu.
3.4 Năng suất sinh khối
Năng suất sinh khối là mục tiêu chính của thí
nghiệm nhằm chọn được giống bắp có khả năng
cho năng suất sinh khối cao để đưa vào canh tác,
cung cấp nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi bò
sữa.
Bảng 3. Năng suất sinh khối của ba giống bắp ở ba khoảng cách trồng (tấn/ha/vụ)
Khoảng cách
trồng (A)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
50 x 20 48,2 65,3bc 51,2 73,0ab 55,6 78,0a 51,6a 72,1a
60 x 20 48,0 57,3cd 50,5 68,0abc 50,0 73,0ab 49,5b 66,2a
70 x 20 46,7 51,0d 49,6 57,0cd 48,0 63,3bc 48,1b 57,1b
TB B 47,6b 58,0b 50,4ab 66,0a 51,2a 71,4a
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
35
Khoảng cách
trồng (A)
Giống (B)
TB A
NK67 CP888 NK7328
ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
CV (%) FA FB FAB
7,0 8,6 191,5** 11,92* 0,68** 0,15* 1,82ns 13,38**
Ghi chú: ĐX: Đông Xuân; HT: Hè Thu; NSG: Ngày sau gieo; TB A: Trung bình yếu tố A (trung bình của mỗi khoảng
cách trồng); TB B: Trung bình yếu tố B (trung bình của mỗi giống). Trong cùng một nhóm giá trị trung bình các số có
cùng ký tự đi kèm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ns: không có khác biệt về mặt thống kê, *: sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0.05, ** sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 0.01.
Bảng 3 cho thấy, ảnh hưởng của khoảng cách
trồng rất có ý nghĩa đến năng suất, các khoảng
cách càng gần nhau (mật độ càng tăng) thì năng
suất sinh khối càng cao. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Widdicombe (2002) và Lashkari
(2011). Ở cả 2 vụ giống NK7328 cho năng suất
cao nhất. Nếu thâm canh tăng vụ bắp làm thức ăn
cho bò sữa nói riêng và gia súc nói chung có thể
trồng từ 3 - 5 vụ/năm (Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Bình Định, 2011). Theo báo
cáo nghiên cứu của Phan Thanh Sơn (2011), với
các giống bắp như LVN10, DK888, CP989,
SSC586 năng suất chất xanh bình quân 40 – 50
tấn/ha/vụ. Năm 2012, với giống bắp VN8960 của
Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố, năng suất
chất xanh bình quân đạt 55 tấn/ha/vụ. Tương tác
giữa giống và khoảng cách trồng cũng có khác
biệt ý nghĩa thống kê đến năng suất sinh khối. Ở
khoảng cách 50 x 20 cm, giống NK7328 cho năng
suất cao nhất đạt 55,6 tấn/ha đối với vụ Đông
Xuân, 78,0 tấn/ha đối với vụ Hè Thu. Theo
Yilmaz và cs. (2007) cho rằng, kiểu gen các giống
bắp và mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng bắp làm thức ăn cho gia
súc; mật độ trồng cho năng suất tươi và khô cao
nhất ở mật độ 114.000 cây/ha (64,4 tấn năng suất
tươi và 24,8 tấn/ha với năng suất khô), mật độ
143.000 cây/ha (62,3 tấn/ha năng suất tươi và
23,1 tấn/ha với năng suất khô) cho giống bắp
Dracma.
Như vậy, đối với vùng đất xám huyện Củ Chi
giống NK7328 trồng với mật độ 50 x 20 cm cho
năng suất cao nhất.
3.5 Hiệu quả kinh tế
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của trồng bắp sinh khối (đồng/ha).
Vụ trồng Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Tỷ suất lợi
nhuận
Đông Xuân 55.000.000 32.545.000 22.455.000 0,69
Hè Thu 62.400.000 32.545.000 29.855.000 0,92
Bảng 4 cho thấy, lợi nhuận của việc trồng bắp
sinh khối dao động từ 22 đến 30 triệu đồng/ha/vụ
ở vùng đất xám. Với việc trồng bắp làm thức ăn
xanh cho bò sữa, thời gian canh tác cây bắp ngắn
(dao động khoảng 70 - 73 ngày), vì vậy 1 năm có
thể trồng 04 vụ, lợi nhuận thu được từ 96 đến 104
triệu đồng/ha/năm. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao
nhất trên vùng đất xám trong vụ mùa mưa, đạt
92%.
4. KẾT LUẬN
Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận như sau:
Đối với 2 giống bắp mới NK67 và NK7328
(CP888 làm đối chứng) đem trồng thử nghiệm
trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tại vùng đất
xám huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh thì
giống bắp NK7328 tỏ ra thích hợp với vùng đất
xám và cho năng suất sinh khối cao, có ý nghĩa
khác biệt so với giống đối chứng. Giống NK 67
cho năng suất thấp nhất, đặc biệt giống này không
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 28 – 36
36
thích hợp trồng vụ Đông Xuân trên nền đất xám
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Về ảnh hưởng của khoảng cách trồng, kết quả của
thí nghiệm cho thấy khoảng cách 50 x 20 cm là
thích hợp, cho năng suất cao trên cả 2 vụ trồng
trên vùng đất xám.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện và cung cấp kinh phí để thực hiện thí
nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Thế Lộc. (1997). Giáo trình cây lương thực,
tập 2: Cây màu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội, 160 trang.
Đường Hồng Dật. (2004). Cây ngô, kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất. Nhà xuất bản Lao Động
– Xã hội, 123 trang.
Lashkari Mojgan, Madani Hamid, Reza Ardakani
Farid Golzardi Mohammad & Kaveh Zargari.
(2011). Effect of Plant Density on Yield and
Yield Components of Different Corn, 450 -
457.
Lê Quốc Tuấn. (2000). Xác định nhu cầu phân
đạm đối với giống bắp lai (Zea mays L.) trồng
vụ hè thu trên đất đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
(Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp). Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
Lê Thị Liên. (2000). Giáo trình kỹ thuật nông
nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,
150 trang.
Ngô Hữu Tình. (2003). Cây ngô. Nhà xuất bản
Nghệ An, 212 trang.
Phan Thanh Sơn. (2011). Tình hình sản xuất ngô
thu sinh khối làm thức ăn cho bò sữa. Trung
tâm Khuyến nông khuyến Ngư tỉnh Bình Định,
trang: 3 – 6.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình
Định. (2011). Báo cáo Kết quả thực hiện sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm
2011, nội dung và giải pháp thực hiện năm
2012.
Tollenaar, M., D.E. McCuUough and L.M.
Dwyer. (1994). Physiological Basis Of The
Genetic Improvement Of Corn. (In: Genetic
Improvement of Field Crops). Slafe, G.A.
(Ed.), Marcel and Dekkerlnc. New York, page:
183 - 236.
Wheaton H.N., F. Martz, F. Meinershagen & H.
Sewell. (1990). G4590, Corn Silage.
University of Missouri Extension.
Widdicombe, W.D. & K.D Thelen. (2002). Row
width and plant density effects on corn grain
production in the northern Corn Belt. J. Agron,
1020 - 1023.
Yani Garcia. (2013). Growing maize for silage.
NSW DPI Agfact P3.3.3, 1992 (Maize growing
of a corn plant develops, Special Report).
Yilmaz, S., H. Gozubenli, O. Knuskan & I. Atis.
(2007). Genotype and Plant Density Effects on
Corn (Zea mays L.) Forage Yield. Asian J
Plant Sci, 6(3): 538 - 541.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_giong_khoang_cach_trong_den_nang_suat_bap_sinh.pdf