IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tảo được nuôi ở cường độ ánh sáng từ
1.000, 2.000 và 3.000 lux cho mật độ cực đại
tăng dần (1,23 ± 0,03 OD; 1,36 ± 0,02 OD và
1,64 ± 0,03 OD) và đạt cao nhất ở cường độ
3.000 lux ở ngày nuôi thứ 13 (P<0,05). Cường
độ ánh sáng 4.000 và 5.000 lux cho mật độ
cực đại rất thấp (0,95 ± 0,04 OD và 0,84 ± 0,03
OD) (P<0,05). Thời gian duy trì quần thể của
tảo ở mức 1.000 – 3.000 lux là 23 – 25 ngày
dài hơn so với mức 4.000 – 5.000 lux (15 ngày)
(P<0,05).
Hàm lượng protein và lipid tích lũy trong tế
bào tăng dần theo cường độ ánh sáng 1.000
lux (51,09 ± 1,12% và 8,28 ± 0,58%), 2.000
lux (60,14 ± 2,45% và 10,05 ± 0,65%) và đạt
cao nhất ở 3.000 lux (67,78 ± 1,08% và 13,15
± 0,94%) (P<0,05). Mức cường độ ánh sáng
cao 4.000 và 5.000 lux cho hàm lượng protein
và lipid rất thấp, lần lượt là 45,22 ± 2,13%;
6,81 ± 0,88% và 38,71 ± 1,88%; 5,65 ± 0,72%)
(P<0,05)
2. Kiến nghị
Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của các cường độ ánh sáng khác nhau
lên thành phần và tỷ lệ các axít béo không no, hàm lượng sắc tố chlorophyl có trong tế bào tảo
S. platensis nuôi trong nước mặn.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng, hàm lượng protein và lipid của tảo spirulina platensis geitler, 1925 nuôi trong nước mặn - Trần Thị Lê Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG LÊN SINH TRƯỞNG,
HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ LIPID CỦA TẢO
Spirulina platensis Geitler, 1925 NUÔI TRONG NƯỚC MẶN
EFFECT OF LIGHT INTENSITY ON GROWTH, PROTEIN AND LIPID CONTENTS
OF Spirulina platensis (Geitler, 1925) CULTURED IN SEAWATER
Trần Thị Lê Trang1
Này nhận bài: 18/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 03/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng, hàm lượng
protein và lipid của tảo Spirulina platensis. Tảo được nuôi trong bình 500ml với độ mặn 30 – 32‰, ở 5 mức
cường độ ánh sáng: 1.000, 2.000, 3.000, 4.000 và 5.000 lux. Kết quả cho thấy: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng
lên sinh trưởng của tảo, ở 1.000, 2.000, 3.000, 4.000 và 5.000 lux đạt mật độ cực đại lần lượt là 1,23 OD;
1,36 OD; 1,64 OD; 0,95 OD và 0,84 OD (P<0,05), trong đó mức 3000 lux đạt mật độ cực đại cao nhất ở ngày
nuôi thứ 13. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng lên hàm lượng protein và lipid của tảo, ở 1000 lux hàm lượng
protein và lipid lần lượt đạt 51,09% và 8,28%, ở 2000 lux (đạt 60,14% và 10,05%), đạt cao nhất ở 3000 lux
(67,78% và 13,15%), 4000 lux (đạt 45,22%; 6,81% ) và 5000 lux (đạt 38,71%; 5,65%) (P<0,05). Từ đó, có thể
nuôi tảo S. platensis trong nước mặn ở cường độ ánh sáng 3000 lux là thích hợp.
Từ khóa: Cường độ ánh sáng, hàm lượng protein và lipid, mật độ cực đại, sinh trưởng, tảo Spirulina
platensis
ABSTRACT
This research was conducted in order to estimate the effect of light intensity on growth, protein and
lipid contents of Spirulina platensis. Algae were cultured in Erlenmeyer fl ask in volume of 500ml in 5 levels of
1.000, 2.000, 3.000 and 5.000 lux with the salinity between 30 – 32‰. The results showed that, light intensity
effected on the growth of S. platensis. In which, 1.000, 2.000, 3.000, 4.000 and 5.000 lux had the maximum
density of 1.23 OD, 1.36 OD, 2.64, 0.95 and 0.84 OD, respectively, (P<0.05). Specifi cally, 3000 lux gave the
highest maximum density on the day 13. Similarly, light intensity also effected on the protein and lipid contents
of S. platensis. In 1000 lux, the protein and lipid contents of algae cells were 51.09% and 8.28%, in 2000 lux
these value were 60.14% and 10.05%, in 3000 lux the highest results were 67.78% and 13.15% (P<0,05).
Meanwhile, the protein and lipid contents of S. platensis cultured in 4000 and 5000 lux were 45.22%, 6.81%
and 38.71%, 5.65%. In summary, it can be cultured S. platensis in seawater at 3.000 lux was the most suitable
light intensity.
Keywords: Growth, light intensity, maximum optical density, protein and lipid contents, Spirulina
platensis
1 Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Spirulina là loài tảo lam rất giàu dinh dưỡng
với hàm lượng protein chiếm tới 56 – 77% khối
lượng khô, giàu vitamin, chất khoáng, axít
amin và các axít béo thiết yếu [6]. Bên cạnh đó,
khả năng thích ứng tốt với yếu tố môi trường,
điều kiện và kỹ thuật nuôi đơn giản cũng là một
trong những lợi thế trong nuôi sinh khối loài tảo
này [4]. Do đó, tảo Spirulina đã được nghiên
cứu, sản xuất và ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực của đời sống; làm thực phẩm chức năng,
nguồn dinh dưỡng bổ sung thiết yếu, thuốc
chữa bệnh (ung thư, HIV/AIDS, viêm gan, tiểu
đường,), mỹ phẩm (chăm sóc da và tóc),
thức ăn chăn nuôi và xử lý nước thải [1].
Tảo Spirulina nuôi trong môi trường nước
mặn có giá trị dinh dưỡng vượt trội hơn so với
nuôi trong nước ngọt thể hiện ở số lượng chất
có hoạt tính sinh học cao (polysaccharides,
inositol và phycocyanin), các nguyên tố vi
lượng, hàm lượng protein, lipid, các axít béo
thiết yếu (DHA, EPA, ARA, LA, LOA,) [10].
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, nuôi tảo Spirulina
trong nước mặn còn góp phần tiết kiệm một
lượng lớn các chất khoáng đa lượng, vi lượng
bổ sung và tận dụng tốt tiềm năng diện tích
nước mặn sẵn có ở nước ta. Tuy nhiên, chưa
có bất kì công trình nghiên cứu nào ở nước ta
đề cập đến việc nuôi tảo Spirulina trong nước
mặn. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện
nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp
cho nuôi tảo Spirulina platensis trong nước
mặn ở điều kiện thí nghiệm, là cơ sở để thiết
lập quy trình công nghệ nuôi sinh khối loài tảo
này ở quy mô công nghiệp phục vụ nhu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu.
Ánh sáng là nguồn năng lượng chính cho
quá trình quang hợp, góp phần vào việc sản
xuất nguồn sinh khối cho vi tảo. Trong đó,
cường độ ánh sáng là yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến cường độ quang hợp của tảo nhất là
trong điều kiện mật độ cao [11]. Theo Lavens &
Sorgeloos (1996) [12] cường độ ánh sáng thích
hợp cho hầu hết các loài tảo nằm trong khoảng
từ 2.500-5.000 lux ở quy mô phòng thí nghiệm
và từ 20-30 klux ở quy mô ngoài trời. Việc xác
định cường độ sáng thích hợp cho từng loài
tảo, mật độ ban đầu, thể tích nuôi và độ sâu
tầng nước nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm
được nguồn năng lượng điện và rút ngắn thời
gian nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cho người
nuôi [8, 14]. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên
cứu về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên
sinh trưởng của tảo Spirulina trong môi trường
nước mặn vẫn chưa hề được đề cập. Nghiên
cứu này nhằm xác định cường độ ánh sáng tối
ưu cho nuôi tảo Spirulina nước mặn trong điều
kiện thí nghiệm, là một trong những tiền đề để
thiết lập quy trình công nghệ nuôi sinh khối loài
tảo này ở quy mô công nghiệp phục vụ nhu
cầu cho con người.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tảo Spirulina
platensis được thu thập từ tự nhiên, có nguồn
gốc nước ngọt (2‰) và đã được thuần hóa
trong môi trường nước mặn (30 - 32‰).
Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng Vi tảo
thuộc Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại
học Nha Trang.
Nguồn nước biển sử dụng cho nghiên cứu
này được xử lý bằng Chlorine 25 ppm trong
2 ngày, sau đó phơi nắng và trung hòa bằng
Natrithiosulfate với tỷ lệ 1:1. Trước khi thí nghiệm,
các bình thủy tinh với thể tích 500 ml được đưa
vào hấp tiệt trùng ở 121oC, 1 atm trong 15 phút.
2. Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh
sáng được tiến hành ở 5 mức cường độ ánh
sáng khác nhau gồm: 1.000, 2.000, 3.000,
4.000 và 5.000 lux. Ánh sáng được bố trí bằng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
các bóng đèn huỳnh quang, ánh sáng trắng có
công suất từ 30 – 60W. Tảo giống sử dụng cho
thí nghiệm đang ở giai đoạn tăng trưởng (cuối
pha logarit) với mật độ ban đầu là 0,4 OD được
nuôi trong môi trường dinh dưỡng f/2 (Guillard,
1975). Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3
lần lặp cùng thời điểm.
Các yếu tố môi trường được duy trì trong
phạm vi thích hợp với sinh trưởng của tảo S.
platensis: nhiệt độ phòng 25oC, pH: 8, chế độ
chiếu sáng 16 giờ sáng: 8 giờ tối, sục khí liên
tục, độ mặn 30‰.
3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.1. Phương pháp xác định sinh trưởng của tảo
Theo Coutteau (1996) [9]: Sinh trưởng
của tảo được xác định thông qua mật độ
quang (optical density-OD), bằng cách lấy 5
ml dung dịch tảo đưa vào máy đo quang phổ
(Spectrophotometer CECIL/CE 1011, 101S,
120554) ở bước sóng 560 nm.
3.2. Phương pháp phân tích hàm lượng protein
và lipid
Để phân tích làm lượng protein và lipid, các
mẫu tảo được thu tại thời điểm cuối pha tăng
trưởng (pha logarit), khi tảo đạt sinh khối cực
đại. Các mẫu tảo được tách ly tâm khỏi môi
trường nuôi bằng máy ly tâm có tốc độ quay
7.500 vòng/phút trong thời gian 10 phút, sử
dụng máy ly tâm Hereaus Suprafuge 22. Mẫu
tảo sau đó được sấy khô ở nhiệt độ 55°C trong
2 giờ, lưu giữ ở nhiệt độ âm 20°C trước khi
thực hiện các phân tích hóa sinh. Hàm lượng
lipid trong mẫu tảo khô được phân tích theo
phương pháp của Bligh và Dyer (1959) [7] sử
dụng hỗn hợp tách chiết chứa chloroform và
methanol với tỷ lệ thể tích là 2 : 1. Khoảng 120
ml của hỗn hợp này được sử dụng để tách chiết
mỗi gam tảo khô. Các chất rắn được phân tách
bằng cách sử dụng giấy lọc chuyên dụng 2 lớp
của Nhật Bản. Các chất hòa tan và dung môi
được làm bay hơi trong máy hút chân không
ở nhiệt độ 60°C. Quá trình tách chiết được
thực hiện 3 lần cho đến khi thu được toàn bộ
lượng lipid thô trong mẫu tảo. Protein thô được
phân tích bằng phương pháp Kjeldahl của
AOAC (1998) [5]. Quá trình phân tích được
tiến hành tại Viện Công nghệ sinh học và Môi
trường – Trường Đại học Nha Trang.
3.3. Quản lý các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường được xác định 2
ngày/lần. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế rượu (độ
chính xác 10C). pH được đo bằng máy đo pH
(Hanna pH Meter, độ chính xác 0,1). Độ mặn
được đo bằng khúc xạ kế (Refractometer, độ
chính xác 0,5‰). Cường độ ánh sáng được đo
bằng máy đo Hanna Digital Illuminometer - Đài
Loan (độ chính xác ± 6% giá trị đọc được).
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được phân
tích bằng phép phân tích phương sai một yếu
tố (ANOVA) trên phần mềm SPSS 16.0. Khi
có sự khác biệt giữa các giá trị trung bình
về mật độ cực đại hay hàm lượng protein và
lipid của các nghiệm thức, phép kiểm định
Duncan’s Test được sử dụng để xác định sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa
P < 0,05. Tất cả số liệu trong thí nghiệm được
trình bày dưới dạng Trung bình (Mean) ± Sai
số chuẩn (SE).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sinh trưởng của tảo
Kết quả cho thấy, cường độ ánh sáng có
ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, mật độ cực
đại và thời gian đạt mật độ cực đại của tảo
S. platensis, với xu hướng chung là cường
độ ánh sáng ở mức thấp tốt hơn ở mức cao.
Đặc biệt tảo được nuôi ở cường độ ánh sáng
3.000 lux cho mật độ cực đại lớn nhất ở ngày
nuôi thứ 13 và khác biệt so với các mức còn lại
(P<0,05) (hình 1).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127
Tảo được nuôi ở cường độ ánh sáng tăng
dần từ 1.000, 2.000 và 3.000 lux cho mật độ
cực đại tăng dần (1,23 ± 0,03 OD; 1,36 ± 0,02
OD và 1,64 ± 0,03 OD); ở các mức cao (4.000
và 5.000 lux) mật độ cực đại của tảo giảm mạnh
(0,95 ± 0,04 OD và 0,84 ± 0,03 OD) (P<0,05).
Các mức cường độ ánh sáng khác nhau cũng
ảnh hưởng đến thời gian duy trì quần thể của
tảo. Trong đó, tảo được nuôi ở cường độ ánh
sáng thấp (1.000, 2.000 và 3.000 lux) thời gian
duy trì quần thể là 23 – 25 ngày so với nhóm có
cường độ ánh sáng cao (4.000 và 5.000 lux)
thời gian duy trì quần thể là 15 ngày (P<0,05).
Các quan sát thêm còn cho thấy, tảo
S. platensis được nuôi ở các mức cường độ
ánh sáng cao (4.000 và 5.000 lux) có màu sắc
bị biến đổi, từ màu xanh đậm chuyển sang
xanh nhạt hoặc vàng úa sau 1-2 ngày nuôi.
Cường độ ánh sáng cao còn gây ra hiện tượng
tảo chết, bám vào thành bình thành từng mảng
từ ngày nuôi thứ 2 trở đi cho đến khi tàn lụi.
Cường độ ánh sáng được xem là yếu tố
quyết định đến cường độ và tốc độ quang hợp
của tảo. Trong giới hạn ngưỡng, cường độ ánh
sáng tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp; trái lại,
nếu vượt quá ngưỡng thì cường độ ánh sáng
lại tỉ lệ nghịch với cường độ quang hợp [15].
Khi cường độ ánh sáng tăng sẽ thúc đẩy quá
trình quang hợp và phân chia tế bào diễn ra
mạnh mẽ, kết quả là sinh khối tảo tăng lên
nhanh chóng [14]. Điều này lí giải tại sao trong
thí nghiệm này, tảo được nuôi trong khoảng
từ 1.000 – 3.000 lux cho mật độ cực đại tăng
dần và đạt cao nhất ở ngưỡng tối ưu 3000 lux.
Ngược lại, mức cường độ ánh sáng cao 4.000-
5.000 lux là nguyên nhân làm ức chế quá
trình quang hợp và trao đổi chất trong tế bào,
thậm chí làm chết tế bào. Nghiên cứu của Tôn
Nữ Mỹ Nga (2006) [2] trên tảo Chaetoceros
gracilis và Phan Văn Xuân (2010) [3] ở tảo
Thalassiosira sp. cũng cho thấy, ngưỡng
ánh sáng tối ưu cho 2 loài tảo này nằm trong
khoảng từ 3.000-3.500 lux.
2. Hàm lượng protein và lipid của tảo
Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến
hàm lượng protein và lipid của tảo S. platensis
nuôi trong nước mặn ở điều kiện thí nghiệm
(hình 2). Tảo được nuôi trong điều kiện cường
độ ánh sáng thấp (1.000 – 3.000 lux) cho hàm
lượng protein và lipid cao hơn so với nuôi trong
ở cường độ ánh sáng cao (4.000 – 5.000 lux)
(P<0,05).
Hàm lượng protein và lipid trong tế bào
tăng nhanh theo các mức cường độ ánh sáng
Hình 1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của tảo
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
1.000 lux (51,09 ± 1,12% và 8,28 ± 0,58%),
2000 lux (60,14 ± 2,45% và 10,05 ± 0,65%) và
đạt cao nhất ở 3000 lux (67,78 ± 1,08% và 13,15
± 0,94%). Tảo được nuôi ở mức cường độ ánh
sáng cao (4.000 và 5.000 lux) cho hàm lượng
protein và lipit tích lũy trong tế bào tảo là thấp
nhất, lần lượt là 45,22 ± 2,13%; 6,81 ± 0,88% và
38,71 ± 1,88%; 5,65 ± 0,72%) (P<0,05).
Hình 2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên hàm lượng protein và lipid của tảo
Các ký tự a, b, c khác nhau trên các cột thể hiện sự khác biệt thống kê (P<0,05)
Thời gian chiếu sáng, cường độ và chất
lượng ánh sáng là 3 thành tố quyết định đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của các
sinh vật quang hợp nói chung và các loài tảo
nói riêng. Trong đó, cường độ ánh sáng được
xem là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tổng hợp các thành phần trong tế bào [13].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sự tổng hợp
protein, lipid và carbonhydrat ở tế bào tảo diễn
ra mạnh mẽ nhất trong điều kiện cường độ ánh
sáng đạt ngưỡng tối ưu. Ngược lại, sự tổng
hợp các chất này sẽ bị đình trệ trong trường
hợp cường độ ánh sáng vượt quá ngưỡng, tùy
theo loài tảo, mật độ nuôi, thể tích nuôi và độ
sâu tầng nước [8, 9, 14].
Như vậy trong nghiên cứu này, cường độ
ánh sáng 3.000 lux là mức thích hợp cho tảo
S. platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện
thí nghiệm nhằm đạt được các thông số tối ưu
về sinh trưởng, mật độ cực đại, hàm lượng
protein và lipid .
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tảo được nuôi ở cường độ ánh sáng từ
1.000, 2.000 và 3.000 lux cho mật độ cực đại
tăng dần (1,23 ± 0,03 OD; 1,36 ± 0,02 OD và
1,64 ± 0,03 OD) và đạt cao nhất ở cường độ
3.000 lux ở ngày nuôi thứ 13 (P<0,05). Cường
độ ánh sáng 4.000 và 5.000 lux cho mật độ
cực đại rất thấp (0,95 ± 0,04 OD và 0,84 ± 0,03
OD) (P<0,05). Thời gian duy trì quần thể của
tảo ở mức 1.000 – 3.000 lux là 23 – 25 ngày
dài hơn so với mức 4.000 – 5.000 lux (15 ngày)
(P<0,05).
Hàm lượng protein và lipid tích lũy trong tế
bào tăng dần theo cường độ ánh sáng 1.000
lux (51,09 ± 1,12% và 8,28 ± 0,58%), 2.000
lux (60,14 ± 2,45% và 10,05 ± 0,65%) và đạt
cao nhất ở 3.000 lux (67,78 ± 1,08% và 13,15
± 0,94%) (P<0,05). Mức cường độ ánh sáng
cao 4.000 và 5.000 lux cho hàm lượng protein
và lipid rất thấp, lần lượt là 45,22 ± 2,13%;
6,81 ± 0,88% và 38,71 ± 1,88%; 5,65 ± 0,72%)
(P<0,05).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129
2. Kiến nghị
Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của các cường độ ánh sáng khác nhau
lên thành phần và tỷ lệ các axít béo không no, hàm lượng sắc tố chlorophyl có trong tế bào tảo
S. platensis nuôi trong nước mặn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Dương Thị Hoàng Oanh, Vũ Ngọc Út, Nguyễn Thị Kim Liên (2011). Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của
tảo Spirulina platensis. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Thủy sản lần IV. Trường Đại học Cần Thơ. Tr. 15 – 27.
2. Tôn Nữ Mỹ Nga, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo
Chatoceros gracilis Pantocsek 1892 (Shütt) nhập nội. Luận án Thạc sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại
học Thủy sản.
3. Phan Văn Xuân, 2010. Nghiên cứu các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể tảo
Thlassiosira sp. nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản. Trường
Đại học Nha Trang.
Tiếng Anh:
4. Ahsan M., Habib B., Parvin M., Huntington TC., Hasan MR. (2008). A review on culture, production and use of
Spirulina as food for humans and feeds for domestic animals and fi sh. FAO Fisheries and Aquaculture Circular
No. 1304. Fima/C1034 (En). FAO. Food and Agriculture Organization of The United Nations, Rome.
5. AOAC (1998). Offi cial methods of analysis. Association of Offi cial Analytical Chemists. Arlington. VA.
6. Belay A. (2002). The potential application of Spirulina (Arthrospira) as a nutritional and therapeutic supplement
in health management. The Journal of the American Nutraceutical Association. 5 (2): 1 – 24.
7. Bligh, EG., and Dyer, WJ. (1959). A rapid method of total lipid extraction and purifi cation. Can. J. Biochem.
Physiol. 37. 911 – 917.
8. Choong – Jae Kim, Yun-Ho Jung and Hee-Mock Oh (2007). Factors indicating culture status during cultivation of
Spirulina (Arthrospira) platensis. The Microbiological Society of Korea. The Journal of Microbiology. 122 – 127.
9. Coutteau P. (1996). Microalgae. Manual on the production and use of live food for aquaculture. FAO Fisheries
Technical. 7 – 47.
10. Falquet J., 1997. The nutritional aspects of Spirulina. Antenna Technology.
11. na.ch/en/documents/AspectNut_UK.pdf (accessed on 7 Dec., 2012).
12. Guillard. R. R. L. (1975). Culture of phytoplankton for feeding marine invertebrates. Plemm Publishing
Corporation. Massachusetts. 29 – 60.
13. Lavens P., and P. Sorgeloos (Eds). (1996). Manual on the production and use of live food for aquaculture. FAO
Fisheries Technical Paper No. 361. Rome. FAO.
14. Renaud. S. M., Parry D. L., L. V. Thinh., Kuo. C., Padovan. A. and Sammy. N. (1991). Effect of light intensity
on the proximate biochemical and fatty acid composition of Isochrysis sp. and N. occulata for use in tropical
aquaculture. Journal of Applied Phycology. Kluwer Academic Publishers. Belgium.
15. U. K. Chauhan and Neeraj Pathak (2010). Effect of different conditions on the production of chlorophyll by
Spirulina platensis. Journal of Algal Biomass. 1 (4): 89 – 99.
16. Vonshak A., Kancharaksa N., Bunnag B. and Tanticharoen M. (1996). Role of light and photosynthesis on the
acclimation process of the cyanobacterium Spirulina platensis to salinity stress. J. Applied phycol. 8: 119 – 124.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17_tran_thi_le_trang_3253_2024324.pdf