Khi sử dụng nguồn đạm 0,1 g N/chậu (tương đương 40 kg N/ha) đạm hạt vàng Đầu Trâu
46A+ + phân vi sinh Dasvila làm gia tăng chiều cao, số chồi, các thành phần năng suất.
Ngoài ra, nguồn đạm này đạt năng suất cao nhất (24,63 g/chậu). Nên thực hiện thí nghiệm
sử dụng nguồn đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ với liều lượng 0,1 g N/chậu (tương đương
40 kg N/ha) kết hợp phân vi sinh Dasvila ở ngoài đồng để kiểm tra tính chính xác của thí
nghiệm.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa cao sản MTL392 và MTL500, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
24
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NGUỒN ĐẠM ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT HAI
GIỐNG LÚA CAO SẢN MTL392 VÀ MTL500
Nguyễn Thành Hối1, Lê Vĩnh Thúc2, Mai Vũ Duy và Nguyễn Văn Hậu3
Tóm tắt
Đề tài “Ảnh hưởng của các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất hai giống lúa MTL392 và MTL500”
được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra nguồn đạm thích hợp đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố, mỗi nghiệm thức với 4 lần lặp
lại. Nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (MTL392 và MTL500), nhân tố thứ hai là năm nguồn đạm [Đối chứng
(không bón đạm); 0,2 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+; 0,1 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ +
phân vi sinh Dasvila, chứa hai dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân
Pseudomonas stutzeri (15 kg hạt giống/1 lít); 0,2 g N/chậu đạm urea; 0,1 g N/chậu đạm urea + phân vi sinh
Dasvila (15 kg hạt giống/1 lít)]. Kết quả cho thấy khi sử dụng nguồn đạm 0,1 g N/chậu (tương đương 40 kg
N/ha) đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + phân vi sinh Dasvila cho hiệu quả gia tăng chiều cao, số chồi và các
thành phần năng suất. Đồng thời, nguồn đạm này đạt năng suất cao nhất (24,63 g/chậu).
Từ khóa: MTL392, MTL500, lúa cao sản, đạm hạt vàng, phân vi sinh Dasvila.
Tóm tắt
The topic as the affect of Nitrogen sources to rice growth and yielding of MTL392 and MTL500 varieties was
conducted to determine the suitable nitrogen sources for growth and high yield of rice varieties. The
experiment was carried out using two factors completely randomized experimental design with four
replications per treatment. The first factor included two rice varieties (MTL392 and MTL500) and second
factor included five nitrogen sources [For control (no nitrogen), 0,2 g N/pot of Dau Trau Golden N 46A
+
, 0,1
g N/pot of Dau Trau Golden N 46A
+
combined Dasvila biofertilizers (cointaining nitrogen-fixing Azospirillum
lipoferum phosphate solubilizing Pseudomonas stutzeri), 0,2 g N/pot urea nitrogen and 0,1 g N/pot urea
nitrogen combined Dasvila biofertilizers (15 kg seeds/l)]. Results recorded as follows: When applied to the 0,1
g N/pot (equivalent to 40 kg N/ha) 46A+ Dau Trau Golden N 46A
+
combined Dasvila biofertilizers increased
plant height, number of shoots and yield components. As well as, this nitrogen source which was the highest
yielding (24,63 g/pot) and higher economic efficiency of other nitrogen sources.
Keyword: MTL392, MTL500, high yielding rice, Dau Trau Golden N 46A
+
, Dasvila biofertilizer.
1. GIỚI THIỆU
Trong sản xuất nông nghiệp lúa nước hiện nay, phân đạm đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng
năng suất. Tuy nhiên, theo Belder và cs (2005) cây trồng chỉ hấp thu khoảng 50% lượng phân đạm
(N) được bón, phần còn lại bị giữ lại trong đất và sẽ bị thất thoát do các tiến trình bay hơi, rửa trôi.
Việc mất đạm ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu
để giảm thiểu việc thất thoát phân đạm trong canh tác lúa. Hiện nay, phân đạm hạt vàng Đầu Trâu
46A
+
(phân đạm đã được xử lý Agrotain) giúp tiết kiệm 30% phân đạm. Theo Hassell (2013), ở loại
phân này urea được bao bọc bởi Agrotain, giúp tiết kiệm được 25% lượng đạm cần bón. Ngoài ra,
1
TS. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Email: nthhoi@ctu.edu.vn
2
ThS. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
3
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
25
các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng các loại phân bón vi sinh chứa vi sinh vật có
ích, điển hình là phân vi sinh Dasvila - công trình nghiên cứu các dòng vi khuẩn cố đạm
Azospirillum lipoferum (nguồn gốc từ cây lúa) và vi khuẩn phân giải lân Pseudomonas stutzeri
(nguồn gốc từ đất vùng rễ) do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh
học phân lập và nhận diện để ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo Cao Ngọc Điệp
và cs (2009), hiệu quả của hai dòng vi khuẩn trên giúp tiết kiệm 50% lượng phân đạm và đạt năng
suất (4,6-4,7 tấn/ha) tương đương lúa chỉ bón phân hóa học, gia tăng hiệu quả kinh tế, góp phần hạn
chế ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
giống lúa cao sản MTL392 và MTL500 là giống có triển vọng, chất lượng cao chống chịu tốt với rầy
nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, được trồng nhiều ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến tre, Trà Vinh...Tuy nhiên,
những nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và tăng năng suất lúa đối với hai giống
lúa trên còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra nguồn đạm thích
hợp đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu
Hai giống lúa MTL392 và MTL500 được chọn làm thí nghiệm. Giống MTL392 có có thời gian sinh
trưởng từ 90-95 ngày. Giống MTL500 thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày. Phân đạm urea
[CO(NH2)2], 46% N (Đạm Phú Mỹ); Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A
+
(46% N + 0,2-0,3% Agrotain)
của công ty phân bón Bình Điền; Phân vi sinh Dasvila (công ty Dasco, Đồng Tháp, sản phẩm được
chuyển giao từ nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ); Super Lân Long Thành Ca(H2PO4)2 16%
P2O5; Chlorua Kali (KCl) 60% K2O.
2.2 Phƣơng pháp
Thí nghiệm được bố trí trồng trong chậu (cao 35 cm, rộng 30 cm), theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên thừa số hai nhân tố. Nhân tố thứ nhất là hai giống lúa (MTL392 và MTL500), nhân tố thứ hai
là năm nguồn đạm [0,0 N (Đối chứng): không bón đạm; 0,2 NV: 0,2 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu
Trâu 46A
+
; 0,1 NVD: 0,1 g N/chậu đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + phân vi sinh Dasvila (15 kg hạt
giống/1 lít); 0,2 NU: 0,2 g N/chậu đạm urea; 0,1 NUD: 0,1 g N/chậu đạm urea + phân vi sinh
Dasvila (15 kg hạt giống/1 lít)], giống nhau về lân (0,15 g P2O5/chậu) và kali (0,075 g K2O/chậu);
gồm 10 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại là 1 chậu, mỗi chậu gieo 5 hạt
lúa). Phân bón được quy ra theo tổng trọng lượng đất trồng lúa trên 1 ha là 2 triệu kg đất khô tự
nhiên và chia 4 đợt bón.
Các chỉ tiêu theo dõi
* Chỉ tiêu nông học
- Chỉ tiêu về chiều cao cây (cm): Chiều cao cây lúa được ghi nhận ở các thời điểm 10, 20, 40, 60
NSKG và lúc thu hoạch. Đo chiều cao lúa từ gốc đến tận chóp lá cao nhất, đo 5 cây trong chậu sau
đó tính chiều cao trung bình của 5 cây.
- Chỉ tiêu về số chồi/chậu: Sô chồi/chậu được ghi nhận ở các thời điểm 20, 40 và 60 NSKG.
Đếm toàn bộ số chồi có 2 lá thật (cao khoảng 3-5 cm trở lên) trên chậu.
* Chỉ tiêu các thành phần năng suất và năng suất thực tế
- Số bông/chậu: Ghi nhận bằng cách đếm tổng số bông của mỗi chậu vào thời điểm thu hoạch.
- Số hạt/bông: Ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt (chắc và lép) của từng chậu chia cho tổng số
bông của chậu đó.
Số hạt/bông =
- Tỉ lệ hạt chắc (%): Được tính bằng công thức:
Tổng số hạt/chậu
Số bông/chậu
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
26
Tỉ lệ hạt chắc = x 100
- Trọng lượng 1.000 hạt (w14%, g, 14%): Sau khi tách chọn hạt chắc và hạt lép riêng lẻ với nhau,
tiến hành đếm 1.000 hạt chắc rồi đem cân chính xác (cân điện tử), xác định ẩm độ hạt lúc cân bằng
máy đọc ẩm độ (Riceter m411) rồi quy đổi ra trọng lượng 1.000 hạt chắc ở ẩm độ 14% (w14%). Công
thức quy đổi: w14% = m x (100 - H)/86. Trong đó, w14%: Trọng lượng 1.000 hạt ở ẩm độ 14% (g); m:
Trọng lượng 1.000 hạt chắc lúc cân (g); H: Ẩm độ hạt lúc cân (%).
- Năng suất thực tế (W14%, g/chậu, 14%): Tính trên từng chậu thí nghiệm. Tiến hành cắt lúa, ra
hạt chắc, cân hạt, đo ẩm độ hạt và quy đổi về trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14%. Công thức quy đổi:
W14% = n x (100 - H)/86. Trong đó, W14%: Trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14% (g/chậu); n: Trọng
lượng hạt chắc lúc cân (g/chậu); H: Ẩm độ hạt lúc cân (%).
- Chỉ số thu hoạch (HI) (Harvest Index): Được tính trên cùng diện tích, đơn vị (g/chậu) và ẩm độ
(14%).
HI =
Năng suất thực tế: Trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14% (W14%, g/chậu); sinh khối toàn cây: Trọng
lượng khô ở ẩm độ 14% (g/chậu). Các số liệu thu được được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS
11.5, dùng phép thử Duncan để so sánh sự khác biệt giữa các nguồn đạm.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các chỉ tiêu nông học
3.1.1 Chiều cao cây
Kết quả Bảng 1 cho thấy, giống lúa MTL392 đạt chiều cao cao hơn giống MTL500 ở thời điểm thu
hoạch. Nguồn đạm 0,1 NVD đạt chiều cao cao nhất có sự khác biệt thống kê với các nguồn đạm còn
lại ở mức ý nghĩa 1 % trừ nguồn đạm 0,2 NV. Kết quả số liệu trung bình cho thấy phân đạm hạt
vàng Đầu Trâu 46A+ và phân vi sinh Dasvila có ảnh hưởng tích cực trong việc gia tăng chiều cao
cây lúa. Kết quả thí nghiệm của Trương Văn Phúc Giao (2009) khi chủng vi khuẩn Azospirillum
lipoferum và Stenotrophomonas maltophilia kết hợp bón 50% đạm hóa học cây lúa có sự tăng
trưởng tốt tương đương với nghiệm thức bón 100% đạm mà không chủng vi khuẩn. Bên cạnh đó, có
sự ảnh hưởng tương tác giữa các nguồn đạm và hai giống lúa đến chiều cao thu hoạch khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 1). Nghiệm thức sử dụng nguồn đạm 0,1 NVD ở giống MTL392
cho chiều cao cao nhất (87,3 cm).
Bảng 1. Chiều cao (cm) ở thời điểm thu hoạch giữa hai giống lúa theo các nguồn đạm trồng trong chậu vụ Hè Thu 2012
Nguồn đạm (B)
(g N/chậu)
Giống lúa (A)
Trung bình
MTL392 MTL500
0,0 N (Đối chứng) 82,1 f 82,4 ef 82,3 c
0,2 NV 85,5 b 84,2 bcd 84,9 ab
0,1 NVD 87,3 a 84,4 bcd 85,8 a
0,2 NU 84,6 bcd 83,7 cde 84,1 b
0,1 NUD 85,0 bc 83,4 def 84,2 b
Trung bình 84,9 a 83,6 b
F(A) **
F(B) **
F(A*B) *
CV (%) 1,14
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. N: đạm, NV: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, NVD:
Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + Dasvila, NU: Đạm urea, NUD: Đạm urea + Dasvila.
3.1.2 Số chồi/chậu
Số hạt chắc/chậu
Tổng số hạt/chậu
Năng suất thực tế
Sinh khối toàn cây
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
27
Bảng 2. Số chồi/chậu của hai giống lúa theo các nguồn đạm ở các thời điểm sinh trưởng trồng trong chậu vụ Hè Thu 2012
Nhân tố
Ngày sau khi gieo
20 40 60
Giống (A)
MTL 392 10,8 13,3 14,7
MTL 500 10,2 13,2 15,0
Nguồn đạm (B) (g N/chậu)
0,0 N (Đối chứng) 9,0 b 11,1 c 12,3 b
0,2 NV 10,9 a 13,5 ab 15,5 a
0,1 NVD 11,1 a 14,4 a 15,9 a
0,2 NU 10,9 a 13,1 b 15,1 a
0,1 NUD 10,6 a 14,0 ab 15,4 a
F (A) ns ns ns
F (B) * ** **
F (A*B) ns ns ns
CV (%) 12,54 7,34 6,99
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định
Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa
thống kê. N: đạm, NV: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, NVD: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + Dasvila, NU: Đạm urea,
NUD: Đạm urea + Dasvila.
Kết quả bảng (2) cho thấy tất cả các nghiệm thức cung cấp nguồn đạm có số chồi / chậu
cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê; trong các nghiệm thức cung cấp nguồn đạm thì
nghiệm thức 0,1 NV cho số chồi cao nhất ,nhưng không có sự khác biệt khi so sánh với
các nghiệm thức cung cấp nguồn đạm khác, ngoại trừ nghiệm thức 0,1 NVD có số chồi
cao hơn có ý nghĩa khi so sánh với nghiệm thức 0,2 NU ở thời điểm 40 ngày sau khi gieo.
Qua kết quả cho thấy, các nguồn đạm có sử dụng phân vi sinh Dasvila giúp làm giảm
50% lượng đạm cung cấp và làm gia tăng số chồi gấp 1,3 lần so với đối chứng. Kết quả
này tương tự với thí nghiệm của Lâm Bạch Vân (2008), vi khuẩn cố định đạm
Azospirillum lipoferum đã làm tăng số chồi hữu hiệu trên chậu lúa và thay thế được 50%
lượng đạm hóa học.
3.2 Các thành phần năng suất
3.2.1 Số bông/chậu
Qua kết quả Bảng 3, nguồn đạm 0,1 NVD (13,88 bông/chậu) đạt số bông/chậu cao nhất
và không khác biệt so với nguồn đạm 0,1 NUD đạt 13,4 bông/chậu. Điều này chứng tỏ
hoạt động của vi khuẩn trong phân vi sinh Dasvila là có hiệu quả trong việc cố định đạm
và phân giải lân khó tan thành lân dễ tan cung cấp cho cây lúa, làm gia tăng số
bông/chậu.
3.2.2 Số hạt/bông
Số hạt/ bong cho thấy ( bảng 3) nghiệm thức 0,1 NVD có só hạt / bông cao nhất nhưng
không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức cung cấp đạm khác. Nhưng
tất cả nghiệm thức cung cấp nguồn đạm có số hạt /bông cao hơn đối chứng có ý nghĩa
thống kê. Theo nghiên cứu Hà Ngọc Bằng (2010), khi sử dụng kết hợp phân vi sinh (gồm
vi khuẩn cố định Azospirillium lipoferum, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri và
vi khuẩn hòa tan kali Bacillus subtilus) với giảm 50% lượng đạm hóa học cho số hạt/bông
cao tương đương nghiệm thức bón 100% phân đạm hóa học. Điều này chứng tỏ hoạt
động tích cực của các dòng vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân trong sự hình thành số
hạt/bông.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
28
Bảng 3. Các thành phần năng suất (số bông/chậu, số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt) và năng suất thực tế của hai giống lúa
theo nguồn đạm trồng trong chậu vụ Hè Thu 2012
Nhân tố Số bông/chậu Số hạt/bông
Trọng lƣợng
1000 hạt (g)
Năng suất thực
tế
Giống (A)
MTL 392 12,7 87,5 25,2 19,10 b
MTL 500 12,7 85,3 24,7 21,36 a
Nguồn đạm (B)
(g N/chậu)
0,0 N (Đối chứng) 10,3 c 73,9 b 24,1 b 11,01 c
0,2 NV 13,0 b 90,6 a 25,1 a 22,32 b
0,1 NVD 13,9 a 91,9 a 25,2 a 24,63 a
0,2 NU 12,9 b 88,2 a 25,2 a 21,38 b
0,1 NUD 13,4 ab 87,5 a 25,2 a 21,81 b
F (A) ns Ns ns **
F (B) ** * * **
F (A*B) ns Ns ns ns
CV (%) 5,81 4,87 3,14 4,73
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định
Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa
thống kê. N: đạm, NV: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, NVD: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + Dasvila, NU: Đạm urea,
NUD: Đạm urea + Dasvila.
3.2.3 Tỉ lệ hạt chắc
Qua kết quả Bảng 4 cho thấy giống MTL500 có tỉ lệ hạt chắc là 78,1% cao hơn và khác
biệt so với giống MTL392 là 66,8%. Bên cạnh đó, tỉ lệ hạt chắc ở nguồn đạm 0,1 NVD
đạt cao nhất (77,5%). Như vậy, khi sử dụng 50% phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ kết
hợp phân vi sinh Dasvila (0,1 NVD) giúp tăng tỉ lệ hạt chắc cao tương đương và giúp tiết
kiệm được 50% lượng phân bón với nguồn đạm chỉ sử dụng phân hóa học (0,2 NV).
Ngoài ra, có sự tương tác giữa các nguồn đạm xử lý và hai giống lúa. So sánh giữa hai
giống MTL392 và MTL500 thì nghiệm thức ở giống MTL500 khi xử lí nguồn đạm 0,1
NVD cho hiệu quả cao nhất và gấp 1,5 lần so với nghiệm thức đối chứng.
Bảng 4. Tỉ lệ hạt chắc (%) giữa hai giống lúa theo các nguồn đạm trồng trong chậu vụ Hè Thu 2012
Nguồn đạm (B)
(g N/chậu)
Giống lúa (A)
Trung bình
MTL392 MTL500
0,0 N (Đối chứng) 58,0 e 62,9 d 60,4 c
0,2 NV 68,7 c 81,8 ab 75,2 ab
0,1 NVD 70,4 c 84,6 a 77,5 a
0,2 NU 68,5 c 81,3 ab 74,9 b
0,1 NUD 68,3 c 80,2 b 74,3 b
Trung bình 66,8 b 78,1 a
F(A) **
F(B) **
F(A*B) **
CV (%) 3,18
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1%. N: đạm, NV: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, NVD: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + Dasvila,
NU: Đạm urea, NUD: Đạm urea + Dasvila.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
29
3.2.4 Trọng lượng 1.000 hạt
Trọng lượng 1.000 hạt ở các nguồn đạm cung cấp đạt cao nhất (25,1-25,2 g) và tương
đương nhau, khác biệt so với đối chứng đạt thấp nhất (24,1 g). Điều này tương tự với kết
quả nghiên cứu của các tác giả Boddey và Dobereiner (1988) khi chủng vi khuẩn nội sinh
Azospirillum spp. trong điều kiện ngoài đồng có thể làm tăng trọng lượng khô hạt, tăng
tổng số hạt và trọng lượng hạt.
3.3 Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI)
3.3.1 Năng suất thực tế
Giống lúa MTL500 có năng suất 21,36 g/chậu, cao hơn có ý nghĩa thống kê khi so sánh
với giống lúa MTL392 có năng suất 19,10 g/chậu. Còn nguồn đạm 0,1 NVD cho năng
suất cao nhất là 24,63 g/chậu, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nguồn đạm
còn lại (Bảng 3). Điều này chứng tỏ hiệu lực của chế phẩm Agrotain phát huy tác dụng
giúp phân giải đạm từ từ để cung cấp cho cả quá trình sinh của cây lúa. Bên cạnh đó, một
số thí nghiệm cho thấy khi sử dụng phân đạm kết hợp vi sinh cũng làm tăng năng suất
lúa. Kết quả của Hà Đăng Khoa (2010) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của vi khuẩn cố
định đạm Azospirillum lipoferum và hòa tan lân Pseudomonas stutzeri cho thấy rằng sự
kết hợp giữa phân vô cơ và phân vi sinh đã làm tăng năng suất lúa 46% so với đối chứng
và giúp tăng sức đề kháng của cây lúa với sâu bệnh.
3.3.2 Chỉ số thu hoạch (HI)
Chỉ số thu hoạch của giống MTL500 (0,51) cao hơn giống MTL392 (0,48). Theo kết quả
Bảng 5 cho thấy, chỉ số thu hoạch ở nguồn đạm 0,2 NU (0,54) cao nhất và khác biệt
không ý nghĩa thống kê với mức phân đạm 0,1 NUD (0,53) nhưng có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê mức 1% so với các nguồn đạm còn lại. Có sự ảnh hưởng tương tác các nguồn
đạm và hai giống lúa ở mức ý nghĩa 1% đến chỉ số thu hoạch (HI). So sánh giữa hai
giống MTL392 và MTL500 thì nghiệm thức ở giống MTL500 khi xử lí nguồn đạm 0,1
NUD cho hiệu quả cao nhất.
Bảng 5. Chỉ số thu hoạch (HI) giữa hai giống theo các nguồn đạm trồng trong chậu vụ Hè Thu 2012
Nguồn đạm (B)
(g N/chậu)
Giống lúa (A)
Trung bình
MTL392 MTL500
0,0 N (Đối chứng) 0,33 d 0,39 c 0,36 c
0,2 NV 0,51 b 0,53 b 0,52 b
0,1 NVD 0,52 b 0,52 b 0,52 b
0,2 NU 0,52 b 0,55 a 0,54 a
0,1 NUD 0,51 b 0,55 a 0,53 ab
Trung bình 0,48 b 0,51 a
F(A) **
F(B) **
F(A*B) **
CV (%) 2,62
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan; **: khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1%. N: đạm, NV: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, NVD: Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ + Dasvila,
NU: Đạm urea, NUD: Đạm urea + Dasvila.
4. Kết luận và khuyến nghị
Khi sử dụng nguồn đạm 0,1 g N/chậu (tương đương 40 kg N/ha) đạm hạt vàng Đầu Trâu
46A
+
+ phân vi sinh Dasvila làm gia tăng chiều cao, số chồi, các thành phần năng suất.
Ngoài ra, nguồn đạm này đạt năng suất cao nhất (24,63 g/chậu). Nên thực hiện thí nghiệm
sử dụng nguồn đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ với liều lượng 0,1 g N/chậu (tương đương
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 24 – 30 Trường Đại học An Giang
30
40 kg N/ha) kết hợp phân vi sinh Dasvila ở ngoài đồng để kiểm tra tính chính xác của thí
nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Belder, P., Bouman B. M. A., Spiertz J. H. J., Peng S., Casctaneda A. R. & Visperas R. M. (2005).
Crop performance, Nitrogen and water use in flooded and aerobic rice. Plant and soil.,
273, 167-182.
Boddey R. M., & J. Dobereiner (1988), “Nitrogen fixation associated with grasses cereals: Recent
results and perspectives for future research”, Plant and Soil, 108, 53-65.
Boddey, R. M., & Dobereiner J., (1988). Nitrogen fixation associated with grasses cereals: Recent
results and perspectives for future research. Plant and Soil., 108, 53-65.
Cao Ngọc Điệp., Nguyễn Văn Măng., & Lê Thị Diễm Ái. (2009). “Hiệu quả của vi khuẩn cố định
đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trên cây lúa
cao sản và độ phì của đất phù sa tỉnh Hậu Giang”. Tạp chí Khoa học Đất, 329, 84-88.
Nhà xuất bản Hội Khoa học Đất Việt Nam.
Hà Đăng Khoa. (2010). Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân lên năng
suất lúa (Oryza sativa L.) trồng trên đất phèn tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
(Luận văn Thạc sĩ khoa học không xuất bản). Trường Đại học Cần Thơ, 82.
Hà Ngọc Bằng. (2010). Hiệu quả của phân hữu cơ-vi sinh trên lúa cao sản ở vùng đất phù sa
huyện Gò Quao, Kiên Giang. (Luận văn thạc sĩ khoa học không xuất bản). Trường Đại
học Cần Thơ, 86.
Hassell J. A. (2013). Bảo vệ chất đạm trong một thế giới thiếu thốn Protein. Hội thảo quốc gia về
nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh.
Lâm Bạch Vân. (2008). Đánh giá khả năng cố định đạm của dòng vi sinh vật bản địa lên đặc tính
sinh trưởng và năng suất của cây lúa trên đất phèn nhẹ. (Luận văn thạc sĩ không xuất
bản). Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Văn Phúc Giao. (2009). Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm lên năng suất lúa cao sản
trồng ở tỉnh An Giang. (Luận văn thạc sĩ khoa học không xuất bản), Khoa Khoa học,
Trường Đại học Cần Thơ, 77.
Ngày nhận bài:19/10/2013
Ngày bình duyệt: 22/10/2013
Ngày chấp nhận: 07/11/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cac_nguon_dam_den_sinh_truong_va_nang_suat_hai.pdf