Android 4.2 : Cách khởi động vào Safe Mode
Bên cạnh đó, nếu máy Android của bạn bỗng dưng không thể chạy lên một
cách bình thường, máy cứ chậm chậm hay cứ tự khởi động lại mãi, Safe
Mode sẽ là cứu tinh của bạn. Nói xa hơn một chút nữa thì Safe Mode sẽ vô
hiệu hóa các virus hay phần mềm mã độc nếu như bạn chẳng may bị dính
chúng
11 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Android 4.2 : Cách khởi động vào Safe Mode, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Android 4.2 : Cách khởi
động vào Safe Mode
Android 4.2 : Cách khởi động vào Safe Mode
Trên Android 4.2 Jelly Bean, bên cạnh việc bổ sung nhiều thay đổi lớn liên
quan đến khả năng chụp ảnh, nâng cấp Google Now, cải thiện tính bảo mật,
Google còn đưa vào một số thao tác mới để người dùng tương tác với thiết
bị của mình. Sau đây Lmtgroup chúng tôi xin được chia sẻ tới bạn đọc cách
vào Safe Mode và công dụng của nó với máy Android.
1. Dùng cảm ứng đa điểm trên thanh thông báo
Nếu bạn có sử dụng Android thì chắc chắn thế nào bạn cũng đã từng phải
dùng đến thanh thông báo (khu vực xuất hiện khi bạn trượt từ cạnh tranh
màn hình xuống). Lên đến Android 4.2, Google đã thêm nhiều chức năng
mới cho khu vực này, trong đó có thể kể việc cho phép các ứng dụng bên
thứ ba tạo nhiều nút tương tác ngay trong Notification, cho phép gọi, nhắn
tin lại một số liên lạc vừa mới gọi nhỡ, chia sẻ ảnh,... Bên cạnh đó, bạn cũng
có thể mở rộng những thông báo trên Notification bằng cách dùng hai ngón
tay và làm thao tác zoom (mỗi ngón trượt về một hướng khác nhau hoặc
dùng hai ngón vuốt lên/xuống), giống lúc sử dụng trình duyệt hay ứng dụng
ảnh vậy. Lúc này, nội dung của một thông báo sẽ xuất hiện chi tiết hơn. Ví
dụ: với một email, bạn có thể ẩn hiện nội dung thư, còn với ảnh chụp màn
hình, bạn có thể hiện hoặc ẩn nút chia sẻ đi. Theo mình thấy thì việc dùng
hai ngón để vuốt sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Ví dụ với thông báo của email. Kéo hai ngón tay theo hai hướng của mũi tên
màu xanh
Còn đây là thông báo khi mới chụp ảnh màn hình xong
2. Xóa một đối tượng trên màn hình chính nhanh hơn
Từ Android 4.1 trở về trước, nếu muốn xóa một widget hay biểu tượng ứng
dụng ngoài màn hình chủ, chúng ta phải nhấn giữ vào nó rồi kéo thả vào
biểu tượng Xóa ở cạnh trên hoặc dưới màn hình. Lên đến Android 4.2,
Google cung cấp cho chúng ta một phương pháp mới để thực hiện công việc
này, vui vẻ hơn và nhanh chóng hơn. Bạn hãy nhấn giữ vào một biểu tượng
hay widget nào đó, sau đó làm thao tác "hất" nó lên phía trên là tự động nó
sẽ "bay" ra khỏi màn hình với hiệu ứng đẹp mắt (tưởng tượng bạn đang phủi
bụi). Cẩn thận, coi chừng hất mạnh quá rớt máy đó nhé!
3. Không cho phép ứng dụng gửi thông báo
Nếu các bạn đã từng chơi thử qua một số trò chơi miễn phí thì chắc hẳn sẽ
cảm thấy phiền phức khi nó cứ liên tục gửi thông báo ra ngoài, có thể là kêu
gọi nâng cấp hay để mua vật phẩm nào đó. Ở Android 4.2, Google cho phép
người dùng dễ dàng tắt hoàn toàn khả năng gửi thông báo của một app nào
đó. Tất cả những gì bạn cần làm đó là vào phần Settings của máy >
Application ("Ứng dụng" nếu bạn dùng giao diện tiếng Việt) > chọn một app
mong muốn. Ở giao diện mới xuất hiện, bạn sẽ thấy một dòng chữ nhỏ ghi là
"Show notifications" ("Hiển thị thông báo"). Bỏ chọn dấu tick ở đây đi là
xong. App sẽ không làm phiền bạn chút nào nữa.
4. Sử dụng DayDream
Đây là một tính năng mới xuất hiện trên Android 4.2. Về cơ bản, DayDream
có thể được xem như là một screensaver cho phép chúng ta hiển thị một số
thông tin như album ảnh, tin tức mới nhất từ Google Currents, hiện đồng hồ,
trình chiếu hình theo dạng ô nhỏ... DayDream tạo ra những hiệu ứng rất đẹp
mắt, giúp thiết bị của chúng ta trở nên sinh động hơn, đẹp mắt hơn, thậm chí
là hữu dụng hơn (ví dụ: bạn có thể đọc tin từ Google Current một cách
nhanh chóng).
Để sử dụng DayDream, trước hết các bạn vào phần Settings > Display (hoặc
"màn hình") > DayDream ("mơ màng"). Ở cạnh trên cùng màn hình, bạn gạt
thanh DayDream sang bật. Ở bên dưới, chọn lấy một loại screen saver mà
bạn thích. Ví dụ mình sẽ chọn "Bảng Ảnh". Nhấn tiếp vào biểu tượng nhỏ
nhỏ ngay bên cạnh để chọn hiển thị hình ảnh từ những ứng dụng, album mà
bạn thích (có thể lấy hình từ Facebook, Google+ và nhiều app khác nữa).
Khi đã chọn xong, bạn nhấn nút Back để quay trở lại màn hình cài đặt
DayDream. Tại đây, bạn có thể xem thử screensaver mình vừa mới chọn
bằng cách nhấn nút Start Now ("Bắt đầu ngay"). Kế bên đó có nút
DayDream ("Khi mơ màng"), tại đây bạn sẽ chọn thời điểm để DayDream
bắt đầu hiện hình. Thường mình chọn lúc cắm sạc cho đẹp, lại đỡ hao pin.
Vậy là xong.
Ngoài ra, bạn còn có thể kích hoạt DayDream đặc biệt được ẩn đi. Để kích
hoạt, bạn cần phải vào phần Cài đặt của máy, chọn Giới thiệu về điện thoại.
Ở dòng phiên bản của Android (có hiện số 4.1), nhấn liên tục và bạn sẽ thấy
kết quả. Một viên kẹo Jelly Bean màu đỏ (bên Mỹ có bán loại kẹo này, ở
Việt Nam ta thì hơi hiếm một chút) xuất hiện với khuôn mặt rất dễ thương.
Nhấn giữ vào viên kẹo to, hàng loạt viên Jelly Bean khác sẽ xuất hiện đầy
màn hình với đủ màu sắc, nhìn rất vui. Bạn có thể trượt trên các viên kẹo
này để "quẳng" chúng khỏi màn hình. Sau đó, quay trở lại phần cài đặt
DayDream, bạn sẽ thấy mục BeanFlinger.
5. Khởi động vào Safe Mode trên Android
Có thể bạn không tin, nhưng thật sự thì Android cũng có một chế độ chạy an
toàn, giống với Windows vậy. Ở chế độ này, toàn bộ những app bạn cài
thêm từ ngoài vào sẽ bị vô hiệu hóa, chỉ có những phần mềm do nhà sản
xuất tích hợp sẵn mới được phép hiện diện mà thôi. Vậy lợi ích của Safe
Mode là gì? Nó sẽ giúp chúng ta xác định xem lỗi mà ta đang gặp phải có
phải bị gây ra bởi ứng dụng bên thứ ba hay không và khắc phục nó. Ví dụ:
bạn mới cài một phần mềm X nào đó, bỗng nhiên máy chạy chậm hẳn, thậm
chí là không thể chạy được nữa. Lúc nhấn vào mục gỡ phần mềm thì bị
đứng. Đây là lúc ta cần đến Safe Mode để gỡ app này ra.
Bên cạnh đó, nếu máy Android của bạn bỗng dưng không thể chạy lên một
cách bình thường, máy cứ chậm chậm hay cứ tự khởi động lại mãi, Safe
Mode sẽ là cứu tinh của bạn. Nói xa hơn một chút nữa thì Safe Mode sẽ vô
hiệu hóa các virus hay phần mềm mã độc nếu như bạn chẳng may bị dính
chúng.
Để kích hoạt Safe Mode trên Android 4.1 và 4.2 trở đi, bạn nhấn vào nút
nguồn, đợi cho hộp thoại tắt máy hiện lên. Lúc này, bạn nhấn giữ vào phím
Power Off thì sẽ có một thông báo xuất hiện như hình minh họa. Nhấn OK
để khởi động vào Safe Mode. Khi muốn thoát Safe Mode, bạn tắt máy đi rồi
mở lại như bình thường là xong. Tất cả app sẽ hiện lại như cũ.
Trên Android 4.0 cũng có Safe Mode nữa đấy nhé. Các bước thực hiện như
sau: tắt máy Android đi. Khi thiết bị đã tắt hoàn toàn, bạn nhấn giữ nút tăng
âm lượng, giảm âm lượng và nút nguồn cùng lúc. Đợi một chút cho máy
chạy lên là xong.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_4365.pdf