8 nhược điểm lớn của Android

Google đã giới phiên bản mới nhất Jelly Bean vào tháng 7/2012. Nhưng phần lớn các thiết bị Android vẫn đang chạy Gingerbread. Bởi vì nhà sản xuất phải mất thời gian chỉnh sửa Android nên khó lòng bắt kịp tốc độ cập nhật của Google. Cách duy nhất nếu muốn tiếp cận bản update mới là bạn phải sở hữu một sản phẩm mang thương hiệu Nexus.

pdf8 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 8 nhược điểm lớn của Android, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 nhược điểm lớn của Android Nhược điểm của điện thoại Android Càng yêu thích Android, chúng ta càng nhận thấy những điểm yếu của hệ điều hành này khi so sánh trực tiếp với iOS. Google đã phát hành phiên bản Jelly Bean nhưng một số nhược điểm vẫn khiến người dùng chưa thể hài lòng. 1. Android đa năng nhưng khó kích hoạt Khi trải nghiệm Android lần đầu, bạn sẽ thấy nhiều thứ đang hoạt động. Có hàng loạt widget, ứng dụng và lựa chọn mà bạn chưa hề biết đến. Chẳng hạn như Galaxy S III sở hữu những tính năng độc đáo mà iPhone không thể làm được. Đáng tiếc, bạn cũng phải tùy chỉnh không ít cài đặt nếu muốn kích hoạt tính năng. Chúng là điều khó khăn đối với người mới dùng Android. 2. Nội dung giải trí của Google Play chưa bằng iTunes Google đang không ngừng cải tiến nội dung của Play Store, cung cấp chương trình giải trí truyền hình và thêm nhiều phim cho thuê trên thiết bị Android... Nhưng so sánh với iTunes, sự lựa chọn vẫn còn thua xa những gì bạn nhận được trên iOS. Khi nhắc đến lĩnh vực âm nhạc, Google Play còn thiếu vắng nội dung của Warner, một trong bốn hãng ghi âm lớn nhất hành tinh. 3. Phụ kiện cho thiết bị Android chưa thực sự tốt Dễ nhận thấy, giới sản xuất phụ kiện dường như kém quan tâm đến Android. Trên thị trường có rất nhiều phụ kiện độc dành cho iPhone, không những hỗ trợ chụp ảnh tốt mà còn tăng cường dung lượng pin. Nghĩ một cách đơn giản, dòng điện thoại Android không có được sự nhiệt tình tương tự từ đối tác làm phụ kiện. 4. Trải nghiệm trên iPhone mượt mà hơn Tăng tốc phần cứng là dạng xử lý mà điện thoại có thể chuyển đổi giữa GPU và CPU mà không sử dụng nhiều bộ nhớ trên máy. Điều này từng tồn tại trên các thiết bị Android từ thời kỳ đầu, nhưng chỉ tương thích với một số tính năng như trượt thanh thông báo xuống. Các thiết bị Android chưa thực sự được tăng tốc phần cứng cho đến phiên bản Android 3.0. 5. Dễ nhiễm phần mềm độc hại và virus Android hoạt động như hệ điều hành mở và xuất hiện những kho ứng dụng không chính thức. Bởi vậy, thiết bị Android dễ nhiễm malware hoặc ứng dụng giả mạo. Gần đây nhất, một virus đánh cắp thông tin qua SMS đã xuất hiện trên kho ứng dụng Android tại Trung Quốc. Ước tính có hơn 500.000 người bị lây nhiễm loại virus này. 6. Thiếu ứng dụng chất lượng Bất chấp việc Android đang thu hẹp khoảng cách giữa các ứng dụng, Apple vẫn ghi sự trung thành của nhiều nhà phát triển di động. Điều này đồng nghĩa rằng, ứng dụng chất lượng hơn thường góp mặt đầu tiên trên iOS. Và khi một ứng dụng bình thường có thể tạo được dấu ấn trên Android, nó sẽ trông tệ hơn so với phiên bản trên iOS. 7. Sự phân mảnh Phần cứng phong phú nghe thật tuyệt nhưng trong trường hợp của Android, đó chưa phải điều thực sự tốt. Trong khi một số thiết bị Android xuất sắc đã trình làng như Galaxy S III, vẫn còn hàng tá sản phẩm giá rẻ bình thường khác. Ngoài chất lượng điện thoại, độ phân mảnh cũng gây khó khăn cho nhà phát triển ứng dụng. Họ phải xây dựng phiên bản cho từng kích cỡ màn hình cũng như phù hợp với phần cứng. Đôi khi, người ta phải viết lại ứng dụng để tương thích với một dòng điện thoại nhất định. 8. Cập nhật không tự động với tất cả thiết bị Google đã giới phiên bản mới nhất Jelly Bean vào tháng 7/2012. Nhưng phần lớn các thiết bị Android vẫn đang chạy Gingerbread. Bởi vì nhà sản xuất phải mất thời gian chỉnh sửa Android nên khó lòng bắt kịp tốc độ cập nhật của Google. Cách duy nhất nếu muốn tiếp cận bản update mới là bạn phải sở hữu một sản phẩm mang thương hiệu Nexus.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_2518.pdf
Tài liệu liên quan