1001 thủ thuật máy tính Phần 28
249. Bảo vệ công thức trong Microsoft Excel
Một bảng tính Excel thông thường có hai phần: dữ liệu “thô” là số liệu thực
tế và phần công thức
để tính toán. Công thức để tính toán đôi khi khá phức tạp và đòi hỏi nhiều
công sức, còn dữ liệu
thô thì có thể ai nhập cũng được. Do đó, vấn đề sẽ không còn đơn giản nếu
trong bảng tính có
chỗ ta muốn bảo vệ mà có chỗ lại không.
Cách làm của tôi trong việc bảo vệ công thức là cứ để các ô bị locked theo
mặc định, không cần
phải thay đổi gì. Nhưng khi người dùng thay đổi (kể cả việc xóa) các ô có
công thức (bắt đầu
bằng dấu = ) thì việc khóa sẽ thực hiện (giống như vào menu Tools ->
Protect Sheet).
Còn khi người dùng thay đổi ô không phải là công thức thì việc thay đổi sẽ
được chấp nhận
(tương đương với việc chọn Tools\Unprotect Sheet)
Vào menu Tools - Macro - Visual Basic Editor
Cửa sổ soạn thảo Visual Basic hiện ra, khung bên trái là Project Explore
(nếu chưa thấy thì chọn
menu View - Project Explorer). Nhấp kép chuột vào This WorkBook, gõ vào
khung soạn thảo bên
phải đoạn mã
Private Sub
Workbook_SheetSelectionChange
8 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu 1001 thủ thuật máy tính Phần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
249. Bảo vệ công thức trong Microsoft Excel
Một bảng tính Excel thông thường có hai phần: dữ liệu “thô” là số liệu thực
tế và phần công thức
để tính toán. Công thức để tính toán đôi khi khá phức tạp và đòi hỏi nhiều
công sức, còn dữ liệu
thô thì có thể ai nhập cũng được. Do đó, vấn đề sẽ không còn đơn giản nếu
trong bảng tính có
chỗ ta muốn bảo vệ mà có chỗ lại không.
Cách làm của tôi trong việc bảo vệ công thức là cứ để các ô bị locked theo
mặc định, không cần
phải thay đổi gì. Nhưng khi người dùng thay đổi (kể cả việc xóa) các ô có
công thức (bắt đầu
bằng dấu = ) thì việc khóa sẽ thực hiện (giống như vào menu Tools ->
Protect Sheet).
Còn khi người dùng thay đổi ô không phải là công thức thì việc thay đổi sẽ
được chấp nhận
(tương đương với việc chọn Tools\Unprotect Sheet)
Vào menu Tools - Macro - Visual Basic Editor
Cửa sổ soạn thảo Visual Basic hiện ra, khung bên trái là Project Explore
(nếu chưa thấy thì chọn
menu View - Project Explorer). Nhấp kép chuột vào This WorkBook, gõ vào
khung soạn thảo bên
phải đoạn mã
Private Sub
Workbook_SheetSelectionChange
(ByVal Sh As Object, ByVal
Target As Range)
Dim rng As Range
For Each rng In Target.Cells
If rng.HasFormula Then
ActiveSheet.Protect
Exit Sub
Else
ActiveSheet.Unprotect
End If
Next rng
End Sub
Đóng cửa sổ Visual Basic Editor, lưu và thoát khỏi Excel. Kể từ đây, các
công thức sẽ được bảo
vệ.
- Một số dữ liệu dù bản chất không là công thức nhưng bạn muốn nó không
bị thay đổi thì có thể
nhập như dưới dạng công thức với dấu bằng để có thể được bảo vệ luôn,
chẳng hạn =290.000
thay vì là một con số 290.000
- Người dùng có thể “táy máy” chọn Tools\Unprotect Sheet để sửa đổi, vì
vậy cần đặt thêm mật
khẩu trong đoạn mã trên:
Ở câu lệnh ActiveSheet.Protect ta viết thành (giả sử mật khẩu là “123456”):
ActiveSheet.Protect(“123456”)
Và do đó ở câu lệnh ActiveSheet.Unprotect phải sửa lại là:
ActiveSheet.Unprotect(“123456”)
- Nếu cẩn thận hơn, phòng người dùng vào Visual Basic Editor để “dòm”
mật khẩu (giả sử tên
book của bạn là bangtinh) thì mở cửa sổ Visual Basic Editor - khung Project
Explorer, nhấp phải
vào VBAProject(bangtinh.xls) - Properties - thẻ Protection, chọn Lock
project for viewing - gõ mật
khẩu - lưu và thoát khỏi Excel.
250. Chia sẻ máy in trong Windows XP
Có thể vào một ngày đẹp trời nào đó tại nơi làm việc, bạn được trao quyền
quản lý một cái máy
in. Người ta khệ nệ bưng máy in đến chỗ bạn ngồi và nối nó với máy tính
của bạn. Nếu máy tính
của bạn đang chạy Windows XP thì việc cài đặt máy in cực kỳ đơn giản: bạn
không phải làm gì
cả, Windows XP tự động nhận biết máy in mới và hiển thị ở thanh tác vụ
thông báo ngắn gọn
Found New Hardware kèm theo tên của máy in. Từ lúc đó, bạn có thể thoải
mái in ra giấy trên
máy in mới bằng những công cụ quen thuộc: Word, Excel...
Có điều đáng quan tâm, từ ấy bạn sẽ phải chịu áp lực: cho phép đồng nghiệp
dùng máy in ấy
thông qua mạng cục bộ (printer sharing). Và cũng từ ấy, bạn sẽ phải chịu
tiếng ồn máy in và
thường xuyên giật mình vì bất ngờ máy in bị ai đó cho chạy. Nhưng biết làm
sao hơn khi sếp đã
giao nó cho bạn.
Chia sẻ máy in
Để “se” (share) cái máy in “của nợ từ trên trời rớt xuống” ấy cho đồng
nghiệp, bạn phải vào thư
mục Printers and Faxes. Cụ thể, bạn làm như sau:
Bấm nút Start, chọn Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel, bạn mở
Printers and Other
Hardware rồi mở Printers and Faxes.
Trong cửa sổ Printers and Faxes, bạn bấm-phải vào biểu tượng máy in và
chọn Sharing trên
trình đơn vừa hiện ra.
Trong hộp thoại Properties, bạn chọn thẻ Sharing, chọn Share this printer và
đặt tên cho máy in
trong ô Share name. Tên máy in do bạn đặt sẽ giúp mọi người trong mạng
hiểu ngay máy in đó
thuộc loại gì, có ưu điểm gì (chẳng hạn, máy in màu hay “đen trắng”). Nếu
thực tình... không
muốn người ta dùng máy in, bạn có thể đặt tên chi đó thật “gợi hình gợi
cảm” đại khái như May
in LaserJet 6L ca rich ca tang (chuyện này nói nhỏ thôi nghen!).
Xong xuôi, bạn bấm OK.
Cần nói thêm rằng nếu trong mạng cục bộ của bạn vẫn còn những máy tính
chạy Windows
95/98/ME, Windows NT 4.0 hoặc Windows 2000, bạn phải cài đặt bổ sung
các trình điều khiển
máy in (printer driver) thích hợp thì “người ta” mới dùng được máy in của
bạn. Muốn vậy, trên
hộp thoại Properties ứng với máy in đang xét, sau khi đặt tên Share name,
bạn hãy... khoan bấm
OK mà “chịu khó” chọn Additional Drivers. Trên hộp thoại Additional
Drivers, bạn chọn trình điều
khiển máy in cần thiết rồi bấm OK. Bạn sẽ được yêu cầu đưa đĩa Support
trong bộ đĩa Windows
XP vào ổ CD.
Cài đặt máy in được chia sẻ
Để cài đặt máy in nào đó đã được chia sẻ, bạn thực hiện các bước như sau:
Vào thư mục Printers and Faxes. Nghĩa là phải bấm nút Start, chọn Control
Panel, chọn Printers
and Other Hardware rồi chọn Printers and Faxes.
Trong cửa sổ Printers and Faxes, bạn chọn Add a printer trong danh sách
Printers tasks. Hộp
thoại Add Printer Wizard sẽ hiện ra ngay.
Bấm vào Next để bỏ qua trang đầu (Welcome to the Add Printer Wizard)
của hộp thoại Add
Printer Wizard.
Trên trang tiếp theo (Local or Network Printer), bạn chọn A network printer,
or a printer attached
to another computer rồi bấm Next.
Trên trang Specify a Printer, bạn có thể chọn Browse for a printer và bấm
Next để truy tìm máy in
được chia sẻ trên mạng. Thông thường, bạn biết rõ tên của máy in được chia
sẻ và tên của máy
tính nối trực tiếp với máy in đó. (Quá dễ, bạn chỉ việc đi ngay đến chỗ ngồi
của “khổ chủ” của
máy in và cười thật... dễ thương, chắc chắn bạn sẽ được chỉ dẫn tận tình. Dù
thế nào cũng phải
nói với người ta một tiếng trước khi dùng máy in.) Thế thì bạn chọn Connect
to this printer, gõ
vào ô Name bên dưới theo dạng thức như sau:
\\TênMáyTính\TênMáyInĐượcChiaSẻ rồi bấm
Next.
Trên trang Default Printer, bạn chọn Yes nếu muốn máy in “chùa” trở thành
máy in mặc định của
mình. Bạn có thể chọn No nếu có máy in riêng (nối trực tiếp với máy tính
của bạn) và chỉ muốn
nhờ vả người ta khi thật cần thiết (“dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”). Xong,
bạn lại bấm Next.
Trên trang cuối cùng Completing the Add Printer Wizard, bạn chỉ việc bấm
Finish là xong.
Từ đó, máy in mà bạn “mong mỏi” sẽ xuất hiện trong cửa sổ Printers and
Faxes một cách “đàng
hoàng”, bên cạnh máy in riêng của bạn (nếu có). Bạn hãy kiểm tra ngay xem
có phải như vậy
không.
251. Sử dụng thanh công cụ Word Count
Khi muốn thống kê xem văn bản của mình đã dài bao nhiêu ký tự, nếu nhờ
vả thanh công cụ
Word Count, bạn sẽ mất ít thời gian hơn thay vì phải ngồi đếm từng chữ.
Để mở nó, bạn vào menu View - Toolbars - Word Count hoặc vào menu
Tools - Word Count -
nhấn nút Show Toolbar
Bạn chỉ việc nhấn nút Recount là mọi thông tin mong muốn sẽ hiện ra.
Trong trường hợp muốn
thống kê thông tin của đoạn văn bản thì trước khi nhấn Recount, bạn cần
đánh dấu đoạn văn
bản đó trước.
252. Thêm và thay đổi menu ngữ cảnh (context menu) của File, Thư
mục và Drive
Menu ngữ cảnh (context menu) là cái gì nhỉ? À, chính là cái menu bạn thấy
khi nhấn chuột phải
ấy mà. Ừ thì đúng là menu đấy, nhưng sao gọi là ngữ cảnh chứ? Vì tùy vào
từng đối tượng bạn
đang trỏ vào sẽ có một menu tương ứng với nó. Nghĩa là với các đối tượng
khác nhau thì menu
này sẽ khác nhau.
Tùy chọn in đậm “Play” sẽ là mục chọn ngầm định khi bạn nháy đúp chuột
trái. Các mục khác
như “Eject”, “AutoPlay” chỉ có với ổ đĩa CD mà thôi. Một số chương trình
như ACDSee, Winzip,
Winrar... có thể thêm các mục chọn vào menu ngữ cảnh. Vậy chúng ta có thể
làm điều đó được
không vậy? Tất nhiên là được. Sau đây tôi xin hướng dẫn cách thêm một
mục vào context menu
của ổ đĩa cứng.
Trong quá trình hoạt động, các ổ đĩa Windows sẽ bị phân mảnh (fragment),
và ngày càng chạy
chậm đi vì nguyên nhân này. Vì thế đòi hỏi ta phải thực hiện Defragment
(giải phân mảnh). Để
đơn giản quá trình, ta thêm một mục tên là “Defrag this” vào context menu
của các ổ đĩa cứng
như sau:
Mở NotePad, nhập vào đoạn mã bên dưới rồi lưu lại với tên
AddDefItem.inf:
[version]
signature=”$CHICAGO$”
[DefaultInstall]
AddReg=AddMe [AddMe]
HKCR, ”Drive\Shell\Defragthis\command”,,,”DEFRAG.EXE %1"
Sau đó nhấn chuột phải lên tập tin AddDefItem.inf và chọn Install để nạp
vào Registry. Thế là
xong!
Nhưng nếu một hôm nào đó buồn buồn muốn gỡ bỏ mục “Defrag this” thì
làm thế nào? Hãy mở
Registry bằng cách vào menu Start -> Run, gõ lệnh regedit và Enter -> đến
khóa:
HKEY-CLASSES-ROOT\Drive\shell
Nhìn vào menu con của khóa shell bạn sẽ thấy “chú em” Defrag this - nhấn
phím Del - Yes để
xóa nó đi. Đến đây chắc là bạn nắm được tất cả rồi chứ, không cần phải sử
dụng file Inf cũng
được. Bây giờ, bạn lại muốn thêm mục chọn vào context menu của Thư mục
(thư mục) hả? OK,
hãy vào Registry -> tìm đến khóa:
HKEY-CLASSES-ROOT\Thư mục\shell
Còn đối với File (tập tin) bạn tìm khóa:
HKEY-LOCAL-MACHINE\SOFTWARE\Classes\*
Sau đó, tạo khóa con “Shell” (bằng cách vào menu Edit - New - Key), trong
khóa “Shell” vừa tạo
lại tạo thêm khóa “Echip’s Word Pad”, tiếp tục tạo khóa “command” trong
“VNEchip Word Pad” -
nhấp chuột vào khóa “command”, nhìn qua khung bên phải sẽ thấy giá trị
Default -> nhấp kép
chuột vào giá trị Default, nhập vào nội dung:
“đường-dẫn-đến-Word-pad %1” (%1 nghĩa là tên tập tin hiện hành), ví dụ:
“C:\Program
Files\Wordpad.exe %1”
253. Change Case (chuyển đổi chữ HOA - thường) nhanh hơn trong MS
Word
Khi muốn chuyển một đoạn văn bản từ chữ hoa sang thường hoặc ngược lại,
thông thường bạn
sẽ phải vào menu Format - Change Case - chọn kiểu mà mình muốn định
dạng.
Nhưng có một cách nhanh hơn để làm việc này. Đó là chỉ cần nhấn tổ hợp
phím Ctrl + F3 cho
đến khi nhận được đoạn văn bản vừa ý.
254. Cùng làm việc với "tay trợ lý văn phòng" MS Office Assistant
MS Office Assistant có nhiệm vụ chính là giải quyết tất cả các yêu cầu
vướng mắc khi bạn làm
việc với bộ MS Office (trả lời trực tiếp cho bạn bằng ngôn ngữ tiếng Anh mà
không cần tới một
chuyên gia nào hết), và đưa ra thật nhiều tùy chọn cho bạn lựa chọn. Thật
tuyệt vời phải không?
Để gọi MS Office Assistant, bạn vào menu Help, chọn Show the Office
Assistant hoặc nhấn F1.
Trong trường hợp khi cài đặt, bạn chưa “tuyển mộ” tay trợ lý này, một hộp
thoại sẽ xuất hiện báo
là chưa cài đặt the Office Assistant, bạn có muốn cài đặt chức năng này
không? Chỉ việc đồng ý
là chương trình sẽ tự động cài đặt cho bạn.
MS Office Assistant xuất hiện chào bạn với một dung mạo hơi bị ngộ, mặc
định là một gã “kẹp
giấy”. Để nhờ giúp đỡ, bạn chỉ việc nhấp chuột trái vào gã, một hộp văn bản
đẹp hiện ra để bạn
nhập nội dung cần nhờ (ví dụ như: I want to protect my documents, I want...
Chúng ta có thể nhờ
bất cứ việc gì, nhưng nên bắt đầu bằng I want... để gã dễ dàng vui lòng mà
cảm thông) rồi nhấn
Enter hoặc nhấp Search. Sau khi được “nhờ vả”, tay trợ lý bày ra thật nhiều
tùy chọn mà bạn có
thể chọn lựa cho phù hợp nhất với yêu cầu công việc của mình (bạn cũng có
thể xem nhiều tùy
chọn hơn nữa với See more... và quay lại với See previous).
Tới đây, chắc bạn đã cảm thấy phần nào sức mạnh phi thường của tay trợ lý
và hãy từ từ làm
theo hướng dẫn trên màn hình nhằm giải quyết công việc được tốt nhất. Để
đóng hộp văn bản,
bạn cũng chỉ việc nhấp chuột vào gã lần nữa.
Để MS Office Assistant luôn luôn đổi mới, luôn luôn tươi trẻ, bạn chỉ việc
nhấp phải chuột vào và
chọn Choose Assistant. Rồi đó, bạn có thể lựa chọn trợ lý của mình, kiểu
cách, trạng thái với các
nút Next và Back (nên thủ sẵn đĩa MS Office khi được yêu cầu). Và bạn
cũng có thể tinh chỉnh
các tùy chọn bằng cách nhấp phải chuột vào và chọn Options.
Để yêu cầu tay trợ lý nhảy múa cho mình bớt stress trong công việc, bạn chỉ
việc nhấp phải
chuột vào và chọn Animate! Tới đây, chắc bạn sẽ cảm thấy công việc trở
nên dễ chịu hơn! Và
nếu muốn di chuyển MS Office Assistant đến bất kỳ nơi nào trên màn hình,
bạn chỉ việc nhấp giữ
trái chuột và kéo đi. Còn như cảm thấy gã hơi bị thừa thì bạn chỉ việc nhấp
phải chuột vào và
chọn Hide, gã từ từ được biến đi với lời chào “bye bye”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1001 thủ thuật máy tính Phần 28.pdf