Tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kì 2000 – 2006

1.Lời mở đầu Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà chúng ta có thể nhận được. Chúng ta muốn một thế giới an toàn và hòa bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn nước sạch. Chúng ta muốn sống lâu và khỏe. Chúng ta muốn có các trường đại học, cao đẳng và phổ thông chất lượng cao. Chúng ta muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Chúng ta muốn có thời gian để thưởng thức âm nhạc, điện ảnh, chơi thể thao, đọc truyện, đi du lịch, giao lưu với bạn bè, Việc quản lí nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của chúng ta một cách tốt nhất có thể. Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về cách ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộng hưởng của các quyết định cá nhân trong nền kinh tế đó. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một đất nước nghèo vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn. Đã có giai đoạn vấp phải những sai lầm do chủ quan nóng vội đưa kinh tế đất nước xuống mức suy yếu và trì trệ nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm sai lầm, tìm con đường đổi mới để khôi phục kinh tế. Thực tế đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả do đổi mới mang lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn sự phát triển đó là vì mục tiêu con người. Tuy nhiên làm thế nào để giữ cho sự phát triển đó được nhanh, bền vững, ổn định? Đó là câu hỏi được đặt ra không phải chỉ đối với các nhà hoạch định kinh tế mà đó là trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt hơn là với sinh viên - thế hệ trẻ và là tương lai của đất nước. Việc học tập nghiên cứu kinh tế học là việc cần thiết quan trọng trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về tình hình kinh tế của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Kinh tế học vĩ mô là bộ phận quan trọng trong phân ngành kinh tế học với những lý thuyết về các chính sách thu nhập, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ mà đất nước đã học tập và áp dụng trong thời kỳ xây dựng kinh tế những năm qua. Thế hệ trẻ, đặc biệt là một sinh viên khoa kinh tế cần nhận thức rõ được tình hình kinh tế của đất nước, học tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để tương lai trở thành một nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn và kiến thức sâu rộng để góp phần xây dựng đất nước 2. Nội dung chính Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng A. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học đại học. A1. Giới thiệu môn học ã Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô - Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân và toàn xã hội - Kinh tế học vã mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô gồm: + Phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp + Tư duy trừu tượng + Phân tích thống kê số lớn + Mô hình hoá kinh tế ãHệ thống kinh tế vĩ mô Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống - gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô hệ thống này được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô Các yếu tố đầu vào bao gồm: - Những tác động từ bên ngoài bao gồm chủ yếu các biến tố phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kì 2000 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta, quá trình chuyển đổi kinh tế chưa hoàn tất, các yếu tố thị trường còn non yếu và chưa phát triển đồng bộ, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy khi nghiên cứu những mối quan hệ này trong điều kiện nước ta cần chú ý những đặc điểm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh rập khuôn máy móc. A2. Vị trí của môn học trong chương trình học đại học Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phạn hợp thành kinh tế học Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viên tầm nhìn kinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với vai trò của một nhà hoạch định kinh tế cho đất nước. Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết với tất cả sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là với sinh viên học kinh tế, để có một kiến thức và tầm nhin tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay. Kinh tế học vĩ mô là một trong những chủ đề quan trọng nhất đối với sinh viên vì tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của sinh viên. Mức việc làm và mức thất nghiệp chung sẽ quyết định khả năng tìm kiếm việc làm sau của chúng ta sau khi tốt nghiệp, khả năng thay đổi công việc và khả năng thăng tiến trong tương lai. Mức lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà chúng ta có thể nhận được từ khoản tiết kiệm của chúng ta trong tương lai. Kinh tế vĩ mô sẽ giúp cung cấp cho chúng ta những nguyên lý cần thiết để hiểu rõ tình hình kinh tế của đất nước, đánh giá các chính sách kinh tế mà Chính phủ đang thực hiện và dự đoán các tác động của những chính sách đó tới đời sống của chúng ta như thế nào? Trong bối cảnh nền kinh tế Viêt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó tất cả hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển qua biên giới các quốc gia.Lần đàu tiên mọi người đều chơi theo một luật chơi chung “ Luật chơi của kinh tế thị trường toàn cầu “ Đây là một thách thức rất lớn. Người thắng sẽ có lợi nhuận ,thu nhập cao, thành đạt trong cuộc sống và kẻ thua cuộc sẽ tụt lại đằng sau nhiều khi còn dẫn đến phá sản. Vì vậy , vị trí bộ môn kinh tế trong các trường đại học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế học. về kinh tế vi mô hay kinh tế vĩ mô. Nó giúp cho sinh viên làm quen với các khái niệm kinh tế . B. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước, khả năng trình độ quản lý kinh tế của chính phủ. Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau. * Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản. Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại hàng hóa Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại phi hàng hóa Cán cân dịch vụ Vận tải Du lịch Các dịch vụ khác Cán cân thu nhập Kiều hối Thu nhập từ đầu tư Các chuyển khoản Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính toán này. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này. Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại -Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. -Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. -Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân thanh toán. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh *Tài khoản vốn: Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính. Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính. -Tài khoản vốn và lãi suất Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong nước r. Khi lãi suất tăng lên mức r', tài khoản vốn trở nên thặng dư. Nếu lãi suất hạ xuống mức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt. Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng có quan hệ mật thiết với lãi suất. Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi. Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện. -Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên. Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên. Dự trữ ngoại hối nhà nước Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. -Hình thức dự trữ Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức: Tiền mặt Số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài Hối phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của chính phủ nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế Vàng Các loại ngoại hối khác -Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ Có ba tiêu chí chính: -Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối. Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài. Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối. *Mục sai số Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số. **Các nước thường sử dụng các biện pháp sau đây để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế khi bi thâm hụt: Vay nợ nước ngoài: Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến. Biện pháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Ngày nay việc vay nợ không còn giới hạn bởi quan hệ giữa ngân hàng nước này với nước kia, mà nó đã được mở rộng ra nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trên cơ sở các hiệp định đã được ký giữa các bên. Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài: Ngân hàng Trung ương của các nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài di chuyển đến nước mình, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó. Trong số những chính sách tiền tệ tín dụng được sử dụng để thu hút tư bản vào, thì chính sách chiết khấu được sử dụng phổ biến hơn. Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước mình thì Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài dịch chuyển vào. Thế nhưng biện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trường hợp bội chi không lớn lắm và cũng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời. Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội...của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là ít rủi ro trong đầu tư tín dụng. Phá giá tiền tệ: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, một số nước tư bản đã sử dụng chính sách phá giá tiền tệ như là một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và bình ổn tổng giá hối đoái. Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi. Còn kết quả hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh... trên thị trường quốc tế. Như vậy, có nhiều biện pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, song việc lựa chọn phương pháp nào thì phải xuất phát từ kết quả phận tích những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu hụt của cán cân, phải xem xét tình hình cụ thể, toàn diện của quốc gia đó cũng như tình hình quốc tế có liên quan để lựa chọn và sử dụng biện pháp thích hợp và hữu hiệu Chương 2: Đánh giá cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kì 2000-2006 A.Nhận xét chung tình hình kinh tế Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc,nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã trong thời kỳ 1986-1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm; thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%). Năm 2000 là năm đầu tiên Hiệp định Thương mại Song phương Việt- Mỹ vừa mới được ký kết (tháng 7/2000), cho nên được hy vọng là sẽ tạo ra “cú hích” đẩy nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc nhờ hai nguồn động lực. Đó trước hết là xuất khẩu sẽ tăng đột biến nhờ thị trường nhập khẩu có thể ví như “chiếc thùng không đáy” so với năng lực xuất khẩu cực kỳ nhỏ của nước ta (kim ngạch xuất khẩu của nước ta ở thời điều này chỉ bằng 1,12% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ). Tiếp theo, đó là chỉ cần một phần rất nhỏ trong nguồn vốn đầu tư cũng cực kỳ lớn của “người khổng lồ” này cũng có thể khiến nền kinh tế nước ta tăng tốc. Mục tiêu tăng trưởng vượt bậc 7,5% năm 2001 của các nhà quản lý sau khi nền kinh tế thoát khỏi tình trạng liên tục “tụt dốc” do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đạt được tốc độ phát triển ngoạn mục 6,79% năm 2000 có lẽ không ngoài ý tưởng nắm bắt thời cơ này để “thừa thắng xông lên”. Tuy nhiên, trên thực tế, sự kiện ngày 11/9 đúng vào lúc nền kinh tế thế giới đang trên đà giảm tốc chính là “thủ phạm chính” khiến cho mục tiêu này đã không trở thành hiện thực. Trước hết, các số liệu thống kê xuất khẩu hàng hoá của nước ta cho thấy, tính đến hết tháng 8/2001, tốc độ tăng của đầu ra này vẫn còn đạt 11,5% và với “tập quán đủng đỉnh” trong những tháng đầu năm, để rồi tăng tốc vào những tháng cuối năm, chúng ta có thể hy vọng đạt được mục tiêu tăng 16% cả năm, nhưng ngay trong tháng 9, tốc độ tăng xuất khẩu đã bắt đầu “rơi tự do” và cứ sau mỗi tháng lại “tụt dốc” thêm một bậc. Hiển nhiên, tuy thị trường Mỹ khổng lồ nhất thế giới, nhưng ở thời điểm này, tác động trực tiếp của nó đối với việc xuất khẩu của nước ta “rơi tự do” như vậy là rất nhỏ, bởi hai lẽ. Trước hết, xét về quy mô, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Mỹ năm 2001 chỉ mới đạt 1,065 tỷ USD và chỉ chiếm 7,09% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những điều đó có nghĩa là, những tác động gián tiếp của sự kiện 11/9 đến sự “tụt dốc” của “đoàn tàu xuất khẩu” nước ta mới là chủ yếu. Bởi lẽ, trong khi kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Mỹ tăng phi mã như vậy, thì xuất khẩu sang hầu như tất cả các thị trường khác, trước hết là các thị trường chủ yếu ở khu vực châu Á, hoặc là giảm, hoặc “giậm chân tại chỗ hoặc chỉ giảm nhẹ. Sở dĩ như vậy là do xuất khẩu của hầu hết các quốc gia này cũng có “đích đến” rất quan trọng là thị trường Mỹ, và một khi “đích đến” này bị thu nhỏ, tất yếu sẽ gây ra tình trạng trì trệ dây chuyền. Việc tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu năm 2000 tăng phi mã 13,28%, nhưng năm 2001 đột ngột giảm 3,86%, còn thị trường Mỹ chiếm tới 19-19,5%, “rổ hàng hoá nhập khẩu” này thì cặp số liệu tương ứng là 18,74% và -6,15% cho thấy rất rõ điều đó. Bên cạnh đó, khoảng thời gian hơn một năm cũng là quá ngắn để các nhà đầu tư Mỹ có thể tăng vốn đầu tư vào thị trường nước ta. Bằng chứng là, sau khi sự kiện 11/9 khiến cả thế giới rung chuyển đã diễn ra được gần 3 tuần lễ, nhưng dựa trên tốc độ xuất khẩu ước thực hiện 10,5% của 9 tháng, Tổng cục Thống kê vẫn cho rằng sẽ không diễn ra các bước “tụt dốc” nói trên, cho nên đã dự báo cả năm 2001 đạt 16 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng “không tưởng” 10,7%, nhưng thực tế chỉ đạt xấp xỉ 3,8% và đây cũng là một căn cứ rất quan trọng để đưa ra một dự báo “không tưởng” khác là tốc độ tăng GDP cả năm sẽ đạt 7,1% (thực tế chỉ đạt 6,89%), bởi khoản kim ngạch xuất khẩu bị “hụt” so với dự báo gần 1 tỷ USD, tương ứng với 3,05% GDP của năm này. Trong khi đó, cảnh báo về tác động dây chuyền khiến tốc độ xuất khẩu của nước ta “rơi tự do” dẫn đến sự giảm tốc của nền kinh tế thì bị coi là “lạc lõng”, là dự báo bi quan. Ước tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế 4 năm 2001-2004 (tính theo giá 2000) khoảng 731.000 tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế hoạch 5 năm đề ra. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chiếm 21,9%; vốn tín dụng đầu tư của nhà nước chiếm 14,7%, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,7%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 25,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,3%. Trong 4 năm 2001-2004 cam kết ODA dự kiến đạt khoảng 10,5tỷ USD; giải ngân ODA ước đạt khoảng 6,2 tỷ USD. Các quan sát viên kinh tế thế giới đã nhìn thấy những dấu hiệu từ cuối năm 2000 về tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu, mà chủ yếu là do kinh tế Mỹ tăng chậm lại đáng kể, những quan ngại về sự phục hồi trong kinh tế Nhật Bản, viễn cảnh tăng trưởng ở mức vừa phải của châu Âu, và khả năng suy giảm tăng trưởng ở một số nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nền kinh tế có mối liên hệ mật thiết với công nghệ và viễn thông toàn cầu, sau cuộc sụt giá nặng nề của các cổ phiếu trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông từ tháng 3-2000, nhất là sau biến cố khủng bố tại Mỹ vào ngày 11-9-2001. Do đó, mức tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới năm 2001 đã liên tục được ước lượng thấp đi, từ 3,4% (ước lượng tháng 4-2001 bởi IMF) xuống chỉ còn 2,4% vì ảnh hưởng của khủng bố, theo tính toán sau cùng (tháng 12-2001) của IMF, so với mức tăng của năm 2000 là 5%, và năm 1998 với khủng hoảng tài chính châu Á là 6%. Trong nước, vấn đề ngoại thương còn nhiều yếu kém:quy mô còn nhỏ bé, cơ cấu xuất khẩu lạc hậu, thị trường bấp bênh, nhiều doanh nghiệp chưa giữ được chữ tín với doanh nghiệp nước ngoài, công tác quản lí còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó phải nói đến chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn kém . Về tình hình thiên tai; lũ lụt đặc biệt ở các tỉnh miền Trung năm nào cũng gây ra những mất mát rất lớn về tính mạng và tài sản cho nhân dân nơi đây. Các đợt nắng nóng ở miền Bắc làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa, ảnh hưởng đến đới sống nông dân. Tóm lại: nền kinh tế việt nam trong giai đoạn này tuy có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các giai đoạn trước nhưng cũng có nhiều khó khăn cần khắc phục. Lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn còn ảnh hưởng đén nền kinh tế, Hơn nữa đây là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình thế giới, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế ngoại thương thì càng chịu nhiều ảnh hưởng do các đối tác nước ngoài của chúng ta rơi vào khó khăn. Vì có những bất ổn về kinh tế như vậy, CP Việt Nam phải kịp thời đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt chính sách kinh tế đối ngoại trong giai đoạn này là rất cần thiết để vừa giữ gìn sự ổn định của nền kinh tế vừa thực hiện mục tiêu tăng trưởng, vừa hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế vừa bảo vệ nền kinh tế nước nhà trước những cơn biến động của thế giới. Thu thập số liệu về các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế thời kì 2000-2006. Ngân hàng Nhà nước đã từng công bố cán cân thanh toán quốc tế của VN năm 2005 thặng dư khoảng 1,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với mức 863 triệu USD năm trước. Đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả này là 750 triệu USD vốn nước ngoài vay được sau đợt phát hành trái phiếu quốc tế hồi tháng 11. Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế của VN năm 2005 chịu nhiều tác động bởi việc giá cả hàng hoá tăng cao, thiên tai, bão lụt liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, giá dầu tăng mạnh, giá vàng và lãi suất trên thị trường quốc tế có chiều hướng tăng, dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thâm hụt cán cân vãng lai tiếp tục được thu hẹp và cán cân vốn thặng dư ở mức cao, góp phần cải thiện tình hình cán cân thanh toán nói chung. Dự kiến, cán cân vãng lai cả năm thâm hụt khoảng 270 triệu USD (chiếm 0,5% GDP) giảm mạnh so với mức thâm hụt 969 triệu USD (2,1% GDP) của năm 2004, chủ yếu do cán cân thương mại và dịch vụ được thu hẹp. Kim ngạch xuất khẩu năm nay ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2004, trong khi chỉ tiêu đề ra là 30,7 tỷ USD. Đồng thời, chuyển tiền tư nhân (chủ yếu là chuyển tiền kiều hối), đạt 3 tỷ USD, tiếp tục duy trì thặng dư ở mức cao, tương đương mức thặng dư của cán cân vốn. Cán cân vốn dự kiến đạt thặng dư ở mức 3 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2004 do các luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam (FDI, ODA, vay thương mại trung dài hạn) tiếp tục tăng lên, việc phát hành 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ, qua đó đã góp phần tăng cung ngoại tệ. Do môi trường đầu tư của VN tiếp tục được cải thiện, năm 2005 vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (vốn đăng ký mới) ước đạt 1,8 triệu USD, cao hơn so với mức 1,61 tỷ USD của năm 2004. Vay trả nợ nước ngoài trung và dài hạn thặng dư 850 triệu USD, giảm so với mức 1,061 tỷ USD của năm 2004 do giải ngân vốn ODA và vay của doanh nghiệp qua hệ thống ngân hàng giảm, trong khi trả nợ tăng so với năm 2004. Đặc biệt, trong năm 2005 lần đầu tiên VN đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế nên đầu tư vào giấy tờ có giá thặng dư ở mức 750 triệu USD. Số tiền này được cho Vinashin vay lại qua tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển VN, qua đó góp phần tăng huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong nước. Theo ngân hàng Nhà nước, thặng dư cán cân thanh toán quốc tế tăng cao góp phần làm giảm sức ép điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ và kiềm chế lạm phát trong nước. Trong năm qua, có những thời điểm nền kinh tế có hiện tượng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ. Vào những thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp bằng cách mua ngoại tệ nhằm tăng quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đến nay, dự trữ ngoại hối Nhà nước của VN đã đạt ở mức trên 10 tuần nhập khẩu hàng hoá, tăng so với mức 9 tuần vào cuối năm 2004. **Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam trước bối cảnh gia nhập WTO Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đã trải qua 11 năm. Việc thực hiện 12 vòng đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 28 đối tác cho thấy khả năng gia nhập WTO đã cận kề. Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO là cần thiết theo xu hướng của thời đại hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá. Tuy nhiên, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp nhưng độ mở cửa thị trường cao, Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian tới có những thuận lợi và đứng trước những khó khăn, thách thức đan xen nhau đến mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt tác động lớn đến cán cân thanh toán quốc tế. Có thể dự báo những xu hướng vận động của cán cân thanh toán khi Việt Nam gia nhập WTO như sau: Ngay sau khi gia nhập WTO, cán cân thương mại tiếp tục xu hướng thâm hụt và có thể ở mức cao hơn giai đoạn 2001-2005. - Về xuất khẩu, trong giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 16,3%/năm. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,4 tỷ USD (bằng khoảng 60% GDP), 6 tháng đầu năm 2006 đạt 18,7 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi gia nhập WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan (hạn ngạch, cấp phép xuất- nhập khẩu) xoá bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước (gọi là dành sự đối xử quốc gia), bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tài sản trí tuệ và bản quyền. Điều đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trên sân chơi chung và được đối xử công bằng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước còn thấp, trong khi đó đối tác nước ngoài đi trước rất xa về thời gian, trình độ công nghệ, kinh nghiệm,... Do đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thể sẽ biến động mạnh theo hướng cơ cấu các mặt hàng công nghiệp tăng nhanh, mặt hàng chủ lực truyền thống tăng chậm. Nhóm hàng có kim ngạch thấp hiện nay như hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, túi xách, ô dù, mũ, vali, sản phẩm gốm sứ, dây điện và dây cáp điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp... chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, sẽ tham gia vào thị trường rộng lớn hơn, có thể tăng tốc. Hàng dệt may, giày dép chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch gặp khó khăn hơn trong việc tăng nhanh kim ngạch do phải cạnh tranh trực tiếp với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ.... Bởi vì, hàng dệt may của Việt Nam là loại gia công, hàng cấp trung bình cùng đẳng cấp với hàng dệt may các nước trong khu vực. Đồng thời, thuế suất đối với hàng dệt may Việt Nam trung bình là 15%, bằng mức thuế của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Đặc biệt, hàng Việt Nam phải cạnh tranh với hàng của nhóm các nước Caribe, Canada và Mexico chỉ chịu thuế 0%. Theo các chuyên gia kinh tế, năng lực cạnh tranh hàng Việt Nam không thể bằng Trung Quốc, nhưng hiện nay hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp đặt các biện pháp hạn chế nên hàng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để tăng cao. Nhóm hàng chủ lực truyền thống như cao su, gạo, cà phê, dầu thô, than đá, rau quả... chiếm khoảng 35%, tiếp tục đạt tăng trưởng cao do được tham gia trực tiếp và bình đẳng hơn vào các thị trường lớn. Khi Việt Nam vào WTO, hàng thuỷ sản không có chuyển biến nổi bật, mức độ thách thức và cơ hội cho ngành thuỷ sản ở một chừng mực nào đó đã có từ lâu. Về thách thức, tính minh bạch, rõ ràng về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, chứng chỉ kiểm soát quá trình chế biến, sản xuất, thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, hệ thống chất lượng ở các thị trường xuất khẩu là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Theo các chuyên gia, WTO là phương tiện để đưa đất nước tiến lên, mốc quan trọng nhưng không phải là mốc cuối cùng. Mở cửa thị trường trong nước, chấp nhận cạnh tranh từ bên ngoài trên hầu hết các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, nhân lực tác động đến cán cân thương mại. Nhưng sân chơi WTO là sân chơi cho xuất khẩu, phải hướng vào xuất khẩu để tăng quy mô thương mại (xuất khẩu của Việt Nam hiện nay khoảng 33 tỷ USD trong khi xuất khẩu toàn cầu là 10.000 tỷ USD, cho thấy xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ bé). Về nhập khẩu, kim ngạch giai đoạn 2001-2005 đạt mức tăng bình quân 17,4%/ năm. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 37 tỷ USD (chiếm 70,2% GDP), tăng 15,7% và 6 tháng đầu năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 20,7 tỷ USD, tăng 14%. Khi gia nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng công nghiệp, nông sản tăng do việc giảm thuế mạnh mẽ trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp, trong khi đó chi phí sản xuất trong nước còn cao do nhiều ngành công nghiệp còn non trẻ, điểm xuất phát thấp, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực thấp, hệ thống giáo dục đào tạo kém, chịu nhiều sức ép hơn các nước đang phát triển khác do chưa phải là nền kinh tế thị trường. Khi gia nhập WTO, nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc, ASEAN, Đài Loan tăng nhanh do thuế suất sẽ giảm từ 40-50% xuống còn 5-15%, đồng thời khâu phân phối của các nước này tốt hơn của Việt Nam. Quyền kinh doanh của họ trên thị trường nội địa nước ta như quyền phân phối hàng hoá, chất lượng, giá cả được ưu đãi do làm tốt khâu phân phối, hoá hàng sẽ lan toả nhanh, thương hiệu phổ biến rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Cán cân dịch vụ tiếp tục có xu hướng thâm hụt. Năm 2005, tổng thu, chi dịch vụ chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch thương mại hàng hoá dịch vụ và triển vọng có thể đạt tỷ trọng 20% trong thời gian tới. Thu các ngành dịch vụ du lịch, hàng không, tài chính ... tăng nhanh do gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa hầu hết ngành dịch vụ. Hầu hết các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tư vấn kế toán, thiết kế, kiến trúc, xây dựng, dịch vụ liên quan đến máy tính, văn hoá giải trí... được mở cửa ngay cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay còn hạn chế nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành dịch vụ như bảo hiểm phi nhân thọ, vận tải, dịch vụ quảng cáo, phần mềm máy tính.... Trong ngành viễn thông, công ty nước ngoài được sở hữu phần lớn trong các liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động thực hiện thông qua thuê đường truyền, hệ thống dữ liệu, dịch vụ vệ tinh và cáp ngầm dưới biển của công ty Việt Nam. Do đó, xu hướng thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Tuy nhiên, chi dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, đặc biệt là dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng do kim ngạch nhập khẩu tăng. Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các hạng mục này. Bởi vì, hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài mới ở giai đoạn đầu nên khả năng thu lãi và cổ tức chưa cao, trong khi luồng vốn FDI và vay nợ nước ngoài được thu hút trong thời gian qua tăng và sẽ tiếp tục mở rộng sau khi gia nhập WTO sẽ khiến các khoản lãi phải trả cho các khoản vay nước ngoài, lợi nhuận chia cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng mạnh, đặc biệt là lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng do môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện hơn, lợi thế về chi phí đầu tư như chi phí lao động, giá điện đang cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đặc biệt, việc tăng cường công tác xây dựng pháp luật trong thời gian qua theo yêu cầu của việc gia nhập WTO phù hợp với luật quốc tế và thực tế Việt Nam thể hiện việc chấp nhận luật chơi chung. Trong giai đoạn 2001-2005, cam kết đầu tư FDI bình quân tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD/năm, đặc biệt năm 2005 đạt 5,7 tỷ USD và năm 2006 dự kiến đạt trên 6 tỷ USD. Giải ngân nguồn vốn FDI cũng đạt bình quân trên 3 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, hành chính công... là những vấn đề nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Chẳng hạn, thuế thu nhập cá nhân, cước điện thoại quốc tế, giá thuê văn phòng, cước vận chuyển vẫn rất cao. Do đó, để tiếp tục nắm bắt cơ hội thu hút FDI, Việt Nam đang tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các công ty lớn trong các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, vi tính không chỉ thực hiện lắp giáp mà sản xuất các linh kiện máy móc, đồng thời bổ sung vào quy hoạch dự án kêu gọi vốn và những ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu xuất hiện và có sự mở rộng sang các nước Nga, Mỹ, Đức và các nước trong khu vực vào những lĩnh vực khai khoáng, chế biến nông sản, thương mại... Tuy nhiên, so với luông vốn FDI thu hút vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài không đáng kể. Đầu tư vào giấy tờ có giá vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh. Đợt phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế tháng 11/2005 là bước đi đầu tiên, mở đường cho doanh nghiệp nhà nước thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức này. Đồng thời mở cửa thị trường vốn, đặc biệt khi gia nhập WTO, uy tín của Việt Nam được nâng lên, việc thu hút nguồn vốn qua kênh này dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam dần hoàn thiện do quy định trong lĩnh vực chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu lớn hơn, đặc biệt số doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới sẽ tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán thu hút hơn đầu tư chứng khoán. Thặng dư vay nợ nước ngoài khác tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Năm 2005, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cam kết cho Việt Nam vay 3,4 tỷ USD. Trong thời gian tới, nguồn vốn này tiếp tục tăng cao do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam đặc biệt là việc gia nhập WTO đã góp phần làm cho môi trường thu hút và sử dụng vốn được cải thiện, tạo lòng tin của các nhà tài trợ đối những cam kết cải cách thể chế của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA đang đặt ra thách thức đối với thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới. Do đó, cần trong thời gian tới việc kiểm soát các khoản vay ngắn hạn và tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA cần được coi trọng. Tóm lại, trong thời gian tới ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO với những xu hướng của các cán cân bộ phận nêu trên. Cán cân vãng lai tiếp tục xu hướng thâm hụt với mức độ cao hơn giai đoạn 2001-2005. Cán cân vốn được cải thiện mạnh mẽ do vốn nước ngoài tiếp tục chảy vào khi Việt Nam mở cửa hoạt động thương mại đầu tư, bao gồm ODA và FDI, đầu tư gián tiếp. Dự báo trong năm 2007 , tỷ trọng các nguồn vốn này có thể lên tới 35% tổng đầu tư toàn xã hội so với 30% năm 2006 và khoảng 20% giai đoạn 2001-2005. Điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam ổn định cán cân thanh toán về trung hạn. Việc thâm hụt cán cân vãng lai có thể thu hẹp dần tiến tới cân bằng và thặng dư phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được cải thiện và việc sử dụng các nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả ở mức nào. Trong thời gian tới Việt Nam cần có giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất trong nước, phát triển một số ngành dịch vụ thế mạnh như du lịch, tin học, vận tải..., tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là các nguồn vốn trung dài hạn như FDI, ODA và quản lý chặt nguồn vốn vay ngắn hạn, đầu tư trên thị trường chứng khoán, góp phần tăng dự trữ quốc tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam : Suy giảm cán cân thanh toán Đơn vị : triệu USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cán cân mậu dịch(1) 481 -1,054 -2,581 -3,854 -2,439 -2,776 -Xuất khẩu (FOB) 15,027 16,706 20,149 26,485 32,447 39,826 –nhap khau (FOB) 14,546 17,760 22,730 30,339 34,886 42,602 Dich vu (2) -572 -749 -778 61 -219 -8 Xuat khau 2,810 2,948 3,272 3,867 4,176 5,100 –nhap khau 3,382 3,697 4,050 3,806 4,395 5,108 Thu nhập từ đầu tư (3) -477 -721 -811 -891 -1,219 -1,429 –so thu 318 167 125 188 364 668 so tien tra 795 888 936 1,079 1,583 2,097 Chuyen khoan rong (4) 1,250 1,921 2,239 3,093 3,380 4,049 Khu vực kinh tế tư nhân 1,100 1,767 2,100 2,919 3,150 3,800 Khu vực kinh tế chính phủ 150 154 139 174 230 249 Tổng cộng (1+2+3+4)=(5) 682 -603 -1,931 -1,591 -497 -164 Đầu tư nước ngoài(6) 1,300 1,400 1,450 1,610 1,889 2,315 Vay trung hạn và dài hạn(7) 139 -51 457 1,162 921 1,025 Vay ngắn hạn(8) -22 7 26 -54 46 -30 Vốnđầutưtưnhân(9) – – – – 865 1,313 (10) -1,197 624 1,372 35 -634 -1,535 Tong cong (6+7+8+9+10)=(11) 220 1,980 2,533 2,753 3,087 3,088 Sai số (12) -862 -1,020 777 -279 -459 1,398 Cán cân toàn diện (5+11+12) 40 357 2,151 883 2,131 4,322 % của GDP: %ofGDP 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cán cân thương mại 1.5 -3.0 -6.5 -8.6 -4.6 -4.6 Cán cân dịch vụ -1.8 -2.1 -2.0 0.1 -0.4 0.0 Thu nhập từ đầu tư -1.5 -2.1 -2.0 -2.0 -2.3 -2.3 Chuyển khoản 3.8 5.5 5.7 6.8 6.4 6.6 Tổng cộng 2.1 -1.7 -4.9 -3.5 -0.9 -0.3 Đầu tư ra nước ngoài 4.0 4.0 3.7 3.5 3.6 3.8 Vay trung hạn và dài hạn 0.4 -0.1 1.2 2.6 1.7 1.7 Vay ngắn hạn -0.1 0.0 0.1 -0.1 0.1 0.0 Vốn đàu tư tư nhân – – – – 1.6 2.2 Tiền lưu hành và tiền gửi -3.7 1.8 3.5 0.1 -1.2 -2.5 Tổng vốn 0.7 5.6 6.4 6.0 5.8 5.1 Cáncântoàndiện 0.1 1.0 5.4 1.9 4.0 7.1 Kim ngạch xuất khẩu tháng 01 năm 2005 ước tính đạt 2 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô đạt 1,55 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt gần 0,84 tỷ USD, tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 0,71 tỷ USD, tăng 29,1%. Trị giá xuất khẩu của hầu hết mặt hàng chủ yếu đều tăng (trừ lạc, sữa và dầu thực vật). Các mặt hàng đóng góp nhiều cho tăng kim ngạch xuất khẩu tháng 01/2005 là dầu thô, hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, gạo và sản phẩm gỗ... Kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 2,2 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 1,42 tỷ USD, tăng 17,4%; khu vực có vốn đầu tư  nước ngoài nhập khẩu 0,78 tỷ USD, tăng 20%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước tiếp tục tăng, nhưng do giá một số mặt hàng nhập khẩu vẫn tăng cao nên lượng nhập khẩu không tăng tương xứng hoặc giảm. Nhập siêu tháng 01/2005 đạt 200 triệu USD, bằng 10% kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2004 ước tính đạt 1,65 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng 1 năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 768 triệu USD và giảm 5,6% trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10% (dầu thô tăng 6,2% và các mặt hàng khác tăng 13,1%). Kim ngạch xuất khẩu tháng 1 năm nay tăng thấp do những mặt hàng chủ lực như thuỷ sản, giày dép đều chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ và hàng dệt may giảm tới 14,8%. Các mặt hàng điện tử, máy tính; cà phê; thủ công, mỹ nghệ; cao su và sản phẩm gỗ đều có kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng mỗi mặt hàng mới chỉ xuất khẩu được khoảng 35-55 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 ước đạt 1,82 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ, trong đó khu vực trong nước tăng 7,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,4%. Nhập khẩu các nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất trong nước đều tăng cao so với tháng 1 năm trước. Nhập khẩu máy móc thiết bị trong tháng đầu năm ước tính mới đạt 350 triệu USD và tăng 7,7%. Nhập khẩu ô tô và xe máy đều giảm so với tháng 1 năm trước. Nhập siêu tháng 1 khoảng 170 triệu USD. Cán cân thanh toán của Việt Nam: 2004-2007 (đơn vị: tỉ USD) Nguồn: Tổng hợp IMF, www.asset.vn (*) Tính toán % với GDP Một số chỉ số quan trọng về nền kinh tế Việt Nam 2000-2006 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 *GDP (tốc độ tăng, % ) 6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 *Tích lũy tài sản/ GDP (%) 29,6 31,2 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - tỉ USD 1,1 1,3 1,4 1,4 1,6 1,9 2,3 Đầu tư gián tiếp (cổ phiếu) - tỉ USD 0 0 0 0 0 0.9 1,3 Kiều hối - tỉ USD 1,7 1,9 2,0 2,2 3,1 3,4 4,0 *Số dư ngân sách/GDP (%) -4,1 -5,4 -4,5 -4,7 -3,3 -4,6 -4,1 *Cán cân xuất nhập khẩu/GDP (%) -2,5 -2,3 -5,2 -8,4 -7,6 -4,2 -3,3 Cán cân thanh toán/GDP (%) 3,6 2,1 -1,7 -4,9 -2,1 -1,0 -0,5 *Giá (tỷ lệ tăng, %) -1,6 -0,04 3,9 3,1 7,8 8,3 7,5 Tiền tệ (tỷ lệ tăng, %) 39 25,5 17,6 24,9 29,5 29,7 33,6 Tín dụng (tỷ lệ tăng, %) 38,1 21,4 22,2 28,4 35,7 Nợ nước ngoài - tỉ USD 12,8 13,0 13,3 16,0 18,0 19,3 Nợ nước ngoài/ GDP (%) 41,7 40,5 38,7 41,0 40,5 37,7 Nợ phải trả/ xuất khẩu (%) 7,5 7,0 6 3,4 2,6 26 Dự trữ ngoại tệ (tỉ USD) 3,4 34 4,1 6,2 7,0 9,0 13,3 Tỷ lệ dân nghèo đói (%) 37 32 29 … 29 *** (19,5**) Hệ số bất bình đẳng (thu nhập của 20% giàu nhất so với 20% nghèo nhất) 7,6 ... 8,1 Nguồn: Tổng cục Thống Kê (*), Asian Development Bank, World Bank, IMF. Tỷ lệ tăng tiền tệ năm 2000 IMF đưa ra là 39%, nhưng ADB là 50%. ** Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (trên Website Worldbank) *** Theo Thống kê LHQ. Trình bày quan điểm về thực trạng cán cân thanh toán quốc tế cảu Việt Nam thời kì 2000-2006 và những năm tiếp theo. Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong quản lý kinh tế vĩ mô giai đoạn hội nhập sâu rộng WTO chính là diễn biến thanh toán quốc tế. Nhận diện đầy đủ những thuận lợi và khó khăn về thực trạng cán cân thanh toán quốc tế là điều hết sức quan trọng và cần thiết, để từ đó có những giải pháp, chính sách đúng đắn nhằm khai thác tối đa lợi ích của hội nhập mà vẫn ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế bền vững. Vào thời điểm cuối năm 2006, khi Việt Nam được chấp thuận về mặt nguyên tắc gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã có những dự báo về tác động của việc gia nhập WTO tới tình hình kinh tế - xã hội. Trong đó có dự báo “Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nhưng dự kiến không có đột phá lớn trong ngắn hạn”, “Kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng do đầu tư nước ngoài tăng, chủ thể được quyền kinh doanh nhập khẩu ngày càng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, sẽ không có đột biến bởi sự giảm thuế của Việt Nam là theo lộ trình đã được cam kết”. Tóm lại, xuất nhập khẩu sẽ chịu tác động của việc thực hiện các cam kết theo lộ trình gia nhập WTO. Song, thực tế diễn ra khác so với những dự báo. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO cũng chính là năm kinh tế thế giới có nhiều biến động, tác động mạnh tới hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam. Không chỉ Việt Nam mà các nền kinh tế trên thế giới cũng không thể dự báo được mức tăng đột biến của giá cả hàng hoá trên thế giới, đặc biệt, giá dầu, giá vàng liên tiếp biến động với những biên độ cao. Trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, việc hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng đã tác động tới cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Thâm hụt cán cân vãng lai tăng mạnh, vượt xa mức cảnh báo với mức tăng từ 0,27% GDP năm 2006 lên mức 9,8% GDP năm 2007 và tiếp tục gia tăng tới trên 20% GDP trong 6 tháng đầu năm 2008 do cán cân thương mại, dịch vụ, thu nhập đều thâm hụt, đặc biệt là sự mở rộng về thâm hụt cán cân thương mại từ mức 4,6% GDP năm 2006 lên mức 15% GDP trong năm 2007 và khoảng 30% trong 6 tháng đầu năm 2008. Thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO; Thứ hai, nhu cầu nhập khẩu cao nhờ được tài trợ bởi luồng vốn nước ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các khoản vay nước ngoài; Thứ ba, giá cả hàng hoá quốc tế tăng cao, đặc biệt là giá các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh; Thứ tư , nhập khẩu tăng mạnh và cao hơn nhiều so với xuất khẩu chứng tỏ khi thực hiện các cam kết đa phương trong WTO, giảm nhiều dòng thuế đã làm cho hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó muốn tăng trưởng xuất khẩu lại cần có thời gian; Thứ năm , lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của các đối tác thương mại, trong khi tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD và tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước tương đối ổn định khiến VND lên giá thực, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cán cân vãng lai tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ảnh hưởng tới sự ổn định cán cân thanh toán nhưng có một số dấu hiệu thuận lợi. Đó là: Nhập siêu có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây, nhờ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 39,1%, cao hơn so mức tăng trưởng 19% của cùng kỳ năm 2007; nhập khẩu tăng 52% so với cùng kỳ năm 2007, thấp hơn mức tăng 74% của nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm. Mức nhập siêu đã giảm từ trung bình 2,3 tỷ USD/tháng trong 6 tháng đầu năm xuống dưới 1 tỷ USD trong 2 tháng gần đây. Tỷ lệ nhập siêu trong quý I/2008 là 62,4% tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 34% trong quý II/2008 và 14% trong tháng 7-8/2008. Bên cạnh đó, cán cân vãng lai tiếp tục được hỗ trợ bởi thặng dư lớn trong hạng mục chuyển tiền tư nhân, các nhà đầu tư trên thế giới tiếp tục tin tưởng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong trung hạn, điều này phản ánh qua số vốn cam kết không ngừng tăng lên: Trong 8 tháng đầu năm, số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt tới 47,15 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 32,1% so cùng kỳ, trong đó khoảng 80-90% là giải ngân của phía nước ngoài; Luồng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài năm 2007 tăng gấp 3 lần so với năm 2006, giá trị chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều hơn bán ra ở mức trên 6 tỷ USD. Tuy vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, song khả năng cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn thấp; tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu; sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài; thâm hụt cán cân vãng lai tăng mạnh bởi đầu tư đang vượt xa so với mức tiết kiệm hiện có của nền kinh tế; mặc dù thu hút vốn FDI mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam như tận dụng được lợi thế chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, nhưng vẫn có một số vấn đề đối với luồng vốn này; và hiệu quả sử dụng vốn thấp... Để ổn định cán cân thanh toán cho những tháng cuối năm cũng như thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp như: khai thác lợi thế so sánh để tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, hàng gia công, thủ công mỹ nghệ mang giá trị gia tăng cao; Tăng cường công tác dự báo thị trường, xu hướng diễn biến của giá cả hàng hoá, điều tiết lượng hàng xuất khẩu hợp lý để đảm bảo xuất khẩu hàng hoá với mức giá cao nhất có thể. Tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Hạn chế những mặt hàng chưa thiết yếu để giảm nhập siêu; việc giảm nhập siêu được xem xét không những theo mặt hàng mà cần có chiến lược giảm nhập siêu đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Đài Loan; Đồng thời, phát triển các ngành dịch vụ theo hướng tăng thu xuất khẩu. Tiếp tục thu hút nguồn và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối để cải thiện cán cân vãng lai, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân; để cải thiện cán cân vãng lai, cần tăng cường tiết kiệm quốc gia, giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế; điều chỉnh cơ cấu luồng vốn theo hướng khuyến khích luồng vốn trung dài hạn, giảm bớt luồng vốn ngắn hạn thông qua áp dụng các biện pháp lọc vốn để đảm bảo cơ cấu tài trợ cán cân vãng lai lành mạnh, không chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột; đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn FDI và ODA cho các dự án đầu tư hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_lon_kinh_te_vi_mo_can_can_thanh_toan_quoc_te_6192.doc