Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực Quán Hàu - tỉnh Quảng Bình Lê Thanh Long

Áp dụng công thức (*) tính được kết quả như sau: BCF (Cu) = 0,13 ÷ 0,47; BCF (Pb) = 0,01 ÷ 0,06; BCF (Cd) = 0,01 ÷ 0,05; BCF (Zn) = 33,6 ÷ 66,8. Kết quả cho thấy sự tích lũy ZnII trong Hàu cao hơn sự tích lũy PbII, CuII và CdII. Nhìn chung, giữa hàm lượng của các MeII trong Hàu và trong nước có sự tương quan với nhau. 4. KẾT LUẬN Phương pháp AAS xác định hàm lượng MeII trong Hàu có độ lặp lại và độ chính xác cao, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả phân tích các mẫu Hàu ở khu vực Quán Hàu – tỉnh Quảng Bình cho thấy hàm lượng kim loại Pb và Cd thấp so với các tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm, có thể nói rằng không có sự ô nhiễm kim loại Pb, Cd ở vùng khảo sát. Đã tiến hành đánh giá sự biến động hàm lượng MeII theo thời gian và vị trí lấy mẫu cũng như so sánh với kết quả phân tích năm 2009. Thông qua hệ số nồng độ sinh học cho thấy sự tích lũy ZnII trong Hàu cao hơn sự tích lũy các kim loại nặng khác.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực Quán Hàu - tỉnh Quảng Bình Lê Thanh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(24)/2012: tr. 47-54 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU Ở KHU VỰC QUÁN HÀU - TỈNH QUẢNG BÌNH LÊ THANH LONG Trường THPT Ninh Châu, Quảng Bình VÕ TIẾN DŨNG Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng trị NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Đã áp dụng thành công phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định hàm lượng CuII, PbII, CdII, ZnII (MeII) trong Hàu ở khu vực Quán Hàu – tỉnh Quảng Bình. Phương pháp đạt giới hạn phát hiện thấp (1,1 ppb đối với Cu; 1,0 ppb đối với Pb; 0,2 ppb đối với Cd và 0,075 ppm đối với Zn); độ đúng tốt đối với bốn kim loại (độ thu hồi đạt được từ 91,6 ÷ 105,7%) và độ lặp lại cao với RSD < 5,3 % (n = 3). Kết quả cho thấy hàm lượng trung bình (µg/g tươi) của kim loại trong Hàu là 1.14 ± 0.15 đến 3.32 ± 0.09 đối với CuII; 0.27 ± 0.09 đến 1.13 ± 0.13 đối với PbII; 0.04 ± 0.01 đến 0.16 ± 0.01 đối với CdII và 282.9 ± 37.8 đến 557.6 ± 91.7 đối với ZnII. Đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu cho thấy, các vị trí lấy mẫu khác nhau là như nhau (hay không khác nhau) với p > 0,05; thời gian lấy mẫu khác nhau có hàm lượng MeII khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hàm lượng MeII phân tích năm 2009 và kết quả phân tích năm 2011 khác nhau không nhiều. Hàm lượng các kim loại Pb và Cd thấp hơn so với các tiêu chuẩn cho phép của Châu Âu, Australia – New Zealand và tiêu chuẩn Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Các loài động vật nhuyễn thể như: hàu, trai, ốc, nghêu, sò, vẹm là một trong những nguồn thực phẩm thiết yếu và được ưa chuộng ở nước ta. Đã từ lâu thị trấn Quán Hàu - Quảng Bình nổi tiếng cả nước với nhiều món ăn ngon được chế biến từ Hàu. Hàu là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin E và chất kẽm [1], [2]. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài động vật này có thể tích tụ một số chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng trong cơ thể chúng với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với hàm lượng ở môi trường bên ngoài. Các kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn) từ chất thải công nghiệp, nước rò rĩ từ các khu vực khai khoáng, phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật có thể đi vào nước sông, tích luỹ trong môi trường và khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn gây hại cho sức khoẻ con người và động vật thuỷ sinh, làm giảm chất lượng thuỷ sản. Bên cạnh là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, chúng là loài nhuyễn thể có vai trò làm sạch môi trường là sinh vật chỉ LÊ THANH LONG và cs. 48 thị để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước vì sự tích lũy kim loại nặng trong cơ thể chúng tương xứng với sự ô nhiễm môi trường [1], [3], [5], [6]. Vì vậy, phân tích và đánh giá hàm lượng các kim loại nặng trong các loài nhuyễn thể nói chung và trong Hàu ở khu vực Quán Hàu – tỉnh Quảng Bình nói riêng là việc làm cần thiết. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất - Máy AAS hiệu AA 6800 Shimazu (Nhật), ghép nối thiết bị tự động bơm mẫu (ASC- 6100) vào lò GFA-EX7. - Dung dịch chuẩn MeII được pha từ dung dịch gốc có nồng độ 1000 mg/L của hãng Merck chuyên dùng cho AAS. 2.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu Mẫu Hàu: Hàu được lấy ở trạng thái sống, sau đó được cọ rửa sạch sẽ trước khi tiến hành đo các chỉ tiêu. Các mẫu Hàu được lấy 4 đợt, mỗi đợt gồm 4 mẫu được lấy ở 4 vị trí khác nhau, mỗi mẫu gồm 20 cá thể. Dùng dao nhựa tách đôi vỏ, toàn bộ phần thịt bên trong được bảo quản trong chai nhựa polietilen sạch và giữ trong tủ lạnh sâu. Trước khi phân tích, mẫu được lấy ra và được làm nhuyễn đều trong cối nhựa sạch, cân một lượng chính xác để phân hủy mẫu cho phân tích [1], [7]. Ký hiệu mẫu: Các mẫu Hàu được ký hiệu Hij, trong đó: i = 1 ÷ n (thứ tự đợt lấy mẫu), j = 1 ÷ m (vị trí lấy mẫu). 2.3. Chuẩn bị mẫu phân tích Mẫu Hàu: Cân chính xác 1,00 g mẫu Hàu tươi (sau khi đã được làm nhuyễn đều) cho vào bình Kjeldal. Thêm 7 mL dung dịch HNO3 65% và 3 mL H2O2, đậy nắp kín, đưa vào bộ bếp phá mẫu điều nhiệt, để ở nhiệt độ thấp trong khoảng 1 giờ. Sau đó, nâng dần nhiệt độ lên đến 1500C và giữ trong khoảng 4 giờ tới khi màu vàng nâu của dung dịch không còn nữa và dung dịch có màu vàng nhạt trong suốt, chuyển toàn bộ dung dịch sang cốc thủy tinh và đun trên bếp cách cát để đuổi axit cho đến gần khô, cuối cùng thêm nước cất hai lần định mức đến 20 mL [1], [7]. Chuẩn bị mẫu trắng: Mẫu trắng là nước cất hai lần và được phân hủy hoàn toàn tương tự như đối với mẫu Hàu và mẫu nước [6], [8]. 2.4. Phương pháp định lượng Để xác định hàm lượng của một nguyên tố trong mẫu phân tích theo phép đo F-AAS và GF- AAS chúng tôi thực hiện theo phương pháp đường chuẩn [1], [5], [7], [8]. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU 49 Mẫu Hàu: Lấy một thể tích xác định ở dung dịch mẫu pha loãng theo các hệ số pha loãng phù hợp với MeII như khi khảo sát sơ bộ hàm lượng của chúng trong Hàu, rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch đó. 2.5. Cách tiến hành phân tích mẫu thực tế và đánh giá Phương pháp AAS xác định MeII được thực hiện tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm Thừa Thiên Huế. Định lượng MeII theo phương pháp đường chuẩn với CuII, PbII, CdII dùng phương pháp GF-AAS; ZnII dùng phương pháp F-AAS. Để nghiên cứu áp dụng phương pháp AAS, chúng tôi chấp nhận một số điều kiện thích hợp đã được công bố [1, 4, 7, 8], trình bày ở bảng 1 và 2. Để đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu theo vị trí và thời gian lấy mẫu cũng như so sánh và đánh giá kết quả phân tích năm 2009 và năm 2011; so sánh kết quả phân tích năm 2011 với các tiêu chuẩn cho phép chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê [9]. Đánh giá mức tích lũy của MeII đối với Hàu thông qua hệ số nồng độ sinh học [1]. Chúng tôi đã tiến hành phân tích 8 mẫu nước được lấy vào các tháng 1 và 5 tương ứng ở 4 vị trí lấy mẫu Hàu (4 mẫu/đợt). Sau khi khảo sát sơ bộ hàm lượng của các kim loại trong các mẫu nước và so với giới hạn phát hiện của các kim loại ta thấy: Hàm lượng của CuII và PbII trong các mẫu nước nằm trên giới hạn phát hiện nên không cần làm giàu mẫu. Còn đối với CdII và ZnII thì cần làm giàu mẫu bằng cách cô cạn dung dịch 20 lần. Hệ số nồng độ sinh học (BCF) được tính theo công thức: ⎡ ⎤⎣ ⎦ = ⎡ ⎤⎣ ⎦ II sinh vÀt II m ´ i tr≠Í ng Me BCF Me (*) Bảng 1. Điều kiện đo GF–AAS với lò graphit được xử lý nhiệt với đĩa đệm (platform) xác định Cu, Pb, Cd Thông số Cu Pb Cd λ (nm) 324,8 283,3 228,8 Độ rộng khe (nm) 0,5 1,0 0,5 Thời gian đo (s) 58 57 57 Dòng HCL (Ma) 6 10 8 Bảng 2. Điều kiện đo F–AAS xác định Zn Thông số Zn λ (nm) 213,9 Độ rộng khe (nm) 0,5 Hỗn hợp khí đốt KK-C2H2 Cường độ dòng (mA) 8 Kiểu đèn BGC-D2 Chiều cao đầu đốt (mm) 7 LÊ THANH LONG và cs. 50 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới hạn phát hiện, độ lặp lại và độ thu hồi của phép đo Khoảng tuyến tính được khảo sát với CuII là 5÷25 ppb, PbII là 2÷20 ppb, CdII là 0,2÷2,0 ppb, ZnII là 0,10÷2,00 ppm với hệ số tương quan (R) tương ứng là 0,9991, 0,9994, 0,9981, 0,9996. Giới hạn phát hiện (áp dụng quy tắc σ3 ) đối với Cu, Pb, Cd, Zn lần lượt là 1,1, 1,0, 0,2, 76,0 ppb. Để đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phương pháp F-AAS và GF-AAS, tiến hành phân tích 4 mẫu Hàu, rồi tiến hành thêm chuẩn MeII vào 4 mẫu đó. Kết quả cho thấy, phương pháp F-AAS và GF-AAS khi phân tích mẫu Hàu đạt độ lặp lại cao với RSD < 5,3% và độ đúng tốt với độ thu hồi 91,6 ÷ 105,7% với 4 kim loại. Như vậy, phương pháp F-AAS và GF-AAS có thể áp dụng phân tích MeII trong Hàu. 3.2. Xác định hàm lượng MeII trong mẫu thực Kết quả xác định hàm lượng của MeII trong 16 mẫu Hàu ở vùng Quán Hàu tỉnh Quảng Bình và hàm lượng trung bình các MeII được ghi ở bảng 3, bảng 4. Bảng 3. Kết quả xác định hàm lượng MeII trong Hàu ở vùng Quán Hàu - Quảng Bình TT Mẫu Hàm lượng các MeII trong Hàu CuII ( gµ /g tươi± 0,01, n = 4) PbII ( gµ /g tươi± 0,01, n = 4) CdII ( gµ /g tươi± 0,01, n = 4) ZnII ( gµ /g tươi ± 1,0, N = 4) 1 H11 0,98 0,21 0,04 321,9 2 H12 1,07 0,35 0,03 232,0 3 H13 1,23 0,17 0,06 281,3 4 H14 1,30 0,64 0,04 296,2 5 H21 2,51 1,51 0,09 382,8 6 H22 2,70 1,54 0,16 242,4 7 H23 2,72 1,02 0,07 305,4 8 H24 3,13 1,66 0,09 211,5 9 H31 2,33 0,95 0,09 460,9 10 H32 3,04 1,13 0,16 374,1 11 H33 3,28 1,30 0,11 289,4 12 H34 3,60 1,51 0,11 442,3 13 H41 3,30 2,76 0,19 519,1 14 H42 3,20 2,93 0,20 462,9 15 H43 3,42 1,79 0,39 482,7 16 H44 3,35 2,82 0,14 440,8 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU 51 Bảng 4. Hàm lượng trung bình MeII trong Hàu năm 2011 Qua 2 bảng cho thấy, hàm lượng CuII, PbII, CdII đều thấp và không khác nhiều hàm lượng các nguyên tố đó trong các nhuyễn thể khác (Vẹm xanh ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế, một số nhuyễn thể vùng ven biển Đà Nẵng và khu vực Hồ Tây - Hà Nội). Riêng hàm lượng ZnII thì cao hơn nhiều, có lẽ đây là do đặc tính riêng của Hàu sống ở vùng này. Đặc điểm này cho thấy, Hàu ở khu vực Quán Hàu tỉnh Quảng Bình có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khoẻ. So sánh với tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm của Châu Âu (2001) đối với Pb là 1,5 µg/g tươi; tiêu chuẩn Australia – New Zealand (2003) đối với Pb là 2,0 µg/g tươi [1]; tiêu chuẩn Việt Nam (28 TCN 193:2004) đối với Pb là 1,5 µg/g tươi [10]; Tiêu chuẩn cho phép hàm lượng Cd trong nhuyễn thể hai mãnh vỏ (TCVN 7603:2007) là 1,0 µg/g tươi [11] cho thấy hàm lượng trung bình của PbII và CdII đều thấp hơn. Do vậy việc tiêu thụ Hàu ở vùng này không có gì đáng lo ngại đến sức khỏe cộng đồng. 3.3. Đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu năm 2009, 2011 3.3.1. Đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu năm 2011 Áp dụng phương pháp phân tích phương sai 2 yếu tố (ANOVA 2 chiều) đánh giá tác động của yếu tố tháng (thời gian lấy mẫu) và yếu tố vị trí lấy mẫu đến giá trị hàm lượng MeII, thu được kết quả ở bảng 5. Bảng 5. Kết quả phân tích ANOVA 2 chiều của sự biến động hàm lượng MeII MeII Nguồn phương sai Bậc tự do (f) Ftính Flí thuyết (p=0,05, f1=3, f2=9) CuII Giữa các vị trí 3 F1 = 0,06 3,86 Giữa các đợt 3 F2 = 72,65 3,86 Sai số thí nghiệm 9 PbII Giữa các vị trí 3 F1 = 0,024 3,863 Giữa các đợt 3 F2 = 33,532 3,863 Sai số thí nghiệm 9 CdII Giữa các vị trí 3 F1 = 0,096 3,863 MeII Hàm lượng trung bình ( gg /µ tươi) %RSD, n = 16 CuII 2,62 37,35 PbII 0,83 47,11 CdII 0,11 56,10 ZnII 415,1 30,5 LÊ THANH LONG và cs. 52 Giữa các đợt 3 F2 = 25,548 3,863 Sai số thí nghiệm 9 ZnII Giữa các vị trí 3 F1 = 0,30 3,86 Giữa các đợt 3 F2 = 37,85 3,86 Sai số thí nghiệm 9 Từ các kết quả phân tích phương sai 2 yếu tố (ANOVA 2 chiều) ở bảng 5 cho thấy: + F1 < Flí thuyết tương ứng với mức ý nghĩa p = 0,05. Như vậy, yếu tố vị trí lấy mẫu không ảnh hưởng (không tác động) đến hàm lượng MeII trong Hàu ở khu vực khảo sát với p > 0,05. Hay nói cách khác, hàm lượng MeII trong Hàu ở các vị trí lấy mẫu không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. + F2 > Flí thuyết tương ứng với mức ý nghĩa p = 0,05. Như vậy, thời gian lấy mẫu khác nhau có hàm lượng MeII trong Hàu ở vùng khảo sát khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hay nói cách khác, thời gian lấy mẫu có ảnh hưởng đến kết quả phân tích hàm lượng MeII trong Hàu. 3.3.2. Đánh giá hàm lượng CuII, PbII, ZnII trong Hàu năm 2009 và 2011 Kết quả xử lí số liệu hàm lượng CuII, PbII, ZnII được ghi ở bảng 6 cho thấy: - Đối với CuII và ZnII: ttính < tlí thuyết với p = 0,05; như vậy hàm lượng CuII và ZnII trong Hàu năm 2009 và 2011 như nhau (hay không khác nhau) có ý nghĩa về mặt thống kê với p>0,05. - Đối với PbII: ttính > tlí thuyết với p = 0,05; như vậy hàm lượng PbII trong Hàu năm 2009 và 2011 khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05 và năm 2011 cao hơn 2009. Bảng 6. So sánh hàm lượng CuII, PbII, ZnII năm 2009 và 2011 MeII Năm Hàm lượng trung bình ( gg /µ tươi) ttính tlí thuyết (p = 0,05)(*) CuII 2009 2,24 1,20 12,71 2011 2,57 PbII 2009 0,32 5,24 2,15 2011 0,79 ZnII 2009 456,9 1,03 4,30 2011 415,1 (*) tlí thuyết đối với CuII tra bảng ở f* = 1; đối với PbII tra bảng ở f* = 14; đối với ZnII tra bảng ở f* = 1. 3.3.3. Mức tích lũy của MeII đối với Hàu thông qua hệ số nồng độ sinh học Kết quả phân tích MeII trong 8 mẫu nước được trình bày ở bảng 7. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU 53 Bảng 7. Kết quả phân tích MeII trong nước ở sông Nhật Lệ vùng Quán Hàu tỉnh Quảng Bình Mẫu Hàm lượng Me II trong mẫu nước, µg/L CuII PbII CdII ZnII N11 7.8 14.4 3.6 5.5 N12 6.4 15.7 2.5 4.2 N13 5.7 13.7 2.8 5.8 N14 6.7 17.6 3.3 5.7 N31 8.3 25.4 4.6 8.2 N32 7.8 22.7 3.3 7.9 N33 9.4 27.1 4.5 8.7 N34 8.5 23.6 3.7 8.8 Áp dụng công thức (*) tính được kết quả như sau: BCF (Cu) = 0,13 ÷ 0,47; BCF (Pb) = 0,01 ÷ 0,06; BCF (Cd) = 0,01 ÷ 0,05; BCF (Zn) = 33,6 ÷ 66,8. Kết quả cho thấy sự tích lũy ZnII trong Hàu cao hơn sự tích lũy PbII, CuII và CdII. Nhìn chung, giữa hàm lượng của các MeII trong Hàu và trong nước có sự tương quan với nhau. 4. KẾT LUẬN Phương pháp AAS xác định hàm lượng MeII trong Hàu có độ lặp lại và độ chính xác cao, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả phân tích các mẫu Hàu ở khu vực Quán Hàu – tỉnh Quảng Bình cho thấy hàm lượng kim loại Pb và Cd thấp so với các tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm, có thể nói rằng không có sự ô nhiễm kim loại Pb, Cd ở vùng khảo sát. Đã tiến hành đánh giá sự biến động hàm lượng MeII theo thời gian và vị trí lấy mẫu cũng như so sánh với kết quả phân tích năm 2009. Thông qua hệ số nồng độ sinh học cho thấy sự tích lũy ZnII trong Hàu cao hơn sự tích lũy các kim loại nặng khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Võ Thị Ngọc Chiến (2009), Xác định hàm lượng Cu(II), Pb(II ), Zn(II) trong Hàu ở vùng Quán Hàu tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Hóa học, Trường ĐHSP - Đại học Huế. [2] Nguyễn Chính (1996), Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp (2009), Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng Cadmium (Cd) và Chì (Pb) của loại Hến (Corbicula SP.) vùng cửa sông ở thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(30), tr.83-89. [4] Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [5] Lê Thị Mùi (2008), Sự tích tụ Chì và Đồng trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số (4(27)), tr. 49-54. [6] Võ Hải Thi (2006), Đánh giá khả năng tích lũy sinh học một số kim loại Cu, Pb, Zn, Cd của sò huyết Anadara granosa, Tuyển tập nghiên cứu biển XV, Viện Hải dương LÊ THANH LONG và cs. 54 học, Nha Trang. [7] Ngô Văn Tứ, Nguyễn Kim Quốc Việt (2009), Phương pháp von-ampe hoà tan anot xác định PbII, CdII, ZnII trong Vẹm xanh ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (số 50), tr. 155-163. [8] Erdal Kenduzler and Rehber Turker A. (2002), Determination of iron, manganese and zinc in water samples by Flame Atomic Absorption Spectrophotometry after preconcentration with Solid-Phase Extraction onto Ambersorb 572, Analytical Sciences – The Japan Society for Analytical Chemistry, Vol.18, pp.205-212. [9] Miller J. C., Miller J. N (1988), Statistics for Analytical Chemistry, 2nd ed, Ellis Horwood Limited, England. [10] 28 TCN 193 : 2004, Vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Hà Nội. [11] Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (2010), “TCVN 7603:2007”, Nhuyễn thể hai mãnh vỏ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. Title: ANALYSIS AND EVALUATION OF THE CONTENTS OF SOME HEAVY METALS IN THE OYSTER AT QUAN HAU – QUANG BINH PROVINCE Abstract: The atomic absorption spectroscopy (AAS) was used to determine the contents of Cu(II), Pb(II), Cd(II), Zn(II) in the oyster at Quan Hau-Quang Binh Province. The method gave a low limit of detection (1.1 ppb for Cu, 1.0 ppb for Pb, 0.2 ppb for Cd, and 0.075 ppm for Zn); The accuracy of the method (as recovery) was in the range of 19.6-105.7% and the repeatability was high with RSD<5.3%. The results showed that the average content (µg/g of fresh weight) of the metals in the oyster was 1.14 ± 0.15 to 3.32 ± 0.09 for Cu(II), 0.27 ± 0.09 to 1.13 ± 0.13 for Pb(II); 0.04 ± 0.01 to 0.16 ± 0.01 for Cd(II) and 282.9 ± 37.8 to 557.6 ± 91.7 for Zn(II). The analysis also indicated that the metal contents were almost unchanged for the samples taken at different positions with p>0.05. The Me(II) contents were statistically significant varied with time (p<0.05). The Me(II) contents evaluated in 2009 were not much different from those in 2011. The Pb and Cd contents were lower than those allowed by Europe, Australia, New Zealand and Vietnam. LÊ THANH LONG Trường THPT Ninh Châu, Quảng Bình VÕ TIẾN DŨNG Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng trị PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_52_lethanhlong_votiendung_nguyendinhluyen_10_luyen_119_2020893.pdf