Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn cá bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT A. Kết luận Cá bống cát (G. aureus) thuộc nhóm cá dữ với thành phần thức ăn chủ yếu là cá nhỏ và giáp xác (86,8%). B. Đề xuất Nghiên cứu về sự chọn lựa thức ăn của cá bống cát, nhu cầu dinh dưỡng của cá ở các giai đoạn khác nhau và nghiên cứu khả năng nuôi thương phẩm loài cá này để có thể phát triển thêm đối tượng nuôi mới.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn cá bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 63 NGHIÊN CỨU TÍNH ĂN VÀ PHỔ THỨC ĂN CÁ BỐNG CÁT Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 STUDY ON FEEDING HABIT AND FEED SPECTRUM OF GOLDEN TANK GOBY Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 Nguyễn Minh Tuấn1, Trần Đắc Định2 Tóm tắt – Cá bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 (G. aureus) là loài cá có thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế. Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá bống cát được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013 tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá bống cát thuộc nhóm cá miệng trên, miệng rộng, lưỡi phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuối lưỡi xẻ thùy và chia làm đôi, răng lớn, nhọn, răng hầu phát triển, lược mang có dạng núm hoặc gai nhọn, thực quản và ruột ngắn, thành dạ dày và thành ruột dày. Cá bống cát có tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài cơ thể (RLG) < 1, thức ăn chủ yếu là cá (46,3%) và giáp xác (40,5%). Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn cho thấy cá bống cát là cá dữ ăn động vật. Từ khóa: Cá bống cát, Glossogobius aureus, phổ thức ăn, tính ăn. Abstract – Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 is a fish with good flesh, which has brought about high economic value. The study on feeding habit and feed spectrum of G. aureus was conducted from January to December 2013 at the coastal area of Ben Tre province. The results have showed that the mouth of this fish is wide, tongue is bilobate, teeth on faws develop well. The gill rakers are sparse, short and hard. The esophagus and the intestine are short, the stomach and intestinal walls are thick. The Relative Length Gut index (RLG) of G. aureus 1Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre Email: nmtuan.snn@bentre.gov.vn 2Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận bài: 07/3/2018; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 13/3/2018; Ngày chấp nhận đăng: 21/3/2018 was less than 1. The results also indicated that G. Aureus are fed mainly on small fish (46.3%) and crustaceans (40.5%). The result showed that G. aureus is the carnivorous species Keywords: Golden tank goby, Glossogobius aureus, feed spectrum, feeding habit. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 thuộc giống Glossogobius, họ cá bống trắng (Gobiidae), bộ cá vược (Perciformes) [1]; phân bố vùng Tây Thái Bình Dương, Nam Phi, Châu Á và Châu Đại Dương: Nhật Bản đến Úc; sông Mekong và sông Chao Phraya [1], [2]. Loài này sống được ở cả 3 môi trường ngọt, lợ và mặn. Cá bống cát có chiều dài thân đến 26,9 cm (chiều dài chuẩn) [2]. Cá có chiều dài thành thục đầu tiên là 13,02 cm (chiều dài chuẩn) [3]. Cá bống cát G. aureus có thịt ngon, giá trị kinh tế cao [4]. Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận được 3 loài cá bống cát thuộc giống Glossogobius là Glossogobius aureus, Glossogobius giuris và Glossogobius sparsipappllus [2]. Về hình thái, ba loài này rất giống nhau. Đặc điểm để phân biệt ba loài này là các hàng nốt cảm giác của cá trên má và nắp mang (Hình 1) [2], [5], [6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá bống cát đa số tập trung cho loài G. giuris, còn loài G. aureus ở vùng bãi bồi ven biển vùng ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do đó, việc xác định được tính ăn và phổ thức ăn của cá bống cát G. aureus sẽ làm cơ sở cho sự phát triển nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi của loài cá này. Với lí do trên, đề tài “Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn cá bống cát Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975” đã được thực hiện. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN Hình 1: Ba loài cá bống cát giống Glossogobius. (Nguồn: Trần Đắc Định và ctv., 2013) [2] (a) G. aureus, (b) G. sparsipappllus và (c) G. giuris. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thức ăn của cá được chia làm 3 loại, thức ăn chính (thức ăn tự nhiên) là loại thức ăn cá ưa thích nhất, giúp cá sẽ phát triển tốt nhất; thức ăn phụ được cá sử dụng một khi chúng xuất hiện; thức ăn bắt buộc là loại thức ăn mà cá bắt buộc sử dụng khi không có loại thức ăn khác [7]. Thức ăn tự nhiên của cá được chia thành 4 nhóm: sinh vật phù du, sinh vật tự bơi, sinh vật đáy và chất vẩn. Có 2 loại chất vẩn là chất vẩn lơ lững và chất vẩn lắng đọng dưới nền đáy [8]. Nikolsky [9] phân chia thức ăn của cá ra thành 4 loại: thức ăn cơ bản, thức ăn thứ cấp, thức ăn ngẫu nhiên và thức ăn cưỡng bức. Tùy vào khối lượng của các loại thức ăn được cá sử dụng, chia tập tính dinh dưỡng của cá ra thành các nhóm như: cá ăn đơn, chúng chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất; cá có phổ dinh dưỡng hẹp, chúng ăn được một số loại thức ăn khác nhau; và cá có phổ dinh dưỡng rộng, chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tập tính dinh dưỡng của cá cũng có thể được phân chia theo vị trí của chuỗi thức ăn (hay loại thức ăn) sẵn có hoặc nơi mà loại thức ăn ưa thích của cá xuất hiện nhiều nhất. Theo đó, cá được chia thành: cá ăn tầng mặt (surface feeder), cá ăn tầng giữa (mid feeder), cá ăn đáy (bottom feeder) hoặc cá ăn ven bờ (marginal feeder). Bên cạnh các cách phân chia như trên, Das and Moitra [10] cho rằng có thể chia tính ăn của cá dựa vào loại thức ăn tự nhiên mà cá ưa thích như cá ăn sinh vật nổi hay cá ăn chất vẩn. Nhóm cá ăn tạp được chia thành 2 nhóm phụ: cá ăn tạp thiên về thực vật và cá ăn tạp thiên về động vật. Riêng nhóm cá ăn động vật thì được chia: cá ăn côn trùng (insectivorous), cá ăn giáp xác (carciniphagus), cá ăn thân mềm (malacophagus), cá ăn các loài cá nhỏ khác (piscivorous), cá ăn ấu trùng của các loại côn trùng và cá (larvivorous), cá ăn thịt lẫn nhau (cannibalistic). Theo Nguyễn Bạch Loan [11], có thể dựa vào đặc điểm hình thái ống tiêu hóa để dự đoán tính ăn của cá. Cá hiền thường có miệng nhỏ, hẹp như cá sặc rằn, cá linh. Cá dữ thường có miệng rộng lớn như cá lóc, cá chẽm, cá bống tượng, cá bống cát. Cá ăn lọc thường không có răng; cá ăn động vật kích thước nhỏ có răng nhỏ, mịn; cá ăn động vật kích thước lớn có răng to, bén, thường có răng chó. Lược mang cũng khác nhau tùy theo tính ăn của mỗi loại cá. Cá ăn lọc lược mang dài, mảnh, xếp khít nhau; cá ăn động vật kích thước nhỏ lược mang dài, mảnh, xếp thưa; cá ăn mùn bã hoặc động vật đáy lược mang ngắn, to thô, xếp thưa; cá ăn động vật kích thước lớn trên cung mang có nhiều gai bén hoặc lược mang biến thành những núm có nhiều gai. Độ dài của ruột cũng quan hệ chặt chẽ với tính ăn: cá ăn động vật thì ruột ngắn, cá ăn thực vật thì ruột dài, cá ăn tạp thì ruột trung bình [12]. Trong thủy sản thường chia tính ăn của cá làm 3 nhóm: nhóm cá ăn động vật, nhóm cá ăn thực vật, nhóm cá ăn tạp [10]. Hệ tiêu hóa của cá có chức năng lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài, chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ chúng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể cá. Mỗi loại cá thích nghi với việc dinh dưỡng bằng những loại thức ăn nhất định và phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của cá, các cơ quan mà cá dùng để tìm thức ăn cũng khác nhau [13]. Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định [7], nghiên cứu cấu trúc của cơ thể cá như vị trí miệng, răng, kích cỡ miệng,. . . sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại thức ăn tự nhiên và tập tính bắt mồi của cá. Cá có miệng dưới hay miệng nằm ở mặt bụng chính là loài cá ăn đáy. 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN Cá bống cũng có loài có tính ăn thiên về thực vật như cá bống kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus), thức ăn chủ yếu là tảo khuê, tảo lam và mùn bã hữu cơ. Các động vật phù du (Copepoda, Cladocera) cũng thấy hiện diện trong thức ăn của cá nhưng không nhiều [13]. Cá bống Pomatoschistus minutus và những loài cá bống thường có chung mồi là động vật giáp xác, copepoda và polychaeta [14]–[16]. Theo kết quả phân tích tần số xuất hiện của thức ăn trong dạ dày cá, cá Platichthys flesus ăn Polychaeta trong những giờ buổi sáng và Neomysis integer vào buổi tối [17]. Nghiên cứu của Borek et al. [18], trong tháng 8 năm 2001, ghi nhận tất cả các nhóm chiều dài của cá bống Pomatoschistus minutus (Pallas, 1770) đều có calanoida chiếm ưu thế trong chế độ ăn của cá. Trứng của Copepoda, Chironomus và cá bống P. minutus con thường được tìm thấy nhiều nhất trong thành phần thức ăn của tất cả các nhóm chiều dài của cá bống P. minutus. Trong chế độ ăn của cá bống P. minutus ở nhóm chiều dài 30 – 49 mm, amphipoda trội về sinh khối, nhưng trong dạ dày của nhóm cá có chiều dài lớn nhất thì con mồi bao gồm cá con của chúng. Đối với cá bống P. minutus nhỏ hơn (chiều dài các nhóm từ 30 – 39 và 40 – 49 mm), con mồi quan trọng nhất là calanoida, trong khi những con lớn nhất (trên 50 mm) có các đối tượng con mồi quan trọng nhất là P. minutus. Ravi [19] cho rằng cá bống sao (B. boddarti) ở rừng ngặp mặn Pichavaram, Ấn Độ là loài có tính ăn thiên về thực vật và tảo khuê là thành phần chủ yếu [20]. Nhìn chung, đa số các loài có hình thái tương tự cá bống sao thuộc giống Periophthalmus và Periophthalmodon là loài ăn động vật, trong khi những loài thuộc giống Boleophthamus là loài có tính ăn thiên về thực vật, đặc biệt tảo khuê là thành phần chủ yếu [21], [22]. Cá bống sao lấy thức ăn bằng cách di chuyển trên bãi bùn và cạp một lớp bùn mỏng từ bề mặt [20]. Fenchel [23] cho rằng tảo khuê đáy tạo thành một nguồn thức ăn quan trọng cho sinh vật đáy, trong khi Heald và Odum [24] giải thích rằng tảo khuê đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các chuỗi thức ăn và mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau của các sinh vật trong các hệ sinh thái. Họ cá bống trắng (Gobiidae) là nhóm cá rộng muối và ăn động vật nhỏ; đồng thời cũng là loài có giá trị kinh tế cao góp phần đáng kể vào sản lượng khai thác và thu nhập của người dân trong vùng đầm Ô Loan, tỉnh Bình Định [25]. Thức ăn của cá bống rất đa dạng, có nghĩa là chúng cũng thích nghi với những thay đổi sinh học trong môi trường và dễ dàng chuyển sang các loại thức ăn phù hợp. Ngay cả trong điều kiện thiếu thức ăn, chúng có một thời gian giới hạn chờ có được nguồn thức ăn phong phú cung cấp để đẻ trứng. Ngoài ra, còn có các giá trị khác có tính linh động, chẳng hạn sinh sản giảm, tăng trưởng giảm. Khi nguồn cung cấp thức ăn có sự thay đổi lớn, như trong trường hợp vùng ven biển, cá có thể bị buộc phải lưu trữ chất béo để sử dụng sau. Vì vậy, tính ăn linh động dự kiến sẽ tăng với môi trường biến đổi [26]. Một số nghiên cứu cho thấy thức ăn của các loài cá bống rất đa dạng và tùy theo loài, có loài ăn chủ yếu là thực vật như cá bống kèo, có loài ăn chủ yếu là động vật như cá bống tượng và có loài ăn cả động vật và thực vật. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn lưu ý điều này để xác định thức ăn của đối tượng nghiên cứu. Do không phải tất cả thành phần có trong dạ dày của cá đều là thức ăn của cá, có thể trong quá trình ăn mồi vô tình các thức ăn này theo nước đi vào dạ dày của cá. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU A. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre (Hình 2). Địa điểm phân tích mẫu: phân tích hình thái cơ quan tiêu hóa tại hiện trường khu vực thu mẫu và phân tích phổ thức ăn tại Phòng Thí nghiệm Nguồn lợi Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. B. Phương pháp thu và cố định mẫu Số mẫu phân tích tương quan chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá là 411 cá thể, phân tích phổ thức ăn là 35 cá thể. Mẫu cá được thu bằng lưới đáy (có kích thước mắt lưới phần đục là 2a = 15mm) và thu định kì hàng tháng trong suốt 12 tháng. Mẫu cá phân tích phổ thức ăn sau khi thu được gây mê bằng nước đá, sau đó cố định ngay trong dung dịch 65 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu formol 10%, chọn cá thể no và tiến hành phân tích tại Phòng Thí nghiệm Nguồn lợi Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. C. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái cấu tạo cơ quan tiêu hóa Quan sát cấu tạo răng, miệng, lược mang, đo chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá. Tính tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá (RLG) theo Al-Hussainy [12]. RLG = Chiều dài ruột (cm) Chiều dài tổng (cm) D. Phương pháp phân tích phổ thức ăn của cá Cách lấy thức ăn ra khỏi ống tiêu hóa để phân tích: mẫu dạ dày cá no được đặt trên khai mổ có trải tấm nhựa mỏng, dùng kéo mổ dạ dày cá rồi chuyển hết phần thức ăn có trong dạ dày ra tấm nhựa để phân tích. Cá bống cát có thành phần thức ăn là cá và giáp xác có kích thước và khối lượng lớn nên nghiên cứu này phân tích phổ thức ăn của cá theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp khối lượng. * Phương pháp tần số xuất hiện (TSXH) Phương pháp này được tiến hành theo hai bước: - Tất cả các loại thức ăn trong các mẫu quan sát sẽ được liệt kê thành một danh sách, sau đó ghi nhận lại sự hiện diện của mỗi loại thức ăn trong từng dạ dày và tính ra % trên tổng số dạ dày quan sát. - Tính % xuất hiện của mỗi loại thức ăn: T = Số lượng dạ dày hiện diện thức ăn (a) Tổng số cá thể quan sát ×100 T: TSXH thức ăn loại a (%) Cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn khác còn lại. * Phương pháp khối lượng Trước tiên sử dụng cân điện tử (3 chữ số lẻ) cân tổng khối lượng thức ăn có trong dạ dày cá, sau đó cân khối lượng của từng loại thức ăn có trong dạ dày cá. Khối lượng của mỗi loại thức ăn được tính thành phần trăm trên tổng khối lượng thức ăn có trong dạ dày cá. Phổ thức ăn của cá được xác định bằng tích số giữa tỉ lệ tần số xuất hiện và tỉ lệ khối lượng thức ăn, sau đó tính ra tỉ lệ % trên tổng tích số [8]. E. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu ghi nhận được phân tích giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần số phần trăm bởi phần mềm Excel 2007. IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN A. Đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa của cá bống cát G. aureus Kết quả quan sát cấu tạo hệ tiêu hóa cá bống cát được ghi nhận như sau: Miệng: cá bống cát có hàm dưới nhô ra và dài hơn hàm trên (Hình 3), rạch miệng kéo dài đến bờ trước của ổ mắt. Như thế, chúng thuộc nhóm cá miệng trên, miệng khá rộng. Răng: cá có hai hàng răng trên mỗi hàm, cả hai hàng răng bên trong và bên ngoài đều có răng lớn và nhọn (Hình 3). Tuy nhiên, hàng răng ngoài lớn và nhọn hơn so với hàng trong. Có răng hầu nhỏ, nhọn và xếp thành đám hình bầu dục ở vùng hầu (Hình 4 [1]). Kết quả quan sát răng của cá bống cát ở nghiên cứu này cũng phù hợp với mô tả của Akihito and Meguro [5]. Đối chiếu với tài liệu Nguyễn Bạch Loan [11], cá bống cát có đặc điểm về răng như thế thì có thể dự đoán được cá bống cát là loài cá dữ. Lưỡi: rất phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuối xẻ thùy và chia làm đôi (Hình 3). Mang: Cá bống cát có khe mang rộng, gồm có 4 đôi cung mang kích thước lớn dần từ dưới 66 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN Hình 3: Hình thái miệng, răng và lưỡi cá bống cát G. aureus lên trên (Hình 4). Lược mang cá bống cát nằm trên xương cung mang và đối xứng với tia mang, hướng vào xoang miệng hầu. Trên mỗi xương cung mang, lược mang có màu trắng ngà xếp thành một hàng thưa, dạng núm gai nhọn và bén. Cấu tạo lược mang cá bống cát phù hợp với đặc điểm của nhóm cá ăn động vật có kích thước lớn. Mỗi cung mang có khoảng 7 đến 10 lược mang. Hình 4: Hình thái cung mang của cá bống cát (G. aureus) [1] Răng hầu; [2] Tia mang; [3] Xương cung mang; [4] Lược mang. Thực quản: tương đối ngắn, nằm tiếp xoang hầu. Thực quản có thành dày, gấp nếp ở mặt trong. Cấu tạo thực quản như trên chứng tỏ cá bống cát thích hợp với thức ăn là các loài động vật kích thước lớn (Hình 5-6). Dạ dày cá bống cát rất phát triển, có dạng túi hình chữ J phình to và vách dày (Hình 5-6), cấu tạo của dạ dày vách dày đã thể hiện được thức ăn của cá bống cát có kích thước lớn. Ruột ngắn, thành ruột cá tương đối dày, bên trong bề mặt gấp nếp để tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng. Để xác định chính xác hơn tính ăn của cá bống cát thì chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài cơ thể (RLG) được khảo sát. Tương quan giữa chiều dài ruột (Lr) và chiều dài tổng Hình 5: Hệ tiêu hóa cá bống cát (G. aureus) [1] Thực quản; [2] Gan; [3] Mật; [4] Dạ dày; [5] Ruột. Hình 6: Cấu tạo ống tiêu hóa cá bống cát (G. aureus) (a) Cấu tạo ngoài ống tiêu hóa. (b) Cấu tạo mặt trong ống tiêu hóa. (L) của cá bống cát được phân tích trên 411 mẫu, chỉ số này dao động trong khoảng 0,08–0,57 với giá trị trung bình 0,26 (Bảng 1). Bảng 1: Các thông số về chiều dài ruột và chiều dài tổng cá bống cát (G. aureus) (n = 411) Các chỉ tiêu đo Trung bình Min Max Chiều dài tổng (cm) 18,5 9,30 30,1 Chiều dài ruột (cm) 4,85 1,60 12,0 Tương quan chiều dài ruột/chiều dài tổng (RLG) 0,26 0,08 0,57 Theo Nikolsky [9], khi chỉ số RLG < 1 cá thuộc nhóm ăn động vật, cá bống cát có RLG 67 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN = 0,26 < 1 thì thức ăn của chúng là động vật. Đồng thời, kết quả phân tích giải phẫu thể hiện mối tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài cơ thể cho thấy kích thước ruột rất ngắn so với chiều dài cơ thể cá. Qua kết quả phân tích đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa cá bống cát và chỉ số RLG, có thể dự đoán đây là loài cá dữ. B. Phổ thức ăn cá bống cát (G. aureus) * Thành phần thức ăn trong dạ dày theo phương pháp tần số xuất hiện Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá bống cát theo phương pháp tần số xuất hiện với 35 mẫu cá cho thấy thành phần thức ăn của cá có 4 nhóm thức ăn: mùn bã hữu cơ (85,71%), giáp xác (51,43%), cá (57,14%) và thức ăn khác (28,57%) (Bảng 2). Trong đó thức ăn khác là các loại tảo như tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt. Bảng 2: Tần số xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày cá bống cát (G. aureus) (n=35) Loại thức ăn Số lần xuất hiện Tần số xuất hiện (%) Mùn bã hữu cơ 30 85,71 Giáp xác 18 51,43 Cá 20 57,14 Thức ăn khác 10 28,57 * Thành phần thức ăn trong dạ dày theo phương pháp khối lượng. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy cá chiếm tỉ lệ cao nhất (46,04%), kế đến là giáp xác (44,70%), mùn bã hữu cơ (8,53%) và thấp nhất là thức ăn khác (0,73%). Điều này cho thấy cá và giáp xác là loại thức ăn quan trọng của cá bống cát. Bảng 3: Thành phần thức ăn trong dạ dày theo phương pháp khối lượng Loại thức ăn Khối lượng trung bình % Khối lượng Mùn bã hữu cơ 0,70 8,53 Giáp xác 3,67 44,70 Cá 3,78 46,04 Thức ăn khác 0,06 0,73 * Phổ thức ăn Thành phần thức ăn của cá bống cát (n = 35 mẫu) theo phương pháp chỉ số ưu thế (phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp khối lượng) ghi nhận được kết quả như sau: cá và giáp xác chiếm tỉ lệ cao (46,3% và 40,46%), mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ thấp hơn (12,87%) và thức ăn khác chiếm tỉ lệ rất thấp (0,37%) (Bảng 4). Bảng 4: Phổ dinh dưỡng của cá bống cát (G. aureus) (n = 35) Loại thức ăn TSXH (%) Khối lượng (%) Tích số % Tích số Mùn bã hữu cơ 85,71 8,53 731,1 12,87 Giáp xác 51,43 44,70 2298,9 40,46 Cá 57,14 46,04 2630,7 46,30 Thức ăn khác 28,57 0,73 20,9 0,37 Ghi chú: Thức ăn khác gồm tảo silic, tảo lục, tảo mắt, tảo lam và các thành phần khác. Hình 7: Phổ thức ăn cá bống cát G. aureus 68 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN Das and Moitra [10] cho rằng cá ăn động vật sẽ có thành phần thức ăn là động vật chiếm hơn 80%. Kết hợp thành phần thức ăn, cấu tạo hệ tiêu hóa và RLG cung cấp thông tin về tính ăn của cá bống cát là loài cá dữ ăn động vật, chủ yếu là cá và giáp xác, hai thành phần này chiếm tỉ lệ khá cao (86,76%) trong thành phần thức ăn ống tiêu hóa. Cá bống cát (G. giuris) có thành phần thức ăn chính là cá và giáp xác [27]–[31], điều này cho thấy thành phần thức ăn chính của hai loài cá bống cát (G. giuris) và cá bống cát (G. aureus) là giống nhau. Ngoài ra, trong thành phần thức ăn của G. giuris còn có côn trùng thủy sinh [30], [32] và thức ăn này được phát hiện trong dạ dày của cá con. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phát hiện được côn trùng trong dạ dày của cá G. aureus, có thể do chưa phân tích được dạ dày của cá con. Mặc dù hai loài khác nhau nhưng chúng cùng thuộc một giống, đều là cá dữ. Tóm lại, kết quả phân tích đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa, xác định RLG và khảo sát thành phần thức ăn cho thấy các đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của cá bống cát là cá dữ, ăn động vật (RLG < 1), thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT A. Kết luận Cá bống cát (G. aureus) thuộc nhóm cá dữ với thành phần thức ăn chủ yếu là cá nhỏ và giáp xác (86,8%). B. Đề xuất Nghiên cứu về sự chọn lựa thức ăn của cá bống cát, nhu cầu dinh dưỡng của cá ở các giai đoạn khác nhau và nghiên cứu khả năng nuôi thương phẩm loài cá này để có thể phát triển thêm đối tượng nuôi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Froese R, D Pauly. FishBase; World Wide Web electronic publication; 2018. Available from: [Accessed 28th February 2018]. [2] Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, et al. Mô tả định loại cá ĐBSCL, Việt Nam. McGraw-Hill, New York, USA; 2013; tr. 174. Đại học Cần Thơ. [3] Nguyễn Minh Tuấn, Huỳnh Thị Ngọc Lành, Nguyễn Thanh Phương, Trần Đắc Định. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito & amp; Meguro, 1975) phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2014;Số chuyên đề (2014):169–176. [4] Nguyễn Minh Tuấn. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre [Luận án Tiến sĩ]. Trường Đại học Cần Thơ; 2015. [5] Akihito P, K Meguro. Description of a New Gobiid Fish Glossogobius aureus, with Notes on Related Species of the Genus. Japanese Journal of Ichthy- ology. 1975;22(3):127–142. [6] Rainboth W J. Fishes of the Cambodian Mekong; 1996;p. 256. FAO species identification field guide for fishery purposes. FAO. Rome. [7] Phạm Thanh Liêm, Trần Đắc Định. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá; 2004;tr. 80. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. [8] Biswas S P. Manual of Methods in Fish Biology. Pvt Ltd., New Delhi: South Asian Publishers; 1993;p. 157. [9] Nikolsky G V. Ecology of fishes. London: Academic press; 1963;p. 352. [10] Das S M, S K Moitra. Studies on the food and feeding habits of some freshwater fisher of India. Ichthyolog- ical. 1963;2(1-2):107–115. Part IV. A review on the food and feeding habits with general conclusions. [11] Nguyễn Bạch Loan. Giáo trình Ngư loại I; 2003;tr. 91. Đại học Cần Thơ. [12] Al-Hussainy A H. On the Functional Morphology of the Alimentary Tract of Some Fishes in Relation to Differences in their Feeding Habits: Anatomy and Histology. Ichthyological. 1949;90:109–139. Part IV. A review on the food and feeding habits with general conclusions. [13] Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản nông nghiệp; 2009; tr.216. [14] Aarnio K, E Bonsdorff. Seasonal variation in abun- dance and diet of the sand goby Pomatoschistus minutus (Pallas) in a northern Baltic archipelago. Ophelia. 1993;37(1):19–30. [15] Evans S. Production, predation and food niche seg- regation in a marine shallow soft-bottom community. Mar Ecol Prog. 1983;10:147–157. [16] Hampel H, A Cattrijsse. Temporal variation in feeding rhythms in a tidal marsh population of the common goby Pomatoschistus microps (Kroyer, 1838). Aquat Sci. 2004;66:315–326. [17] Złoch I, S Mariusz, F Monikas. Diel food ompo- sition and changes in the diel and seasonal feeding activity of common goby, sand goby and young flounder inhabiting the inshore waters of the gulf of gdan´sk, poland. Oceanological and hydrobiological 69 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN studies. Institute of oceanography, University of Gdan´sk. 2005;34(3):69–84. [18] Borek K W, I Złoch, S R Mariusz, F Monika, F Karolina. Does food quality affect the conditions of the sand and common gobies from the gulf of gdan´sk, poland. Oceanological and hydrobiological studies. Insstitute of oceanography, University of Gdan´sk. 2005;34(3):39–55. [19] Ravi V. Food and Feeding Habits of the Mud- skipper, Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) from Pichavaram Mangroves, Southeast Coast of India. International Journal of Marine Science. 2013;3(12):98–104. [20] Macnae W. A general account of the fauna and flora of angroveswamps and forests in the Indo- West Pacific region. Advances in MarineBiology. 1968;6:73–270. [21] Clayton D A. Mudskippers. In: Oceanography and Marine Biology: An Annual Review. vol. 31; 1993. p. 507–577. [22] Rathod D Sudesh, N N Patil. Feeding habits of Boleophthalmus Dussumieri (Cuv. and Val.) from ulhas river estuary near Thane city, Maharashtra State. J AquaBiol. 2009;24(2):1–7. [23] Fenchel T. The ecology of marine microbenthos. IV. Structure and function of the benthic ecosystem, its chemical and physical factors and the microfaunal communities with special reference to ciliated pro- tozoa. Ophelia. 1969;6:1–182. [24] Heald E J, W E Odum. The contribution of the man- grove swamps to Florida fishes, Limnol. Oceanogr. 1970;3:353–361. [25] Võ Văn Phúc, Nguyễn Thị Phi Loan, Hồ Thị Hồng. Về đa dạng sinh học thành phần loài cá ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. Kỉ yếu những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế; 2003; tr. 702-705. [26] Komers P E. Behavioural plasticity in variable environments. Can J Zool. 1997;75:161–169. [27] Phạm Thị Mỹ Xuân. Một số đặc điểm sinh sản của cá bống cát (Glossogobius giuris Hamilton, 1822) ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2013;27:161–168. [28] Achakzai W M, S Saddozai, W A Baloch, Z Mas- sod, H U Rehman, Musarrat-ul Ain. Food and Feeding Habits of Glossogobius giuris (Hamilton and Buchannan, 1822) Collected from Manchar Lake distt. Jamshoro, Sindh, Pakistan. Global Veterinaria. 2015;14(4):613–618. [29] Rao L M, P S Rao. Food and feeding habits of Glossogobius giuris from Gosthani estuary. Indian J Fish. 2002;49(1):35–40. [30] Hora S L. Ecology and bionomics of the gobioid fishes of Gangetic delta. Comptes Rendus. DN 12 C Congr. Inter National de Zoologie. 1935;p. 841–863. [31] Mookerjee H K. On the food of Glossogobius giuris (Hamilton). Science and Culture. 1935;13:162–163. [32] Alikunhi K H, G L Rao, P K Jacob. Bionomics and development of Glossogobius giuris (Hamlton). J Madras Univ. 1951;21(B):238–248. 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_an_va_pho_thuc_an_ca_bong_cat_glossogobius_a.pdf