Lựa chọn và sử dụng một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên có 3 nhóm đất trống đồi núi trọc. Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I, II, III. Các nhóm đất trống đồi núi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và chất đốt rừng tạo nên. Trừ nhóm III và phủ xanh bằng trồng rừng hai nhóm còn lại (I và II) đều còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể thực hiện nhiều biện pháp phủ xanh khác nhau từ trồng đến khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên. Những mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc mang tính chất nhân tạo (vườn rừng, các mô hình nông lâm kết hợp), được đầu tư thích đáng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn và sử dụng một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167 163 LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Thị Hà* Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau như dân số tăng nhanh, nạn du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị xói mòn và rửa trôi. Do vậy cần tiến hành xây dựng các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, tăng độ phì nhiêu cho đất. Từ khóa: diện tích đất rừng bị xói mòn, các mô hình phủ xanh ĐẶT VẤN ĐỀ* Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng của môi trường. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn sinh địa hoá, là nguồn tài nguyên quý giá, có tác động đến khí hậu như bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn... Đặc biệt thảm thực vật còn có tác dụng làm tăng độ phì cho đất giúp cho các vi sinh vật và thực vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Nam với diện tích rừng và đất lâm nghiệp 179.883,78 ha. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 23° với lượng mưa trung bình là 2000 => 2100mm. ở đây có 5 loại đất chính: - Đất feralít mùn vùng đồi núi thấp trên đá sét - Đất feralít vùng đồi núi phát triển trên nhóm đá cát. - Đất feralít mùn phát triển trên đá macma chua. - Đất feralít dốc tụ. - Đất đồng bằng phù sa mới. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Tỉnh ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như đời sống người dân còn nghèo nàn, canh tác lạc hậu đặc biệt là người dân sống gần rừng gặp nhiều khó khăn, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân tham gia bảo * Tel: 0915214686 vệ rừng chưa phù hợp, chưa đồng bộ, hình thức tuyên truyền vận động còn mang nặng tính hình thức... Theo số liệu năm 2010 của Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp, Thái Nguyên có diện tích rừng là 167.903,91ha trong đó có: Có 99921,90 ha rừng tự nhiên 67.982,01 ha rừng trồng 9.569,39 ha đất trống đồi núi trọc. Núi đá không có rừng quy hoạch cho lâm nghiêp 2.410,48 ha Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần XVII đã xác định năm 2010 nâng độ che phủ rừng lên 50%. Thông qua các mô hình, đề án, dự án và phương án nhằm bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt chú ý đến các vùng đất trống đồi núi trọc. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Trong nhiều tài liệu của của nước ta hiện nay đề cập đến đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) thì vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lý chúng đảm bảo sự phát triển bền vững đã trở thành quốc sách hàng đầu. Dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau nên cách đánh giá về số liệu đưa ra không thống nhất. Theo tổng cục thống kê và bộ lâm nghiệp (cũ) đưa ra số liệu thống kê về ĐTĐNT năm 1993 là 11 triệu ha trong cả nước. Có người quan niệm ĐTĐNT đó là vùng đất không có rừng và cũng không có cây nông nghiệp, cây công nghiệp. Chỉ có thảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167 164 cỏ, thảm cây bụi tự nhiên hoặc đất hoang hoá. Dưới góc độ lâm nghiệp quan niệm ĐTĐNT là những vùng đất lâm nghiệp nhưng chưa có rừng hoặc rừng bị mất do tàn phá. Các đối tượng sau đây được xếp vào loại hình đất trống đồi núi trọc. - Rừng mới bị khai thác kiệt, đất còn tốt. - Rừng bị chặt phá làm nương rẫy sau một thời gian ngắn rồi bỏ hoang. - Thảm cây bụi xen cây gỗ thưa thớt, độ tàn che của cây gỗ dưới 0,3. - Thảm cỏ tự nhiên. - Đất hoang hoá. - Các bãi bồi ở các cửa sông các dải cát ven biển và nội đồng hiện không có cây gỗ hoặc có nhưng không đáng kể. - Các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi đã bị thoái hoá, năng suất rất thấp, độ che phủ kém (<0,3) đất bị bào mòn, rửa trôi mạnh. NGUỒN GỐC ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở THÁI NGUYÊN Các nhà khoa học kết luận rằng: phần lớn diện tích đất ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng cách đây hơn một thế kỉ được bao phủ bởi rừng. Theo thống kê của người Pháp năm 1943 diện tích rừng chiếm tới 43% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nước. Riêng Thái Nguyên diện tích đất rừng vào thời kì đó chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên. Những năm gần đây do tác động thiếu khoa học và tuỳ tiện của con người trong quá trình sinh sống và phát triển, đặc biệt ở vùng trung du và miền núi, do phương thức canh tác không hợp lí như du canh du cư, đốt nương làm rẫy, trồng cây công nghiệp trên đất dốc thiếu biện pháp bảo vệ đất làm xói mòn, nghèo kiệt nhiều vùng trơ lại sỏi đá, cây gỗ không thể phục hồi lại được, thảm thực vật nông nghiệp cằn cỗi dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra phải kể đến do áp lực dân số tăng, chiến tranh, xây dựng và quá trình đô thị hoá nên dẫn đến ngày càng gia tăng diện tích ĐTĐNT và ở Thái Nguyên cũng không nằm ngoài các nguyên nhân trên. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁC MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Các mô hình đã triển khai và có hiệu quả Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất trong nông lâm nghiệp nhằm chống xói mòn để bảo vệ môi trường và đất đai. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và tiến hành phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tóm tắt sơ đồ: Chất đốt làm nông nghiệp Khai thác lạm dụng Rừng nguyên sinh Thảm thực vật nông nghiệp Thảm cỏ tạm thời Thảm thực vật cây Thảm thực vật nông nghiệp năng suất thấp Thảm cỏ chịu hạn Thảm bụi cây Bỏ hoang, thảm cỏ Đất trơ sỏi đá Thảm cỏ chịu hạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167 165 Do vậy tôi chỉ tiến hành liệt kê với các mô hình phổ biến được áp dụng hiện nay ở TN. - Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC). Mô hình này ở địa phương nào cũng có và thường phân bố gần nhà. - Mô hình Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC). Loại mô hình này phát triển sau khi có chính sách giao đất giao rừng (Năm 1990). Kết quả điều tra cho thấy tiềm năng phát triển của các loại mô hình này ở địa phương là rất lớn. Tuy nhiên do người dân thiếu vốn và kiến thức về kĩ thuật nông sản nên mô hình này triển khai không nhiều. - Mô hình trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp chính là chè. Đây là mô hình phổ biến ở Thái Nguyên vì nó là cây ngắn ngày và đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao. - Mô hình trồng rừng gồm có rừng thuần loài như rừng keo, rừng bạch đàn, rừng thông; rừng hỗn giao gồm rừng keo, các loại cây bản địa (trám, lim, lát, mỡ). - Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng: có 2 phương thức khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung và khoanh nuôi không kết hợp trồng bổ sung. Đây là mô hình chiếm diện tích lớn nhất tại Thái Nguyên. Hiện nay mô hình đã tăng độ che phủ rừng và cải thiện trồng đất mặt. Xây dựng mô hình thử nghiệm phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Thái Nguyên Mục đích việc xây dựng mô hình thử nghiệm là phục vụ cho việc nghiên cứu và giảm diện tích đất trống đồi núi trọc -Mô hình này được triển khai ở xã Yên Ninh, Yên Đổ (huyện Phú Lương) và một số vùng lân cận thị trấn Đình Cả (huyện Võ Nhai). Mỗi địa điểm được chọn một khu đất rộng 2ha thuộc loại ĐTĐNT đã được quy hoạch cho lâm nghiệp. Thời gian bắt đầu tiến hành từ năm 2008 – 2009. Tại thời điểm thực hiện mô hình thảm thực vật và thảm cây bụi có cây gỗ, một phần diện tích là thảm cỏ hay thảm cây trụi hình thành do chăn thả quá mức gây nên. Ở các địa phương khác nhau thì thảm thực vật cũng có khác nhau tuy nhiên vẫn có địa điểm chung đó là thành phần thực vật như cây đầu tiên xuất hiện có đặc điểm ưa sáng, mọc nhanh như bồ đề, ba soi, sơn rừng, chẹo, bưởi, nứa, giang, vầu... Có 2 phương thức tác động được thực hiện: + Trồng dặm các loài cây mục đích: tăng cường tính đa dạng thực vật là nâng cao chất lượng rừng phục hồi. Phương thức này trồng theo đường thẳng với diện tích hố trồng 40 x 40 x 40 (cm). Với số lượng trung bình 600 -> 800 cây/ha. Thành phần lựa chọn cây trồng đó là: Trám, Re trắng, Sấu, Xoan mọc, Dẻ, Xoan ta. Mật độ thiết kế đảm bảo phân bố đều để khi rừng trưởng thành có mật độ 1000 -> 1200 cây/1ha. Trong đó 600-> 800 cây trồng bổ sung là 200 -> 400 là cây tự nhiên + Tra dặm hạt. Đây là phương thức cung cấp nguồn hạt cho tái sinh (tái sinh nhân tạo). Việc thiết kế gieo hạt thì lấp lỗ trồng và theo hàng thẳng như thiết kế trồng cây bổ sung chỉ khác gieo hạt thì chọc lỗ chứ không cần đến diện tích rộng như trồng bổ sung. Đáng lưu ý tỉ lệ nảy mầm không cao, số lượng con sống thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả: cho đến tháng 11/2009 tỉ lệ cây trồng sống đạt 90% còn tra dặm bằng hạt tỉ lệ sống 30-> 40%. Áp dụng các mô hình kiểu mới vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Thái Nguyên * Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng. Đối với việc trồng rừng sản xuất sử dụng tập đoàn cây trồng đã được Bộ NN và PTNT công nhận. Tôi xin đề nghị bổ sung thêm một số tập đoàn trồng cây trên núi đất và trồng cây trên núi đá. Trồng cây trên núi đất: + Cây tiên phong, cây nền : - Keo tai tượng: keo đại thuộc họ trinh nữ - Keo lá bạc, keo lai. - Bông lớn thuộc họ hoa mõm chó - Dẻ chẻ, sồi phảng thuộc họ dẻ - Dẻ đỏ, sồi đỏ, dẻ song. - Đinh vàng. - Chè dây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167 166 Trồng cây trên núi đá -Cây tiên phong, cây nền: - Mắc rục, dầu choòng, mắc choòng thuộc họ bồ hòn. - Nữ trinh, cây râm thuộc họ nhài. - Nghiến, chiang và Mian thuộc họ đay - Tòng dù, xoan hôi thuộc họ xoan. - Re mối, khảo quan thuộc họ long não. KẾT LUẬN Thái Nguyên có 3 nhóm đất trống đồi núi trọc. Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I, II, III. Các nhóm đất trống đồi núi trọc đều có nguồn gốc thứ sinh và được phát sinh hình thành từ rừng do các hoạt động khai thác gỗ củi và chất đốt rừng tạo nên. Trừ nhóm III và phủ xanh bằng trồng rừng hai nhóm còn lại (I và II) đều còn tiềm năng sản xuất tốt nên có thể thực hiện nhiều biện pháp phủ xanh khác nhau từ trồng đến khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên. Những mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc mang tính chất nhân tạo (vườn rừng, các mô hình nông lâm kết hợp), được đầu tư thích đáng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có 3 giải pháp chính để phủ xanh đất trống đồi núi trọc là: + Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng. + Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng. + Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng giải pháp nông lâm kết hợp. Ghi chú: Nhóm đất trống đồi núi trọc loại I gồm những diện tích do rừng bị khai thác cạn kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau từ 2 đến 3 vụ hoặc hơn sau đó bỏ hoang. Nhóm đất trống đồi núi trọc loại II là những loại đất trống đồi núi trọc được hình thành do rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị sói mòn rửa trôi, thoái hoá mạnh. Nhóm đất đồi núi trọc loại III gồm các bãi cát ven biển và nội đồng của các loại núi trọc trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chưa hoàn chỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Ngọc Bình (1983), Mô hình nông lâm kết hợp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Bộ Lâm nghiệp (1983), Quy trình kĩ thuật tỉa thưa rừng mỡ trong thuần loài Nxb NN, HN. [3]. Danh mục các loài thực vật Việt Nam (2003), Nxb Nông nghiệp, HN. [4]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1993), Nghiên cứu cải tạo, phục hồi là sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò đồi Quảng Bình. Tuyển tập công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HN. [5]. Trần Đình Lí (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc vòng gỗ đồi Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài của Viện Khoa học và Công nghệ VN. [6]. Trần Đình Lí (2006) Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (270tr). [7]. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung (2004). Một số kết quả buổi đầu nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi rừng bằng biện pháp trồng bổ sung các loài cây mục đích tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học Kỹ thuật Tr873 – 876. [8].Trần Đình Lí - Đỗ Hữu Thư, Trịnh Minh Quang, “Hiện trạng và phân loại đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và phát triển (112-117). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 163 - 167 167 SUMMARY THE STUDY ON CHARACTERISTICS OF PLANTATION NATURAL ON THAI NGUYEN Do Thi Ha* College Education of Thai Nguyen Thai Nguyen is a mountainous province with a total forest land and area of 179.883,78 hectares. For recent years, this area has been decreased rapidly due to different causes such as overpopulation, shifting cultivation and living, forest destroying for farmland. These causes are the main reason why there has been land washout and erosion for years. Hence, there should be projects, especially models in covering unoccupied lands and bare hills with green trees in order to protect ecological environment, improve people’s incomes, save water and strengthen land richness. Key words: area of erodent land, green projects, green models to afforest, protective forest models * Tel: 0915214686 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_va_su_dung_mot_so_mo_hinh_phu_xanh_dat_trong_doi_nu.pdf