Hiến pháp năm 2013 Hiến định nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới

Ngoài những nội dung đã được thể hiện tập trung tại Chương IV về bảo vệ Tổ quốc, trong nhiều điều khoản của Hiến pháp khẳng định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”; “mọi hành vi chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Hiến pháp khẳng định rõ rằng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, mọi công dân; phải thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp năm 2013 đã quy định thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hiến định đầy đủ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, của Chủ tịch Nước phù hợp với tình hình mới

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiến pháp năm 2013 Hiến định nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiến pháp năm 2013... 3 HIẾN PHÁP NĂM 2013 HIẾN ĐỊNH NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI NGUYỄN HUY HIỆU * Tóm tắt: Hiến pháp không chỉ là một luật cơ bản của một quốc gia, mà còn là sự kết tinh sâu lắng của tinh hoa văn hóa, trình độ phát triển của tiến bộ xã hội, dân chủ và văn minh của quốc gia, dân tộc. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác lập các nguyên tắc nền tảng cho việc thiết kế chế độ chính trị, hiến định nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân và tất cả mọi người. Trong xã hội hiện đại, không có một quốc gia - dân tộc nào tồn tại và phát triển được nếu thiếu vắng nền tảng pháp lý cao nhất, thiêng liêng nhất và quan trọng nhất là Hiến pháp. Từ khóa: Hiến pháp năm 2013, hiến định, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam. Mở đầu Hiến pháp mới năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2014. Hiến pháp 2013 với nhiều nội dung mới, chứa đựng hàm lượng khoa học sâu sắc, tính chân thực, chính xác, rõ ràng, phản ánh đúng đắn tình hình thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước gần 30 năm qua do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Nội dung Chương IV về bảo vệ Tổ quốc và một số điều khoản khác trong bản Hiến pháp năm 2013 có quan hệ mật thiết với các nội dung của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó là một trong những nội dung mang tính thời sự nóng bỏng, thu hút sự quan tâm theo dõi, bàn luận của nhiều người trong nước và bạn bè quốc tế, thậm chí cả các thế lực thù địch, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh, sự sống còn của quốc gia, dân tộc Việt Nam trong bối cảnh phức tạp hiện nay. 1. Hiến pháp năm 2013 thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc(*) Điều 1 của bản Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc (*) Thượng tướng, Viện sĩ, tiến sĩ khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014 4 lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Vì vậy, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị. Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm và bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với xây dựng và củng cố thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình để nhân dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước; phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Văn kiện chính trị pháp lý cơ bản nhất, thiêng liêng nhất và quan trọng nhất, đồng thời khẳng định quyền làm chủ của Nhân dân và Nhân dân là chủ thể trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung chế định nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc được thể chế hóa tập trung và xuyên suốt về đường lối chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Như vậy, tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được thể hiện trong Hiến pháp bao hàm những nội dung nhiệm vụ cụ thể liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Tư duy mới về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”(1). Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang diễn ra gay gắt, phức tạp, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo đang đặt ra yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc cao hơn. Giữ vững chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, không để xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh... là yêu cầu rất cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ (1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 233. Hiến pháp năm 2013... 5 quốc trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm xuyên suốt trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay là phải tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, không bị xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực, nhất là của cộng đồng các nước ASEAN. Xuất phát từ những tình hình diễn biến phức tạp trên khu vực và thế giới hiện nay, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết 28 – NQ TW về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Đây là Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ Tổ quốc rất quan trọng của Đảng; thể hiện sâu sắc tầm nhìn chiến lược, tư duy mới của Đảng ta về hai nhiệm vụ chiến lược, trực tiếp là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó còn là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo quan điểm có tính quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” của cha ông ta. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục kế thừa và có những phát triển mới, thể hiện một cách toàn diện có hệ thống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong toàn văn bản Hiến pháp; tất nhiên, sức mạnh đặc trưng của quốc phòng và an ninh mà lực lượng vũ trang là nòng cốt được thể hiện rõ nét, tập trung tại Chương IV với sự thống nhất gắn kết hữu cơ giữa hai phương diện quốc phòng và an ninh trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là nội dung mang đậm nét riêng của Hiến pháp nước ta so với nhiều bản Hiến pháp của các nước trên thế giới và chính là bản sắc văn hóa Việt Nam luôn được giữ vững và phát huy với truyền thống “dựng nước đi đôi với giữ nước”. Chương IV về bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước hết khẳng định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. So với những bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khẳng định hệ thống các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; vị trí, vai trò của Nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân luôn là chủ thể, động lực quyết định vận mệnh của đất nước. Theo đó, Hiến pháp tiếp tục xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp bổ sung mục tiêu “góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”. Sự bổ sung đó là điều mới so với Hiến pháp Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014 6 năm 1992; là sự thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự bổ sung đó cũng khẳng định rằng, Việt Nam tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong Cương lĩnh 2011 (có bổ sung, phát triển), Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta... là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt”. Đó là niềm vinh dự, tự hào; là quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mỗi công dân. Tại khoản 2, Điều 44 của bản Hiến pháp viết: “phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”.(2)Đây là một trong những điểm độc đáo, đặc sắc của Hiến pháp năm 2013, khẳng định rõ ràng, nhất quán quan điểm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta về việc: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Giờ đây, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta hiểu sâu sắc rằng, chủ thể bảo vệ Tổ quốc là toàn thể Nhân dân ta, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc gắn liền với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là sự tác động biện chứng giữa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tức là bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhân dân và bảo vệ thành quả cách mạng; bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,... Điều đó thể hiện rõ sự quyết tâm của Đảng và Nhân dân ta, của cả hệ thống chính trị trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, vùng trời, vùng biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong Chương 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Điều 64, 66 và 67 nhấn mạnh việc củng cố và (2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 44, 45. Hiến pháp năm 2013... 7 tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; trong đó ba lần nhấn mạnh vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân. Cụ thể, Điều 64 nêu: Tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 66 nêu: Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Điều 67 nêu: Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây vừa thể hiện tính nhất quán xuyên suốt vai trò lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời khẳng định bản chất giai cấp của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân phục vụ, bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các thế lực thù địch về việc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, đặc biệt là phi chính trị hóa Quân đội nhân dân Việt Nam. Thể chế hóa Cương lĩnh chính trị của Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI và từ thực tiễn đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, Hiến pháp năm 2013 đã đạt được những bước tiến hết sức cụ thể trong tư duy lập hiến của Đảng và Nhà nước ta. Hiến pháp năm 2013 thực sự phản ánh đầy đủ ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp Nhân dân. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Hiến pháp khẳng định: “Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân”; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, thời gian qua Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua nhiều dự án luật, pháp lệnh quan trọng về quốc phòng, an ninh, như: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia...; Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Pháp lệnh Tình báo, Pháp lệnh Cơ yếu, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự,... Ngoài ra, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị quyết liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định; quan tâm chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014 8 đường lối của Đảng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh quốc gia. Tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Nhờ đó, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo môi trường hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước. Những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là rất quan trọng, bởi nó thể hiện rõ và đầy đủ trách nhiệm chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân nói riêng, mà cụ thể ở đây là lòng trung thành với Đảng, bảo vệ Đảng và việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Quân đội và Công an nhân dân. Đồng thời, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục hiến định những chính sách cơ bản tại Điều 68 nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh (bổ sung thêm công nghiệp an ninh). Đây là nội dung mới nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh trở thành bộ phận của công nghiệp quốc gia, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng Hải quân, Phòng không - Không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động,... Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, quân sự, an ninh, sẵn sàng đánh thắng trong các loại hình chiến tranh, giữ vững hòa bình, ổn định Hiến pháp năm 2013... 9 chính trị, tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài những nội dung đã được thể hiện tập trung tại Chương IV về bảo vệ Tổ quốc, trong nhiều điều khoản của Hiến pháp khẳng định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”; “mọi hành vi chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Hiến pháp khẳng định rõ rằng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, mọi công dân; phải thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp năm 2013 đã quy định thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hiến định đầy đủ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, của Chủ tịch Nước phù hợp với tình hình mới. Kết luận Hiến pháp năm 2013 đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để quy định của Hiến pháp, nhất là các quy định về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, sớm đi vào cuộc sống, không những phải tăng cường công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện Hiến pháp, mà còn phải tập trung hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật bảo đảm yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Các Bộ, ban, ngành, các cơ quan từ Trung ương đến các địa phương cần phát huy trách nhiệm trong việc xây dựng chính sách quốc phòng, an ninh; phối hợp chặt chẽ hơn để triển khai các quy định của Hiến pháp về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; rà soát những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan để kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo lộ trình. Trước mắt, cần tập trung hoàn thiện các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong thời gian gần nhất; hoàn thiện dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tiếp theo và thông qua. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hoàn toàn tin tưởng chắc chắn rằng, với sự thể chế hóa đúng đắn quan điểm, đường lối, tư tưởng chiến lược của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thể hiện mạnh mẽ ý chí, quyết tâm của toàn dân tộc trong Hiến pháp, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta sẽ ngày càng được củng cố vững chắc và giành được thắng lợi to lớn. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23310_77928_1_pb_6059_2009665.pdf