Bài giảng Bảo trì hệ thống

 Hiện tượng: Hình ảnh nét đẹp nhưng giấy nhăn, lệch - Nguyên nhân: Hỏng (rách) bao lụa làm dòng dẫn giấy lệch - Giải pháp: Thay bao lụa  Hiện tượng: Máy nhận nhiều trang giấy cùng một lúc - Kẹt giấy - Nguyên nhân: Giấy quá mòng hoặc bị ẩm hoặc cơ chế giấy có vấn đề - Giải pháp: Kiểm tra lại giấy in, kiểm tra lại lò xo quả đào con lăn của cơ chế nhận giấy cuộn giấy.  Hiện tượng: Bản in trắng không có chữ - cum mực tốt - Nguyên nhân: Hòng thuộc về phần quang đèn chiếu lazer - Giải pháp: Kiểm tra lại cửa chắn, vệ sinh, kiểm tra lại đèn lazer

doc110 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bảo trì hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình tạo cache là cố gắng cung cấp dữ liệu kịp thời, đúng yêu cầu vào cho vùng đệm DOS. Cache có thể được tạo ra trong vùng nhớ qui ước (conventional memory), mở rộng (extend memory) hoặc phân trang (expand memory). Để làm giảm số lần truy cập đĩa, chương trình tạo cache có thể dùng 4 kỹ thuật sau: - Tạo bản sao tệp tin (Mirroring) - Tạo vùng đệm từ đạo. - Tạo vùng đệm ghi. - Loại bỏ việc ghi lại trên đĩa những dữ liệu không mới (redundancy checking) * Sử dụng trình điều khiển smartdrive.exe tạo cache mềm {Trình điều khiển smartdrive.exe có thể được sử dụng trong tệp cấu hình CONFIG.SYS hoặc trong tệp lô AUTOEXEC.BAT} Cú pháp: smartdrive.exe /tham số Chống phân mảnh Sau một thời gian hoạt động do việc xoá bỏ các tệp tin của, ghi thêm tệp tin mời thì hiện tượng phân mảnh trên đĩa xuất hiện. Hiện tượng phân mảnh là hiện tượng các liên cung của một tệp không được lưu trữ kế tiếp nhau. Chính vì vậy khi đọc một tệp nào đó, đầu từ của đĩa cứng phải di chuyển nhiều lần tại các vị trí khác nhau làm cho tốc độ truy cập đĩa giảm. Vì vậy sau khoảng thời gian nào đó phải sử dụng chương trình chống phân mảnh (Speed Disk trong bộ Norton Utilities (NU) hoặc Defrag của Windows) làm tăng tốc độ truy cập đĩa. - Hoạt động : Dồn dữ liệu của từng tệp tin nằm trên các Cluster rải rác vào những Cluster nằm liên tiếp nhau và đánh dấu lại địa chỉ trên bảng FAT. Bảo trì phần mềm Cách thức tổ chức thông tin trên đĩa cứng Để việc bảo trì phần mềm được hiệu quả, trước tiên ta sẽ xem xét lại cách thức tổ chức thông tin trên đĩa, từ đó có thể dễ dàng đưa ra chuẩn đoán và cách khắc phục lỗi. Các khái niệm liên quan đến đĩa - Khi đĩa được định dạng (format), trên mặt đĩa được chia thành các đường tròn đồng tâm gọi là track (cung từ) - Mỗi track được chia thành các sector (1 sector = 512 bytes). - Tập hợp các track có cùng bán kính trên các mặt gọi là cylinder (từ trụ) - Cluster (Allocation Unit) là tập hợp một vài sector có thể là 2, 4, 6, 8. Chú ý: Cylinder, track thì được đánh số bắt đầu từ 0 kể từ vòng ngoài vào tâm. Đầu từ cũng được đánh số từ 0 từ trên xuống dưới. Sector thì được đánh số từ 1 trở đi. Master Boot Record (MBR) * MBR bao gồm 2 thành phần: + Master partition table: chứa thông tin về việc phân chia partition của đĩa, bao gồm số các partition trên đĩa, kích thước và vị trí của từng partition, kiểu và cho biết partition nào sẽ là partition chủ động (chứa hệ điều hành) + Master code: chứa chương trình khởi động (boootstrap routine). Chương trình này sẽ tìm ra đâu là partition chủ động. Sau đó nó trao quyền khởi động cho Boot record thuộc về partition chủ động. MBR nằm tại sector 1, track 1, side 0. MBR chiếm từ địa chỉ Offset 0 đến 1BDh, trên thực tế MBR chỉ chiếm từ Offset 0 tới 0DFh. * Chức năng của MBR - Kiểm tra bảng Partition để xác định xem Partition nào là chủ động (active partition). - Nạp Boot Record của Partition chủ động vào bộ nhớ rồi chuyển điều khiển cho Boot record của đĩa chủ để tiếp tục thực hiện quá trình khởi động. * Cấu trúc của Table Partition ĐỊA CHỈ ĐỘ DÀI NỘI DUNG 1BEh 446 1 byte = 80h: phân vùng khởi động; 00h: phân vùng thường. 1BFh 447 1 byte Chỉ ra phân khu bắt đầu ở mặt nào 1C0h 448 2 bytes Từ trụ đầu tiên (10 bit) và cung từ đầu tiên (6 bit) 1C2h 450 1 byte Chỉ định hệ điều hành 1C3h 451 1 byte Chỉ ra phân khu kết thúc ở mặt nào 1C4h 452 2 bytes Từ trụ cuối cùng (10 bit) và cung từ cuối cùng (6 bit) Boot Record BR là chương trình nhỏ (viết bằng ngôn ngữ máy) mà chương trình này sẽ khởi đầu quá trình nạp DOS vào bộ nhớ. Đầu tiên nó sẽ kiểm tra xem đĩa có chứa các tập tin hệ thống không. Sau đó tiến hành các xử lý thích ứng. BR cũng tương tự như MBR cũng bao gồm 2 thành phần: + Khối thông số về đĩa: lưu trữ thông tin về nhãn đĩa, kích thước ổ đĩa, số sector đang được sử dụng, kích thước của một Cluster. + Mã khởi động: đó là chương trình bắt đầu quá trình nạp hệ điều hành. Đối với hệ điều MSDOS đó là quá trình nạp tệp IO.SYS. BR được tạo ra trong quá trình định dạng cấp cao (High level format) bằng lệnh FORMAT của DOS. BR nằm trên tại mọi ổ đĩa logic. Tuy rằng mọi ổ đĩa logic đều có BR nhưng chỉ có chương trình khỏi động nằm tại BR của Master Boot record mới được thực hiện. * Cấu trúc của Boot Record. ĐỊA CHỈ ĐỘ DÀI NỘI DUNG 00h 0 3 bytes Lệnh nhảy đến phần chương trình khởi động 03h 3 8 bytes Ấn bản DOS với tên OEM 0Bh 11 2 byte Số byte mỗi cung từ 0Dh 13 1 byte Số cung từ mỗi liên cung 0Eh 14 2 byte Các cung từ để dành 10h 16 1 byte Số bản sao của FAT 11h 17 2 byte Số mục ghi tối đa trong thư mục gốc 13h 19 2 byte Tổng số cung từ 15h 21 1 byte Byte mô tả thiết bị 16h 22 2 byte Số cung từ dành cho một bảng FAT 18h 24 2 byte Số cung từ trên một từ đạo 1Ah 26 2 byte Số mặt 1Ch 28 4 bytes Các cung từ ẩn giấu Thư mục gốc (Root Directory). Có 2 loại thư mục: thư mục gốc và thư mục con. Bất kỳ một ổ đĩa nào cũng chỉ có một thư mục gốc. Thư mục gốc có kích thước cố định và được cất giữ cố định trên đĩa. Thư mục con coi như phần bổ sung cho thư mục gốc, có kích thước thay đổi và có thể cất giữ ở bất kỳ nơi nào ở trên đĩa. Thư mục gốc nằm ngay sau bảng FAT thứ 2, đây là dãy các mục vào gọi là ENTRY. Mỗi một mục vào trên thư mục gốc thì tương ứng với một tệp hoặc một thư mục con ở trên thư mục gốc. Thư mục gốc dùng để cất giữ thông tin cơ bản nhất của những tập tin trên đĩa bao gồm tên và kích thước tập tin, số hiệu cluster đầu tiên, ngày giờ tạo lập và vài thuộc tính đặc biệt. Thông tin duy nhất không chứa trong thư mục là vị trí chính xác của các cluster mà tập tin chiếm giữ. Số lượng ENTRY của thư mục con không bị hạn chế như thư mục gốc. Thư mục gốc có số lượng giới hạn các ENTRY được chỉ dưới đây: KIỂU ĐĨA SỐ LƯỢNG ENTRY Hard disk 512 1,44 MB 224 2,88 MB 448 Jaz and ZIP 512 * Cấu trúc của một ENTRY. ĐỊA CHỈ ĐỘ DÀI (BYTES) NỘI DUNG 00h 8 Tên tệp 08h 3 Phần mở rộng 0Bh 1 Thuộc tính tệp 0Ch 10 Chưa dùng tới 16h 2 Giờ cập nhật tệp tin hay thư mục 18h 2 Ngày cập nhật 1Ah 2 Số hiệu liên cung đầu tiên 1Ch 4 Kích thước của tệp tin - Phần tên tệp: có kích thước 8 bytes và chiếm các byte đầu tiên. Nếu tên tệp của FILE và DIRECTORY mà không dùng hết 8 ký tự thì DOS tự động điền các kí tự trắng. - Phần mở rộng: có kích thước 3 bytes. Tương tự như với tên tệp nếu không dùng hết 3 bytes thì DOS tự động điền các ký tự trắng vào. - Phần thuộc tính: có kích thước 1 byte. Mỗi bit trong byte này dùng để phân loại ENTRY. Các bit này được đánh dấu từ 0 tới 7 và có ý nghĩa như sau: 0: Read only 1: Hidden 2: System 3: Volume label 4: Subdirectory 5: Archive 6: Không dùng 7: Không dùng - Phần dành riêng (Reserved area): chiếm 10 bytes dùng cho tương lai. - Phần giờ cập nhật tệp tin: chiếm 2 bytes, chứa thời điểm tệp tin được tạo lập hoặc sửa đổi gần đây nhất. - Phần ngày cập nhật tệp tin: chiếm 2 bytes, chứa ngày tháng tệp tin được tạo lập hoặc sửa đổi gần đây nhất. - Phần số hiệu cluster dầu tiên: chiếm 2 bytes đầu tiên của tệp tin. - Phần kích thước tệp tin: vùng này sẽ chứa một con số là kích thước tệp tin có kích thước 4 bytes. FAT (File Allocation Table). * Khái niệm Cluster: thuật ngữ Cluster được thay thế bằng Allocation unit trong DOS 4.0. AU là đơn vị nhỏ nhất của đĩa mà hệ điều hành có thể xử lý khi ghi hoặc đọc một tệp. Một AU có bao gồm một hoặc nhiều sector. Bảng FAT là danh sách các mục vào nghĩa là có bao nhiêu cluster trên đĩa thì có bấy nhiêu mục vào trong bảng FAT. DOS dùng FAT để quản lý các không gian trong phần dữ liệu. Khi DOS ghi tập tin lên đĩa thì nó sẽ tìm các Cluster còn trống để ghi và nó cũng phát hiện Cluster nào bị lỗi. Muốn tìm một tệp tin ở trên đĩa thì đầu tiên DOS tìm ở thư mục gốc. Độ dài của bảng FAT chính là ám chỉ độ dài của mục vào (entry) tính là bit. Độ dài này phụ thuộc vào số lượng cluster có ở trên đĩa. Nếu số cluster <4096 (212) thì độ dài của mục vào sẽ là 12 bit và lúc đó bảng FAT được gọi là FAT12. Hai mục vào đầu tiên của bảng FAT dùng để lưu trữ mô tả về đĩa: - F0h: đĩa mềm 3 1/2 - FDh: đĩa mềm 5 1/4 - F8h: đĩa cứng Mỗi mục vào trong bảng FAT chứa một mã xác định cho biết vùng tương ứng trên đĩa đã được sử dụng, còn trống hoặc không thể sử dụng. Các mục vào có 2 nhiệm vụ sau: - Cho biết tính trạng của liên cung tương ứng còn rỗi hay đã bị chiếm. - Dữ liệu được ghi ở liên cung nào, phần này bao giờ cũng ghi số hiệu của liên cung mà chứa phần kế tiếp của tệp tin. Số hiệu liên cung đầu tiên bao giờ cùng được ghi ở bảng TM gốc. Tóm lại, mục vào trong thư mục gốc của tệp tin sẽ chứa địa chỉ của cluster đầu tiên. Trong bảng FAT, entry tương ứng với cluster đầu tiên này sẽ chứa số hiệu cluster thứ 2, còn entry tương ứng với cluster thứ 2 lại chứa số hiệu cluster thứ 3. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào gặp entry chứa số hiệu FFFh thì có nghĩa đã đến cluster cuối cùng của tệp tin. Nếu tệp tin bị xoá thì tất cả cluster này sẽ bị đánh lại bằng 00h. Tuy nhiên một vài entry bao gồm một số giá trị hexa và ý nghĩa của chúng như sau: - 0000h : liên cung tương ứng còn rỗi - FFF0h ¸ FFF6h : liên cung tương ứng dành riêng - FFF7h : liên cung tương ứng bị hỏng - FFF8h¸ FFFFh : liên cung cuối cùng của tệp tin. Như vậy là mỗi một tệp tin ở trên đĩa là tương ứng với một chuỗi các mục vào trên bảng FAT và các mục vào đó tạo thành một danh sách liên kết mà con trỏ ở đầu danh sách thì nằm ở bảng thư mục gốc. Mỗi mục vào trong danh sách liên kiết đó chứa số hiệu của liên cung kế tiếp. Do FAT được dùng để điều khiển toàn bộ phần dữ liệu sử dụng cho nên có đến 2 bản sao giống nhau của nó trên đĩa để đề phòng trường hợp một bản bị hỏng. - FAT 12 dùng 12bit để mã hoá có thể đánh tới 212 = 4096 liên cung (mỗi liên cung = 4 sector = 4*512=2048 byte = 2Kb). FAT 12 chỉ dùng đối với đĩa mềm và các ổ đĩa cứng có dung lượng <15M. - FAT 16 dùng 16 bit để mã hoá có thể đánh tới 216 = 65536 liên cung. Tuỳ thuộc vào dung lượng đĩa mà liên cung sẽ chiếm bao nhiêu sector. KÍCH THƯỚC PARTITION KÍCH THƯỚC CLUSTER 15 MB ¸128 MB 4 sector = 2Kb 128 MB ¸ 256 MB 8 sector = 4Kb 256MB ¸ 512 MB 16 sector = 8Kb 512 MB ¸ 1 GB 32 sector = 16Kb 1 GB ¸ 2GB 64 sector = 32Kb - FAT 32 dùng 32 bit mã hoá có thể đánh tới 232 = 4.294.967.296 liên cung. Tuỳ thuộc vào dung lượng đĩa mà liên cung sẽ chiếm bao nhiêu sector. KÍCH THƯỚC PARTITION KÍCH THƯỚC CLUSTER < 260 Mb 512 bytes 260 Mb ¸ 8Gb 8 sector = 4Kb 8Gb ¸ 16 GB 16 sector = 8Kb 16Gb ¸ 32 Gb 32 sector = 16Kb >32Gb 64 sector = 32Kb * Sự khác nhau giữa FAT 16 và FAT 32: Bởi vì máy tính lưu trữ dữ liệu trong các cluster. Nội dung của các tập tin có thể được lưu trữ trong một hoặc nhiều cluster. Nếu tập tin không điền kín hết cluster cuối cùng mà hệ điều hành dành cho chúng, phần trống đó coi như bỏ phí. Bằng cách sử dụng các cluster nhỏ hơn, FAT 32 ít phí phạm phần dư trong cluster hơn và cho phép tăng dung lượng đĩa còn trống. FAT 32: - Ưu điểm: Tiết kiệm dung lượng đĩa - Nhược điểm: Khi chúng ta truy cập tập tin nằm trên nhiều cluster, đầu từ phải truy cập vào bảng FAT nhiều hơn làm giảm tốc độ của máy tính. FAT 16: - Ưu điểm: Tốc độ truy cập nhanh hơn - Nhược điểm: Lãng phí dung lượng đĩa      Thủ thuật:       Để tạo ra những paritition nhỏ hơn 512MB mà vẫn sử dụng FAT32, có thể sử dụng tham số bí mật /FPRMT của FDISK. Đây là một tham số không công bố, nó không được liệt kê trong bất cứ tài liệu nào về FDISK của Microsoft, do đó hãng này không chịu trách nhiệm về những hỏng hóc có thể xảy ra với đĩa cứng của nếu sử dụng tham số này. Mặc dù những thử nghiệm của chúng tôi đã tỏ ra rất suôn sẻ, vẫn phải chịu một sự mạo hiểm nho nhỏ nếu sử dụng chức năng này.       Ngoài ra còn có một tham số bí mật của lệnh FORMAT để tạo dạng đĩa với kích thước cluster bất kỳ: "FORMAT /z:n" trong đó n là số sector cho một cluster mà mong muốn. Đây cũng là một tham số không được Microsoft công bố. Chương 6. Virus máy tính và cách phòng chống Tổng quan về Virus máy tính Khái niệm. Virus máy tính là những chương trình phần mềm máy tính được thiết kế và cài đặt một cách lén lút vào hệ thống máy tính thông qua các con đường khác nhau, rồi tự động chạy ngoài sự kiểm soát của người sử dụng với mục đích là phá hoại các hệ thống ở các cấp độ khác nhau như: Tự động hiện thị các hình ảnh, dòng chữ trêu đùa, phá hoại dữ liệu, thậm chí có thể làm hỏng phần cứng máy tính. Phân loại Virus. Có thể phân loại theo nhiều cách, dựa trên những tiêu chí khác nhau, nhằm xác định những khả năng, tính chất riêng biệt của mỗi nhóm, từ đó có phương pháp phòng chống đối với mỗi loại. Phân loại theo đối tượng lây nhiễm và môi trường hoạt động - Virus Boot (B-Virus): Các loại Virus lây nhiễm lên BootSector trên đĩa mềm hoặc Master Boot Record và Disk Boot Record của đĩa cứng, bảng cấp phát tệp tin và thư mục (FAT), bảng đăng ký (Windows Registry) của HDH Windows,… - Virus File (F-Virus): Các loại Virus lây nhiễm lên các tệp tin thi hành được như các tệp tin có dạng *.EXE, *.COM và những tệp tin có dạng *.DOC, *.BAT, *.XLS. Phân loại theo phương pháp tìm đối tượng lây nhiễm - Virus thường trú: Là Virus kiểm soát hoạt động của môi trường điều hành và tiến hành các tác vụ ngụy trang để phá hoại,… Mỗi khi phát hiện các tác vụ trên đối tượng chủ, virus sẽ tiến hành lây nhiễm. - Virus không thường trú: Là loại virus không kiểm soát các hoạt động của hệ thống máy tính. Loại virus này mỗi khi được kích hoạt thì sẽ tiến hành tìm kiếm các đối tượng khác để lây nhiễm. Phân loại theo mức độ phá hoại + Virus thông thường: Là loại virus không tiến hành phá hoại dữ liệu hoặc phá hoại hệ thống mà chỉ có tính chất trêu đùa. Loại virus này không ảnh hưởng nguy hiểm đến dữ liệu hoặc máy tính. + Virus hủy diệt: Là các loại virus tiến hành các hoạt động phá hoại dữ liệu hoặc phá hoại hệ thống máy tính. Điển hình của các loại virus này là: Date, CIH, Nimda, Klez, Tiny, … Các tên gọi khác của virus - Trojan Horse (Ngựa thành Tơroa) Loại virus này sau khi lây nhiễm vào hệ thống máy tính, nằm im trong máy chờ đến một ngày nhất định nào đó mới bung ra phá hoại. - Internet Worm (Sâu Internet) Loại virus này thường lây qua mạng Internet bằng các chương trình thư điện tử, tốc độ phát tán nhanh và rộng. Có hai sâu Internet chính sau đây: + @m (Mailer – người gửi thư): Khi đối tượng gửi cho người dùng một thư điện tử và có một tệp tin đính kèm. Với những loại này, người dùng không nên kích hoạt vào tệp tin đính kèm nếu không biết nguồn gốc và mục đích của người gửi, vì rất có thể nó là một con sâu Internet. Nếu nó được kích hoạt thì sẽ lây nhiễm lên máy tính của người dùng. + @mm (Mass Mailer – Người gửi thư không kiểm soát được): Loại này cũng xâm nhập thông qua thư điện tử như @m nhưng nó nguy hiểm hơn nhiều vì khi đã lây vào máy tính của người dùng thì nó lần tìm trong sổ địa chỉ mail của người dùng và gửi thư cho những địa chỉ này với một tệp tin đính kèm, tệp tin đính kèm đó có thể là một trên máy tính của người dùng bị nhiễm loại vius này. Chính vì vậy mà tốc độ lây nhiễm của nó rất nhanh. Các hình thức phá hoại của Virus Các hình thức phá hoại của B-Vius Loại virus này tấn công vào các tệp tin khởi động hoặc cung khởi động chính MBR (Master Boot Record) của đĩa cứng nhằm chiếm dữ trình khởi động của hệ thống và làm vô hiệu hoá hệ điều hành. B-vius thường tấn công vào các mục tiêu sau đây: - Master Boot Record: MBR nằm tại sector 1, track 0, side 0 - Boot Sector: Khi xâm nhập vào Boot sector của đĩa cứng, B-virus thường phá hỏng tham số ổ đĩa khiến cho hệ thống không thể đọc được. Trong trường hợp này đối với đĩa cứng thì thường phải Fdisk lại, còn đối với đĩa mềm thì chỉ cần Format lại là xong. - Bảng FAT: Bảng FAT nằm ngay sau Boot sector và được sử dụng để ghi nhận trật tự lưu trữ dữ liệu trên đĩa, cho nên đây là một mục tiêu mà virus thường tấn công. - Bảng thư mục (Root Directory): Bảng thư mục nằm ngay sau bảng FAT2 dùng để lưu thông tin về thư mục và tệp tin cho nên B-virus thường tấn công vào bảng này. Khi bị B-virus tấn công thì toàn bộ dữ liệu lưu trên đĩa sẽ bị trống rỗng. - Vùng dữ liệu: Là vùng chiếm tỷ lệ lớn nhất trên trên đĩa, B-virus thường rất ít khi tấn công vùng này nên đây được xem là vùng an toàn. Khi thực hiện quá trình phân chia đĩa cứng thành các phân vùng thì nhiều người dùng có thói quen khai báo toàn bộ đĩa cứng thành một phân vùng duy nhất (DOS hiểu là ổ đĩa C). Theo cách này thì việc phân chia đơn giản và mất ít thời gian, còn nhược điểm lớn nhất của nó là khi bị B-virus tấn công phá hoại thì toàn bộ dữ liệu trên đĩa sẽ bị mất. Mặt khác, khi dung lượng của đĩa quá lớn số lượng của các sector trên một cluster do DOS quản lý sẽ tăng lên khiến cho việc lưu trữ trên đĩa trở nên lãng phí. Đó chính là vấn đề mấu chốt của việc phân chia ổ đĩa vật lý thành các phân vùng. Ví dụ chúng ta chia một đĩa cứng vật lý thành hai ổ đĩa Logic C và D, khi đó ổ C dùng để khởi động và cài đặt hệ điều hành cùng các phần mềm ứng dụng, ổ D dùng để chứa các dữ liệu quan trọng. Khi bị B-virus tấn công vào vùng khởi động hoặc bảng FAT thì ta chỉ cần cài lại hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng trên ổ C mà không sợ ảnh hưởng đến dữ liệu trên ổ D. Các hình thức phá hoại của F-Vius Các B-virus có khả năng lây nhiễm trên nhiều hệ điều hành khác nhau còn F-virus thì chỉ lây nhiễm trên một hệ điều hành nhất định nhưng chúng có khả năng khai thác trên nhiều dịch vụ của hệ điều hành đó. Các hình thức phá hoại của F-virus là: - Tấn công các tệp tin thi hành: Loại virus này thường tấn công vào các tệp tin thi hành có phần mở rộng là COM, EXE, DLL, OVL, … Khi thi hành các tệp tin này thì virus sẽ khống chế vùng nhớ và lây nhiễm vào các tệp tin thi hành khác. Dấu hiệu để nhận biết loại virus này là khi thấy kích thước của các tệp tin lớn hơn kích thước ban đầu (kích thước thực sự của nó). - Nhiễm vào vùng nhớ: Khi lây nhiễm F-virus thường trú và luôn chiếm dụng vùng nhớ và khống chế các hoạt động nhập xuất của HĐH. Việc thường trú của F-virus có thể gây ra sự sụp đổ hệ thống khi chúng gây ra những xung đột của vùng nhớ hoặc làm rối loạn các trình điều khiển của thiết bị hiện hành. - Phá hoại dữ liệu: F-virus thường dùng những chức năng về tệp tin để thay đổi nội dung các tệp tin dữ liệu như văn bản, chương trình nguồn, bảng tính, tập tin cơ sở dữ liệu, tệp tin nhị phân,… Có lúc đối tượng phá hoại của virus này lại chính là các phần mềm phòng chống virus dang được cài đặt vào hệ thống. Khi gặp loại virus này thì tốt nhất là nên dừng mọi hoạt động truy cập tệp tin và thoát khỏi chương trình, sau đó diệt virus đang thường trú trong bộ nhớ. Phòng chống Virus máy tính Sự cần thiết của các chương trình phòng chống virus Hầu hết các virus được ra đời nhằm mục đích phá hoại các hệ thống máy tính và hậu quả của nó rất nghiêm trọng nếu không ngăn chặn kịp thời. Do đó phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của nó là hết sức cần thiết, sự ra đời của các chương trình phòng chống virus là không thể thiếu. Hiện nay có rất nhiều chương trình phòng chống virus nhưng chúng ta cần lưu ý rằng không phải chương trình nào cũng phòng chống được tất cả các loại virus mà mỗi chương trình chỉ có thể phòng chống được một số virus hoặc họ virus nào đó. Cách phòng và chống virus Cảnh giác, đề phòng sự xâm nhập của virus là điều mà chúng ta phải nghĩ đến đầu tiên. Hãy bằng mọi cách để có được các chương trình phòng chống virus và cài đặt lên hệ thống của mình. Một chương trình chống virut được cài lên máy là chưa đủ, bạn phải cài lên máy hai, ba thậm chí là bốn chương trình khác nhau để quét. Lưu ý, các chương trình không được phép để dẫm chân lên nhau, tại một thời điểm chỉ nên để một chương trình thường trú, nhưng thỉnh thoảng bạn sử dụng đến các chương trình khác quét. Sau đây là một số lời khuyên dành cho người sử dụng máy tính. - Cận thẩn với Macro: Hãy kích hoạt các tuỳ chọn Macro Protection trong các phần mềm ứng dụng (ví dụ như Word hay Outlook, …) bắng cách chọn Tools \ Macro \ Security. Trong hộp thoại Security chỉ nên chọn Hight hoặc Medium, không nên chọn Low. - Cập nhật phần mềm chống Virus: Các virus thường xuyên sinh ra và thay đổi về mọi phương diện nên cần phải thường xuyên cập nhật các phần mềm phòng chống chúng để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. - Cảnh giác với các tệp tin đính kèm của E-mail: Khi sử dụng E-mail chúng ta thường nhận được những tệp tin đính kèm. Nếu không rõ nguồn gốc của các tệp tin đó thì không nên mở chúng là vì rất có thể đó là các tệp tin chứa Virus. Nếu muốn mở những tệp tin đính kèm đó thì hãy lưu nó vào đĩa cứng và dùng các chương trình quét virus để quét chúng trước khi mở. - Sao lưu thường xuyên: Chúng ta hãy nhớ rằng không phải lúc nào hệ thống của chúng ta cũng hoạt động tốt, không phải lúc nào các chương trình phòng chống virus cũng hoạt động hiệu quả. Để đảm bảo hệ thống được an toàn và dữ liệu không bị mất thì hãy thường xuyên sao lưu hệ thống để phòng khi bất trắc. - Chỉ truy cập Read Only từ xa: Nếu máy tính kết nối mạng và phải chia sẻ tài nguyên để dùng chung thì nên thiết lập thuộc tính Read Only để đề phòng việc ghi, copy virus từ mạng. Chương 7. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục Các lỗi thường gặp trên máy tính Các vấn đề về tập tin khởi động File not Found Mỗi hệ điều hành sẽ có riêng những tệp tin hệ thống. Nếu những tệp tin này bị thiếu hoặc bị hỏng thì hệ điều hành sẽ ngưng hoạt động hoặc hoạt động sai lệch ngay lập tức. Khi khởi động máy BIOS sẽ kiểm tra các thiết bị phần cứng, sau đó nó sẽ khởi động hệ điều hành và kiểm tra các tệp tin hệ thống. Nếu như khi khởi động mà không tìm thấy hệ điều hành thì máy sẽ hiện thị một thông báo lỗi là “No operating system found”, khi đó có thể do một số nguyên nhân như: Hệ điều hành chưa được cài đặt, boot sector bị hỏng hoặc các tệp tin khởi động bị hỏng. Để khắc phục sự cố này thì có thể thay thế các tệp tin bị thiếu bằng các tệp tin tương ứng trên đĩa dự phòng (đĩa mềm khởi động hoặc đĩa CDROM hay đĩa cứng). Nếu các tệp tin hệ thống (COMMAND.COM, HIMEM.SYS, HIMEM.SYS, …) bị hư thì phải xoá nó trước khi thay thế bằng một bản sao khác. Trước khi xoá hoặc gỡ bỏ các tệp tin hệ thống thì phải gỡ bỏ các thuộc tính của nó bằng lệnh ATTRIB Configuarration File Issues Trong mỗi hệ điều hành đều có một số tệp tin lưu trữ thông tin cấu hình của hệ điều hành như: Registry, SYSTEM.INI, WIN.INI và CONFIG.SYS. Các tệp tin này có thể bị sửa đổi nội dung do các nguyên nhân khác nhau như sự vô ý của người dùng hoặc do cài đặt một chương trình phần mềm nào đó cho nên thông tin cấu hình của hệ điều hành có thể bị sai lệch. Các lỗi thường gặp trong Windows thường liên quan đến các tệp tin cấu hình như SYSTEM.INI, WIN.INI, REGISTRY, CONFIG.SYS. Nguyên nhân của những lỗi này là do các thiết bị phần cứng hoặc các chương trình phần mềm không được cài đặt đúng đường dẫn đã khai báo trong các tệp tin cấu hình. Để khắc phục sự cố này, chỉ cần khai báo lại cho đúng đường dẫn hoặc cài bổ sung những thành phần bị sai lạc. Swap file Issues Hệ điều hành Windows thường sử dụng các tệp tin hoán đổi (swap file) để gia tăng dung lượng vùng nhớ. Trong trường hợp này khi đĩa cứng không đủ dung lượng cho swap file (vì hệ điều hành windows dựa vào swap file để hoạt động) thì windows sẽ hoạt động chậm dần và bắt đầu thi hành ngoài vùng nhớ. Dấu hiệu của sự cố này là tốc độ máy chạy chậm hơn hẳn so với bình thường. Để giải quyết vấn đề này thì cần phải giải phóng dung lượng cho đĩa cứng bằng cách xoá bớt các tệp tin không cần thiết hoặc thêm dung lượng cho đĩa cứng. WindowsNT is Boot Issues Khi NTLDR bị hỏng hoặc bị thiếu thì Windows NT sẽ không khởi động được và có thể hệ thống sẽ xuất hiện câu thông báo “Can’t find NTLDR” Khi lỗi tệp tin BOOT.INI thì có thể nhận được một thông báo lỗi là “NTOSKRNL.EXE missing or corrupt on bootup”. Nguyên nhân của sự cố này là do sai cú pháp của dòng multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINNT =”Windows NT Server”. Trong trường hợp dòng khai báo trên đã đúng thì có thể do tệp tin NTOSKRNL.EXE bị hỏng. Để khắc phục sự cố này thì phải khởi động hệ thống bằng một đĩa khởi động khác và thay thế tệp tin NTOSKRNL.EXE bằng một tệp tin NTOSKRNL.EXE khác trên đĩa CD cài đặt. Các vấn đề về trình ứng dụng Máy tính không cho cài các phần mềm ứng dụng Khi hệ thống không cho cài đặt phần mềm ứng dụng và hiện thị thông báo lỗi “GPF, Illegal Operation, …” thì phải giải quyết vấn đề này trước. Còn khi gặp thông báo “Unique to the application being installed” trong lúc cài đặt có nghĩa là đang cài đè lên chương trình cùng loại đã được cài đặt trước đó. Để giải quyết vấn đề trên thì cần phải tham khảo cách Update chương trình tại Website của nhà cung cấp phần mềm. Một nguyên nhân khác nữa cũng có thể xảy ra là do chép đè một tệp tin có sẵn đang được dùng bởi một chương trình khác. Theo nguyên tắc thì khi cài một trình ứng dụng mới nên tắt tất cả các ứng dụng đang chạy để chương trình cài đặt có thể thay thế các tệp tin nó cần. Các trình ứng dụng không hoạt động Khi cài đặt thành công một trình ứng dụng nhưng trình ứng dụng đó không thể hoạt động thì có thể do các nguyên nhân như phầm mềm bị đụng độ do cài đặt không đúng phiên bản của nó hay bộ nguồn cài đặt bị lỗi hoặc hệ điều hành hoạt động không ổn định. Cách giải quyết vấn đề này là gỡ bỏ các chương trình ứng dụng và cài đặt lại, nếu sau khi cài đặt lại phần mềm mà không giải quyết được thì nên cài lại hệ điều hành. Các vấn đề về bộ nguồn Quạt bộ nguồn không quay Trước hết hãy kiểm tra lại xem máy đã được cung cấp nguồn điện chưa, nếu đã được cung cấp nguồn điện rồi mà bộ nguồn không hoạt động thì nên gỡ đầu cắm đây nguồn tiếp xúc với Mainboard ra và cắm lại. Cũng có thể do công tắc nguồn bị hỏng, hãy kiểm tra lại công tắc nguồn trên Case. Nếu thực hiện theo các cách trên mà vẫn không được thì nên kiểm tra lại bộ nguồn Quạt bộ nguồn quay nhưng máy không hoạt động - Nguyên nhân có thể do dây công tắc nguồn của Case nối với Mainboard chưa chính xác, hãy kiểm tra lại các chân nối đã được nối khớp chưa hoặc gỡ ra cắm lại vào vị trí khác. Vấn đề này thường gặp đối với loại bộ nguồn có công tắc được nối trực tiếp với Mainboard. - CPU hoặc quạt CPU được lắp đặt chưa chính xác, hãy gỡ ra kiểm tra và lắp lại. - Mainboard bị đoản mạch hoặc do một vật dẫn điện nào đó vướng vào Mainboard. Hãy tháo Mainboard ra để kiểm tra. - Cũng có thể do đầu cấp điện ra của bộ nguồn không cấp đủ điện áp nên Mainboard không hoạt động được. Trong trường hợp này thì nên thay một bộ nguồn khác để kiểm tra. Phát hiện sự cố từ các âm thanh phát ra Sau khi khởi động máy khoảng vài giây nếu chỉ có một tiếng bip ngắn phát ra thì được xem là bình thường, ngược lại nếu máy không phát ra tiếng bíp nào hoặc nhiều hơn một tiếng bip thì được coi là có vấn đề (Nếu loa trên case không hoạt động thì không thể dựa vào tiếng kêu để phát hiện). Một tiếng bip dài và theo sau là ba tiếng bip ngắn Đây là vấn đề của Video card. Hãy kiểm tra lại video card đã cài khớp vào khe cắm chưa hoặc tháo video card ra và làm vệ sinh chân cắm cùng với khe cắm rồi cắm lại. Nếu đã thực hiện theo cách trên mà vẫn không được thì nên cắm lại video card vào khe cắm khác hoặc có thể thay một video card khác. Một tiền bip dài hoặc một loạt tiếng bip ngắn liên tục Nguyên nhân chính của trường hợp này là thanh nhớ (RAM) có vấn đề, hãy tháo RAM ra, vệ sinh chân RAM và khe cắm sau đó lắp lại. Một tiếng bip ngắn và tiếp theo là một tiếng bip dài Trường hợp này là lỗi của Mainboard, hãy kiểm tra lại Mainboard hoặc có thể thay thế một Mainboard khác. Phát hiện sự cố từ các thông tin trên màn hình Màn hình dừng lại ở trang đầu tiên Các ổ đĩa có vấn đề, nên cắm lại các dây cáp và kiểm tra lại chế độ thiết lập Jump (Mastor hay Slave) trên các ổ đĩa đã chính xác chưa (xem lại phần thiết lập Jump cho các ổ đĩa) Hiện thị trang đầu tiên và hiện thị sai tốc độ của CPU Do thiết lập jumpers cho CPU sai. Phải thiết lập lại jumpers cho CPU. Màn hình dừng lại ở trang đầu tiên, hiện thị sai dung lượng RAM Trong trường hợp hệ thống sử dụng hai thanh RAM trở lên, hãy đổi thứ tự các thanh RAM cho đến khi hiện thị đúng dung lượng. Màn hình hiện thị các dòng thông báo lỗi như sau Primary master disk error Primary slave disk error Secondary master disk error Secondary slave disk error Nguyên nhân là do BIOS nhận diện ổ cứng chưa chính xác (xem lại phần thiết lập ổ đĩa cứng ở trình BIOS Setup). Máy tính bị ngắt trong quá trình khởi động Nguyên nhân là do hệ thống quá nóng hoặc do xung đột phần cứng. Hãy kiểm tra lại bộ tản nhiệt của CPU và các card mở rộng bằng cách tháo bộ tản nhiệt ra làm vệ sinh và tra mỡ tản nhiệt vào, đồng thời tra dầu bôi trơn cho quạt CPU, còn đối với các card mở rộng thì nên gỡ ra làm vệ sinh sau đó lắp lần lượt từng card và kiểm tra từng cái một để xem nguyên nhân chính là do bộ phận nào và có thể thay thế bằng các thiết bị tương ứng khác. Khi khởi động máy màn hình hiện thông báo lỗi "Bad or missing Command Interpreter". Tạm dịch là "Bộ diễn dịch lệnh không đúng hoặc thiếu", tức này lỗi này do tệp Command.com gây ra. Khởi động bằng đĩa mềm và kiểm tra xem tệp Command.com có nằm trong thư mục gốc không, nếu có thì tệp này bị hỏng cần được chép lại. Nên kiểm tra lại xem tệp Command.com có đúng với Version của hệ điều hành đang chạy hay không ? Cũng có thể vùng đĩa chứa tệp Command.com bị lỗi, vì vậy không nên chép đè tệp mà nên đổi tên tệp Command.com cũ và chép tệp mới lên. Trường hợp thông báo lại là "Non-system disk or disk error" thì có nghĩa là ổ đĩa cứng không có tệp hệ thống hoặc ổ cứng bị nhận dạng sai à nên sao chép lại hệ thống và vào CMOS để Detect lại đĩa. Hệ thống không nhận diện được đĩa cứng. Phần lớn hiện tượng này là do thông số của đĩa cứng đã bị mất hay hệ thống không truy xuất đọc hay ghi được vào bảng Partition của đĩa cứng. Thông thường lỗi này do virus gây lên hoặc ai đó sửa tham số của ổ đĩa sai, để khắc phục trường hợp này ta phải dùng chương trình DISKEDIT của NU để thiết lập lại thông số của ổ cứng (hoặc dùng thử lệnh FDISK /mbr sau đó Sys lại hệ thống). Trường hợp xấu nhất là phải phân vùng (Fdisk) định dạng (Format) lại đĩa. Trường hợp ít bị là có thể do đĩa cứng bị hỏng, cáp nối đĩa cứng với Mainboard không tốt (bị gẫy), Super I/O bị lỗi không nhận dạng được hoặc chíp DMA bị vô hiệu hoá. Xuất hiện thông báo "NO ROM BASIC - SYSTEM HALTED". Trong các trường hợp bị thông báo này thì chỉ có 3% là do ROM-BIOS bị hỏng, còn lại là do lỗi phần mềm, hay nói cách khác hệ thống không tìm thấy phân vùng khởi động (Active Partition) để nạp hệ điều hành. - Có thể tạo phân vùng khởi động từ mục Set active partition trong chương trình Fdisk hoặc dùng các phần mềm như DM, Partition Magic... Không khởi động được từ đĩa cứng, khởi động từ đĩa mềm thì hệ thống vẫn hiểu và truy xuất được đĩa C nhưng không truy xuất được các đĩa logíc khác (như đĩa D, E...). Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do thông số của bảng Partition bị sai lệch so với thực tế, hoặc do các thông số khai báo trong CMOS, bảng Partition và Boot record không trùng khớp nhau à phải điều chỉnh lại thông số của các thành phần này trùng khớp nhau. Sai thông số trong CMOS: Thông thường các BIOS hiện nay đều cung cấp chương trình CMOS tương đối đầy đủ, nó có cả chức năng Auto Detect Hard Disk để tự động nhận dạng đĩa cứng. Nhưng trường hợp CMOS không có chức năng này thì ta phải tự nhận vào các giá trị bằng cách xem ngay thông số của ổ đĩa trên nhãn của đĩa. Ghi lại các thông số này ra giấy. Sai thông số trong bảng Partition: Sử dụng chương trình Diskedit và mở bảng Partition, xem xét các thông số xem có trùng khớp với thông số mà ta đã ghi ra giấy không ? Nếu không trung à phải thay đổi lại. Sai thông số trong Boot record: Điều cần lưu ý nhất ở đây là thông số Sectors per track, ta phải so sánh thông số này trong CMOS và trong bảng thông tin chứa Boot record (trong chương trình Diskedit nhất Alt+B). Các vấn đề liên quan đến bàn phím Hiện thị thông báo lỗi: “Keyboard error or no Keyboard present” Nguyên nhân là do chưa kết nối bàn phím hoặc bàn phím bị lỗi. Kiểm tra xem các chân cắm có bị lệch hay không sau đó, cắm lại và khởi động lại máy. Lưu ý khi khởi động máy, nên quan sát trạng thái hoạt động của bàn phím, đây cũng là cách để chuẩn đoán lỗi xảy ra. Để biết được trạng thái hoạt động của phím bạn phải dựa vào phím Numlock. Nếu bạn ấn vào phím Numlock mà đèn Numlock thay đổi trạng thái (sáng - tối) chứng tỏ máy hoạt động bình thường còn ngược lại không có hiện tượng gì xảy ra (đèn Numlock cứ sáng mãi) thì có thể máy treo hoặc nếu đèn Numlock cứ tối thui có thể máy chưa nhận bàn phím trong trường hợp này nên cắm lại bàn phím và cho máy khởi động lại. Máy hoạt động nhưng màn hình hiện thị mã lỗi 305 Nguyên nhân là do bàn phím bị hỏng, hãy thay bằng một bàn phím khác. Các vấn đề liên quan đến màn hình Máy tính khởi động thành công nhưng màn hình không hiện thị hoặc hiện thị nhưng bị nhoè. Có thể do cáp truyền dữ liệu của Video card bị lỏng hoặc các chân cắm bị lệch. Hãy sửa lại các chân cắm và cắm lại thật chắc. Các vấn đề về máy in Một máy in không hoạt động có thể do nhiều nguyên nhân. Để khắc phục điều này, trước tiên phải khởi động lại máy tính vào chế độ “Safe Mode DOS Prompt” sau đó chép một tệp tin ra cổng máy in. Nếu như tệp tin đó không được in ra thì nguyên nhân có thể là do lỗi phần cứng hoặc cổng máy in bị hỏng. Nếu tệp tin được in ra thì nguyên nhân là do trình điều khiển máy in, trong tình huống này thì phải gỡ bỏ trình điều khiển máy in đã cài và cài lại trình điều khiển khác tương thích máy in. Nếu sau khi cài lại máy in mà vẫn không thể khắc phục được thì cần phải xem lại trình điều khiển đã được cài đặt có đúng với máy in đang sử dụng và nó có tương thích với hệ điều hành đang sử dụng không. Khi cài đặt máy in nên sử dụng tuỳ chọn “Print Test Page” để kiểm tra sự hoạt động của máy in. Cũng có thể sử dụng tuỳ chọn này bằng cách click phải chuột tại máy in cần in thử, chọn Properties và chọn nút Print Test Page. Sau khi in thử thì máy tính sẽ hiện thị câu thông báo trang in có đạt yêu cầu không. Lần đầu tiên có thể chọn No để được trợ giúp và các lần sau đó sẽ chọn Yes để bỏ qua sự trợ giúp không cần thiết này. Các lỗi thường gặp trên thiết bị ngoại vi Màn hình (Monitor) Giới thiệu Là một thiết bị xuất chuẩn, được dùng để hiển thị thông tin hình ảnh, giúp cho người dùng có thể giao tiếp trực tiếp với hệ thống máy tính. Cấu tạo của màn hình CRT Cấu tạo: Các chuẩn hiện thị hình ảnh Chuẩn Hercule (đơn sắc): Có độ phân giải 720 x 348, hiện thị được 1 màu. Chuẩn CGA (Color Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 200 pixel (điểm ảnh), hiển thị được 4 đến 16 màu. Chuẩn EGA (Enhanced Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 350 pixel, hiển thị được 16 đến 64 màu. Chuẩn VGA (Video Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 480 pixel, hiển thị được 64 đến 256 màu. Chuẩn SVGA (Supper Video Graphic Adapter): Có độ phân giải từ 800 x 600 đến 1280 x 1024 pixel, hiển thị được từ 16 bit đến 32 bit màu. Phân loại Màn hình CRT (Cathode Ray Tube): Là loại màn hình hiển thị thông tin bằng cách sử dụng ống phát chùm tia âm cực (còn gọi là đèn hình). Loại màn hình này có khả năng hiện thị màu sắc phong phú, giá thành thấp nên hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Màn hình LCD (Liquid Crytal Display): Là loại màn hình hiển thị thông tin bằng cách sử dụng hiệu ứng tinh thể lỏng (còn được gọi là màn hình tinh thể lỏng). Loại màn hình này có ưu điểm là mỏng, gọn nhẹ và tiêu thụ ít năng lượng nhưng khả năng hiển thị màu sắc kém hơn loại màn hình CRT, hơn nữa giá thành của loại màn hình này khá cao nên việc sử dụng còn hạn chế. Một số hãng sản xuất màn hình hiện nay: IBM, ComPaq, Del, Acer, Samsung, LG… Nguyên lý hoạt động Màn hình ống tia âm cực CRT Chùm tia điện tử bắt nguồn từ Cathode được mạch lái tia điều khiển quét lên mặt CRT, cường độ chùm tia điện tử được khống chế bởi mức chênh lệch điện áp giữa Cathode và lưới điều khiển (Chùm điện tử này được quét theo hai hướng dọc và ngang tạo bằng cuộn lái tia nên có hình ảnh trên màn hình. Đối với đèn hình màu, dùng 3 tia sáng điện tử cho 3 màu tương ứng: Đỏ (Red), Xanh lục (Green), Xanh dương ( Blue). - Cao áp: Thường dùng mạch nhân áp để tạo ra điện áp cao cỡ 20 – 25 KV. Thông thường các màn hình hiện nay đều dùng mạch quét ngang để tạo ra cao áp thông qua biến áp Flyback. - Các mạch đồng bộ: Để hình thành một hình ảnh trên màn hình các thao tác quét dọc và quét ngang phải được đồng bộ chính xác với các tín hiệu đưa vào thông qua mạch đồng bộ. - Bộ khuếch đại video: Tín hiệu video phải được khuếch đại trước khi đưa vào Cathode của đèn hình bằng bộ khuếch đại độ rộng dải tần phải lớn hơn 15 MHz để phân giải tốt. - Cable Tín hiệu nối màn hình với CPU: Với màn hình CGA, EGA có 9 chân, SVGA có 15 chân. - Bộ nguồn: Cung cấp nguồn cho các khối: B cho điện áp cao 5v cho điều khiển, - 12v hoặc –24v cho công suất màn hình, hiệu điện thế cấp trước cho điện trở động… - Bộ điều khiển: Điều khiển kiểm soát sự hoạt động như điều khiển xung nhịp, điều khiển tín hiệu…để có được một kích cỡ, chất lượng hình ảnh đẹp nhất. Màn hình tinh thể lỏng LCD Tinh thể lỏng LCD là chất lỏng hữu cơ mà phần tử của nó có khả năng phân cực ánh sáng dẫn đến thay đổi cường độ ánh sáng. Trường tình điện được dùng để điều khiển hướng phân tử tinh thể lỏng. Do hình ảnh được mã hóa và hiển thị dưới dạng bản đồ ma trận điểm ảnh, nên màn hình LCD cũng phải được cấu tạo từ các điểm ảnh. Mỗi điểmảnh trên màn hình LCD sẽ hiển thị một điểm ảnh của khung hình. Trong mỗi điểm ảnh trên màn hình LCD, cứ ba điểm ảnh con (subpixel), mỗi điểm ảnh hiển thị một trong ba màu: đỏ, xanh lá, xanh lam. Để nắm được nguyên lý hoạt động của màn hình LCD, ta xem một số khái niệm: ánh sáng phân cực: theo lý thuyết sóng ánh sáng của Huyghen, Fresnel và Maxwell, ánh sáng là một loại sóng điện từ trền trong không gian theo thời gian. Phương giao động của sóng ánh sáng là phương giao động của từ trường và điện trường (vuông góc với nhau). Dọc theo phương truyền sóng, phương giao động của sóng ánh sáng có thể lệch nhau một góc tùy ý. Xét tổng quát, ánh sáng bình thường có phương giao động khác nhau. Ánh sáng phân cực là ánh sáng chỉ có một phương giao động duy nhất, gọi là phương phân cực. - Kính lọc phân cực: là loại vật liệu chỉ cho ánh sáng phân cực đi qua. Lớp vật liệu phân cực có một phương đặc biệt gọi là quang trục phân cực. Ánh sáng có phương dao động trùng với quang trục phân cực sẽ truyền toàn bộ qua kính lọc phân cực. Ánh sáng có phương dao động vuông góc với quang trục phân cực sẽ bị chặn lại. Ánh sáng có phương dao động hợp với quang trục phân cực một góc 0<ử<90 sẽ truyền một phần qua kính lọc phân cực. Cường độ ánh sáng truyền qua kính lọc phân cực phụ thuộc vào góc hợp phương phân cực của ánh sáng và quang trục phân cực của kính lọc phân cực. - Tinh thể lỏng: được phát hiện bởi một nhà thực vật người áo năm 1888. Khi nói đến khái niệm tinh thể, ta thường liên tưởg tới vật chất ở thể rắn và có một cấu tạo hình học trong không gian nhất định. Tuy nhiên vớii tinh thể lỏng khác. Tinh thể lỏng không có cấu tạo mạng tinh thể cố định như vật rắn, mà các phân tử có thể chuyển động tự do trong một phạm vi hẹp như chất lỏng. Các phân tử trong tinh thể lỏng liên kết với nhau theo từng nhóm và giữa các nhóm có sự liên kết và định hướng nhất định, làm cho cấu trúc của chúng có phần giống cấu trúc của tinh thể. Vật liệu tinh thể lỏng có một tính chất đặc biệt là có thể thay đổi hướng phân cưc của ánh sáng truyền qua nó, tuỳ thuộc vào độ xoắn của các chùm phân tử. Độ xoắn này, có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp đặt vào hai đầu tinh thể lỏng Các lớp cấu tạo màn hình LCD Quay trở lại cấu tạo màn hình tinh thể lỏng. Màn hình LCD cấu tạo bởi các lớp xếp chồng lên nhau. Lớp dưới cùng là đèn nền, có tác dụng cung cấp ánh sáng nền (ánh sáng trắng). Đèn nền dùng trong các màn hình thông thường có độ sáng dưới 1000cd/m2 thường là đèn huỳnh quang. Đối với các màn hình công cộng đặt ngoài trời, cần độ sáng cao có thể xử dụng đèn nền xenon. Đèn nền xenon về mặt cấu tạo không giống với đèn pha bi-xenon sử dụng trên các xe hơi cao cấp. Đèn xenon không sử dụng dây tóc nung sáng như đèn Vonfram hay đèn halogen, mà sử dụng sự phát sáng bởi nguyên tử bị kích thích, theo định luật quang điện và mẫu nguyên tử Bo. Bên trong đèn xenon là hai bản điện cực , đặt trong khí trơ xenon trong trong một bình thủy tinh thạch anh. Khi đó nguồn cấp cho hai điện cực một điện áp rất lớn cỡ 25 000V. Điện áp này vượt ngưỡng điện áp dánh thủng của xenon và gây ra hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực. Tia lửa điện sẽ kích thích các điện cực của xenon lên mức năng lượng cao, sau đó chúng sẽ tự động nhảy xuống mức năng lượng thấp và phát ra ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ. Điện áp cung cấp cho đèn xenon phải rất lớn, thứ nhất phải vượt qua năng lượng đánh thủng xenon, thứ hai để kích thích các nguyên tử khí trơ lên mức năng lượng đủ cao để ánh sáng do chúng phát ra khi quay trở lại mức năng lượng thấp có bước sóng ngắn. Lớp thứ hai là lớp kính lọc phân cực có quang trục phân cực dọc, kế đến là một lớp tinh thể lỏng kẹp chặt giữa hai tấm thuỷ tinh mỏng, tiếp theo là lớp kính lọc phân cực có quang trục phân cực ngang. Mặt trong của hai tấm thuỷ tinh kẹp tinh thể lỏng có phủ mộtt lớp các điện cực trong suốt. Ta xét nguyên lý họat động của màn LCD với một số điểm ảnh con: ánh sáng đi ra từ đèn nền là ánh sáng trắng, có vô số phươg phân cực. Sau khi truyền qua kính lọc phân cực thứ nhất, chỉ cũng lại ánh sáng có phương phân cực dọc. Ánh sáng phân cực này tiếp tục truyền qua lớp tinh thẻ lỏng. Nếu giữa hai đầu lớp tinh thẻ lỏng không được đặt một điện áp, các phần tử tinh thể lỏng sẽ ở trạng thái tự do, ánh sáng phân cực truyền quan không bị thay đổi phương phân cực. Ánh sỏng có phương phân cực dọc truyền tới lớp kính lọc thứ hai có quang trục phân cực dọc truyền tới lớp kính lọc thứ hai có quang trục phân cực ngang sẽ bị chặn lại hoàn toàn. lúc nay, điểm ảnh ở trạng thái tắt. Một số sự cố về màn hình Hiện tượng: Màn hình có 4 phía bằng nhau, chỉ còn 2/3 ở giữa. - Nguyên nhân: Điện áp nguồn chính yếu - Giải pháp: Kiểm tra lại bộ nguồn từ tụ lọc nguồn đầu đến sau biến áp cho ra các mức khác nhau. Hiện tượng: Đèn báo nguồn sáng, màn hình không có tin hiệu - Nguyên nhân: Bộ nguồn tốt, hỏng hóc thuộc về phần sau: Có thể chết số dòng, có thể chưa có 3 động, có thể hỏng cao áp… - Giải pháp: Kiểm tra lại số dòng, Giao động… Hiện tượng: Màn hình chỉ có một vạch sáng chói giữa màn hình - Nguyên nhân: Hỏng hóc thuộc về quét mạch - Giải pháp: Kiểm tra IC công suất màn hình – lái tia màn hình Hiện tượng: Màn hình có trên hoặc dưới 1/3 tối thui, hoặc gấp trên, giãn (nở) dưới hoặc ngược lại. - Nguyên nhân: Hỏng thuộc về phần tuyến tính màn hình - Giải pháp: Kiểm tra các dòng vào ra IC công suất màn hình. Chú ý R.C và mạch hồi tiếp Hiện tượng: ở chế độ màn hình chờ ( không cắm cáp dữ liệu thì tốt, cắm cáp dữ liệu vào thì màn hình tối thui) - Nguyên nhân: - Dòng xung, H,V có trục trặc - Độ phân giải giữa CPU và monitor không tương thích - Giải pháp: Hạ độ phân giải của CPU cho phù hợp với màn hình. Kiểm tra lại dòng H,V trên cáp màu màn hình. Hiện tượng: Cắm cáp dữ liệu vào màn hình vẫn không hiển thị hình ảnh - Đèn numlock bàn phím tắt – mở tốt. + Nguyên nhân: Tín hiệu ở CPU (case) chưa sang màn hình do dứt cáp dữ liệu, do hỏng card màn hình. + Giải pháp: Kiểm tra lại cáp dữ liệu, card màn hình và các chân tiếp xúc. Máy in Giới thiệu Máy in là thiết bị điện tử cơ khí đưa thông tin ra dưới dạng ký tự hay đồ hoạ tương tự như màn hình, nhưng các thông tin đó được lưu lại trên giấy (hard copy). Những tiến bộ trong lĩnh vực điện tử và cơ khi đã mang lại sự phát triển nhanh chóng cho máy in. Có rất nhiều máy, nhiều loại được kể đến như HP, Canon, Epson… như Epson 1170, HP Laze4L, 5L, HP 1210, HP3055, HP 5200, Canon 1210, 2900, Samsung 2010, 4521F… Máy in màu như C1p510, Xerox C525A… Máy in là thiết bị để hiện thị thông tin ra các chất liệu ngoài như giấy, vải, nilon… a) Máy in Lazer b) Máy in kim c) Máy in màu (phun) Máy in kim: Là loại máy in sử dụng đầu in gồm nhiều chân nhọn bằng kim loại (9 hoặc 21 kim), khi in những kim này sẽ đập vào dây ruy-băng để in mực lên chất liệu in. Nhược điểm của loại này là tiếng ồn lớn, tốc độ in chậm và chất lượng in kém. Máy in phun: Là loại máy in sử dụng đầu phun để phun mực vào chất liệu in. Loại này có thể in màu và giá thành vừa phải. Máy in Laser: Là loại máy in sử dụng tia Laser. Khi in, loại máy này nhận thông tin để in theo từng trang nên nó in ra lần lượt từng trang một. Các loại giao tiếp máy in Thông thường mỗi máy in có một cổng giao tiếp với máy tính, nhưng cũng có những máy in có nhiều cổng giao tiếp. Nếu một máy in có nhiều cổng giao tiếp thì nó có thể chuyển đổi qua lại giữa các cổng và cho phép kết nối đồng thời với nhiều máy tính. Hiện nay có nhiều loại cổng giao tiếp máy in, nhưng phổ biến nhất là các loại cổng sau đây: Cổng nối tiếp RS-232: Đây là cổng giao tiếp cũ truyền thống thường thấy trên tất cả các máy tính. Loại cổng này chỉ có trên các máy in đời cũ còn các máy đời mới không còn sử dụng nữa. Cổng song song (36 chân): Loại cổng này đang có mặt ở hầu hết các máy in, cổng này có 36 chân được kết nối với máy tính thông qua một dây cáp. Dây cáp kết nối loại này có chiều dài tối đa là 3 mét và có hai đầu cắm đực, một đầu 25 chân nối vào máy tính, đầu còn lại có 36 chân nối vào máy in. Cổng USB (Universal Serial Bus): Loại cổng này không chỉ phổ biến ở máy in mà nó còn phổ biến ở các thiết bị ngoại vi khác. USB có tốc độ truyền rất cao cho phép sử dụng tính năng host swap (cắm nóng). Ngôn ngữ máy in Thông tin ký tự hany đồ hoạ được hệ điều hành biên dịch qua chương trình điều khiển máy in (Driver) thành ngôn ngữ giao tiếp máy in. Đây là ngôn ngữ nhiều máy in có thể hiểu được và được truyền qua giao diện ghép nối máy tính và máy in. Trong máy in ngôn ngữ được biên dịch một lần nữa sang ngôn ngữ máy in, có thể coi đây là nhái mã máy trong máy vi tính, đảm nhiệm trực tiếp việc điều khiển phần cứng máy in. Các ngôn ngữ máy in thông dụng: + PostScript: Là một ngôn ngữ mô tả trang (page description language), dùng cho máy in chất lượng cao bằng máy in lazer và các thiết bị in có độ phân giải cao #. + PCL (Printer Command Language) là ngôn ngữ giao diện của Hewlett. Packard, ngôn ngữ này gồm nhiều lệnh, các chương trình này được gửi cho máy in để chuyển đổi các chức năng chẳng hạn như việc in chữ đậm, nghiêng, khác với ngôn ngữ PostScript là ngôn ngữ lập trình thực sự. + HP – GL/2 (HP Graphics language) Cũng là ngôn ngữ của HP được dùng chủ yếu cho máy in Vector (Plotter) + GDI (Graphical Device Interface) của Microsoft là ngôn ngữ giao diện trên Windows. Mỗi điểm ảnh cần in được hệ điều hành tính trước ghi trực tiếp lên bộ nhớ máy in. Phân loại máy in Có thể phân loại theo: a. Máy in tiếp xúc: (Impact Printer) Máy in tiếp xúc tạo nên ký tự bằng tiếp xúc cơ học giữa đầu in và bản in, nên có nhược điểm cơ bản là gây ồn lớn do va đập cơ học. Các công nghệ in tiếp xúc bao gồm: Máy in kim (ma trận điểm), Bánh xe bông cúc, máy in búa. b. Máy in không tiếp xúc(Non Impact Printer): Là loại phát triển thông dụng nhất hiện nay khắc phục được các nhược điểm của loại máy in tiếp xúc. Tốc độ nhanh, độ phân giải cao, phong chữ đa dạng… Các công nghệ được dùng cho loại máy như: Máy in tích điện (Thông dụng nhất là máy in lazer), máy in phun mực, máy in vector. Nguyên lý hoạt đồng của máy in Laser - Nguyên lý hoạt động: là thiết bị dùng công nghệ in tĩnh điện được sử dụng tia Lazer để ghi hình. Ngày nay, trong một số kiểu máy in mới người ta thấy nguồn sáng tia Lazer bằng một thanh gồm nhiều LED hoặc dãy cửa đóng mở nguồn sáng đèn huỳnh bằng tinh thể lỏng chiếu vào mặt trống. Quá trình in bao gồm nhiều giai đoạn: - Xoá trống và nạp điện: Trống nhạy quang được xoá sạch các hạt mực còn bám dính, đồng thời làm cho trống trung hoà về điện. Sau đó trống được nạp điện tích âm lớn (5000V) - Ghi hình: Máy in giải mã tín hiệu theo tin hiệu theo từng dòng từ máy tính đưa sang tạo nên bản đồ bít trang in. Sau đo chùm tia sáng đi qua hệ thống quang học phức tạp để ghi hình bản đồ máy lên mặt trống đã nhiễm điện. Điểm được chiếu sáng sẽ phóng điện xuống khoảng (-100v) tạo nên trên bề mặt trống những hình ản ẩn của trang in bằng các điện tích. Hệ thống ghi hình này giả sử tạo được 300dpi theo chiều ngang trong khi trống quay từng nấc tương ứng với từng dòng cách nhau 1/300dpi inch, thì độ phân giải được tạo ra là 300X300dpi. - Hiện hình: Dùng bột mực toner phun lên bề mặt trống đang quay, nơi nào được chiếu sáng thì nơi đó sẽ có mực bám dính vào. - Truyền ánh sáng sang giấy: Cơ cấu đẩy giấy đi ngang qua một sơi dây Corona truyền mực. Tại đây sẽ được nạp cho giấy một điện tích dương mạch, sẽ hút dính các hạt mực lên giấy, khi giấy đi ngang qua bề mặt trống. - Nung chảy: Hát Toner bám lên giấy bằng lực hút tính điện rất yếu do đó phải được cố định bằng cách nung chảy. Hệ thống nung là hệ thống ép nhiệt hai trục lăn quay ngược chiều nhau, nhiệt độ tạo được ở đây lên đến 1800C - 2600C làm mực nóng chảy ép chặt tạo nên trang in. Một số hỏng hóc thường gặp ở máy in Hiện tượng: Trong một trang in dọc có chữ dọc không co chữ - Nguyên nhân: Hết mực in - Giải pháp: Cung cấp đủ mực và đúng loại mực cho máy in Hiện tượng: Bản in bẩn, có các dòng trắng nhỏ dọc trang giấy hoặc từng điểm bẩn cách đều nhau. - Nguyên nhân: Trống bị mòn, xước hoặc bị thủng. - Giải pháp: Thay trồng mới đúng loại Hiện tượng: Bản in dãy đậm, dãy nhạt - Nguyên nhân: Gạt mực không đều - Giải pháp: Kiểm tra thay gạt mực Hiện tượng: Hình ảnh nét đẹp nhưng giấy nhăn, lệch - Nguyên nhân: Hỏng (rách) bao lụa làm dòng dẫn giấy lệch - Giải pháp: Thay bao lụa Hiện tượng: Máy nhận nhiều trang giấy cùng một lúc - Kẹt giấy - Nguyên nhân: Giấy quá mòng hoặc bị ẩm hoặc cơ chế giấy có vấn đề - Giải pháp: Kiểm tra lại giấy in, kiểm tra lại lò xo quả đào con lăn của cơ chế nhận giấy cuộn giấy. Hiện tượng: Bản in trắng không có chữ - cum mực tốt - Nguyên nhân: Hòng thuộc về phần quang đèn chiếu lazer - Giải pháp: Kiểm tra lại cửa chắn, vệ sinh, kiểm tra lại đèn lazer

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài giảng bảo trì hệ thống.doc
Tài liệu liên quan