Thiết lập thông số trong CMOS

Ghi lại sự thay đổi và thoát Chọn mục “Save and Exit Setup” hoặc nhấn phím F10, sau đó chọn Yes (Y) và khởi động lại Nếu không muốn ghi lại sự thay đổi, chọn mục “Exit without saving” hoặc nhấn ESC và chọn Yes (Y)

ppt11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết lập thông số trong CMOS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ROM-BIOS (Read Only Memory – Basic Input/Output System): Chứa chương trình vào ra cơ sở. Chức năng: + Kiểm tra các thành phần phần cứng trong máy tính +Nạp Boot Sector, Master Boot Record trên đĩa cứng; Boot Record trên đĩa mềm 3.4.1. Một số khái niệm cơ bản RAM-CMOS (Random Access Memory- Complementary Metal Oxide Semiconductor): Bộ nhớ RAM sử dụng để chứa các thiết lập trong BIOS và đồng hồ thời gian thực. Khi người dùng lựa chọn, thay đổi các tham số trong BIOS, những thông tin này được lưu trữ trong CMOS Vào thiết lập Khởi động máy tính Nhấn phím hoặc tổ hợp phím + F1: IBM + F2: Compaq, ASIA, DELL, HP, Samsung, Acer + F10: Compaq, ASIA + Ctrl-Alt-ESC: Acer + Delete: ACER, ASIA Tùy thuộc vào nhà sản xuất BIOS mà các loại MAIN sử dụng. Tốt hơn hết là xem thông báo trên màn hình. 3.4.2. Các bước thiết lập Thiết lập thông số - STANDARD CMOS SETUP: Khai báo các thông số cơ bản của hệ thống. Date, Time: khai báo ngày giờ hệ thống. Floppy Disk: khai báo các ổ đĩa mềm. Hard Disk: khai báo thông số về ổ cứng, bao gồm: Type, Cylinder, Head, Sector, Mode... + Type: Kiểu ổ đĩa cứng + Mode: Normal, Large, và LBA (Logical Block Address), Heads KeyBoard: có 2 Options + Installed: CPU sẽ đi kiểm tra bàn phím. + Uninstalled: CPU sẽ không đi kiểm tra bàn phím. + Halt on: có 5 Options: 1. All Errors: CPU gặp bất kỳ loại nào cũng thông báo hay treo máy. 2.- All but Diskette: CPU gặp bất kỳ loại nào cũng thông báo ngoại trừ loại đĩaFDD. 3.- All but KeyBoard: CPU gặp bất kỳ loại nào cũng thông báo ngoại trừ loại Keyboard. 4.- All but Disk/Key: CPU gặp bất kỳ loại nào cũng thông báo ngoại trừ loại đĩa hay Key board. 5.- No Error: CPU sẽ không treo máy hay báo loại cho dù gặp bất kỳ loại nào. Mục này ta nên để All Errors để khi phát hiện một loại nào đó trong quá trình khỏi động sẽ không treo máy và sẽ thông báo cho ta biết. + Video: ta đang sử dụng màn hình nào: Mono: màn hình trắng đen. CGA 40: màn hình CGA 40 cột. CGA 80: màn hình CGA 80 cột. EGA / VGA: màn hình màu EGA / VGA. + RAM: đang sử dụng tổng số RAM là bao nhiêu, bộ nhớ qui ước ( Conventional hay Base Memory) là bao nhiêu, và bộ nhớ mở rộng Extend là bao nhiêu. Các CMOS sau này tự động cập nhật, ta không thể cố ý thay đổi được - Bios feature setup: (Advance Cmos Setup) Phần này cho phép ta thiết lập một số chức năng nâng cao + Virus Warning: Cảnh báo VIRUS khi có truy nhập trái phép vào MBR, BS + CPU Internal Cache: trường hợp CPU có Cache L1 thị ta bật chức năng này để sử dụng hết hiệu quả của Cache L1. + External Cache: bật "Enable" trong trường hợp có Cache L2 (Ram Cache) + Quick Power on Selftest - POST: Kiểm tra nhanh bộ nhớ RAM + Boot up Floppy Seek: Cho phép khởi động từ ổ mềm + Boot up Numlock Status: Kiểm tra, bật đèn Numlock khi máy tính khởi động + Swap Floppy Drive: Tráo đổi ổ đĩa mềm. Có thể truy xuất ổ đĩa A: bằng ổ B: + Boot Sequence: định thứ tự ưu tiên các ổ đĩa Boot máy. + Security Option: lựa chọn mức bảo mật của Passwrod CMOS. + Typematic Rate: yêu cầu khai báo tốc độ gõ bàn phím và đơn vị tính sẽ được tính bằng ký tự trên giây. Mặc nhiên CMOS sẽ mặc định là 6 (6 ký tự/ giây). + PS/2 Mouse Funtion Control: khai báo ta có sử dụng chuột PS/2 không. - CHIPSET FEATURE SETUP: Các mục trong phần này ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất nhanh hay chậm của hệ thống. + Auto Configuration: tự động cấu hình mặc nhiên nhất + Dram Timing hay Sdram Timing: khai báo sử dụng Dram / Sdram, và thời gian truy xuất là bao nhiêu. + Hidden Refresh : nếu ta chọn ‘Enable’ thị CPU không phải mất thời gian chờ trong lúc Dram đang được làm tươi. + IDE HDD Auto Block Mode: Nếu ‘Enable’ thị khi ta Auto Detect một đĩa cứng. + OnBoard FDC Controller: cho phép sử dụng hoặc không sử dụng cổng đĩa mềm FDC trên MainBoard. + Parallel Mode: Thông thường ta chọn Normal hay SPP để ít bị sự cố. - PnP/PCI Configuration: Mục này chỉ có khi trên MainBoard có BUS PCI và ROM BIOS của hệ thống là PnP (Plug and Play). Chủ yếu lưu ý: PnP OS Installed là ‘Enable’ hay ‘Disable’; nghĩa là CMOS đang hỏi ta có sử dụng hệ điều hành có PnP hay không. Nếu ta đang sử dụng Win95 trở lên thì khai báo mục này là ‘Enable’ để hệ thống sẽ hổ trợ tốt hơn. Vấn đề liên quan đến Slot PCI thị CMOS yêu cầu ta khai báo cấu hình làm việc của các Slot PCI này hay của các Adapter Card khi gắn vào các Slot PCI đó - LOAD BIOS DEFAULT & LOAD SETUP DEFAULT: Hai mục này đều có nhiệm vụ giống nhau là Load lại cấu hình hệ thống nhưng chúng có một sự khác nhau nhỏ về nội dung: Nếu trước đây ta có một cấu hình CMOS là ‘A’ và với cấu hình này thị CMOS làm việc rất ổn đ?nh; nhưng vì lý do nào đó cấu hình này bị thay đổi là ‘B’ và với cấu hình ‘B’ thị hệ thống làm việc không ổn đ?nh. Để sửa lại cấu hình ta có 2 cách: Load Setup Default hay ấn : CMOS sẽ trả lại cấu hình ‘B’ thành ‘A’ tức trả về cấu hình trước đó – tương tự như là Undo. Load Bios Default hay ấn : CMOS sẽ trả về các thông số mặc nhiên nguyên thủy CMOS Auto Detect. Ghi lại sự thay đổi và thoát Chọn mục “Save and Exit Setup” hoặc nhấn phím F10, sau đó chọn Yes (Y) và khởi động lại Nếu không muốn ghi lại sự thay đổi, chọn mục “Exit without saving” hoặc nhấn ESC và chọn Yes (Y)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptTHIẾT LẬP THÔNG SỐ TRONG CMOS.ppt
Tài liệu liên quan