Con chim bay lên phía tượng con báo khiến bốcục trởnên rất sống động. Đôi khi trong lúc
chụp ảnh, yếu tố“khoảng khắc” vô cùng quan trọng. Bạn nên sắm cho mình một máy ảnh
đủkhảnăng chớp nhanh nhiều hình trong thời gian ngắn đểkhông bỏlỡnhững khoảng khắc
quý giá nhưtrên.
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của việc ứng dụng công nghệ số vào trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Ảnh số có nhiều ưu điểm riêng nhưng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề có liên quan tới kỹ thuật.
Phần lớn người chụp ảnh số ít nhiều thường mắc những lỗi cơ bản trong quá trình lấy sáng, chọn
tiêu điểm của ảnh, xử lý độ sâu ảnh hay cắt khung hình. Bên cạnh đó, những hạn chế kỹ thuật
như độ nét, độ nhạy của bộ cảm quang, độ sâu ảnh, mắt đỏ, méo hình, cháy ảnh hoặc ảnh sạn bắt
nguồn từ phần cứng của máy ảnh là những lỗi rất khó khắc phục. Song hành với ảnh số, người sử
dụng cần có một bộ công cụ hữu hiệu để khắc phục và làm đẹp các tấm ảnh số sao cho chúng trở
nên đẹp hơn, thật hơn và cũng nghệ thuật hơn. Đại bộ phận các nhiếp ảnh gia trên thế giới yêu
thích và tán đồng với quan điểm sử dụng phần mềm Photoshop của hãng phần mềm nổi tiếng
Adobe Systems Incorporated phục vụ việc chỉnh sửa và tăng cường chất lượng các tấm ảnh chụp
bằng kỹ thuật số. Phần mềm Photoshop có lịch sử khá lâu đời và nó đã thực sự trở nên một
người bạn lý tưởng cho những ai yêu thích công việc xử lý ảnh số trên máy tính.
Trong phần giáo trình hướng dẫn Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop, chúng tôi muốn
đưa ra những gợi ý cơ bản giúp các bạn đạt được một số mục đích chính sau:
- Xử lý nhanh và đơn giản cân bằng sáng cho các bức ảnh số
- Cân bằng màu sắc và các hiệu ứng màu
- Làm một bức ảnh rõ nét hơn
- Cắt, gọt khung hình một bức ảnh
- Tẩy, xóa những điểm ảnh bị lỗi
- Các thao tác cơ bản khác với ảnh số
- Tạo các hiệu ứng đặc biệt trên ảnh
Các thông tin trong giáo trình này tương đối ngắn gọn và tập trung trực tiếp vào những vấn đề
cần giải quyết. Để có thêm đầy đủ thông tin, các bạn có thể tham khảo một số trang web sau:
Các bức ảnh đẹp có thể được tham khảo tại trang web:
Chúc các bạn thành công với Photoshop.
Đỗ Minh Phương. Remote Sensing and GIS, AIT Thailand. October 2006.
V
-3-
CÁC NÚT CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA PHOTOSHOP
hần này chúng tôi mặc định là các bạn đã biết cách mở một bức ảnh trong Photoshop. Khi
một bức ảnh đã được mở thì cũng là lúc thanh công cụ (toolbar) phát huy tác dụng.
Cách sử dụng các nút trong hộp công cụ này sẽ được mô tả chi tiết hơn trong các bài tập cụ thể.
Khi hướng dẫn làm bài tập, chúng tôi sẽ chỉ đề cập tới số thứ tự các nút hoặc tên ngắn gọn bằng
tiếng Anh (như của chương trình) để các bạn tiện theo dõi.
Để thực hành nhanh trên Photoshop, các bạn cũng cần chú ý học thuộc các phím tắt (hot key)
thay vì thao tác với hệ thống menu. Các phím tắt này cũng sẽ được giới thiệu dần dần thông qua
các bài tập trong giáo trình.
P
2
4
1
3
6 5
7 8
9 10
11 12
14 13
15 16
18 17
20 19
22 21
24
23
(1) Nút lệnh lựa chọn vùng ảnh theo hình
chữ nhật hoặc hình tròn (Rectangular
Marquee Tool)
(2) Dịch chuyển vùng lựa chọn hoặc toàn
bộ ảnh từ vị trí này sang vị trí khác (Move
Tool)
(3) Lựa chọn một vùng ảnh bằng cách vẽ
một hình đa giác theo đường biên vùng lựa
chọn (Polygonal Lasso Tool)
(4) Lựa chọn vùng ảnh theo độ tương đồng
về màu sắc (Magic Wand Tool)
(5) Cắt một bức ảnh theo hình lựa chọn
(Crop Tool)
(6) Chia bức ảnh thành nhiều phần (Slice
Tool)
(7) Chép nội dung một vùng ảnh sang một
vùng khác (Patch Tool)
(8) Bút vẽ (Brush Tool)
(9) Chép và hòa trộn 1 vùng ảnh lên vùng
khác (Clone Stamp Tool)
(10) Bút vẽ sử dụng bộ lọc ảnh (History
Brush Tool)
(11) Tẩy ảnh (Eraser Tool)
(12) Hộp phun màu (Paint Bucket Tool)
(13) Bút vẽ mờ (Blur Tool)
(14) Bút làm sáng (Dodge Tool)
(15) Chỉnh sửa đường viền của bút vẽ hình
số 17 (Path Selection Tool)
(16) Thêm chữ vào ảnh (Type Tool)
(17) Bút vẽ hình (Pen Tool)
(18) Vẽ đường thẳng (Line Tool)
(19) Tạo ghi chú trên ảnh (Notes Tool)
(20) Hộp chọn màu trên ảnh (Eyedropper
Tool)
(21) Dịch chuyển ảnh trong cửa sổ (Hand
Tool)
(22) Phóng to/ thu nhỏ ảnh (Zoom Tool)
(23) Chọn chế độ màu mặc định (Default
Foreground and background colors)
(24) Hộp chọn màu nền và màu tiền cảnh
(Foreground/Background color)
-4-
BÀI TẬP 1
Cân bằng sáng cho một bức ảnh
ác máy ảnh số có hiện đại tới đâu thì cũng không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng
gia tăng của dân chơi ảnh. Những hãng nổi tiếng như Sony, Fuji, Nikon, HP, Olympus
hay Canon luôn đưa ra những tiến bộ mới trong việc thiết kế phần cứng khiến các bức
ảnh có độ chân thực cao hơn. Tuy nhiên, việc xử lý lại bức ảnh bằng một phần mềm chuyên
dụng trên máy tính vẫn là điều rất cần thiết và mang tính chuyên nghiệp hóa cao.
Hiện tại, một trong những "vướng mắc" cơ bản nhất của những bức ảnh số là độ sáng tối và độ
tương phản. Vì một lý do nào đó, bức ảnh chụp bị tối hoặc độ tương phản quá thấp khiến các đối
tượng trên ảnh không hiển thị được như ý muốn.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến bức ảnh bị tối:
- Chụp ngược nguồn sáng ở chế độ tự động không có nguồn sáng thứ cấp bổ sung.
- Chụp ở điều kiện thiếu ánh sáng không sử dụng đèn flash.
- Chụp buổi đêm ở chế độ thường nhưng đèn flash quá yếu hoặc vị trí máy ảnh quá xa
đối tượng được chụp.
- Những nguyên nhân khác
Việc chụp lại bức ảnh là điều khó có thể thực hiện được nên khâu chỉnh sửa trở nên vô cùng cần
thiết. Để hiệu chỉnh độ sáng tối của bức ảnh, Photoshop cung cấp hai công cụ chính bao gồm:
- Levels
- Curves
Hai bộ lệnh Levels và Curves có những đặc thù khác nhau và cách sử dụng khác nhau nhưng
chúng cùng chung một mục đích là tăng cường sáng độ cho bức ảnh. So với Levels, Curves đòi
hỏi mức độ hiểu biết về xử lý ảnh số cao hơn. Tuy nhiên, mức độ phức tạp của hai bộ lệnh là
tương đương.
A – trước khi hiệu chỉnh độ sáng
B – Sau khi hiệu chỉnh độ sáng
Bộ lệnh Levels
Thao tác bắt đầu bằng lệnh mở một bức ảnh ra để chỉnh sửa. Trong Photoshop, chọn File -->
Open... hoặc nhấn Ctrl+O, lựa chọn bức ảnh cần chỉnh sửa và nhấn OK để mở ảnh.
Để có được cái nhìn tổng thể về độ sáng cũng như mức độ tương phản giữa các vùng trong bức
ảnh, bức ảnh cần được hiển thị hết trong khung cửa sổ của chương trình. Bảng công cụ Tool của
Photoshop cung cấp nhiều chức năng quan trọng phục vụ việc chỉnh sửa bức ảnh được nhanh
chóng. Để phóng to/thu nhỏ bức ảnh, công cụ Zoom Tool (Z) có hình kính lúp cần được kích
C
-5-
hoạt (như hình minh họa). Chế độ mặc định của Zoom Tool là phóng to với biểu tượng con trỏ
là kính lúp có dấu (+) ở bên trong. Để phóng to một phần của bức ảnh, người sử dụng cần nhấp
chuột vào vùng đó trên ảnh khi đang ở chế độ Zoom (+). Ngược lại, để thu nhỏ lại bức ảnh, chế
độ Zoom cần kết hợp với việc bấm phím Alt trên bàn phím. Lúc này con trỏ chuột sẽ hiện dấu
(-). Nhấp chuột khi Zoom (-) lên ảnh sẽ thu nhỏ bức ảnh lại. Như vậy, với Zoom, người sử dụng
có thể nhìn một phần phóng to hoặc toàn cảnh bức ảnh.
Trở lại với bộ lệnh Levels, sau khi mở ảnh, lựa chọn Levels bằng cách kích hoạt menu
Image --> Adjustments --> Levels... chương trình hiện ra hộp thoại Levels như trên hình minh
họa.
Biểu đồ tần suất xám độ được Photoshop vẽ ra trong hộp thoại Levels cho phép người sử dụng
thấy được sự phân bố màu sắc của bức ảnh. Như đã đề cập ở phần trước, phân tích hình minh
họa này cho thấy phần lớn cấp độ sáng của R-G-B tập trung trong dải từ 0 tới 150. Phần trục
hoành (từ trái sang phải) biểu diễn miền giá trị của R-G-B từ 0 tới 255 là giá trị cực đại của
miền. Phần trục tung (từ dưới lên trên) biểu diễn số lần xuất hiện điểm ảnh có màu sắc trong
miền từ 0 - 255. Có thể lấy ví dụ ở cấp độ sáng 16, số điểm ảnh có cùng cấp sáng là 715 điểm.
Cứ như vậy có thể thấy phần cấp độ sáng trên 150 rất ít và chúng phân bố tương đối đều từ
khoảng 150 tới 255.
1
2
3
Sử dụng con trỏ chuột để di chuyển các mốc điều khiển độ sáng (3 mốc hình tam giác nằm phía
dưới của biểu đồ xám độ) theo như hình vẽ. Mốc số 1 nằm ngoài cùng bên trái cho phép làm sắc
nét hơn phần màu tối trong bức ảnh. Ví dụ màu nền ảnh hay màu tóc, màu mắt. Thông thường
các vùng này có màu xám hoặc tối mờ. Di chuyển một chút mốc số 1 sang bên phải sẽ làm cho
chúng trở nên đen và sắc nét hơn.
Mốc điều khiển số 3 nằm ngoài cùng bên trái (hình vẽ) cho phép tăng cường phần ảnh có màu
sáng. Một bức ảnh số khi chưa hiệu chỉnh thường có hiện tượng như bị một lớp sương mù nhẹ
bao phủ toàn bức ảnh. Bên cạnh đó, màu trắng của nền trời, tường vôi, hoặc áo sơ mi trắng lại
không thực sự trắng mà thường ngả sang màu xám trắng hoặc ngà vàng. Hiệu chỉnh sao cho mốc
số 1 di chuyển ngược sang bên trái một chút. So sánh 2 hình minh họa ở trang trước ta có thể
thấy mốc số 1 đã di chuyển khá xa vị trí ban đầu sang phía bên trái. Lúc này màu trắng sẽ thực
sự trắng và màn sương mù nhẹ kia cũng biến mất.
Mốc điều khiển số 2 nằm giữa hai mốc 1 và 3. Chức năng của mốc này là hiệu chỉnh độ sáng của
-6-
các vùng ảnh có màu sắc ở mức trung bình, giữa sáng và tối. Ví dụ khi chụp bức ảnh một người
ngồi bên cửa sổ với nền trời sáng phía sau, nếu chụp không khéo thì phần mặt người sẽ bị tối.
Chế độ tự động của máy ảnh số thông thường sẽ định tính phần sáng nhất và tối nhất của đối
tượng để hiệu chỉnh cấp độ sáng của ảnh. Do đó, nếu phần sáng nhất là nền trời thì phần tối nhất
sẽ là phần mặt.
Di chuyển mốc 2 sang bên trái một chút sẽ làm cho phần màu ở cấp trung bình (ví dụ mặt và da
của người trong ảnh) sáng lên.
Như vậy sau khi di chuyển cả 3 mốc điều chỉnh thì chất lượng bức ảnh đã tăng lên đáng kể. Việc
điều chỉnh ra sao tuy nhiên còn phụ thuộc vào ý định và thẩm mỹ của người sử dụng. Trong khi
điều chỉnh như vậy, người sử dụng có thể thấy ngay kết quả ở trên ảnh gốc. Photoshop sẽ áp
dụng ngay lập tức các thay đổi này vào ảnh gốc để người sử dụng có thể thấy một cách trực quan
hiệu ứng của việc thay đổi các tham số khác nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ thực sự diễn ra
khi người sử dụng nhấn các phím Apply hoặc OK mà thôi. Ngược lại, nếu không vừa ý thì bạn
có thể nhấn nút Cancel trong hộp thoại để hủy bỏ các lệnh hiệu chỉnh này.
Nút lệnh Reset trong hộp thoại cho phép đưa tất cả các mốc điều chỉnh về vị trí ban đầu như khi
hộp thoại mới được mở ra. Áp dụng trường hợp Reset khi các thay đổi không tạo ra được hiệu
ứng vừa ý và người sử dụng có ý muốn làm lại từ đầu với các tham số mặc định của chương
trình.
Nút lệnh Auto sẽ ra lệnh cho Photoshop áp dụng một tập lệnh được lập trình sẵn để hiệu chỉnh
độ sáng tối cho bức ảnh. Trong nhiều trường hợp Auto có thể được áp dụng. Tuy nhiên, vì độ
sáng tối của các bức ảnh hoàn toàn khác nhau trong khi tập lệnh Auto chỉ được lập trình với một
ít tham số có sẵn áp dụng chung cho mọi trường hợp nên kết quả đôi khi không được vừa ý cho
lắm. Cách tốt nhất là di chuyển 3 mốc điều khiển như trên.
Bộ lệnh Curves
Bộ lệnh Curves mang tính chuyên nghiệp cao hơn bộ lệnh Levels. Nếu Levels cho phép điều
khiển sáng tối một cách tuyến tính, nghĩa là khi làm sáng thì tất cả các vùng trên ảnh đều sáng
lên, hoặc khi làm tối thì tất cả các vùng trên ảnh đều tối đi, thì Curves cho phép điều khiển một
cách phi tuyến. Lệnh Curves cho phép người sử dụng điều chỉnh sáng-tối những vùng nhất định
trong khi độ sáng-tối của các vùng khác vẫn được giữ nguyên. Tính năng này cho phép
Photoshop tạo ra được những bức ảnh rất chất lượng và hài hòa về màu sắc.
Sử dụng bộ lệnh Curves cũng tương tự như Levels. Người sử dụng cần mở ảnh ra trước khi thao
tác với Curves.
Để kích hoạt Curves, nhấn chuột vào menu Image --> Adjustments --> Curves... Hộp thoại
Curves hiện ra như trên hình minh họa.
Trong hộp thoại này, phần chính là một biểu đồ xám độ với trục tung biểu diễn giá trị sau khi
chỉnh sửa, trục hoành biểu diễn giá trị đầu vào tương ứng của ảnh gốc. Đường thẳng chính giữa
có khả năng thay đổi theo tùy chọn của người sử dụng. Ở trạng thái ban đầu, đường biến thiên
này nằm chính giữa, ứng với tương quan 1-1 giữa đầu vào và đầu ra. Điều này có nghĩa là nếu
giữ nguyên không thay đổi gì đường biến thiên thì giá trị ảnh ban đầu là 100 sẽ tương ứng với
giá trị sau chỉnh sửa cũng là 100. Hai trục tung và hoành đều có giá trị cực tiểu là 0 và cực đại là
255, tương ứng với miền giá trị màu của ảnh.
Để thực hiện bài toán tăng độ sáng của ảnh, nhấp chuột vào một điểm bất kỳ trên đường biến
-7-
thiên, kéo đường này dịch sang bên trái và lên trên một chút. Kết quả tương ứng trên ảnh cho
thấy độ sáng của ảnh được tăng lên rõ rệt (xem hình minh họa).
Phân tích bước này, thấy ngay một điều là tại
miền giá trị được chỉnh sửa, thông số đầu vào
nhỏ hơn kết quả đầu ra. Việc kéo đường biến
thiên sang trái tương ứng với việc giảm tham
số đầu vào (trục hoành), đồng thời việc nhích
đường biến thiên lên cao một chút tương
đương với tăng giá trị đầu ra. Như vậy, nếu tỷ
lệ 100-100 là giá trị trước khi thay đổi thì 90-
120 là kết quả sau khi thay đổi. Nhìn vào đó
có thể thấy ngay những khu vực có xám độ
dao động xung quanh 90 sẽ được “nâng” lên
thành 120. Vì lý do đó mà độ sáng của ảnh
được nâng lên.
Trên đường biến thiên, người sử dụng có thể
tùy chọn bất cứ một vị trí nào để tăng/giảm tỷ
lệ vào-ra như trên. Thông thường, những khu
vực có độ sáng tương ứng với màu da, mặt
của người trong ảnh là những vùng cần được
tăng thêm độ sáng. Bên cạnh đó, khu vực nền
ảnh, những vùng tối như màu mắt, màu tóc...
thì cần được làm tối hơn một chút để tăng độ
tương phản của ảnh.
Hai bộ lệnh này được trình bày tương đối kỹ
vì nó liên quan mật thiết tới chất lượng đầu ra
của bức ảnh. Thao tác thuần thục bộ lệnh
Levels và Curves sẽ giúp các bạn cân chỉnh
độ sáng của một bức ảnh một cách ưng ý nhất.
- Hết bài tập 1 -
làm tối đi phần nền hoặc tóc
làm sáng phần màu da, mặt
-8-
BÀI TẬP 2
Cân chỉnh màu của bức ảnh
ôi khi vì một nguyên nhân nào đó mà màu sắc của bức ảnh không được giống như thật
hoặc cũng vì một nguyên nhân khác mà bạn muốn làm cho bức ảnh ngả theo màu mà
mình yêu thích khiến cho bức ảnh nhìn thi vị hoặc rực rỡ hơn, bạn cần phải cân chỉnh
màu sắc của bức ảnh bằng công cụ Selective Color.
Sử dụng bộ công cụ Levels để hiệu chỉnh cân bằng sáng cho bức ảnh.
Ảnh gốc chưa hiệu chỉnh
Ảnh đã qua xử lý cân bằng sáng bằng Levels
Sử dụng công cụ Selective Color… (Image --> Adjustments --> Selective Color…) kích hoạt
hộp chỉnh màu trong Photoshop. Trong hộp chỉnh màu này, bạn có thể chỉnh các thành phần màu
như hình minh họa để đạt kết quả như ý.
Ảnh sau khi xử lý bằng Selective Color
Đ
-9-
Lưu ý trong phần hiệu chỉnh với ví dụ trên, vì bức ảnh được chụp vào buổi chiều nhiều nắng nên
chỉnh cho cây cỏ có màu xanh và vàng óng bằng cách tăng cường vào hai thành phần Yellow và
Green. Phần hiệu chỉnh với màu đen (Black) được áp dụng cho những yếu tố như bóng râm hoặc
những phần ảnh tối khiến chúng trở nên tối hơn (khi Black có giá trị dương , +2 chẳng hạn).
Điều này giúp cho độ tương phản của bức ảnh trở nên cao hơn, màu sắc khác nhờ đó rực rỡ hơn.
Đây là kết quả hiệu chỉnh
Trước khi hiệu chỉnh
Sau khi hiệu chỉnh
- Hết bài tập 2 -
-10-
BÀI TẬP 3
Cắt khung một bức ảnh
hông thường khi chụp những bức ảnh đám đông hoặc những bức ảnh không có sự dàn
dựng công phu, bạn nhận thấy chúng thường có những phần thừa không cần thiết. Để loại
bỏ những phần thừa này đi và làm nhấn mạnh trọng tâm của bức ảnh, bạn cần phải sử
dụng con mắt nghệ thuật của mình và công cụ Crop Tool (5) trong Photoshop.
Giả sử bức ảnh bên là một ví dụ. Chúng ta
nhận thấy một sự mất cân đối trong bố cục
bức ảnh khi xuất hiện một khoảng trống
thừa giữa nhóm cầu thủ chạy phía sau một
cầu thủ và một vị trọng tài bị cắt một phần
mặt. Nhận thấy có sửa chữa thì bức ảnh
này cũng khó có thể được coi là một bức
ảnh đẹp nhưng chúng ta hãy thử xem có
thể nâng cao được chất lượng của bức ảnh
này lên phần trăm nào không.
Kích họat nút lệnh Crop Tool (5), sau đó
vẽ lên bức ảnh một hình chữ nhật để định
nghĩa vùng ảnh được lựa chọn.
Phần ảnh sẽ bị loại bỏ được hiện tối hơn
phần được giữ lại (xem hình). Điều chỉnh 4
nút ô vuông ở góc hình chữ nhật để thay
đổi vị trí và kích thước hình cắt sao cho
phù hợp.
Sau khi có được vùng lựa chọn ưng ý, bạn
có thể nhấn Enter trên bàn phím để phần
mềm tiến hành cắt gọt bức ảnh này.
Sau khi Crop bức ảnh này, bạn có thể áp
dụng bộ lệnh Levels và Selective Color ở
trên để tăng cường chất lượng bức ảnh đầu
ra.
Hình bên là kết quả sau khi đã cắt ảnh. Bạn
có thể nhận thấy bức ảnh bây giờ nhìn có
“hồn” hơn. Có thể nhận thấy trọng tâm của
bức ảnh dồn vào 3 cầu thủ đang chạy và
mắt họ đang hướng tới một mục tiêu (trái
bóng) ở phía xa.
- Hết bài tập 3 -
T
-11-
BÀI TẬP 4
Loại bỏ vết nhơ trên ảnh
ó một ngày nào đó mặt bạn không được tươi tắn cho lắm, và sau một đêm khó ngủ, một
số mụn nhỏ nổi lên một cách ngang ngạnh đúng vào lúc bạn chụp bức ảnh của mình.
Nhận thấy đây không phải là một “vết nhơ” mang tính “nhận dạng” của mình, bạn quyết
định phải loại bỏ nó ngay tức thì.
Mở bức ảnh sau để quan sát các chỗ cần phải loại bỏ.
- Bạn nhấn phím S hoặc chọn công cụ Clone Stamp
Tool (9) như hình dưới.
- Chọn kiểu Brush như hình dưới
- Nhấn tổ hợp phím Alt+click chuột vào một chỗ nào đó trên mặt (chỗ nào càng giống màu phần
da cần chỉnh càng tốt). Rồi bạn bỏ nút Alt ra (lúc này Photoshop đã kịp copy phần màu lúc nãy
vào bộ nhớ rồi) và nhấp chuột vào chỗ cần tẩy vết nhơ. Chú ý chọn Opacity khoảng chừng 12-
20% thôi để các màu được đan xen vào nhau từ từ khiến kết quả nhìn thật hơn.
Alt+click Click
Bằng cách này, Photoshop liên tục copy phần màu khi bạn nhấn Alt+click và dán đè lên điểm
nhấn chuột tiếp theo khi nút Alt đã được nhả ra. Cái vết nhơ như trên hình sẽ được thay bằng
một phần da mịn màng có màu sắc giống như phần da dưới vết nhơ. Và kết quả là bạn có được
một bức ảnh hoàn hảo không còn những mụn nhỏ khó chịu nữa.
Đây là kết quả sử dụng Clone Stamp
C
-12-
Công cụ Clone Stamp này còn được sử dụng vào việc phục chế các tấm ảnh bị hoen ố, ngả màu
hoặc mất chi tiết do mối mọt hoặc thời gian làm hỏng.
- Hết bài tập 4 -
-13-
BÀI TẬP 5
Làm sắc nét một bức ảnh
rong một số điều kiện như thiếu sáng hoặc người (vật) được chụp di chuyển quá nhanh
khiến bức ảnh của bạn trở nên không rõ nét. Sử dụng Photoshop, bạn vẫn có cách để làm
cho bức ảnh sắc nét hơn. Để làm cho một bức ảnh sắc nét, bạn có thể áp dụng một số cách
sau:
- Sử dụng công cụ Sharpen
- Sử dụng phép lọc đường biên rồi chồng ghép kết quả
Hai cách này trong một số trường hợp cho kết quả như nhau, một số trường hợp thì cho kết quả
khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể thử áp dụng cả hai rồi đưa ra nhận xét của mình.
Làm ảnh sắc nét bằng bộ lọc Sharpen
Bức ảnh gốc hơi mờ Chọn bộ lọc Sharpen -->Unsharp Mask…
- Chọn bộ lọc Sharpen -->Unsharp Mask… theo như hình trên
Sau khi hiệu chỉnh, ảnh sắc nét hơn
T
-14-
Làm ảnh sắc nét bằng phép lọc đường biên
- Hiển thị hộp thoại Layers
như hình bên. Nếu trên màn
hình của bạn không hiển thị
hộp này, bạn có thể chọn
trong menu Window -->
Layers, hoặc nhấn phím tắt
F7.
- Nhấn nút phải chuột vào
lớp Background và chọn
Duplicate Layer…
- Lựa chọn một tên gọi nào
đó như Layer1 cho layer
mới được tạo ra. Về cơ bản,
layer này có nội dung y hệt
như layer Background.
- Chọn vào Layer1 để
kích hoạt nó lên trong
hộp thoại Layers
- Nhấn menu Filter -->
Other --> Highpass…
- Lựa chọn thông số
radius phù hợp (trong
trường hợp này Radius =
1 pixel) sao cho nó làm
nổi rõ đường viền chính
bao quanh đối tượng.
Duplicate layer
Overlay
Những đường viền này sẽ
làm cho bức ảnh ở layer
Background sắc nét hơn
khi hai layer này kết hợp
lại với nhau.
- Tiếp tục trở lại với hộp
Layer và chọn cách hiển
thị Overlay (chồng ghép)
cho Layer1 như trên hình
mình họa.
Kết quả là bạn có được
một bức ảnh sắc nét và
tươi tắn hơn so với bức
ảnh gốc.
-15-
Và đây là kết quả
Ảnh gốc
Sharpen bằng Unsharp Mask
Overlay với Highpass filter
Ngoài việc sử dụng hai phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp khác như
Smart Sharpen… hoặc Sharpen Edges. Đây cũng chỉ là những bộ lọc có kèm theo Photoshop
và chúng còn nhiều hạn chế. Một số công ty phần mềm có viết thêm các công cụ cho Photoshop
dưới dạng Plug-in. Các phần mềm này thường rất thông minh vì chúng ứng dụng những phép
lọc mang tính logic. Điển hình cho bộ lọc làm nét có hai phần mềm plug-in là Focal Blade
( và Grain Surgery
(
- Hết bài tập 5 -
-16-
BÀI TẬP 6
Xoay bức ảnh theo một góc định trước
goài việc xoay bức ảnh theo một góc định trước phục vụ cho việc ghép các bức ảnh với
nhau theo một chủ đề nào đó, thông thường bạn cũng phải xoay một bức ảnh sau khi
chụp nếu như bức ảnh đó được chụp theo chiều thẳng đứng (Portrait).
Đây là một ví dụ. Bức ảnh chụp bao thuốc lá nằm ngang cần
phải được xoay lại theo đúng chiều đứng của nó. Để thao tác,
bạn chỉ đơn giản chọn menu Image --> Rotate Canvas --> 90
CW. Chú ý trong trường hợp này, bức ảnh cần xoay theo
chiều kim đồng hồ nên ta chọn 90 CW (Clock-wise). Trong
trường hợp ngược lại, bạn có thể chọn 90 CCW (Counter
clock-wise) để xoay bức ảnh theo chiều ngược chiều kim
đồng hồ. Bức ảnh sau khi được xoay sẽ như hình dưới đây.
90 CW 90 CCW Arbitrary 35 độ
Trường hợp bạn muốn xoay bức ảnh theo một góc bất kỳ thì có thể sử dụng menu Image -->
Rotate Canvas --> Arbitrary… rồi điền giá trị góc xoay vào trong hộp thoại.
Bên cạnh các chức năng xoay ảnh này, Photoshop còn cung cấp thêm hai kiểu xoay ảnh nữa
xung quanh trục của bức ảnh. Thực chất đây là phép “lật ảnh” hoặc “ánh xạ” giống như bức ảnh
được nhìn từ trong gương. Đó là Flip Canvas Horizontal và Flip Canvas Horizontal.
Flip Canvas Horizontal Flip Canvas Horizontal
- Hết bài tập 6 -
N
-17-
BÀI TẬP 7
Chế tạo ảnh đơn sắc
ột bức ảnh màu đôi khi chuyển sang ảnh đơn sắc lại mang đến một sắc thái hoàn toàn
mới mẻ và sáng tạo. Trong một số trường hợp khác như ảnh phơi sáng không đều hoặc
độ nét của ảnh không cao, việc chuyển sang ảnh đơn sắc không những có thể khắc
phục được các lỗi kỹ thuật đó mà còn làm cho bức ảnh trở nên đặc biệt hơn.
1 2 3
4 5 6
Trên hình, bức ảnh số 1 là ảnh gốc. Các bức còn lại là ảnh đã qua xử lý chuyển đổi sang dạng
ảnh đơn sắc. Để thực hiện việc chuyển đổi này, chọn menu Image --> Adjustments -->
Hue/Saturation… hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+U.
Hộp thoại Hue/Saturation hiện ra như hình bên.
- Chọn vào hộp Colorize
- Nhấp chuột vào thanh trượt Hue để thay đổi sắc
thái màu. Khi di chuyển như vậy, kết quả được hiển
thị tức thì ngay trên bức ảnh gốc. Lựa chọn một
tham số phù hợp cho bức ảnh của bạn rồi nhấn OK
để kết thúc.
Thanh trượt Saturation cho phép tăng/giảm sắc độ
của màu được chọn ở Hue. Ví dụ Hue quy định màu
đỏ còn Saturation cho phép thay đổi thành đỏ rực, đỏ mận chín, đỏ máu…
Thanh trượt Lightness tăng/giảm cường độ của sắc màu quy định ở Saturation và Hue. Trong
trường hợp với màu đỏ ở trên, Lightness không làm đỏ rực biến thành đỏ mận chín mà chỉ làm
cho màu đỏ đó ít hoặc càng rực rỡ hơn mà thôi.
- Hết bài tập 7 -
M
-18-
BÀI TẬP 8
Kích thước ảnh và định dạng
au các thao tác xử lý ảnh, bạn quan tâm tới việc đặt lại kích thước và kết xuất bức ảnh theo
một định dạng phù hợp nhất. Đơn cử trong trường hợp bạn muốn biến bức ảnh thành ảnh
nền máy tính, bạn nhận ra một điều với kích thước màn hình của bạn là 1024x768 pixel,
không nhất thiết phải dùng một bức ảnh quá to tới 3 hoặc 5 mega pixels bởi việc làm này sẽ tiêu
tốn khá nhiều bộ nhớ trên máy tính của bạn.
Trong các máy ảnh số hiện nay, bạn có thể nhận thấy có những độ phân giải phổ biến từ 1-12
mega pixels. 1 mega pixels tương đương với khoảng 1 triệu điểm ảnh. Tương tự như vậy, bức
ảnh 5 mega pixels có kích thước là 2592x1944. Điều này có nghĩa là chiều ngang của bức ảnh
bao gồm 2592 điểm ảnh còn chiều đứng có 1944 điểm ảnh. Nếu bạn nhân 2592 với 1944, kết
quả sẽ được 5,038,848, tương đương 5 mega pixels.
Dựa vào nhận xét đó, bây giờ bạn có thể quyết định được xem kích thước cần thiết mà bạn nên
sử dụng để lưu trữ bức ảnh của mình theo những mục đích khác nhau là bao nhiêu. Nếu như hiển
thị ảnh nền máy tính thì nên chọn 1024x768; nếu hiển thị album ảnh trên Internet thì chỉ cần
chọn 800x600 hoặc 1024x768 pixels là đủ.
Để thay đổi kích thước một bức ảnh, chọn menu Image --> Image Size… để hiện hộp thoại dưới
đây.
Số lượng điểm ảnh theo chiều ngang và chiều
đứng của bức ảnh có thể được thay đổi ở các
hộp thông số Width và Height. Lưu ý tỷ lệ
bức ảnh giữa chiều ngang và chiều đứng là cố
định nên khi bạn thay đổi thông số một chiều
thì chiều kia sẽ tự động được thay đổi dựa vào
thông số tỷ lệ giữa hai chiều. Bạn cũng có thể
thay đổi đơn vị tính từ Pixel sang Centimeter
hoặc Inch cho tiện làm việc.
Phần Document Size cho phép thay đổi kích
thước ảnh theo kích thước giấy in mà bạn sẽ
sử dụng để in tấm ảnh ra. Thông thường nếu
không có ý định in tấm hình này ra giấy thì
bạn cứ để chương trình lựa chọn thông số mặc
định.
Kết xuất tấm ảnh cũng là một vấn đề, đặc biệt với những ai thường xuyên phải trao đổi tài liệu,
tranh ảnh thông qua mạng Internet. Đôi khi kích thước quá lớn của bức ảnh làm cho việc chuyển
file qua mạng Internet tốn rất nhiều thời gian. Việc chèn các tấm ảnh vào các tài liệu như Word,
PowerPoint đôi khi làm phình to kích thước của tài liệu, gây tốn bộ nhớ không cần thiết nếu như
tấm ảnh lớn hơn rất nhiều phần nội dung cần hiển thị.
Thường thì định dạng phổ biến hiện nay đối với phần đông người sử dụng là ảnh JPEG (JPG).
Ảnh JPG có ưu điểm là độ nén cao, kích thước ảnh nhỏ tiện cho việc lưu trữ. Tuy nhiên, JPG
được nén theo thuật tóan Loosy Compression, có nghĩa là nén mất số liệu. Một trong những
tham số của việc nén ảnh JPG là phần trăm chất lượng. Nếu lấy tiêu chuẩn 5 sao để đánh giá chất
lượng ảnh nén JPG và kích thước của nó, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây (với Photoshop).
S
-19-
Bảng so sánh tỷ lệ nén-chất lượng-kích thước ảnh
No Phần trăm nén Photoshop Chất lượng Kích thước
1 0 12 (100)
2 20 10 (80)
3 30 8 (70)
4 40 5 (60)
5 50 3 (50)
Trong Photoshop khi ghi ảnh dưới định dạng JPG, người sử dụng có thể lựa chọn một bộ tham
số do chương trình đặt sẵn. Giá trị này cực đại ở 12 (hoặc 100) và cực tiểu ở 3 (hoặc 50). Điều
này tương đương với việc nếu chọn 12 trong Photoshop thì cũng đồng nghĩa với tỷ lệ nén JPG là
0%. Ảnh nén với tham số này sẽ có kích thước khá lớn nhưng không bị mất dữ liệu.
Để ghi một bức ảnh, có thể lựa chọn các cách sau.
1. Chọn File --> Save As…
- Lựa chọn định dạng đầu ra là JPG
- Lựa chọn chất lượng ảnh trong hộp JPEG Options
2. Chọn File --> Save For Web…
- Lựa chọn định dạng JPEG trong hộp thoại Preset
- Chú ý phần Quality, ở đây thay vì sử dụng các giá trị từ 1-12, Photoshop quy định theo
giá trị phần trăm. Như đã trình bày phần trên, bạn có thể lựa chọn giá trị phần trăm chất
lượng ảnh từ 100 tới 0. Giá trị 100 cho chất lượng ảnh cao nhất nhưng cũng đồng nghĩa
với việc trả giá cho kích thước tập tin ảnh. Giá trị trung bình tầm 60 phù hợp với các bức
ảnh đăng tải trong các album trên mạng Internet.
Ngoài việc lưu trữ tấm ảnh dưới định dạng JPG, bạn cũng có thể lưu theo nhiều định dạng khác
như GIF, TIFF, BMP, PNG, WMF, PSD… Đặc điểm các định dạng ảnh này có thể được tham
khảo trực tiếp trong phần hướng dẫn trực tuyến Help của Adobe Photoshop.
Bạn cũng nên lưu ý thêm một điều là cho dù nén với tỷ lệ nén cao, kích thước tấm ảnh nhỏ thì
điều đó không có nghĩa là tấm ảnh của bạn sẽ nhỏ khi nhúng vào trong Word nếu như kích thước
hai chiều Width và Height của nó tương đối lớn. Ở trong môi trường khác, ảnh JPG được chuyển
đổi sang định dạng của văn bản và nó không còn là JPG nữa, do vậy không giữ được kích thước
văn bản nhỏ như khi lưu ở định dạng JPG.
-20-
Định dạng JPG đã đạt được tiêu chuẩn ISO với JPG-2000. Do vậy, dạng lưu trữ này trở nên vô
cùng phổ biến trong các thiết bị quang học như máy ảnh, máy quét, máy chụp cắt lớp. Lưu trữ
tấm ảnh của bạn dưới định dạng JPG sẽ đảm bảo ảnh của bạn có thể đọc được ở mọi nơi và trên
mọi máy tính, kể cả các hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux hay Macintosh.
- Hết bài tập 8 -
-21-
BÀI TẬP 9
Sửa mắt đỏ
hi chụp hình trong điều kiện thiếu sáng thì mắt người trong ảnh hay bị đỏ. Nếu bạn quên
bật chế độ chống mắt đỏ (Red eye reduction) hoặc đèn flash quá yếu thì bạn phải nhờ
đến công cụ Photoshop để khắc phục lỗi này. Lấy bức ảnh dưới đây làm ví dụ.
Polygonal Lasso Tool (3)
Muốn sửa mắt đỏ thì trước tiên bạn cần phải khoanh khu vực mắt đỏ, sau đó mới tiến hành hiệu
chỉnh màu sắc cho vùng này. Tiến hành khoanh vùng bằng công cụ Polygonal Lasso Tool (3)
Với công cụ này, bạn có thể tiến hành khoanh vùng
con mắt bị đỏ của người trong ảnh (hình bên). Trong
quá trình khoanh vùng, nếu muốn hiệu chỉnh, bạn có
thể bấm phím Backspace để xóa điểm cuối cùng của
vùng đang được vẽ. Sau đó tiếp tục số hóa theo thứ
tự từ điểm đầu tới điểm cuối của vùng bao.
Sau khi vùng bao được số hóa, nhấn vào menu
Select --> Feather… Chọn giá trị cho Feather
Radius từ 1 tới 3 pixel tùy theo độ lớn của ảnh. Giá
trị này quy định một vùng mờ dần với bán kính từ 1-
3 điểm ảnh trong trường hợp các phép lọc ảnh tiếp
theo được triển khai với vùng lựa chọn. Nhờ đó ảnh
trông tự nhiên hơn.
Kích hoạt hộp chỉnh sửa Hue/Saturation bằng
menu Image --> Adjustments -->
Hue/Saturation…
Đưa hộp Edit về mục giá trị màu đỏ Reds (như hình
bên), sau đó dịch chuyển giá trị của thanh trượt
Lightness sao cho con mắt trên hình hết đỏ và có
màu giống như màu thật nhất.
Với việc chỉnh sửa như vậy, bạn có thể khôi phục lại
một tấm ảnh cho dù bị hiệu ứng mắt đỏ. Hình dưới
đây là tấm ảnh đã sửa mắt đỏ với thông số trên hộp
thoại, sau đó tấm ảnh cũng được cân chỉnh ánh sáng
K
-22-
bằng Levels. Hãy so sánh kết quả với ảnh gốc.
Mắt được chọn Thông số cân chỉnh Loại bỏ hiệu ứng mắt đỏ
Đây là ảnh so sánh giữa hình gốc và hình sau hiệu chỉnh + cân sáng
Ảnh gốc
Ảnh sau hiệu chỉnh
- Hết bài tập 9 -
-23-
BÀI TẬP 10
Làm mịn da
ó rất nhiều cách để làm mịn da. Các hãng nổi tiếng như Kodak, HP hay Konica viết riêng
những bộ plug-ins của họ cho Photoshop. Các bạn có thể tìm mua những bộ plug-ins này
để sử dụng trong trường hợp không muốn tốn nhiều công sức với bộ lọc sẵn có của
Photoshop. Tuy nhiên, phần giới thiệu này chỉ đề cập tới những công cụ sẵn có của Photoshop
mà thôi.
Hãy lấy tấm ảnh sau đây làm ví dụ.
Tấm ảnh này được chụp ngược sáng nên ở
phần khuất sáng xuất hiện nhiều điểm nhiễu
nhỏ li ti. Để loại bỏ các điểm nhiễu này, bạn
có thể thao tác theo các bước sau đây.
- Sử dụng hộp thoại Layer như đã trình bày ở
phần trên (Bài tập 5 – Làm sắc nét một bức
ảnh) để copy ảnh gốc Background sang một
lớp mới có tên Layer1. Chú ý luôn luôn làm
việc với bản sao của ảnh gốc đề phòng trường
hợp bị lỗi thì còn có bản gốc để copy lại,
tránh việc phải mở lại ảnh gốc từ tập tin trên
đĩa.
- Kích hoạt menu Filter --> Noise -->
Reduce Noise… để mở hộp thoại Reduce
Noise như hình ở trang bên.
Thay đổi các thông số như sau:
- Strength: Mức độ làm mịn và triệt tiêu các điểm nhiễu nhỏ (chọn 8)
- Preserve Details: Giữ lại các chi tiết đường biên (chọn 0). Lý do chọn 0 trong trường
hợp này là vì bạn cần tấm ảnh mịn đều, kể cả những chỗ đường biên. Việc phục hồi lại
đường biên sẽ được thực hiện qua phép lọc Highpass ở dưới đây.
- Reduce Color Noise: 45
- Sharpen Details: 25
Sau khi nhấn OK, bạn có được kết quả là một bức ảnh
tương đối mịn màng nhưng cũng mịn cả đường biên luôn.
Bước tiếp theo là tăng cường những chỗ đường biên của
ảnh để cho nét trở lại. Bạn sử dụng bộ lọc Highpass.
Trước khi sử dụng bộ lọc này, vào hộp Layer để copy
lớp Layer1 thành Layer2. Trên Layer2, ứng dụng bộ lọc
Highpass bằng cách nhấn menu Filter --> Other -->
Highpass…
Chọn thông số cho Highpass với Radius = 1.5 pixel.
C
-24-
Hộp thoại Reduce Noise
Kết quả sau khi sử dụng Reduce Noise
Kết quả sau khi Overlay với Highpass
Sau cùng, chọn chế độ hiển thị cho Layer2 là Overlay. Bạn sẽ có một bức ảnh vừa mịn lại vẫn
bảo đảm nét “căng” luôn như trên hình minh họa.
-25-
Hãy so sánh bức ảnh ban đầu và kết quả sau cùng
Ảnh gốc vừa nhiễu vừa không nét
Ảnh sau khi xử lý nhìn rất “mịn” mà lại nét
“căng”
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng cũng khá hiệu quả. Bạn có thể tự chế tác thêm các phương
pháp tương tự thông qua việc kết hợp các bộ lọc khác nhau trong Photoshop. Nếu bạn muốn đơn
giản hơn nữa thì nên tính chuyện mua lấy một bộ lọc của Kodak. Bộ lọc này có tên Digital
GEM Airbrush Professional. Bạn cũng có thể kiếm cho mình bộ plug-in có tên Grain Surgery
hoặc Image Doctor. Hai bộ lọc này khá tốt và nhưng chạy hơi chậm, đòi hỏi cấu hình máy
tương đối cao.
- Hết bài tập 10 -
-26-
CHỤP ẢNH SAO CHO ĐẸP
Các thao tác kỹ thuật cơ bản
ột bức ảnh muốn đẹp được trước hết phải phụ thuộc vào kỹ năng và kiến thức của
người cầm máy chứ không phải là chất lượng của máy ảnh hoặc cảnh vật bài trí đẹp.
Đành rằng các yếu tố đó rất quan trọng nhưng phần quan trọng nhất vẫn là yếu tố con
người. Ở đây tôi xin bàn luận thêm về những bước cơ bản, tuy đơn giản nhưng sẽ giúp ích rất
nhiều nếu như bạn muốn có một bức ảnh đẹp.
Các thông tin trong bài viết này được trích dẫn và tham khảo từ hai cuốn sách nổi tiếng của nhà
sách SAM.
Create Your Own Digital Photography
By Peter Bauer
...............................................
Publisher: Sams Publishing
Pub Date: October 11, 2005
ISBN: 0-672-32830-5
Pages: 160
The Art of Photoshop® for Digital Photographers: from Image Capture to Art
By Daniel Giordan
...............................................
Publisher: Sams
Pub Date: August 29, 2005
ISBN: 0-672-32713-9
Pages: 288
Các bạn có thể tìm hai cuốn sách này để xem thêm các kỹ năng khác mà tôi không đề cập đến
trong phần bàn luận này.
Để có được bức ảnh đẹp, bạn cần phải có hai yếu tố chính: (i) áp dụng đúng các thiết lập cho
máy ảnh và môi trường; và (ii) cắt khung hình chuẩn xác.
Một bức ảnh cắt khung chuẩn
M
-27-
Thiết lập đúng các thông số cho máy ảnh
ác thiết lập chuẩn (settings) là những tham số bảo đảm cho quá trình lộ sáng của bức ảnh
đạt độ chính xác với thực tế cao nhất. Thông số này gọi là exposure – độ phơi sáng của
ảnh. Phần sáng của ảnh phải giống ánh sáng thực, nghĩa là nó phải thực sự sáng chứ
không phải là một thứ màu sắc nhờ nhờ nửa sáng nửa vàng. Phần tối như bóng tối, bóng râm của
vật thể trông phải tối như thật và những phần còn lại của bức ảnh phải trông thật tự nhiên. Thông
thường bạn hay sử dụng chế độ thiết lập tự động Auto của máy ảnh để phần cứng tự động điều
chỉnh các thông số này. Tuy nhiên nếu có thêm chút kiến thức về ảnh số, bạn có thể thiết lập
những chế độ chụp ảnh khác nhau mang lại kết quả hòan thiện hơn nhiều.
1. Thao tác bật/tắt máy ảnh
Tôi tin chắc rằng bạn phải biết thao tác này bởi bạn đã từng chụp ít nhiều các bức ảnh của
riêng mình. Mỗi loại máy ảnh có thể có những thao tác bật/tắt riêng tùy theo nhà sản xuất.
Có loại máy ảnh nút bật ở phía trước, loại khác nút bật ở phía trên nắp máy và cũng có loại
thì thao tác bật/tắt bằng cách đẩy nắp trượt phía trước máy sang phải hoặc trái (như trên
hình). Trước khi khởi động máy ảnh, bạn nên nạp pin (battery) thật đủ. Đồng thời bạn cũng
nên kiểm tra xem các phụ kiện như đèn, thẻ nhớ được đặt vào đúng chỗ hay không. Các thao
tác không đúng sẽ gây ra thông báo lỗi trên màn hình LCD của máy ảnh sau khi bạn khởi
động máy.
2. Lấy tiêu cự ảnh
Phần lớn các máy ảnh số có chức năng lấy nét tự động. Bạn chỉ việc đơn giản nhấn nút chụp
nhẹ một chút, khoảng bằng nửa lực so với lúc chụp ảnh. Khi đó bộ phận lấy nét tự động sẽ
hoạt động và cân chỉnh khoảng cách chụp chính xác. Màn hình máy ảnh sẽ có những thông
báo riêng với từng loại máy báo hiệu cho người chụp nếu như vật được chụp đã nằm trong
khoảng lấy nét của máy.
3. Thao tác chụp ảnh
Khi khung cảnh đã được lấy nét, tiếp tục giữ nút chụp và di chuyển khung hình chụp cho
ưng ý nhất, sau đó tiếp tục nhấn mạnh nút chụp xuống để máy tiến hành chụp. Chú ý nhấn
nhẹ nhàng tránh rung động dẫn đến ảnh bị mờ hoặc khung hình bị lệch.
C
-28-
4. Xem lại ảnh chụp
Mỗi máy ảnh có một chế độ riêng để xem lại ảnh mới được chụp. Bạn nên hạn chế việc xem
lại bởi như vậy sẽ tiết kiệm được pin cho những lần chụp sau. Một động tác khác là sử dụng
màn hình nhỏ phía trên (View Finder) thay vì dùng màn hình lớn phía sau máy cũng tiết
kiêm được khá nhiều điện.
Các chế độ chụp ảnh thông dụng
ỗi máy ảnh đều có một loạt các chế độ chụp khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh.
Thông thường bạn có thể thấy một số chế độ chụp ảnh tiêu biểu như trên hình sau.
Một số chế độ chụp ảnh tiêu biểu ở các máy ảnh thông dụng
Bạn nên tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn bán kèm theo máy ảnh để xem thông tin chi tiết
về các chế độ chụp này cũng như những tính năng kỹ thuật của chúng.
1. Chế độ chụp cận cảnh – Close Up (Macro)
Chế độ chụp cận cảnh thường được hiển thị bằng bông hoa tulip trên màn hình máy ảnh khi
bạn lựa chọn. Chế độ này thông thường được sử dụng để chụp những vật thể ngay sát cận
ống kính máy ảnh như những con kiến, con bọ, bông hoa hay những thứ khác như đồ nữ
trang, văn phòng phẩm. Một số máy ảnh gọi là chế độ Close Up trong khi một số máy khác
gọi là Macro. Khi chụp cận cảnh, thông thường đèn flash không được kích hoạt.
2. Chụp phong cảnh - Landscape
Xoay nút điều khiển máy sang chế độ chụp phong cảnh
Landscape cho phép bạn chụp phong cảnh ở một
khoảng cách xa nhất định. Thường thì biểu tượng của
chế độ chụp phong cảnh là một dãy núi nhỏ trên màn
hình LCD. Đặc điểm của chụp Landscape là máy sẽ lấy
nét ảnh đều cả tiền cảnh lẫn hậu cảnh. Chế độ này thích
hợp với chụp ảnh phong cảnh thiên nhiên hoặc cảnh
nhà cửa trong thành phố.
M
-29-
3. Sử dụng ánh sáng tự nhiên – Natural Light
Biểu tượng của chế độ chụp ảnh sử dụng ánh sáng tự nhiên là chữ N hoặc Flash Off. Thông
thường nếu ánh sáng đủ thì bạn có thể sử dụng chế độ N. Trong một số trường hợp khác như
ở viện bảo tàng hoặc phòng trưng bày cổ vật, bạn không được phép sử dụng đèn flash, lúc
này bạn nên bật sang chế độ N. Lưu ý cửa sập của máy sẽ mở tương đối chậm nên bạn cần
đặt máy lên một bệ vững hoặc dùng chân đế nhằm tránh ảnh bị mờ do rung máy. Chế độ N
tắt hòan toàn đèn flash cho dù bạn cố gắng hoặc quên không tắt đèn thì flash cũng không
phát sáng.
4. Chụp chân dung – Portrait
Biểu tượng trên máy ở chế độ Portrait thường là hình
chân dung người. Portrait thường được dùng để chụp
chân dung lấy từ nửa người trở lên. Với Portrait, ở
khoảng cách chừng 4m, ảnh nền thường mờ hơn chân
dung người được chụp một chút khiến cho bức ảnh có
chiều sâu.
Chú ý nếu người được chụp có đeo kính thì bạn nên điều chỉnh ống kính sao cho máy ảnh
không quá trực diện với người được chụp. Điều này nhằm tránh hiện tượng phản xạ điểm
chói của kính đeo trên ảnh. Tốt nhất nên chụp vài kiểu rồi lựa chọn kiểu đẹp nhất.
5. Chụp đêm – Night Shot
Chế độ này được dùng khi chụp người vào ban đêm với
mục đích lấy phần ảnh nền sáng hơn. Các chế độ khác
thường chỉ lấy sáng vật được chụp còn ảnh nền bị tối
thẫm. Khi chụp ảnh ở chế độ Night Shot, đèn flash
chiếu sáng lên và cửa mở đóng chậm hơn bình thường
để bộ cảm biến lấy hết được ánh sáng của ảnh nền.
Vì lý do đó, bạn nên đặt máy ảnh ở trên đế vững hoặc chân máy nhằm tránh cho ảnh bị mờ
do máy rung.
6. Chụp ảnh thể thao – Sport
Khi vật hoặc người được chụp di chuyển với tốc độ
nhanh thì bạn nên sử dụng chế độ chụp này. Sport giúp
giảm thiểu độ mờ của ảnh bằng cách tăng nhanh tốc độ
đóng mở cửa sập. Biểu tượng của chế độ Sport thường
là hình một người đang chạy.
7. Quay phim - Movie
Nhiều máy ảnh số trang bị chức năng quay phim. Hai độ phân giải phổ biến của phim là
640x480 điểm ảnh hoặc 320x240 điểm ảnh. Định dạng của phim có thể là Quicktime Movie
hoặc Mpeg movie. Độ dài của phim cũng thay đổi tùy theo từng loại máy ảnh. Có loại chỉ
cho phép quay 15 giây, một số loại khác cho phép quay 3, 15, hoặc lâu hơn nữa. Số khung
-30-
hình được quay trong 1 giây cũng thay đổi theo từng loại máy, có thể là 15, 25 hoặc 30
khung hình trong một giây.
Trước khi quay phim bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Zoom: đặt độ phóng/thu gần của ống kính rồi mới quay. Nhiều máy ảnh không cho phép
thay đổi khẩu độ zoom khi đã nhấn nút quay.
- Sử dụng chân đế tripod: nhằm tránh phim bị rung khiến ảnh mờ và bị nhức mắt khi xem
lại, bạn nên đặt máy lên một đế cố định như mặt phẳng cứng hoặc chân đế.
- Kiểm tra thẻ nhớ và pin: quay phim tiêu tốn nhiều pin và thẻ nhớ hơn chụp ảnh, vì thế
bạn nên chắc chắn lượng pin và thẻ nhớ đủ để thực hiện đoạn phim của mình.
- Di chuyển nhẹ nhàng: khi phải xoay ống kính để bắt cảnh với những đối tượng đang di
chuyển, bạn nên xoay nhẹ nhàng và từ từ để máy có đủ thời gian bắt nét ảnh, đồng thời
tránh hiện tượng “cà giật” không đáng có cho đoạn phim.
- Tránh tiếng ồn: khi quay phim thì máy cũng thường ghi lại cả âm thanh đang diễn ra. Ghi
nhớ không nên tạo thêm các tiếng ồn không cần thiết làm ảnh hưởng tới chất lượng đoạn
phim.
Các chế độ chụp đèn của máy ảnh
èn flash của máy ảnh có thể được điều chỉnh theo nhiều chế độ khác nhau, tương ứng với
những hoàn cảnh phù hợp nhằm làm cho bức ảnh của bạn hòan hảo hơn. Một số chế độ
chụp đèn tiêu biểu thường có trong các máy ảnh thông dụng hiện nay bao gồm: Auto
Flash, Red Eye Reduction, Flash Off, Forced Flash, và Slow Sync.
1. Auto Flash – đèn tự động: Chế độ này quy định cho máy ảnh tự động nhận dạng cường độ
sáng của môi trường chụp, từ đó quyết định có nháy đèn hay không. Thông thường khi chụp
ngòai trời đủ sáng, đèn flash sẽ không nháy, còn khi bạn rút vào trong bóng tối hoặc trong
phòng thì đèn flash sẽ được tự động bật lên. Chế độ Auto Flash thường được đặt là chế độ
mặc định trong các máy ảnh.
2. Red Eye Reduction – Chống mắt đỏ: Chế độ chống mắt đỏ được dùng khi chụp người khi
ánh sáng không đủ phải sử dụng đèn flash và khoảng cách chụp xa độ 3-5m hoặc hơn thế.
Khi sử dụng chế độ này, đèn flash sẽ sáng 2 lần, lần 1 thường yếu hơn lần 2. Do vậy bạn nên
nói với người được chụp về hiện tượng này để họ không nháy mắt trước lần nháy đèn thứ 2.
Ảnh trên chụp bằng chế độ đèn tự động, ảnh dưới chụp với Red Eye Reduction
Đ
-31-
3. Flash Off - Không dùng đèn: Chế độ này hoàn tòan không sử dụng đèn flash. Trong một
số trường hợp như ở viện bảo tàng, phòng hòa nhạc, bạn được yêu cầu không sử dụng đèn
flash. Lúc đó bạn nên tắt flash đi để đảm bảo chắc chắn máy không lên đèn.
4. Forced Flash - Ép đèn: Có những lúc chế độ Auto Flash quá nhạy cảm khiến cho đèn flash
không chịu lên, làm sai ý tưởng chụp ảnh của bạn. Ví dụ người được chụp đứng ngược
nguồn sáng như nền trời hoặc hướng nắng. Nếu không dùng flash, chắc chắn mặt người
được chụp sẽ bị tối do cơ chế cân bằng sáng tự động của máy. Trong trường hợp này, bạn
phải có nguồn sáng thứ cấp bù vào khoảng mất mát này bằng cách dùng đèn flash. Bật đèn
flash với chế độ Forced Flash sẽ “bắt” máy phải lên đèn trong mỗi lần bấm máy.
Bạn hãy tin rằng không phải cứ chụp ngòai trời là không cần dùng đến đèn flash đâu nhé.
5. Slow Sync – nháy đèn chậm: Ở chế độ này, đèn flash bật lên chiếu sáng vật chụp, cửa mở
đóng chậm hơn bình thường để lấy hết nguồn sáng phản xạ khiến cho nền ảnh sáng hơn. Do
đặc điểm đóng cửa mở chậm nên bạn cần hướng dẫn người được chụp đứng yên, tránh tình
trạng ảnh bị mờ hoặc có đường viền mờ xung quanh người. Đồng thời bạn cũng nên sử dụng
chân đế để giữ vững máy ảnh không cho dịch chuyển gây mờ ảnh.
Chọn khung hình đẹp cho bức ảnh
Trước khi chụp một bức ảnh bạn nên có định hướng lấy người hoặc vật thể nào đó làm điểm
trọng tâm của bức ảnh. Một bức ảnh đẹp là một bức ảnh có chủ đề mà người hoặc vật thể ở
trọng tâm bức ảnh sẽ phản ánh chủ đề đó.
Trọng tâm không nhất thiết phải nằm ở chính giữa bức ảnh mà có thể nằm lệch sang hai bên
hoặc trên/dưới điểm giữa của ảnh. Một cách thông dụng nhất là bạn nên theo chỉ dẫn của cái
gọi là “luật chia 3”– the rule of the thirds, trình bày ở dưới đây.
1. Tưởng tượng bức ảnh được chia ra 3 phần
Một bức ảnh được chia ra 3 phần
Rất nhiều máy ảnh hiện nay cung cấp các đường chia như trên và hiển thị chúng trên màn
hình LCD hoặc View Finder của máy.
-32-
2. Chú ý các phần giao nhau
Ghi nhớ và tập trung vào những điểm giao giữa các đường dọc và ngang trên màn hình.
3. Cắt khung hình dựa vào các đường và điểm giao giữa chúng
Khi bạn cắt khung hình một bức ảnh, chú ý tới các điểm giao này như những điểm nhấn
quan trọng. Đó chính là nơi những thông tin quan trọng của bức ảnh sẽ được đưa vào. Ví dụ,
khi chụp hình một người đang đi bộ, vị trí của người này có thể nằm dọc một đường thẳng
đứng, với khuôn mặt hoặc phần đầu nằm quanh điểm giao ở phía trên (xem hình minh họa ở
trên).
Khi chụp ảnh một khung cảnh rộng như vùng núi phía xa, bạn có thể cắt khung hình sao cho
những chi tiết quan trọng hoặc thú vị ở phần tiền cảnh nằm lọt ở phần giao giữa các đường.
Nhờ đó bức tranh phong cảnh dường như có chiều sâu hơn.
Bụi cây, những con bò làm tăng chiều sâu cho bức hình phong cảnh
Khám phá chiều sâu một bức ảnh
Tùy thuộc vào từng loại máy ảnh và ống kính mà bạn có thể chụp được những bức ảnh có
chiều sâu khác nhau. Một bức ảnh có chiều sâu là bức ảnh chỉ có vật thể trong tiêu cự lấy
nét thì nhìn rõ, còn những vật thể ở xa hơn hoặc gần hơn vùng tiêu cự này bị làm mờ đi.
Trong bức ảnh bên trái, quả núi được lấy nét, còn ở bức ảnh bên phải,
người phụ nữ được lấy nét.
Một số máy ảnh cho phép bạn thay đổi điểm lấy nét. Nếu được thì bạn có thể thay đổi điểm
tiêu cự này theo ý tưởng của bạn để lấy nét vật phía trước hoặc phía sau. Các máy ảnh
nghiệp dư không có chức năng này thì bạn nên chú ý thông số độ mở ống kính. Thông
thường khi độ mở ống kính lớn (2.8), vật trọng tâm sẽ nét hơn những vật khác nằm ngoài
tiêu cự. Bạn có thể áp dụng mẹo này kèm theo việc đứng xa vật được chụp một chút rồi
phóng ống kính zoom vào. Kết quả cũng không đến nỗi tồi đâu.
-33-
Lưu ý nền ảnh phía sau
Khi chụp một bức ảnh, bạn nên có thói quen chú ý những gì nằm phía sau người hoặc vật
được chụp. Đừng giơ máy lên, đặt tiêu cự rồi chụp ngay trước khi xem xét phía sau có gì.
Một số điều bạn cần lưu ý như sau:
- Có gì xuất hiện phía sau bức ảnh? Có ai đó đang làm gì phía sau khiến cho bức ảnh bị
“nhiễu” không?
- Nền ảnh phía sau có gì đặc biệt không? Có vật thể hoặc chi tiết nào bị khung hình cắt
ngang không?
- Ảnh nền có gì tương tác với tiền cảnh không? Phía sau đầu người được chụp có cây đèn
hay ánh mặt trời rọi vào làm chói sáng phần nền không?
Ngòai ra còn nhiều yếu tố khác bạn cần lưu ý, ví dụ như đường chân trời, đường bờ nước,
hàng rào, mái nhà… Đừng bao giờ để các đường này cắt ngang đầu người được chụp vì như
vậy chính nền ảnh đó làm cho phần hình phía trước bị mất trọng tâm. Phần ảnh nền như vậy
tạo nên một bức ảnh có độ “nhiễu nền” cao.
Tham khảo thêm thông tin
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về máy ảnh, phụ kiện và các phương pháp chụp ảnh đẹp, bạn có
thể ghé thăm trang web sau:
Một số ví dụ tiêu biểu về các phương pháp chụp ảnh
Phần này các bạn sẽ xem qua một số ví dụ điển hình về cách chụp các bức ảnh phong cảnh
và chụp người. Qua những nhận xét trong bài viết, các bạn cũng có thể rút ra được kết luận
của riêng mình. Hy vọng những ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn thêm thông tin về cách chụp
được những bức ảnh đẹp.
-34-
So sánh giữa hai cách lấy góc – trực diện và chụp nghiêng.
Theo kinh nghiệm bản thân thì tôi nhận thấy có một góc chụp nhất định phù hợp với rất
nhiều người. Đó là khi một bên cằm của người trong ảnh song song với đường thẳng đứng
theo “luật chia ba”. Trường hợp bức ảnh bên phải là một ví dụ.
Trong 2 bức ảnh trên, bức ảnh bên phải chỉ là sự cắt khung lại của bức ảnh bên trái. Ở bức
ảnh bên trái, trọng tâm của ảnh bị phân tán và chủ đề chính không nổi bật. Đặc biệt chiếc
nắp cống còn tạo ra sự chắp vá của bố cục. Sau khi cắt khung lại, trông bức ảnh có “hồn”
hơn.
-35-
Bức ảnh bên trái tốt cho việc cung cấp tư liệu về ngôi nhà mà người chủ muốn bán, tuy
nhiên bức ảnh bên phải có phần sáng tạo hơn.
Đường chân trời đôi khi cũng là một chủ đề mà nhiều người ưa thích. Cho dù ở những đô thị
dày đặc nhà cửa thì bạn vẫn có thể tìm ra được những góc chụp như 2 bức ảnh trên.
Khi chụp chân dung có sử dụng đèn flash, lưu ý nhắc người trong ảnh đứng xa tường một
chút để tránh hiện tượng bóng ảnh đổ trên tường.
Với nguồn sáng ngược hoặc màu nền ảnh quá sáng, việc sử dụng đèn flash làm nguồn bù
sáng (hình 2) sẽ tránh được hiện tượng bóng tối (hình 1).
-36-
Bức ảnh chiếc xe đạp có bố cục rất tốt. Nếu chuyển sang ảnh đơn sắc thì trông có phần ấn
tượng hơn. Những màu sơn loang lổ và bức tường gạch khiến nội dung bị phân tán đôi chút.
Ảnh đơn sắc tạo nên cảm giác chiếc xe đã đứng đó rất lâu rồi.
Con chim bay lên phía tượng con báo khiến bố cục trở nên rất sống động. Đôi khi trong lúc
chụp ảnh, yếu tố “khoảng khắc” vô cùng quan trọng. Bạn nên sắm cho mình một máy ảnh
đủ khả năng chớp nhanh nhiều hình trong thời gian ngắn để không bỏ lỡ những khoảng khắc
quý giá như trên.
- Hết phần Kỹ thuật chụp ảnh -
-37-
Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop
Một số hướng dẫn cơ bản
Chương trình hoạt động ngoại khóa của Đoàn Sinh Viên Việt Nam tại AIT
Nhiệm kỳ tháng 8/2006
Tổ chức chương trình: Nguyễn Minh Quang
Biên tập: Đỗ Minh Phương
Điều phối viên: Nguyễn Thị Châu Huyền
© Đỗ Minh Phương
Remote Sensing and GIS
Honda Image Processing Lab.
Asian Institute of Technology
12120 Klongluang, Pathum Thani, Thailand
October 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xử lý nhanh ảnh số với Adobe Photoshop.pdf