Xu hướng vận động, đổi mới của hình thức thể loại truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945

In the brilliant achievements of the national language prose in various genre before the year of 1945, short stories played an important role in their unique placement. In general, we can see the innovations of prose during the period from 1940 to 1945 were in a continuous process of renewal of general literature. The process that began in early twentieth century has the major orientation of modernization, democratization and nationalization. And the short stories (1940_1945) acted the role to complete the process of modernization of the genre of short stories and the whole national language prose. The modernization was reflected in increased markedly novel substance characterized by the pages of fiction, in the access, dominated from the perspective of people's privacy, in the process of development from simple to complex of some forms of art such as structure, character and narrative method. Particularly, it is the smooth in the combination of genres as well as of art methods.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng vận động, đổi mới của hình thức thể loại truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 22 XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, ĐỔI MỚI CỦA HÌNH THỨC THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1940 – 1945 Đinh Thị Cẩm Lê* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Trong thành tựu có thể nói là phong phú, rực rỡ của văn xuôi quốc ngữ gồm nhiều thể loại trƣớc 1945, truyện ngắn có tầm quan trọng và vị trí riêng. Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy những cách tân của văn xuôi 1940-1945 nằm trong quá trình đổi mới liên tục của văn học nói chung. Quá trình ấy đƣợc bắt đầu từ đầu thế kỷ XX với định hƣớng lớn là hiện đại hoá, dân chủ hoá và dân tộc hoá. Trong đó, truyện ngắn 1940-1945 giữ vai trò hoàn kết quá trình hiện đại hoá, chẳng những của thể loại, mà còn là của toàn bộ nền văn xuôi quốc ngữ. Sự hiện đại ấy thể hiện ở việc gia tăng rõ rệt của chất tiểu thuyết bằng những trang viết đậm chất văn xuôi, ở việc tiếp cận, chiếm lĩnh con ngƣời từ góc độ đời tƣ, ở quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp của một số hình thức nghệ thuật nhƣ kết cấu, nhân vật, phƣơng thức trần thuật. Đặc biệt là ở kết hợp nhuần nhị của các thể loại cũng nhƣ các phƣơng thức nghệ thuật. Từ khóa: Truyện ngắn, hình tượng nhân vật, hình thức nghệ thuật, thể loại, miêu tả Bƣớc sang thế kỷ XX, văn học Việt Nam dần chuyển mạnh sang quỹ đạo hiện đại. Quá trình hiện đại hoá ấy diễn ra liên tục và ngày càng mạnh mẽ để rồi hoàn kết khá viên mãn ở chặng cuối, giai đoạn 1940 - 1945. Trong số những thể loại góp phần tạo nên thành tựu có thể nói là phong phú, rực rỡ đó, truyện ngắn có một tầm quan trọng, một vị trí riêng. Để vƣơn tới sự thành thục, hoàn thiện, truyện ngắn đã trải qua nhiều chặng phát triển với những bƣớc ngoặt có tính quy luật. Mỗi giai đoạn là một chặng, một khâu, có vị trí nhất định trong cả quá trình phát triển đó. Và truyện ngắn giai đoạn 1940 - 1945 cũng là một chặng nhƣ thế. Đánh giá về truyện ngắn giai đoạn này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng thể tài truyện ngắn “đã được nâng lên mức độ có thể nói là hoàn thiện” [3]. Sự “hoàn thiện” ấy đƣợc thể hiện trƣớc hết ở hình thức thể loại.  SỰ GIA TĂNG RÕ RỆT CHẤT TIỂU THUYẾT Trong cách hiểu rộng rãi hiện nay, khái niệm truyện ngắn có hai nội hàm. Nội hàm thứ nhất, xem truyện ngắn cũng là tiểu thuyết, nhƣng đƣợc viết ngắn gọn (đoản thiên tiểu thuyết); nội hàm thứ hai, xem truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại độc lập; tuy cả hai đều là văn xuôi nghệ thuật và có nhiều điểm chung, nhƣng ở mỗi loại đều có những đặc trƣng  riêng, khác nhau, chứ không chỉ có sự khác nhau về độ dài ngắn. Đó còn là sự khác nhau về thi pháp đặc thù, về tƣ duy thể loại. Đây là cách hiểu hầu nhƣ chỉ dành cho giới chuyên môn. Cả hai cách hiểu trên đều có lý và có phạm vi sử dụng riêng. Vì vậy, nhiều khi có thể sử dụng cả hai. Ở đây, với cách hiểu chặt chẽ thứ hai, ngƣời viết muốn nói đến chất tiểu thuyết đậm đặc trong truyện ngắn 1940-1945. Đó chính là sự thể hiện sâu sắc và bao quát nhất của tính hiện đại trong truyện ngắn giai đoạn này. Biểu hiện rõ nét nhất của sự gia tăng chất tiểu thuyết trong thể loại truyện ngắn 1940-1945 là sự gia tăng của chất văn xuôi. Giầu chất văn xuôi chính là một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết. Đó là việc nhà văn tiếp cận cuộc sống nhƣ một thực tại cùng thời, đang sinh thành, đang diễn ra xung quanh với những bề bộn, dở dang, không toàn vẹn. Ở đó chất chứa tất cả những ngổn ngang, phức tạp của cuộc sống, bao gồm cả cái cao cả và cái tầm thƣờng, cái bi và cái hài, cái lớn và cái nhỏNhiều khi nhà văn sẵn sàng cắt bỏ những tình tiết, biến cố (khác với truyện truyền thống) để đƣa vào đầy ắp trong tác phẩm các chi tiết đời sống và các nét tâm lý đời thƣờng. Nhƣng điều đó không làm cho các cây bút truyện ngắn 1940-1945 bị rơi vào lối miêu tả tự nhiên chủ nghĩa, hay sa vào những cái tầm thƣờng, xám xịt, nhạt nhẽo, bởi tất cả đều đƣợc soi rọi dƣới ánh sáng của tƣ tƣởng và thể hiện bằng ngòi bút phân tích. Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 23 Có thể nói, các nhà văn giai đoạn này đã tìm mọi cách để tiếp xúc tối đa với hiện thực gần gũi đang mở ra xung quanh. Chƣa bao giờ cuộc sống hiện tại, đƣơng đại lại đƣợc phản ánh cụ thể, đậm nét và phong phú nhƣ vậy. Ở đó, nhịp đập của đời sống thực tại nhƣ đang cất lên rộn rã, những hình ảnh sống động, rõ nét nhƣ chính những gì đang hiện hữu ngoài kiaTất cả đều mang sắc thái rất mực chân thực, nhƣ vốn có. Bởi, các nhà văn luôn mong muốn đạt tới sự chân thực cao nhất, không chỉ trong những khái quát sâu sắc, mà còn trong cả việc miêu tả các chi tiết “vụn vặt”, “tầm thường” của đời sống hiện thực đƣơng thời. Việc gia tăng chất tiểu thuyết thể hiện tập trung ở việc tiếp cận, chiếm lĩnh con ngƣời từ góc độ đời tƣ. Tức là nhìn con ngƣời nhƣ một cá thể riêng lẻ, có số phận, có đời sống tâm lý riêng, rất cụ thể, chứ không phải là con ngƣời đại diện cho một mẫu hình lý tƣởng hay một loại hình xã hội nào đó. Vì vậy, mỗi truyện là một mảnh đời, một số phận riêng, không giống nhau. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong hàng loạt tác phẩm giai đoạn này: Ông giăng không biết nói, Lụa (Tô Hoài), Dì Hảo, Ở hiền (Nam Cao); Mợ Du, Người con gái (Nguyên Hồng); Đập đất, Vè Hai Ngọ, Sắm mã (Tam Kính), Chị Yên, Người chị dâu tôi, Người anh cả, Anh Đỏ Phụ (Hồ Dzếnh), Cơn giông (Thanh Châu); Yên hoa (Ngọc Giao) Trƣớc đây, khi Ngô Tất Tố xây dựng hình tƣợng nhân vật chị Dậu, điều mà nhà văn quan tâm là miêu tả ngƣời phụ nữ nông dân trong sự áp bức bất công của xã hội, nên hình ảnh nhân vật chị Dậu là điển hình chung cho tất cả những ngƣời phụ nữ nông dân khác. Đến giai đoạn 1940-1945, các nhà văn vẫn tiếp tục xây dựng những hình tƣợng nhân vật ngƣời nông dân nhƣ: lão Hạc (Lão Hạc), Nhu (Ở hiền), dì Hảo (Dì Hảo), anh Phúc (Điếu văn)- Nam Cao; chị Yên (Chị Yên), anh Đỏ Phụ (Anh Đỏ Phụ)- Hồ Dzếnh Họ là những ngƣời có cùng tầng lớp xuất thân, nhƣng dƣới góc nhìn đời tƣ của nhà văn, mỗi nhân vật lại là một con ngƣời cụ thể, có hoàn cảnh, tính cách và số phận riêng. Chẳng hạn, cũng là ngƣời thuộc tầng lớp nông dân, nhƣng hoàn cảnh và số phận anh Phúc (Điếu văn) không giống với những ngƣời nông dân khác. Từ nhỏ anh đã phải đi ở cho ngƣời ta. Ho hen, ốm yếu là thế, nhƣng anh vẫn lấy vợ và cố gắng hết sức mình để tận tuỵ, yêu chiều cô ta. Thế rồi bệnh tật và sự vất vả đã khiến anh sức cùng, lực kiệt. Anh chết trong trong tức tƣởi, bỏ lại hai đứa con gày gò, ốm yếu; Nhu (Ở hiền) thì đƣợc sinh ra trong một gia đình đông con, hiền lành, nhu mì từ bé, nên Nhu thƣờng bị bắt nạt và phải nhịn nhƣờng các anh chị em trong gia đình. Đi lấy chồng, Nhu cũng chẳng đƣợc sung sƣớng hơn, vì chồng Nhu lấy vợ bé về bắt Nhu phải hầu hạ. Nhu vẫn nhẫn nhịn chấp nhận việc đó và “sống như một con vú trong nhà chúng”. Khác với anh Phúc và Nhu, chị Yên (Chị Yên- Hồ Dzếnh) lại có hoàn cảnh và số phận khác. Chị Yên đƣợc mua về làm con nuôi trong một năm lụt lội, đói kém. Là ngƣời có “lòng tử tế” và “trung thành”, lại chăm chỉ, hay lam hay làm, nhƣng cuộc đời chị không may mắn. Chị có ngƣời yêu, khi hai ngƣời chuẩn bị làm đám cƣới thì chị bị ngƣời ta làm nhục. Đau đớn, tủi hổ, chị bỏ nhà vào tận Thanh Hoá và lấy chồng trong đó. Nhƣng rồi, bi kịch vẫn không buông tha chị, chị chết, một tháng sau chồng và hai tháng trƣớc đứa con trai. Rõ ràng, cùng thuộc tầng lớp nông dân, nhƣng mỗi nhân vật lại có một cuộc sống, một số phận riêng không giống nhau. Quan tâm tới đời sống riêng của mỗi con ngƣời cụ thể và khám phá nó dƣới nhiều góc độ khác nhau, để nhận thức rõ hơn về đời sống, hiện thực, truyện ngắn 1940-1945 đã thể hiện một trong những đặc trƣng tiêu biểu của tiểu thuyết. Vì vậy, có thể nói rằng, yếu tố đời tƣ càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng gia tăng. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ ĐƠN GIẢN ĐẾN PHỨC TẠP CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT Quá trình hiện đại hoá văn học, xét ở phƣơng diện nào đấy, là quá trình đi từ sự đơn giản đến phức tạp trong kết cấu, nhân vật và phƣơng thức trần thuật. Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 24 Trong những năm 1940-1945, truyện ngắn có nhiều lớp nghĩa trở nên phổ biến. Một loạt tác phẩm của Nam Cao nhƣ Nước mắt, Tư cách mõ, Lão Hạc, Lang Rận, Trăng sáng, Đời thừa... có kết cấu nhƣ vậy. Nhƣng, không chỉ Nam Cao, kết cấu ấy còn xuất hiện trong những truyện nhiều dƣ vị của Nguyễn Tuân: Một người không đập vỡ đàn, Đôi tri kỉ gượng; hay các truyện: Ốm, Hai anh học trò có vợ, Người chồng gầy, Cái đồng hồ... của Bùi Hiển; Sợi tóc.. của Thạch Lam; Truyện gã chuột bạch củaTô Hoài; Hình bóng, Tội lỗi ngoài ngưỡng cửa...của Ngọc Giao... Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao đã tạo nên hai cốt truyện cùng song song tồn tại trong kết cấu tác phẩm. Tuyến cốt truyện thứ nhất là xung đột giữa Chí Phèo - Bá Kiến và tuyến cốt truyện thứ hai là mối tình của Chí Phèo với Thị Nở. Nếu tuyến Chí Phèo-Bá Kiến gắn với quá trình bị huỷ diệt linh hồn của Chí Phèo, thì tuyến thứ hai (Chí Phèo- Thị Nở) gắn với sự thức tỉnh linh hồn của nhân vật chính. Có thể nói, nếu tuyến thứ nhất là chủ đề xã hội, thì tuyến thứ hai lại tập trung vào chủ đề con ngƣời. Cả hai tuyến cốt truyện đều có những diễn biến nhất định với những tình tiết, biến cố và đều đƣợc giải quyết, song nó lại có liên quan, gắn bó mật thiết với nhau trong trục chung của tác phẩm. Đây là điều trƣớc đây ít có trong truyện ngắn. Nó tạo hứng thú cho ngƣời đọc, bởi rõ ràng, trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã không chỉ đề cập tới vấn đề xã hội với xung đột, mâu thuẫn giai cấp, mà ông còn đi sâu vào đề tài thế sự, đời tƣ để đặt ra vấn đề quyền sống, quyền đƣợc yêu và hạnh phúc, một vấn đề mang tính nhân bản sâu sắc. Với kiểu kết cấu này, các nhà văn sẽ bao quát cuộc sống ở nhiều phƣơng diện phức tạp hơn, nội dung tác phẩm cũng sẽ đƣợc khám phá ở bề sâu, bề sau, tƣ tƣởng mà tác giả gửi gắm, vì thế, cũng đƣợc nhận thức sâu sắc và thấm thía hơn. Về phƣơng diện xây dựng nhân vật, truyện ngắn 1940-1945 cũng đã thể hiện những bƣớc phát triển mới để đi đến sự hoàn thiện. Với cách nhìn con ngƣời không một chiều, nhất phiến, cách xây dựng nhân vật trong các truyện ngắn giai đoạn này cũng có những thay đổi. Các nhà văn thƣờng đi vào miêu tả những nét tiêu biểu trong tính cách nhân vật trong sự đa diện, đa chiều. Nhân vật lão Hạc (Lão Hạc) của nhà văn Nam Cao, bề ngoài có vẻ lẩm cẩm, gàn dở, nhƣng thực ra lão vừa là ngƣời cha tận tuỵ, hết lòng hy sinh vì con, vừa là ngƣời nông dân có phẩm chất thanh cao hiếm có. Nhân vật Mão Chột trong truyện ngắn Người mẹ không con (Nguyên Hồng) cũng là người có những biểu hiện hết sức trái ngƣợc trong tính cách. Bề ngoài, hắn là ngƣời chồng thô bạo, cục cằn, thƣờng đánh chửi vợ mỗi khi thua bạc, nhƣng hắn cũng là một ngƣời chồng rất thƣơng vợ. Cái cách hắn thể hiện tình thƣơng với vợ vừa trìu mến, tha thiết lại vừa thô mộc nhƣ chính con ngƣời hắn vậy. Hắn “gắt gỏng” khi vợ nhất định nhƣờng cho những thứ ngon lành, khiến hắn phải “ép”, phải “san sẻ ”cho vợ nhƣ ngƣời khách lạ, hắn còn cảm thấy “uất ức” khi thấy vợ cứ cho hắn độc hƣởng sự sung sƣớng. Hắn nhủ lòng rằng : “Không, hắn đã khổ sở, hắn đã cơ cực, thì những lúc làm được đồng tiền hay cờ bạc gỡ gạc được chút ít, hắn cũng muốn cho vợ hắn cũng như hắn, ăn uống tiêu pha thật thoả thuê để quên mọi sự đi”. Rõ ràng, tính cách nhân vật Mão Chột đƣợc xây dựng không hề đơn giản, sơ lƣợc theo công thức chính diện, phản diện thông thƣờng, mà đó là một nhân vật có tính cách phức tạp, ít nhiều có chiều sâu. Nếu nhƣ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thƣờng đƣợc miêu tả cặn kẽ về diện mạo và hành vi bên ngoài (thƣờng đƣợc nhà văn đặt vào trong những quan hệ xung đột bên ngoài), thì nhân vật truyện ngắn 1940- 1945 lại đƣợc soi sáng chủ yếu từ bên trong với những xung đột nội tâm quyết liệt, căng thẳng. Lúc này, đời sống tâm lý của nhân vật cũng trở thành đối tƣợng để nhà văn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu. Nhân vật thƣờng đƣợc miêu tả trong chiều sâu suy nghĩ. Vì vậy, họ hay một mình để lắng nghe tâm trạng, hoài niệm về quá khứ, để dằn vặt, tự vấn lƣơng tâm, hoặc chìm đắm trong những nghiền ngẫm, suy tƣ về sự sống, con ngƣời và xã hội. Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 25 Dùng ngòi bút để thâm nhập sâu vào trong thế giới bí ẩn và phức tạp đó, nhà văn không chỉ miêu tả quá trình nhận thức của nhân vật nhƣ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, mà còn phát hiện quá trình tự nhận thức ở họ. Phần nhiều, đó là những con ngƣời hƣớng nội, luôn mổ xẻ, phân tích bản thân mình để tự nhận thức và phê phán: Hộ - Đời thừa; Điền- Trăng sáng, Điền- Nước mắt, lão Hạc - Lão Hạc (Nam Cao); Nguyễn - Đôi tri kỉ gượng (Nguyễn Tuân); Sinh - Đói (Thạch Lam); Hƣng- Miếng bánh (Nguyên Hồng)....Trong số đó, có những nhân vật, mà bề dầy tâm lý không thua kém gì nhân vật tiểu thuyết. Đây là biểu hiện quan trọng của sự hiện đại trong truyện ngắn giai đoạn này, so với trƣớc. Bởi, nhƣ Hoàng Ngọc Hiến đã nhận định: “Trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết, những bước tiến quan trọng thường gắn liền với sự phát triển khả năng và kỹ thuật bộc lộ quá trình tự nhận thức của nhân vật, từ đó mở rộng khả năng đi sâu vào đời sống tâm lý và thế giới nội tâm của con người” [4] Có thể nói, dù tiếp cận tâm lý con ngƣời ở những mức độ khác nhau, nhƣng sáng tác của các nhà văn giai đoạn này đều lấy tâm lý con ngƣời làm đối tƣợng để phản ánh, phân tích. Thông qua chân dung tinh thần của nhân vật, thông qua những xung động, biến đổi tâm lý, những giây phút trăn trở, dằn vặt, hay cả quá trình diễn biến tâm lý phức tạp và đầy mâu thuẫn, các nhà văn đều thể hiện chung một mong muốn, đó là phản ánh, nghiền ngẫm và phân tích hiện thực của cuộc sống, xã hội, con ngƣời với tất cả sự chân thực và chiều sâu vốn có của nó. Về phƣơng diện trần thuật, truyện ngắn đã đi từ lối kể truyện đơn giản, có đầu có cuối đơn điệu theo góc nhìn của tác giả (Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn...), đến lối nhập vai vào nhân vật và thuật kể linh hoạt, theo giọng điệu nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Các cây bút truyện ngắn 1940-1945 đã xoá bỏ khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và nội dung trần thuật để miêu tả hiện thực nhƣ cái hiện tại đƣơng thời của ngƣời trần thuật. Với giọng điệu kể luôn thay đổi, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ, cách nói riêng và mỗi điểm nhìn sẽ gắn liền với một sự trải nghiệm, vì vậy, hiện thực sẽ đƣợc đánh giá theo nhiều cách. Ở đó mỗi nhân vật là một ý thức, một bản ngã và một thái độ tự do, độc lập với lập trƣờng tác giả. Tác giả không còn là ngƣời phán truyền chân lý, ngƣời biết trƣớc tất cả và luôn luôn đúng để có thể kể lại mọi sự đi, đứng của nhân vật một cách thản nhiên, trầm tĩnh, mà nói nhƣ nhà văn Xô Viết Antônôv, họ đã “trao ngòi bút cho nhân vật, để nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của nó”[2]. Điều này cho phép ngƣời trần thuật có thể tiếp xúc, đối thoại và nhìn nhận nhân vật một cách gần gũi nhƣ những ngƣời bình thƣờng, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình, đồng thời, có thể cùng họ quan sát, phân tích và suy ngẫm. Còn nhân vật, họ có quyền nói lên tiếng nói của mình với những lí lẽ và lẽ phải của riêng họ. Biểu hiện ấy cho thấy vị trí của ngƣời trần thuật và nhân vật là bình đẳng, và đây chính là một bằng chứng rõ nét của tính dân chủ trong truyện ngắn giai đoạn này. Và, thể loại truyện ngắn tạo đƣợc một bƣớc tiến quan trọng trong phƣơng thức trần thuật, khi dần từ lối trần thuật độc điệu, đơn giản để tiến đến sự đa dạng, linh hoạt và phức điệu trong nghệ thuật trần thuật. Có thể nói, từ Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học đến Nguyễn Công Hoan, rồi đến Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển... việc xây dựng kết cấu, xây dựng nhân vật, phƣơng thức trần thuật của truyện ngắn đã có những bƣớc vận động, phát triển mạnh mẽ, từ đơn giản đến phức tạp. Đó cũng là một biểu hiện của quá trình vận động có tính quy luật của thể loại trên con đƣờng tiến tới thật sự hiện đại. SỰ TỔNG HỢP CỦA CÁC THỂ LOẠI VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT Truyện ngắn những năm 30 của thế kỷ XX đƣợc khẳng định, trƣớc hết bởi hai tên tuổi nổi bật: Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam. Họ đều là những bậc thầy truyện ngắn, đều nổi tiếng. Nhƣng đáng chú ý là họ rất khác nhau, mỗi ngƣời một phong cách rất riêng. Nguyễn Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 26 Công Hoan đƣợc xem là bậc thầy của truyện ngắn trào phúng, và ông chỉ đứng đƣợc với loại truyện trào phúng, còn Thạch Lam là bậc thầy của truyện ngắn trữ tình và cũng chỉ viết hay ở loại truyện trữ tình. Đến giai đoạn 1940-1945, Nam Cao nổi lên nhƣ một tài năng kiệt xuất trong thể loại truyện ngắn, nhƣng rất khó có thể xác định ông là cây bút trào phúng, trữ tình, hay tâm lý, triết lý, bởi tất cả những yếu tố trào phúng, trữ tình, tâm lý, triết lý... đều hiện diện đậm nét trong ngòi bút của ông, và thƣờng hoà hợp với nhau tới mức nhuần nhuyễn để làm nên một phong cách truyện ngắn mang tính tổng hợp của nhiều thể loại, bút pháp, đồng thời vẫn hết sức độc đáo. Có thể xem sự tổng hợp của nhiều thể loại là một biểu hiện quan trọng của tính hiện đại trong truyện ngắn Nam Cao. Hoàng Ngọc Hiến từng cho rằng: “Truyện ngắn hiện đại là sự tổng hợp của hai thể loại: giai thoại và ngụ ngôn. Giai thoại có truyện hấp dẫn nhưng không có hàm nghĩa sâu xa, ngụ ngôn có hàm nghĩa sâu xa, nhưng truyện không hấp dẫn. Xét về phương diện tổng hợp giai thoại và ngụ ngôn, thì Nam Cao có nhiều truyện ngắn đạt hơn cả”[3]. Ở đây, thực chất nhà nghiên cứu muốn nói tới sự kết hợp giữa tính hấp dẫn và sự sâu sắc trong các sáng tác truyện ngắn hiện đại, điều mà trƣớc đây truyện ngắn ít có. Bởi các nhà văn lớp trƣớc thƣờng chỉ tập trung tạo ra những tác phẩm có cốt truyện hấp dẫn, mà ít quan tâm tới nội dung tƣ tƣởng sâu sắc chứa đựng trong đó. Nam Cao là một cây bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, nhƣng trong tác phẩm của nhà văn vẫn có thể nhận thấy sắc thái trữ tình thắm thiết. Ông thƣờng viết về những ngƣời thân yêu, ruột thịt với chứa chan tình cảm thƣơng yêu, trân trọng. Nhiều truyện của ông mang tính tự truyện, và lắm khi, giữa những câu văn tự sự, khi không thể kìm chế đƣợc lòng mình, ông đã để mặc cho cảm xúc cuốn đi, ông cất tiếng gọi tên nhân vật với giọng điệu đầy thiết tha, xúc động:“Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo cho cái vườn của lão . Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứa không chịu bán đi một sào” (Lão Hạc). Thậm chí, ngay cả khi Nam Cao miêu tả khách quan, thì chất trữ tình cũng toát ra từ những hình ảnh, giọng điệu, lời văn để khơi gợi trong lòng độc giả biết bao cảm xúc: “ Ninh nắm lấy bàn tay của bu, chỉ còn rặt những xương, mà giá lạnh. Nó lỏng la, lỏng lẻo. Những ngón trông rõ từng đốt, từng đốt một. Những đường gân xanh nổi thày lày lên” (Từ ngày mẹ chết). Trong ngòi bút Nguyên Hồng cũng có sự kết hợp của hai yếu tố tự sự và trữ tình. Nhƣng, khác với Nam Cao, yếu tố trữ tình ở ngòi bút của Nguyên Hồng thƣờng đƣợc bộc lộ rõ nét và mạnh mẽ trong những lời văn và hình ảnh mà ông miêu tả. Tƣởng nhƣ nhà văn đã dồn tất cả cảm xúc, lòng yêu thƣơng của mình vào trong đó để đốt cháy tâm can ngƣời đọc. Cuộc đời bất hạnh của những ngƣời nhƣ mụ Mão (Người đàn bà không con), mợ Du (Mợ Du), Lệ Hà (Người con gái), Thạo bé (Giọt máu)... đƣợc nhà văn kể lại bằng giọng điệu dƣng dƣng cảm động và xót xa. Hãy xem ông miêu tả hình ảnh Thạo bé, sau khi vƣờn ngô cô bé trồng bị mụ chủ nhà phá nát: “Cả buổi chiều hôm ấy, chẳng nón áo gì, Thạo bé cứ luẩn quẩn hết gốc ngô này sang gốc ngô khác vuốt, chắp chắp, nối nối, và khóc. Nó khóc chỉ có tiếng nức nở chứ không thấy nước mắt. Nước mắt của nó bị nhoà hẳn dưới những trận mưa đổ rào rào xuống người nó run cầm cập và xám ngắt” (Giọt máu) Bên cạnh sự kết hợp của yếu tố tự sự - trữ tình, truyện ngắn 1940-1945 còn tạo ra một sự kết hợp khác đầy thú vị, đó là sự kết hợp của yếu tố trào phúng với yếu tố trữ tình. Giờ đây, tuy không còn có những “cây” trào phúng nhƣ Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, nhƣng lại có thể tìm thấy chất trào phúng- trữ tình đƣợc kết hợp, đan xen trong truyện của Nam Cao, Nguyễn Tuân, Phan Du, Bùi Hiển, Hƣớng Minh. Và, những Quên điều độ, Cái mặt không chơi được, Những truyện không muốn viết, Cười, Nhỏ nhen của Nam Cao; Cái đồng hồ, Hai anh học trò có vợ, Ốm, Người chồng gầy của Bùi Hiển; Thằng bơ của Hƣớng Minh; Nhà Nguyễn, Đôi tri kỷ Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 27 gượng của Nguyễn Tuân; Sống gởi của Phan Du...là những minh chứng tiêu biểu. Đặc biệt, có nhiều tác phẩm, tuy là truyện ngắn nhƣng đƣợc viết dƣới dạng hồi ký- tự truyện, hoặc đƣợc viết dƣới dạng tuỳ bút. Ở truyện ngắn mang dáng dấp hồi ký- tự truyện, câu chuyện đƣợc nhà văn sáng tạo thông qua những hồi tƣởng về quá khứ. Đó là những kỉ niệm vui buồn mà họ đã trải qua và thấm thía sâu sắc. Trong tác phẩm của Nam Cao luôn thấy trở đi, trở lại những hồi ức về ngôi làng Đại Hoàng, quê hƣơng ông và những ngƣời thân yêu của ông: bà ngoại vất vả, lam lũ (Nhìn người ta sung sướng), ngƣời dì nuôi hiền lành (Dì Hảo), nhẫn nhịn, ngƣời vợ tảo tần (Trăng sáng, Cười, Bài học quét nhà...) và những ngƣời nông dân chất phác, thật thà (Lão Hạc, Ở hiền, Điếu văn...). Tập Chân trời cũ của Hồ Dzếnh cũng vậy. Có thể gọi đây là những truyện ngắn-hồi ký, vì những kỉ niệm về tuổi thơ bên cạnh những ngƣời ruột thịt chính là nguồn cảm hứng và chất liệu chính trong tác phẩm này. Còn truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh thì thật sự là một cuốn hồi ký: “truyện” kể lại kỉ niệm của buổi đầu tiên đi học của một cậu bé, với những cảm xúc mới mẻ và trong trẻo, qua sự hồi tƣởng của nhân vật “tôi” khi bắt đầu bƣớc chân vào lớp một... Ở những truyện đƣợc viết dƣới dạng tuỳ bút, nhà văn không chỉ ghi chép về những con ngƣời và sự kiện cụ thể, mà còn chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tƣ và nhận thức đánh giá của mình về con ngƣời và cuộc sống hiện tại. Chính điều này khiến cho các sáng tác truyện ngắn - tuỳ bút giai đoạn 1940-1945 vừa giầu chất trữ tình, lại vừa mang đậm yếu tố suy tƣởng, triết lý. Ở truyện ngắn Đôi tri kỉ gượng của Nguyễn Tuân, qua hình ảnh nhân vật Nguyễn, ngƣời đọc có thể bắt gặp một Nguyễn Tuân đầy cá tính, luôn “kiêu hãnh”, “kênh kiệu”, ngƣời “được sinh ra để mà thờ Nghệ Thuật”. Con ngƣời ấy luôn khao khát sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, chứ không phải là một cuộc sống “lèm nhèm, lẹt đẹt, lờ mờ, luộm thuộm và bằng lòng của tất cả chung quanh”. Trong tác phẩm, Nguyễn thƣờng xuất hiện với dáng vẻ trầm ngâm, suy tƣ. Suy tƣ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống, về những mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời...để rồi chàng nhận ra rằng: “Người ta không quen nhau, không được đánh bạn với nhau nhiều khi thì lại là hay. Đã không chơi với nhau thì có bao giờ phải nói đến hai chữ phụ nhau. Cái lầm của nhiều người là cứ đi vét lấy những linh hồn bầu bạn để rồi về sau lại làm đau khổ lẫn nhau, phụ lẫn nhau”. Nếu có thể thay tên nhân vật chính- Nguyễn- và có một cách tiếp cận các truyện trong tập sách bằng “tôi”, thì tập truyện ngắn sẽ hoàn toàn trở thành một tập tuỳ bút, bên cạnh Tuỳ bút I, Tuỳ bút II của nhà văn. Ở giai đoạn này cũng có những truyện ngắn rất gần với thơ. Chất thơ ấy toát lên từ cảm xúc sâu lắng, dịu dàng của tác giả. Đọc những truyện ngắn gần nhƣ thơ ấy, có thể thấy chất trữ tình nhƣ thấm đƣợm trong từng hình ảnh, chi tiết, giọng điệu, lời văn và dƣ âm của nó nhƣ vẫn còn lan toả mãi trong tâm hồn ngƣời đọc, cho dù trang sách đã khép lại. Có thể kể: Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam), Tình trong câu hát, Bến nứa, Tình thư (Thanh Tịnh), Nhặt cánh hoa tàn (Nam Cao)... Trong những truyện ngắn này, ý nghĩa của nó không nằm ở cốt truyện, mà ở không khí, cảm xúc, tâm trạng bàng bạc trong truyện. Ngay trong Chí Phèo của Nam Cao, một ngòi bút tự sự nhiều khi khách quan đến lạnh lùng, vẫn có thể tìm thấy chất thơ ẩn chứa ở trong đó. Khi Chí Phèo (Chí Phèo) tỉnh rƣợu, âm thanh đầu tiên mà hắn nghe thấy là những âm thanh của cuộc sống đời thƣờng, quen thuộc. Đó là tiếng chim hót, tiếng cƣời nói của những ngƣời đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tất cả là“chất thơ được cất lên từ cuộc sống hàng ngày lam lũ” (lời Nguyễn Đăng Mạnh), thế nhƣng cũng đủ để làm lay động tâm hồn ngƣời đọc, bởi nó đƣợc chắt ra từ tình yêu thiết tha với quê hƣơng, với con ngƣời Việt Nam của nhà văn. Ngoài ra, trong truyện ngắn giai đoạn này còn có những sự kết hợp, đan xen khác: truyện ngắn với Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 28 phóng sự (Phi Vân, Kim Lân) hoặc truyện ngắn đƣợc viết dƣới dạng những bức thƣ (tập Cuộc sống của Nguyên Hồng, các truyện Ngày mai tôi sẽ chết của Vũ Bằng, Gia đình của Hƣớng Minh ). Những kết hợp mới mẻ, sáng tạo đó đã tạo nên những sắc thái mới, đa dạng cho truyện ngắn, đồng thời mang đến cho thể loại này những cách thể hiện độc đáo và đặc sắc. Do đâu mà thể loại truyện ngắn ở chặng cuối của quá trình hiện đại hoá lại có sự tổng hợp nhƣ vậy? Phải chăng đó chính là biểu hiện của sự thức tỉnh mạnh mẽ của ý thức cá nhân. Các nhà văn giai đoạn này muốn đƣợc sống thật, sống sâu sắc với những suy nghĩ, tƣ tƣởng của chính mình. Cùng với đó, xu hƣớng chung của họ lúc này là bám sát đời sống, tiếp xúc tối đa với đời sống và số phận, tâm hồn con ngƣời, nên họ không thể viết một cách công thức theo kiểu ƣớc lệ, sơ đồ, mà phải sáng tạo, linh hoạt để đáp ứng đƣợc cao nhất với việc thể hiện chân thực, sâu sắc cuộc sống muôn mầu, muôn vẻ, lại luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, đồng thời, nhận biết, khám phá sự phức tạp, đa chiều bên trong mỗi con ngƣời. Để có thể làm đƣợc nhƣ vậy, hình thức thể loại cũng cần phải đa dạng và có khả năng vƣợt ra khỏi ranh giới của chính nó, để ôm trùm đƣợc tất cả những biểu hiện ấy. Có thể nói, cùng với những tiến bộ về nội dung, tƣ tƣởng, sự đổi mới của hình thức thể loại truyện ngắn 1940-1945 đã soi sáng phần nào con đƣờng phát triển ngoạn mục của truyện ngắn quốc ngữ nói riêng và của nền văn xuôi mới nói chung. Theo thời gian, nhiều giá trị có thể bị lu mờ, nhƣng những giá trị đích thực của thể loại truyện ngắn giai đoạn này thì vẫn luôn toả sáng. Những giá trị của một thời ấy là những giá trị mà các thế hệ nhà văn hôm nay vẫn tiếp tục kế thừa, phát triển, để tạo nên sự vận động và đổi mới không ngừng của dòng chảy văn học dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Hoành Khung (1973), Nam Cao trong Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, tập V, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2]. Vƣơng Trí Nhàn (1980), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn, Hà Nội. [3]. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Khải luận - Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [4]. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng. SUMMARY MOBILITY TRENDS, INNOVATIVE FORMS OF VIET NAM SHORT STORY CATEGORY FOR THE PERIOD 1940 – 1945 Dinh Thi Cam Le Hanoi National University of Education In the brilliant achievements of the national language prose in various genre before the year of 1945, short stories played an important role in their unique placement. In general, we can see the innovations of prose during the period from 1940 to 1945 were in a continuous process of renewal of general literature. The process that began in early twentieth century has the major orientation of modernization, democratization and nationalization. And the short stories (1940_1945) acted the role to complete the process of modernization of the genre of short stories and the whole national language prose. The modernization was reflected in increased markedly novel substance characterized by the pages of fiction, in the access, dominated from the perspective of people's privacy, in the process of development from simple to complex of some forms of art such as structure, character and narrative method. Particularly, it is the smooth in the combination of genres as well as of art methods. Key words: Short stories, iconic characters, art form, genre, description.  Đinh Thị Cẩm Lê Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 22 - 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32703_36533_20820121037302228_6693_2052713.pdf