Kết luận
(1) Nghiên cứu về chuyển đổi tôn giáo hiện nay là một trong những
vấn đề cập nhật, phổ biến trong giới xã hội học tôn giáo thế giới hiện nay.
Phạm vi, nội dung nghiên cứu của họ rất phong phú, đa dạng, nhưng tất
thảy đều hướng tới một mục đích quan trọng là cắt nghĩa được cái cốt lõi
của vấn đề, đó là sự chuyển đổi tâm thức tôn giáo, niềm tin tôn giáo.
Chính sự biến chuyển này cắt nghĩa những hiện tượng tôn giáo mới từ
nửa sau thế kỷ XX đến nay. Ghi nhận nổi bật của sự chuyển biến các hiện
tượng tôn giáo mới ấy trên toàn cầu là tăng thêm sự đa dạng, đa nguyên
tôn giáo được coi như những biểu trưng của tôn giáo trong toàn cầu hóa.
(2) Sự chuyển biến niềm tin tôn giáo nhìn đại thể là diễn biến của hai
khuynh hướng tưởng như đối lập nhau, đó là khuynh hướng cá thể hóa
niềm tin tôn giáo và khuynh hướng toàn cầu hóa niềm tin tôn giáo. Riêng
với khuynh hướng thứ nhất, rõ ràng là phổ biến, năng động và dễ nhận
biết. Dĩ nhiên, không thể tách rời hai khuynh hướng này, nhưng theo
chúng tôi, xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đến đời sống tôn giáo hiện đại.
(3) Logic của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo, mặc dù có những
nguyên nhân chung như: vai trò của chủ nghĩa cá nhân, những tác động
của tính hiện đại và thể chế thế tục, nhưng cũng cần lưu ý đến những đặc
điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của các cộng đồng tôn giáo cụ thể. Vì thế, khi
chúng tôi khu biệt bốn dạng thức nói trên đều căn cứ theo logic này.
(4) Bài viết này chưa có điều kiện đi sâu vào thực tiễn đời sống tôn giáo
ở Việt Nam, đặc biệt là hiện tượng tôn giáo mới, nhưng chúng tôi lưu ý
rằng, những điều trình bày ở trên chắc chắn là một cách nhìn, cách tiếp cận
lý giải những hiện tượng tôn giáo phong phú, đa dạng ở Việt Nam./.
21 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo hiện nay phần 2: Hình loại của xu hướng cá thể hóa niềm tin - Đỗ Quang Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ trong những nghiên cứu của họ. Phần dưới đây,
chúng tôi thử đưa ra sự phân loại của mình với xu hướng cá thể hóa niềm
tin tôn giáo.
Sự khu biệt các loại hình của xu hướng cá thể hóa niềm tin dưới đây
của chúng tôi trước hết dựa vào lý thuyết của sự chuyển đổi tính tôn giáo
như P. Bréchon đã vận dụng. Bên cạnh việc khẳng định những logic lớn
của đời sống tôn giáo ảnh hưởng đến sự chuyển đổi tôn giáo (tác động
của tính hiện đại thời hậu - hiện đại, môi trường của các thể chế thế tục,
sự suy giảm quyền lực, sự “phân rã” của các Giáo hội truyền thống), thì
còn phải chú ý đến sự biến động của bản thân các thực thể tôn giáo trước
những ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị và văn hóa.
Khi nghiên cứu sự chuyển biến của hệ giá trị Pháp và Châu Âu, P.
Bréchon đã rút ra một số nhận xét có tính phương pháp luận, chẳng hạn,
quan hệ tôn giáo và chính trị vẫn có vị trí quan trọng, nhưng phải thấy
rằng “Nhà nước Pháp lại không phải là yếu tố quyết định trong sự suy
yếu của Giáo hội Công giáo” hay “ở các nước Bắc Âu, vốn là các quốc
gia Tin Lành, quan hệ Nhà nước - Giáo hội hòa hợp, nên Nhà nước chỉ có
ảnh hưởng nhất định đến thái độ tôn giáo của các cá nhân mà thôi. Tình
cảm tôn giáo là những giá trị có tính chủ thể cá nhân”1. Như vậy, khi
tiến hành phân loại các dạng thức cá thể hóa niềm tin tôn giáo chúng tôi
cũng rất lưu ý những nhận định như thế.
*
Giáo sư, Tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Cứ liệu điều tra xã hội học tôn giáo, đặc biệt là những chỉ số quan
trọng mà các nhà chuyên môn rút ra là những cơ sở thực tiễn tôn giáo
không thể thiếu được. Phần phân tích của chúng tôi dưới đây chủ yếu dựa
vào những kết quả nghiên cứu của giới xã hội học Pháp và Châu Âu từ
1999 đến 2005 cũng như của Pew ở Mỹ hiện nay.
Có rất nhiều công trình ở Pháp và Châu Âu phản ánh kết quả điều tra
xã hội học tôn giáo trong khoảng thời gian trên. Nhưng có lẽ, cuốn sách
đáng chú ý nhất là cuốn Những giá trị Pháp (Les valeurs francais), do P.
Bréchon chủ biên mà chúng tôi đã dẫn. Cuốn sách đã cho thấy tầm bao
quát của hệ giá trị Pháp2, trong đó, các giá trị tôn giáo (Chương IX)
không chỉ cho ta thấy các số liệu phong phú mà còn chỉ ra sự chuyển biến
về tính tôn giáo ở nước Pháp trong sự so sánh với tình hình của 9 nước
Châu Âu khác.
Có ba câu hỏi điều tra (l’ enquête) quan trọng liên quan đến tìm hiểu
“cá thể hóa niềm tin”: Bạn có cho rằng bạn thuộc về một tôn giáo?; Bạn
đã từng thuộc về một tôn giáo phải không? và Bạn thiên về ý kiến nào
dưới đây: Có một Chúa thuộc về cá nhân?; Có một dạng thần linh hay
sức mạnh tinh thần?; Tôn giáo có đem lại sức mạnh và nguồn an ủi?; Tôi
không nghĩ sự tồn tại của một cái gì đó như thần linh, một Thiên Chúa
hay sức mạnh tâm linh3.
Khi phân loại các dạng thức cá thể hóa niềm tin, chúng ta cũng cần
lưu tâm đến điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa như môi trường của đời
sống tôn giáo, trực tiếp hoặc dán tiếp dẫn đến sự hình thành các dạng
thức đó. Chẳng hạn, P. Bréchon khi phân tích sự chuyển đổi của giá trị
tôn giáo ở Pháp, ông còn chú ý đến vị trí địa - chính trị, địa - văn hóa của
Pháp vốn ở “nơi gặp gỡ Nam - Bắc Châu Âu” (la croisées des chemins);
người Pháp lại có cảm thức Hậu - duy vật mạnh (sens “post-materialsme
plus grand”) và người Pháp “thế tục” nhất Châu Âu (populasions des plus
sécularisées en Europe”), là những yếu tố quyết định của sự chuyển biến
niềm tin mạnh mẽ ấy của người Pháp4.
Khác với J. P. Willaime, khi nói về logic của chuyển đổi tâm thức tôn
giáo của người Pháp, trong bối cảnh điều tra hệ giá trị của nước này, P.
Bréchon đưa ra nhận định quan trọng:
“Có hai khuynh hướng của hệ giá trị Pháp và Châu Âu là: trước hết,
hệ giá trị ấy hiện nay là hệ quả của xu hướng “hậu - duy vật chủ nghĩa”
như là hệ quả của nó khi trình độ sống được nâng cao, lương bổng, kỹ
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 5
thuật tăng Thứ hai, đó là khuynh hướng cá nhân hóa trong lĩnh vực tư
tưởng cũng như tôn giáo, khi mà các cá nhân có thể kiểm soát phần lớn
đời sống cá nhân họ. Họ có thể lựa chọn các giá trị, từ chính trị đến tôn
giáo với tâm thế một của ông thầy, một giáo chủ (guru)”5.
Về những giá trị tôn giáo, trong cuộc điều tra cuối thập niên 1990 và
những năm đầu của thế kỷ XXI, các nhà xã hội Pháp đưa ra năm câu hỏi
cơ bản với các nội dung sau:
- Tuyên bố không thuộc về một tôn giáo;
- Những người đến nhà thờ ít hơn một lần trong mỗi tháng;
- Có cảm thức không tôn giáo;
- Người vô thần hoàn toàn;
- Quan niệm và niềm tin ở Thiên Chúa;
Những kết quả điều tra xã hội học được P.Bréchon và đồng nghiệp
công bố trong cuốn sách này thật giá trị và được trích dẫn trong nhiều
năm khi nghiên cứu về sự chuyển đổi tôn giáo ở Pháp và Châu Âu.
Việc nghiên cứu tâm thức tôn giáo và tính hiện đại như đã nói ở trên
là một trong những chủ đề chính của các nhà xã hội học tôn giáo trong
thời đại tục hóa, nhất là trong các xã hội Âu - Mỹ. Ở Việt Nam, mặc dù
trên thực tế chưa bao giờ diễn ra một cuộc điều tra dân số học tôn giáo
(demography), càng chưa có những cuộc điều tra về sự chuyển biến của
tính tôn giáo, nhưng chúng ta vẫn có thể đọc thấy ở đâu đó những thông
tin về vấn đề này6.
Căn cứ vào những nội dung lý thuyết mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên
cũng như những kết quả nghiên cứu điều tra hệ giá trị tôn giáo ở các xã hội
Âu -Mỹ, có đối chiếu với thực tiễn trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam,
chúng tôi thử đưa ra bốn loại hình tiêu biểu nhất của xu hướng cá thể hóa
niềm tin tôn giáo.
1. “Tôn giáo tùy chọn” (Religion à la carte)
Các nhà nghiên cứu Pháp thường cho rằng, loại hình này khá phổ biến
với ý nghĩa khi các cá nhân tham dự và phát triển loại tôn giáo này luôn lấy
“động lực tạm thời” ở chính họ và họ tự coi mình là tối cao trong các phán
xét7. Cuốn sách của J. L. Schlegel lần đầu tiên đưa ra khái niệm “tôn giáo
tùy chọn” và lập tức được sự chú ý bởi chính tên cuốn sách đã lột tả đặc
trưng của một loại hình cá thể hóa niềm tin tôn giáo phổ biến này.
6 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Nói cụ thể hơn, ý tưởng ấy lấy cảm hứng khá nhiều từ một nghiên cứu
của nhà xã hội học tôn giáo Canada trước đó. R. Lemieux, với những kết
quả nghiên cứu về sự biến chuyển hỗn độn của các tín ngưỡng của người
Québec từ đầu thế kỷ XX. Chính ông đưa ra mệnh đề nổi tiếng trong giới
xã hội học tôn giáo Bắc Mỹ “do it youself” (hãy tự mình làm), mà theo
chúng tôi đó là logic cốt lõi của loại Tôn giáo tự chọn mà các nhà xã hội
học tôn giáo Châu Âu phát triển. Tiếp cận của R. Lemieux còn đáng chú
ý ở chỗ ông cũng thuộc số các nhà xã hội học tôn giáo đầu tiên mường
tượng đến một thị trường tôn giáo với cả hai phía: phía cầu (la demande)
và phía cung (l’offre) mà ông xem đó như một logic mới của sự cứu rỗi8.
Một đặc điểm khác của “tôn giáo tùy chọn” là ở chỗ, tính tự chủ của
cá nhân còn được thể hiện cả ở việc xác định những chuẩn mực chân lý
đức tin thậm chí nó trở thành động lực của sự trải nghiệm và quá trình cá
nhân hóa sự trải nghiệm ấy trong đời sống tôn giáo. Tất cả đã dẫn đến sự
thích ứng của cá nhân với “những dữ liệu văn hóa của tính hiện đại” dưới
“hình thức giải thoát khỏi sự không tưởng”9. Về mặt tâm lý, tình cảm tôn
giáo, đây cũng là điểm hết sức hấp dẫn đối với những tín đồ của loại “tôn
giáo tùy chọn”.
Đi sâu vào bản chất “tôn giáo tùy chọn”, có lẽ chúng ta phải chú ý
luận điểm của C. Smith năm 1998 khi ông giải thích sự thành công của
trào lưu Tin Lành Phúc Âm ở Mỹ đầu những năm 1970. Theo đó, nhiều
người Tin Lành trong các hệ phái thuộc trào lưu này đã tạo nên những
hình thức tổ chức mới như Giáo hội lớn (les mégachurches) và ngược lại
những nhóm tôn giáo rất đa dạng theo những cảm thức, tình cảm tôn giáo
mới mà ông gọi là các “nhóm quy chiếu” (un groupe de référence). Đặc
điểm thần học, niềm tin của các nhóm này là chỉ chú trọng đến những
cuốn Tân Ước, thậm chí những đoạn Kinh cụ thể, dùng nó làm “cái ô linh
thiêng” cho các cá nhân trong một thế giới hết sức đa dạng.
C. Smith viết: “Trong xã hội hiện đại và đa dạng này, con người
không cần đến tất cả vũ trụ linh thiêng bao quanh ở tầm vĩ mô để duy trì
các tín ngưỡng tôn giáo của mình. Họ chỉ cần những “cái ô linh thiêng”,
nghĩa là các thế giới bé nhỏ có thể mang theo, có thể tiếp cận và có tính
liên hệ - đó là các nhóm quy chiếu - “dưới” những cái ô này, các tín
ngưỡng của họ có thể hoàn toàn có ý nghĩa”10.
Mức độ đa nguyên tôn giáo rất cao ở Mỹ cũng là một lý do đặc biệt để
hiện tượng “tôn giáo tùy chọn” phát triển rất sớm và rất mạnh.
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 7
Nhà xã hội học nổi tiếng Robert Bellah có lẽ là người đầu tiên phát
hiện hiện tượng này từ đầu những năm 1980. Trong một cuốn sách mà
ông là đồng tác giả, Những thói quen của trái tim (Habits of the Heart),
đã xuất hiện thuật ngữ “tôn giáo cắt may” (Tailoring Religion). Trên cơ
sở những tư liệu giá trị về nhân học tôn giáo đương thời, cân nhắc tính
hai mặt của xu hướng “Một - người - một - tôn giáo” (one - person - one -
religion), chuyên gia số liệu thống kê tôn giáo G. Barna cho rằng, “dù hơi
cường điệu một chút, sẽ đến một lúc “nước Mỹ đang hướng tới 310 triệu
người với 310 triệu tôn giáo”11.
Bản thân R. Bellah cũng đã dự báo: “Chúng ta đương sống trong một
kỷ nguyên mà ở đó bạn có thể lượm lặt và chọn phần tôn giáo có ý nghĩa
cho bạn. Bạn có thể kết nối qua văn hóa và lịch sử theo cách có ý nghĩa
dù bạn không cần thiết thực hành tôn giáo”12.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu Mỹ càng chú ý điều này. Chiều hướng
“cắt gọt niềm tin” (faiths cut) ở người Mỹ cho vừa sở thích cá nhân.
Chuyên gia số liệu thống kê tôn giáo G. Barna trong cuốn sách mới về
người Kitô giáo ở Mỹ có tên là Dự báo tương lai (Futurecast), lần theo
những thay đổi từ 1991 - 2011 của cuộc điều tra quốc gia với 1.000 - 1.600
người Mỹ trưởng thành cũng đã đưa ra nhận định: “Chúng ta đều là người
thiết kế xã hội. Chúng ta muốn mọi thứ được làm theo những điều cần thiết
cho cá nhân chúng ta - quần áo của chúng ta, thức ăn của chúng ta, giáo
dục của chúng ta và bây giờ là tôn giáo của chúng ta”13.
Bình luận:
“Tôn giáo tùy chọn” khá phổ biến vì nó phù hợp đa nguyên tôn giáo và
xu thế “thị trường tôn giáo”. Mặt khác, nó cũng chứng tỏ rằng, khuynh
hướng dân chủ chi phối ngay cả trong lĩnh vực tôn giáo. Chúng ta biết rằng,
hàng nghìn năm nay, khi con người tham gia các tôn giáo lớn, dù họ là
người Catholic, người Tin Lành hay người Muslim, Phật tử đều là “thuộc
về” (appartenir à) tôn giáo đó như những “hạt cát” trong biển cả. Nói cách
khác, trong thế giới các tôn giáo ấy dường như không có chỗ đứng cho cá
nhân, hiểu theo nghĩa cá nhân luận.
Theo chúng tôi, việc đề cao cá nhân của “tôn giáo tùy chọn” là một
trong những động lực tư tưởng, triết lý cũng như tâm lý cho việc hình
thành và phát triển Phong trào tôn giáo mới từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Chúng ta cũng cần dừng lại để nói thêm về trường hợp Tin Lành với
khuynh hướng này. Thần học Tin Lành dường như đi trước một bước khá
8 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
xa so với các tôn giáo lớn khác, kể cả Công giáo trong vấn đề “dự liệu”
xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo, một xu hướng thực ra rất gần gũi
với người Tin Lành.
Hãy bắt đầu từ nghiên cứu của D. W. Bebbington (1984) về “bốn cảm
thức tôn giáo” mà ông gọi nó là những quy chuẩn Tin Lành Phúc Âm.
Theo nhà sử học người Anh D. W. Bebbington (1989), tính cảm thức
Phúc Âm được đặc trưng bằng bốn nét sau: (1) Chủ nghĩa quy đạo (Le
conver sionnisme): việc cho rằng trở thành Kitô hữu chính là chuyển
hướng triệt để đời sống và thực sự từ bỏ tội lỗi, sự quy đạo là một điều
kiện tiên quyết để lãnh nhận bí tích rửa tội (rửa tội cho người lớn); (2)
Chủ nghĩa tích cực truyền giáo (L’ artivitisme) nghĩa là một sự đầu tư
mạnh mẽ vào tất cả các hoạt động nhằm làm cho người khác quy đạo
(nhiệt tâm truyền giáo); (3) Chủ nghĩa duy Kinh Thánh (Le biblicisme)
nghĩa là tập trung vào Kinh Thánh như là bản văn được Thiên Chúa linh
ứng và là quy chiếu trung tâm cho đời sống Kitô giáo (cả trong thực hành
cũng như đối với học thuyết); (4) Chủ nghĩa Thánh giá trung tâm (Le
crucientrisme) nghĩa là nhấn mạnh đến khổ hình Thánh giá như là hy lễ
đền tội của Chúa Kitô đối với các tội lỗi của con người. Do vậy, phương
hướng Phúc Âm thể hiện một Kitô giáo quy đạo có tính chiến đấu, bận
tâm đến sự đúng đắn về học thuyết và về đạo đức của cá nhân Kitô hữu.
Những cảm thức của Tin Lành Phúc Âm “cổ điển” ấy, cho chúng ta
thấy một nguyên tắc thần học là sự quả quyết về các tín điều cơ bản và sự
quy định chặt chẽ của chúng với Giáo hội Tin Lành Phúc Âm, những
người “thuộc về Chúa Giêsu Kitô”, nghĩa là những người đã quy đạo14.
Khi nghiên cứu hiện tượng “các Giáo hội lớn” (Les megachurches), xuất
hiện trong cộng đồng Tin Lành ở Mỹ từ cuối những năm 1960 trong phong
trào được gọi là các Giáo hội “hậu giáo phái” (pos-dénominationnelles) như
cách gọi của D. E. Miller, Jean-Paul Willaime nhận xét rằng, các Giáo hội
lớn này, mặc dù vẫn thuộc dòng ảnh hưởng của Tin Lành Phúc Âm nhưng
tính cách liên giáo phái ở mức độ tuyển lựa cao có tính gắn kết các giáo
đoàn. Điều quan trọng nhất của các Giáo hội lớn này là: “từ bỏ tính chặt chẽ
về học thuyết để dành ưu tiên cho đòi hỏi cấp bách trước hết là thỏa mãn
“các khách hàng” (“clientèle”) tôn giáo”15.
Những nghiên cứu tiếp theo về phong trào Tin Lành Ngũ Tuần, càng
cho thấy nó là một thứ “Tin Lành xúc cảm” (un protestanrtisme
emotionnel), với ba đặc điểm: (1) Tầm quan trọng của cảm xúc
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 9
(L’expérience émotionnelle); (2) Tham chiếu đặc quyền vào Thánh Kinh
(reférence privilégiée à la Bible); (3) Tập trung vào chuyển đổi cá nhân
(La conversion personnelle), phân biệt khá rõ với cảm thức Tin Lành
Phúc Âm nói trên.
Chính J. P. Willaime cũng nhận định thêm rằng, phong trào Ngũ Tuần
là “khúc quanh và nghịch lý của thứ Tin Lành xúc cảm”, nó dựa vào “tái
hiện đại hóa phép mầu của Giáo hội nguyên thủy vốn đặt cầu nguyện vào
trung tâm hoạt động cộng đồng, nhấn mạnh Chúa Thánh Thần sẽ hóa đổi
tất cả16
Olivier Bobineau cũng nhận xét “xúc cảm hóa tôn giáo đi liền với cá
nhân hóa tính tôn giáo. Nội dung đức tin trước đây được khái quát hóa,
đưa sẵn cho mọi người (thực đơn tôn giáo) và được lưu truyền qua truyền
thống tôn giáo thì giờ đây nội dung đức tin được chia nhỏ ra, được lựa
chọn đánh giá rồi sau đó thông qua ý thức cá nhân tùy thuộc thước đo cá
nhân, tính đích thực của nội dung đã cảm nhận và trải nghiệm bị biến đổi
đi Đó là tính xúc cảm trong đức tin hiện nay hay nói như Weber, đó là
sự dự phần của phép màu”17.
Khuynh hướng tôn giáo tùy chọn có liên quan đến câu hỏi vì sao Phật
giáo được ưa thích và được “Phương Tây hóa như sự minh triết của cá
nhân”. Chúng ta biết rằng, ở Châu Âu, Phật giáo được chú ý đặc biệt sau
vụ Đạt Lai Đạt Ma. “Thánh sống” (Icône Vivamte) của Phật giáo Tây
Tạng nhận giải Nobel hòa bình năm 1989. Lý lẽ mà không ít người
Phương Tây tìm đến Phật giáo bởi lẽ: (1) Nó hiện ra như “một tôn giáo
khác” so với truyền thống tôn giáo nhất thần; (2) Phật giáo trở thành con
đường tâm linh mới mẻ, một thứ minh triết đã được “Phương Tây hóa”,
như một thứ minh triết cá nhân; (3) Phật giáo còn là một thứ “trục chiếu”
của tính hiện đại, tôn giáo của mọi người; (4) Tính “hiệu quả xã hội” của
Phật giáo cũng cụ thể hơn so với các tôn giáo khác như khả năng điều
chỉnh đời sống tâm linh, bệnh tật, sức khỏe,
Nói tóm lại, tôn giáo tùy chọn thực sự là một dạng thức tiêu biểu và
quan trọng bậc nhất trong các loại hình của xu hướng cá thể hóa niềm tin.
Nó không chỉ chi phối ngày càng mạnh mẽ đời sống tôn giáo trong các xã
hội Âu, Mỹ mà còn lan rộng ảnh hưởng đến các khu vực khác.
2. “Tin mà không theo” và “theo mà không tin”
(Believing without belonging) and (Belonging without believing)
10 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Nếu như “tôn giáo tùy chọn” có nét trội là tính thực dụng trong lựa
chọn và định dạng đức tin thì loại hình này lại thu hút những tín đồ nhị
nguyên trong lối sống tôn giáo của những cá thể đầy ngờ vực. Nhưng
chính loại hình này lại có vị trí chi phối lớn đến sự chuyển đổi tôn giáo
như J. P. Willaime nhận xét “Thực trạng tôn giáo ở Châu Âu hiện nay có
thể được mô tả qua thuật ngữ “tin mà không theo” và “theo mà không
tin”: một mặt, người ta thấy sự tái xuất hiện những niềm tin tôn giáo dù
chúng thể hiện mờ nhạt và dễ rạn vỡ; mặt khác, vẫn thấy rõ số đông
những người liên tục tuyên bố “theo” một tôn giáo nhưng lại ít gắn bó và
ít thực hành tôn giáo đó”18.
Từ thực tế ấy của đời sống tôn giáo ở Châu Âu chúng ta có thể ghi
nhận hệ luận: “niềm tin” tôn giáo trở nên đa dạng và tăng nhanh, được
phát tán rộng, nhưng “mối liên hệ giữa các cá nhân với tổ chức tôn giáo
thì trở nên lỏng lẻo”.
Theo điều tra thống kê của Châu Âu về các giá trị xã hội năm 1999
(EVS, 1999) thì vẫn có 75% người Tây Âu tuyên bố mình theo 1 tôn
giáo, chỉ có 25% là tuyên bố “không tôn giáo”. Nhưng vấn đề là, theo
Yves Lambert từ 1981 -1999, tỷ lệ số người “theo một tôn giáo ở 9 nước
Tây Âu giảm từ 85% xuống còn 75%, trong đó Công giáo giảm nhanh
hơn cả”.
Mặt khác, có đến 85% số người trên 60 tuổi tuyên bố “theo một tôn
giáo”, 68% số người từ 18 - 24 tuổi tuyên bố chỉ theo “tôn giáo tượng
trưng” mà thôi. Số đông giới trẻ lựa chọn “không tôn giáo”, dĩ nhiên điều
đó không có nghĩa họ trở thành “vô thần”. Có nhiều sắc thái về loại hình
này. Thụy Điển là trường hợp tiêu biểu “Tin mà không theo” vì có tới
81% người trưởng thành tuyên bố “có tôn giáo” nhưng lại “không tin
Chúa”. Trong khi ấy, nước Pháp lập kỳ tích, số người tuyên bố “không
tôn giáo” (sans religion) rất cao nhưng “niềm tin ở Thiên Chúa vẫn sâu
rộng trong bộ phận quan trọng của dân chúng”19.
Lý giải điều này, đặc biệt ở giới trẻ, Y. Lambert và P. Bréchon đều
cho rằng, đã có một sự “tái cấu trúc tôn giáo”; có những tôn giáo mới
phát triển ở những người trẻ mà niềm tin của họ vẫn từ Thiên Chúa.
Trong khi sự gắn kết của họ với Giáo hội bị giảm sút rõ ràng.
Đây là phát hiện của nhà xã hội học Anh nổi tiếng G. Davie và ông
còn dự đoán rằng, xu hướng cá thể hóa niềm tin này “có thể là tương lai
của tôn giáo Anh20.
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 11
Loại hình này ở Mỹ cũng có những sắc thái, hình thức độc đáo. Người
Mỹ thì nói rằng, mỗi người Mỹ có một câu chuyện tôn giáo. Có người
được dậy dỗ đức tin ở nhà thờ vào những Chủ nhật rỗi rãi hoặc thỉnh
thoảng đến đó lúc cuối đời. Có người tìm thấy Chúa ở tuổi thanh niên, có
lẽ sau khi cưới hoặc qua một sự chuyển đổi chuyện tình. Nhiều người Mỹ
xác định bản thân qua đức tin của mình: cùng niềm tin ấy là nguồn thức
ăn tinh thần và là tình bạn lúc vui cũng như lúc buồn.
Mới đây, cuộc khảo sát quy mô lớn với trên 35.000 người Mỹ trưởng
thành của Trung tâm nghiên cứu Pew mang tên Nghiên cứu bối cảnh tôn
giáo (Religons Landscape Study), theo truyền thống Nghiên cứu lối sống
(Life Way Research) cho thấy rằng, hơn 7 năm qua, số lượng người Mỹ
không thuộc bất kỳ một tôn giáo nào tăng mạnh, chiếm tới 23% dân số.
Một phần nhỏ của nhóm này là vô thần (atheists), bất khả tri (agnostics),
chiếm khoảng 3 - 4% Có khoảng 1/10 người Mỹ nói tôn giáo “không
quan trọng gì với họ”21.
Cuộc điều tra lớn này, nếu nhìn từ góc độ “nhân khẩu học niềm tin
Mỹ” (the Demographics of American Faiths) còn cho thấy nhiều điều thú
vị của xu hướng chuyển đổi niềm tin mà chúng ta đang đề cập. “Tin mà
không theo” không chỉ từ những con số tín đồ của phong trào “ngoài
Giáo hội” (chủ yếu của giới Công giáo) vẫn tăng thêm, cũng như con số
37% người Mỹ “không đến nhà thờ” (so với 24% năm 1991) mà còn từ
những thay đổi trong thực thể các tôn giáo.
Người Công giáo Mỹ hôm nay chỉ còn chiếm 20,8% so với 23,9% 7
năm trước. Các hệ phái chủ lưu của Tin Lành Phúc Âm Mỹ như Trưởng
Lão (Presbyteriam), Giám lý (Methodist), Lutheran, Episcopal cũng
giảm từ 18,1% xuống còn 14,7% so với 7 năm trước. Quan trọng hơn,
các giá trị xã hội cũng thay đổi, tác động đến họ: nếu như những năm
1980, những người Tin Lành Phúc Âm da trắng là khối cử tri trung
thành cho Đảng Cộng hòa, nhất là trong các vấn đề xã hội như hôn nhân
đồng tính luyến ái thì nay, nói chung, họ đã dần chuyển thái độ khoan
hòa hơn
Nói tóm lại, con số chỉ báo cho thấy Kitô giáo ở Mỹ cũng đang đứng
trước những thách thức lớn, nhưng người quan sát vẫn cho rằng “Kitô
giáo vẫn chưa mất ảnh hưởng trong văn hóa Mỹ nói chung”. E. Green
nhận xét “nước Mỹ dù sao vẫn là một quốc gia Kitô giáo, chỉ một chút
“nhỏ lại” mà thôi. Nước Mỹ vẫn tiếp tục là một quốc gia ở dưới Chúa -
12 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Chỉ với những sự linh hoạt nhiều hơn trong việc làm thế nào để công dân
của mình lựa chọn tốt sự thờ phụng”22.
Trở lại, với G. Barna trong cuốn Dự đoán tương lai, 2011. Chọn lọc ý
kiến trong hàng loạt nhân vật được ông phỏng vấn, tác giả viết: “Tôi đã nghe
rất nhiều người bộc bạch “tôi tựa vào Chúa, tôi tin Kinh Thánh là quyển sách
tốt”, nhưng rồi không ít người trong số họ còn nói “nhưng tôi tin bất kỳ
điều gì tôi muốn”23. Và đó chính là thông điệp quan trọng nhất mà cuộc
khảo sát lớn nói trên của Pew Research Center vừa thực hiện: ngày càng
nhiều người Mỹ thuộc mọi lứa tuổi đang chọn đức tin riêng cho mình.
Nước Mỹ đang đứng trước “triển vọng”: mỗi - người - một - tôn giáo.
3. Tôn giáo của “những niềm tin song song” (les croyances parallèles)
Có lẽ những nghiên cứu của Francoise Champion về “hiện tượng tôn
giáo mới” từ nửa cuối những năm 1980 đã đề cập đến dạng thức này.
Trong bài viết “Tâm thức tôn giáo bồng bềnh, Chủ nghĩa triết trung và
thuyết hỗn dung” (Religieux flottant, éclectisme et syncrétismes), F.
Champion đã lưu ý hiện tượng nổi bật của những năm 1970 là sự suy
thoái của các tôn giáo thể chế và sự xuất hiện những khuynh hướng tôn
giáo “pha trộn” (bricolage). Nguồn gốc triết lý của hiện tượng này, theo
F. Champion, là vị trí hàng đầu nổi lên trong quan hệ tôn giáo là mối liên
hệ giữa cá nhân và cá nhân, cũng như vị trí hàng đầu của tôn giáo xúc
cảm: “Đi ngược lại với khuynh hướng duy lý hóa các niềm tin, vốn
thường hướng tới chỗ hạn chế sự can thiệp của cái siêu nhiên vào cái hữu
hình và cụ thể của đời sống thường ngày. Các Phong trào Tôn giáo Mới
đã thực hiện việc “phi lý hóa” (dérationalisalion) các niềm tin”24. Theo
logic đó, F. Champion không chỉ phát hiện một khuynh hướng mới gọi là
Tôn giáo lờ mờ (religion diffuse) theo lối Tôn giáo chia bài (religion à la
carte) mà chúng ta đã nói ở trên. Cái quan trọng là ở chỗ, khi phát hiện
khuynh hướng mới nói trên, F. Champion chỉ ra được cái lõi triết lý của
thứ tôn giáo ấy là tính tôn giáo song song (religiosités parallèles), hay sau
đó nhiều người như G. Michelat đã gọi nó là những Niềm tin song song25.
Bằng cách đưa ra những số liệu tiêu biểu của cuộc điều tra những giá
trị Châu Âu và Pháp tiến hành từ năm 1990 mà chúng ta cũng đã nói ở
trên, F. Champion đã đưa ra được 7 đặc trưng cơ bản của tính tôn giáo
song hành hay những niềm tin song song dưới đây:
(1) Đặt trung tâm vào “cái thể nghiệm”, nhưng “không phải là tin mà
chỉ là thể nghiệm”.
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 13
(2) Mục tiêu của tín đồ là biến đổi bản thân bằng kỹ thuật tâm linh,
thiền, yoga,
(3) Sự cứu rỗi phải hướng đến trần thế.
(4) Các nhóm tôn giáo này lấy quan niệm nhất nguyên về thế giới để
bác bỏ thuyết nhị nguyên của “các tôn giáo Abraham”.
(5) Một chủ nghĩa lạc quan mức độ.
(6) Coi trọng thứ đạo đức về tình yêu đủ để đảm bảo ứng xử với cả hai
phía tôn giáo.
(7) Một phép tác động ân huệ và vai trò của những thủ lĩnh được lựa
chọn26.
Đây là một phát hiện quan trọng bởi vì nó không chỉ tìm ra một dạng
thức quan trọng của sự cá thể hóa niềm tin mà còn chỉ ra được nhiều góc
cạnh triết lý của sự biến đổi ấy. Đặc biệt trong nghiên cứu hiện tượng tôn
giáo mới, theo chúng tôi, phát hiện này là cực kỳ quan trọng.
Ngoài ra, F. Champion còn lưu ý rằng, trong sự “thể nghiệm” của
những niềm tin song song, vai trò của sự liên kết giữa yếu tố tâm lý và
tâm linh là hết sức quyết định. Tác giả coi cơ sở triết lý của sự pha trộn
tôn giáo từ những năm 1970 trước hết dựa trên hai yếu tố này: “Hiện nay
những thuyết hỗn dung thật sự của tâm lý học tôn giáo hay tâm lý học - bí
truyền (psychologie - ésotérisme) với tâm lý học xuyên cá nhân
(psychologie transpersonnelle), coi việc thực hiện những trạng thái ý thức
không bình thường, thần bí hay xuyên cá nhân là một phép chữa bệnh.
Tâm lý học xuyên cá nhân cố tìm hiểu những trạng thái ý thức ấy và
những điều kiện tâm lý - logic ngăn cản những trạng thái đó”27. Tác giả
cũng gọi đó là những tính tôn giáo mới thần bí - bí truyền (les nouvelles
religiosités mystiques - ésoteriques). Chính nó đã làm phân rã tính tôn
giáo truyền thống của Kitô giáo.
Quả thực, việc phát hiện tính tôn giáo song song hay những niềm tin
song song trong môi trường các xã hội Châu Âu nhất thần là một điểm
nhấn trong sự nghiên cứu chuyển đổi tôn giáo nói chung. F. Champion
còn đi sâu thêm vào những khía cạnh thần học của vấn đề. Bà còn chỉ ra
rằng, tín đồ của những hệ phái tôn giáo mới thần bí - bí truyền còn có
một điểm chung là đều dựa vào một thứ học thuyết “tâm linh thần học”
(théo-spiritualisme), góp phần tạo nên những đặc tính triết lý tư tưởng,
hành xử của xu thế này mà chúng ta vừa đề cập.
14 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Riêng với nước Pháp, việc nghiên cứu sự chuyển biến niềm tin tôn
giáo nói trên gắn rất chặt với việc phân tích, đánh giá kỷ nguyên “hậu
Kitô giáo” của nước này. Nếu như F. Champion coi Kitô giáo ở Pháp là
một thứ “Kitô giáo vỡ tung”, phân cực, không quy tắc, pha trộn và nó chỉ
còn là “một mảnh của văn hóa”28 thì nhiều nhà nghiên cứu Pháp lại đặt
vấn đề ngược lại, để “cứu vãn văn hóa Công giáo”, vốn là một căn tính
của văn minh Châu Âu, cần phải trở lại vấn đề giáo dục tôn giáo trong
trường công. Willaime dẫn ý kiến của G. Michelat, cho rằng, người Công
giáo Pháp thuần thành, họ cùng với những người vô thần là “hạng người
luôn có óc phê phán những niềm tin có tính mê tín như: chiêm tinh, phù
phép, người ngoài hành tinh,
Mặt khác, chính việc Châu Âu công nhận chế độ đa nguyên tôn giáo
không chỉ ở cấp độ định chế mà còn là ở cấp độ văn hóa, tinh thần đã
quyết định sự chuyển đổi tính tôn giáo: chỉ có 4% số thanh niên từ 18 đến
29 tuổi ở Pháp, Anh, Đức tán đồng việc khẳng định “chỉ có một tôn giáo
là đúng đắn” hoặc “chân lý chỉ có ở một tôn giáo”. Việc đa nguyên hóa
về mặt định chế các tôn giáo cũng như việc phân biệt giữa tôn giáo và
triết học đã gây nên những xung đột về tư tưởng. Khi thuyết đa nguyên
tôn giáo phổ biến thì trước hết với mỗi cá nhân cũng như các tổ chức tôn
giáo đã tăng thêm chức năng liên kết xã hội, kéo theo sự thay đổi trong
cấu trúc các quan hệ xã hội với những mạng lưới có liên quan đến đời
sống tôn giáo. Vai trò của văn hóa tôn giáo vì thế cũng có sự thay đổi,
nhất là trong các xã hội Âu, Mỹ vốn nhất thần.
Trong Báo cáo của Régis Debray gửi Bộ Quốc gia Giáo dục Pháp, sau
khi cảnh báo tình trạng suy giảm của văn hóa Công giáo ở Pháp, ông viết:
“hàng loạt các giá trị văn hóa Công giáo đang bị coi là không còn giá trị.
Đó là sự mất giá đối với những người dân ngay vùng phụ cận Paris. Khi
thuyết Tam vị nhất thể không còn bến đỗ của Metro, của những nghi lễ,
các kỳ nghỉ lễ Hạ trần và năm Sabát Tất cả chỉ được coi là sự “tình cờ”
của cuốn lịch”29.
Như vậy, vấn đề giáo dục tôn giáo trong các trường công lập (với các
trường tư việc giáo dục Công giáo được Chính phủ cho phép ở mức nhất
định) không chỉ liên quan đến sự thay đổi tư duy đa nguyên tôn giáo mà
còn đụng đến việc biến đổi niềm tin của giới trẻ. Với ý nghĩa như vậy,
một ý kiến khác đề đạt với Bộ Quốc gia Giáo dục Pháp, trong điều kiện
xã hội đa nguyên, nhà trường thế tục cũng phải mở ra cho học sinh những
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 15
nhận thức “về thế giới tôn giáo, phải coi các tôn giáo như những sự kiện
của văn minh”30.
Như vậy là, không những tính thế tục, đa nguyên và tính hiện đại đã
làm suy giảm các tôn giáo có thể chế cũng như quyền bính của Giáo hội
mà còn ảnh hưởng to lớn của việc suy giảm văn hóa Kitô giáo đã dẫn đến
xu hướng những “niềm tin song song”.
Cũng như ý kiến của F. Champion, Michelat cũng đã sử dụng thuật
ngữ “những niềm tin song song” khi ông phân tích về người Công giáo
và người vô thần ở Pháp: “Người Công giáo Pháp thuần thành và người
vô thần là hai hạng người dị ứng nhất với thuật chiêm tinh, phép phù
thủy, người ngoài hành tinh vì họ cấm kỵ với các niềm tin song song
bởi họ được đào luyện trong một “hệ thống cộng gộp” (cohérent), niềm
tin nhất thần hay vô thần trước mọi “niềm tin không bình thường”. Với
người Công giáo chính việc “mất văn hóa Công giáo” có thể dẫn tới
những nguy hiểm khác”31.
Biểu hiện của xu hướng những “niềm tin song song” cũng thật phong
phú và phức tạp về hình loại. Những điều tra nghiên cứu từ những năm
1960 cho thấy, người Nhật bình quân có tới 2,5 đối tượng thờ phụng.
Những cuộc khảo sát đầu tiên của Viện Nghiên cứu Tôn giáo vào năm
1997 - 1998 cũng cho thấy tỷ lệ tương tự ở Việt Nam. Có một điều chắc
chắn là “những niềm tin song song” của các xã hội Đông Bắc Á là sự
phản ánh tâm thức tôn giáo đa thần vốn có trong lịch sử. Đối với người
Việt Phật giáo, nhất là Phật giáo Bắc Tông, mô hình ban thờ trong mỗi
ngôi Chùa phổ biến là “tiền Phật, hậu Thánh”. Có lẽ, chỉ có những người
theo các hiện tượng tôn giáo mới hiện nay, dù ở Nhật Bản hay Việt Nam
thì tính cách “những niềm tin song song” đã có sự thay đổi mạnh mẽ và
rõ ràng hơn, điều mà chúng tôi sẽ dành chút ít ở phần dưới bài viết này.
Trở lại, với loại hình “tôn giáo của những niềm tin song song” trong
các xã hội Âu, Mỹ. Tính phức tạp của loại hình này không chỉ ở việc
người ta chấp nhận thờ phụng, tình cảm cho nhiều niềm tin đồng thời như
chúng ta đã thấy ở phần trên, mà còn nẩy sinh ra những khái niệm mới.
Pierre Bréchon trong cuốn sách phân tích những kết quả điều tra ISSP
năm 1998 và 2002 ở Pháp và Châu Âu mà chúng tôi đã đề cập ở phần
trên đã đưa ra khái niệm mới “không tôn giáo có niềm tin” (sans religion
croyance) và “không tôn giáo không niềm tin” để phán ảnh những trạng
thái mới của việc tái cấu trúc niềm tin ngoài việc xác định tôn giáo, nói
16 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
cách khác cũng là một dạng thức đặc biệt của xu thế “những niềm tin
song song”.
4. Xu hướng “Không gắn kết” (Unaffiliated)
Trong vài năm trở lại đây, khi tiến hành điều tra thành phần tôn giáo
(Religious Composition) ở Mỹ, bên cạnh 3 nhóm tôn giáo truyền thống Kitô
giáo, Islam giáo, các tôn giáo khác, Pew Research Center đã đưa ra thêm
nhóm gọi là nhóm tôn giáo “không gắn kết” (Unaffiliated). Những năm gần
đây, các nhóm tôn giáo “không gắn kết” luôn có mặt trong các số liệu thống
kê tôn giáo ở Mỹ của Pew, kể cả việc khi so sánh với hệ thống số liệu tôn
giáo thế giới đương đại.
Cuộc điều tra gần đây có chủ đề Nước Mỹ sẽ ra sao vào năm 2050?
(What America will look in 2050?) được tiến hành khảo sát với 3 chỉ số:
thành phần tôn giáo, thành phần độ tuổi, thành phần chủng tộc và sắc tộc.
Về thành phần tôn giáo (Religious Commposition), dự đoán tình hình
tôn giáo ở nước Mỹ trong khoảng 35 năm tới có những đặc điểm sau:
(1) Hệ thống niềm tin của người Mỹ cơ bản không thay đổi: cộng
đồng Kitô giáo vẫn có vị trí lớn nhất dù mức độ tăng trưởng không nhanh
bằng các tôn giáo khác.
(2) Cộng đồng Islam giáo có mức độ tăng trưởng nhanh đến mức, trên toàn
cầu, số lượng người Islam giáo sẽ gần như bằng số lượng người Kitô giáo.
(3) Cộng đồng “các tôn giáo khác” phát triển không có gì đặc biệt.
(4) Cộng đồng “các tôn giáo không gắn kết”, vốn là nét đặc biệt của
đời sống tôn giáo Mỹ vẫn có vị trí quan trọng dù rằng theo tỷ lệ % với
dân số thế giới thì không tăng vì những lý do dân số học, trừ ở Mỹ.
Nghiên cứu của Philip Bump rất gần đây về những kết quả điều tra của
Pew trong bài viết “Nước Mỹ sẽ ra sao vào năm 2050, trong 4 biểu đồ” đã
đánh giá cao nghiên cứu của Pew, chí ít là đã tạo ra được “một bức tranh
đầy đủ hơn về nước Mỹ sẽ được thay đổi như thế nào ở thời những đứa
trẻ hôm nay đang chơi đùa trước đồi Capitol Hill (Quốc hội Hoa Kỳ).
Ông đặc biệt lưu ý đến sự chuyển đổi thái độ tôn giáo của người Mỹ, nhất
là sự xuất hiện ngày càng rõ rệt của “nhóm không liên kết”.
Nhà phân tích chính trị Philip Bump nhận xét: “Ngày càng nhiều
người Mỹ (tốc độ tăng của “Unaffilicated” từ 2010 đến 2050 là nhanh
nhất trong 4 nhóm tôn giáo - ĐQH) sẽ tự nhận dạng là “không liên kết”
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 17
với bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào. Điều này không có nghĩa họ sẽ là
người vô thần (atheistic) hay bất khả tri (agnostic). Nhóm tôn giáo này
chỉ đơn giản là những người không tự xếp loại vào các hệ thống tôn giáo
có thực hành tôn giáo đang tồn tại”32.
Greg Smith, Phó Giám đốc nghiên cứu của Pew nói rõ hơn về thực
chất nhóm này: “Người Mỹ không nhận dạng với bất cứ một giáo phái
hay giáo hội cụ thể nào, nhưng họ vẫn quan tâm đến tôn giáo ở mức độ
nào đó. Đó không phải là mẫu hình một quốc gia không có Chúa Trời mà
là mẫu hình của những người tìm thấy Chúa Trời với thuật ngữ riêng
(God on their own terms) của họ”33. G. Smith còn giải thích thêm rằng,
trong cái nhìn của giới nghiên cứu về sự “chuyển đổi tôn giáo” (religions
switching) cuộc điều tra của Pew còn làm rõ sự liên quan của nhóm
không nhận dạng với biểu tượng cải giáo diễn ra trong nhiều động thái
mới như hội nhập với các kiểu giáo phái, giáo hội mới hoặc “đào bới toàn
bộ tôn giáo” (ditching religion altogether)
Vậy là đã rõ, không biết hiện tượng “không nhận dạng” này có liên hệ
với phong trào “ngoài Giáo hội” (Un - Church) của những người Công
giáo Mỹ một, hai thập niên trước hay không, nhưng chắc hẳn, theo chúng
tôi, chúng có mối liên hệ với nhau vì cả hai hiện tượng đều có chung một
động lực, một thái độ muốn quay lưng lại với các tôn giáo có thể chế bảo
thủ hoặc ít chịu đổi mới.
Nói tóm lại, theo chúng tôi, khuynh hướng “không gắn kết” là một
hiện tượng mới của xu thế cá thể hóa niềm tin tôn giáo. Tín đồ của
khuynh hướng này có thể là những người thuộc về một tôn giáo nào đó
(chủ yếu là Công giáo và Tin Lành), đông hơn là những người có niềm
tin về một tôn giáo nhưng không thể nhận dạng (do not identity) họ với
bất kỳ một tôn giáo nào, kể cả phương diện thể chế như Sarah Pulliam
Bailey đã nhấn mạnh34.
Sau khi đưa ra sự phân tích thành phần tuổi (biểu đồ 2), thành phần
chủng tộc và sắc tộc (biểu đồ 3), Philip Bump dừng lại phân tích tổng
hợp nước Mỹ ở tư thế nào để thay đổi ở biểu đồ 4 mà Pew đã thể hiện:
Nước Mỹ ở tư thế nào để thay đổi (How America is poised to change)
Được dự đoán (Profected)
18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Nhà phân tích chính trị cho The Fix cho rằng, đời sống tôn giáo Mỹ 35
năm tới có thay đổi, nhưng dù Kitô giáo có giảm 11,9% thì vẫn là tôn
giáo lớn nhất (dự báo của Pew cũng cho thấy số lượng người Islam giáo
sẽ xấp xỉ bằng người Kitô giáo). Trong khi đó, số người không gắn kết
cũng sẽ tăng thêm 9,2%, nghĩa là họ đạt đến con số 100 triệu người.
Trở lại với ý kiến của Emma Green, khuynh hướng không gắn kết, có
mối quan hệ trực tiếp với phong trào “liên niềm tin” (interfaith) cũng như
sự suy giảm của người Mỹ với sự gắn kết Kitô giáo nhất là ở người trẻ
tuổi: “Từ những năm đầu 1960, khi mà ước tính có tới 81% những người
đã kết hôn với một người nào đó cùng niềm tin thì số lượng hôn nhân
“liên niềm tin” đã tăng dần. Nhất là những người Kitô giáo với những
người “không gắn kết” về tôn giáo, những cặp đôi như thế đã chiếm đến
18% lễ cưới sau năm 2010 Nước Mỹ vẫn còn là một quốc gia Kitô
giáo, nay có một chút gì đó nhỏ lại. 7 năm trước, khoảng 78% dân số đất
nước là Kitô giáo, nay các nhà nghiên cứu dự tính tỷ lệ đó chỉ còn
khoảng 71%... Điều đó có nghĩa là, sau 7 năm, số người Mỹ “nhận dạng”
với các Giáo hội chủ lưu đã giảm từ 18,1% xuống còn 14,7%”35.
Với cái nhìn nhân khẩu học tôn giáo, Emma Green đã đưa ra những
nhận xét xã hội học cắt nghĩa xu hướng “không gắn kết”, một xu hướng
hoàn toàn có khả năng tiếp tục phát triển trong xã hội Mỹ mà bà gọi đó là
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 19
khuynh hướng “phức tạp nhưng không chết” như tên bài viết của mình. Xu
hướng không gắn kết, cũng như “thái độ nói chung của người Mỹ đã
chuyển sang có lợi cho hôn nhân đồng tính”, tuy vậy theo tác giả hiện vẫn
chưa làm thay đổi căn bản đời sống tôn giáo của nước Mỹ. Theo đó, tỷ lệ
những người Tin Lành Phúc Âm nói chung vẫn giữ ổn định. Kitô giáo
“vẫn chưa mất ảnh hưởng trong nền văn hóa Mỹ”. Tác giả kết luận:
“Người Mỹ hiện nay đang đòi hỏi nhiều lĩnh vực hơn là việc họ thực hành
như thế nào với niềm tin của mình. Sự ảnh hưởng tôn giáo dần dần trở nên
phân tán, Giáo hội Công giáo hay Hội Thánh Báptít, Morment, không cần
thiết phải giữ các tín đồ của họ trong thời gian sống của họ hoặc ở thế giới
bên kia. Có thể nói khuynh hướng không gắn kết dù có sự phát triển tăng
thêm, nhưng điều này là ít đúng với bộ phận dân số đang phát triển nhanh
nhất là cộng đồng Kitô hữu gốc Tây Ban Nha. Nước Mỹ tiếp tục vẫn là
một quốc gia dưới Chúa - chỉ là với nhiều sự linh hoạt hơn trong việc làm
thế nào để các công dân của mình thêm sự lựa chọn trong thờ phụng”36.
Khuynh hướng “không gắn kết”, ngoài yếu tố tôn giáo đã và đang thể
hiện vai trò khá quan trọng của nó trong đời sống chính trị ở Mỹ, trước
hết là vấn đề bầu cử. Việc chuyển đổi tôn giáo nói chung và sự phát triển
của khuynh hướng “không gắn kết” nói riêng cũng như vấn đề “thành
phần độ tuổi” có ảnh hưởng trực tiếp đến lá phiếu, nhất là trong cộng
đồng Công giáo. Những người “không gắn kết” liên quan nhất đến Giáo
hội Công giáo và các Hội Thánh Tin Lành, khi khuynh hướng này phát
triển dĩ nhiên ảnh hưởng đến lá phiếu của Đảng Cộng hòa, một phần
Đảng Dân chủ. Philip Bump: “Không phải Đảng Cộng hòa, cũng không
phải Đảng Dân chủ sẽ giữ được các vị trí hiện thời của họ ad infinitum
(chữ La tinh, nghĩa là mãi mãi - ĐQH), đối với tất cả sự hoài nghi thường
xuyên của chúng ta về những giới hạn của hệ thống hai Đảng trong sự đối
phó với việc thay đổi khu vực bầu cử. Ngày xưa, Đảng Dân chủ đã bảo
vệ sự chiếm hữu nô lệ. Họ không còn làm như thế nữa. Trong khoảng
thời gian 35 năm tới đây, ai mà biết được vị trí mỗi Đảng sẽ nắm giữ.
Điều mà chúng ta có thể ghi nhận đó là cả hai Đảng sẽ nắm giữ các vị trí
của những người phi - tôn giáo những người da màu và lớn tuổi Chính
trị Mỹ luôn tiến triển vì nước Mỹ luôn luôn tiến triển. Và bây giờ chúng ta
đã có sự cảm nhận về điều đó sẽ ra sao”37.
Cũng trong khuôn khổ cuộc điều tra đặc biệt này của Pew, cuộc điều tra
đã mở rộng ra toàn cầu và cho thấy những kết quả sau đây: “Trong sáu
nước có dân số lớn, tỷ lệ những người “không gắn kết” ở mức độ cao (là
20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam, Đức, Pháp và Vương quốc Anh); Ước tính
số lượng những người không có tôn giáo có khả năng tăng trong thập niên
tới mặc dù phần lớn các nước này lại có số dân tăng chậm hoặc giảm”.
Pew cũng dự tính từ 2010 - 2050, Islam giáo tăng 7,3% về dân số, bởi vì
Islam giáo vẫn là cộng đồng có tỷ lệ sinh cao nhất trong các nhóm tôn giáo
và nó có khả năng “vượt qua” số người của Kitô giáo sau năm 2070
Pew cũng có những dự đoán về Trung Quốc. Dựa trên ý kiến của nhà
xã hội học Dương Phượng Cương (Fenggang Yang), C. Hackett cho
rằng, đến năm 2021, Trung Quốc sẽ là nước có cộng đồng Tin Lành lớn
nhất, và đến năm 2025 là nước Kitô giáo lớn nhất (dù rằng Trung Quốc
vẫn là yếu tố khó đoán lớn nhất trong báo cáo của dự án Pew).
Trở lại về những người “không gắn kết”, Pew dự đoán tiếp rằng, trong
10 quốc gia đáng chú ý (Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nga,
Hàn Quốc, Đức, Pháp, Triều Tiên, Vương quốc Anh), Việt Nam thuộc số
có tỷ lệ cao, luôn đứng ở vị trí thứ 4 trong giai đoạn 2010 - 205038.
Điều thú vị trong những thông tin ấy là Việt Nam đã và đang trở thành
một quốc gia có đời sống tôn giáo phong phú với những biến động
chuyển đổi tôn giáo mà ở đây là dạng thức “không gắn kết” được thế giới
chú ý.
Về ý nghĩa tôn giáo, loại hình “không gắn kết” cho thấy một dạng
thức độc đáo khác hiện nay của xu thế cá thể hóa niềm tin tôn giáo ở chỗ,
loại hình này không chỉ thỏa mãn cho sự lựa chọn của cá thể tôn giáo mà
còn phản ánh một thực tế là, với các quốc gia có hệ thống tôn giáo với
lịch sử lâu dài và thiết chế tôn giáo chặt chẽ, bền vững đi nữa cũng không
thể loại bỏ xu hướng mới mẻ trong những thập niên sắp tới.
Về phương diện xã hội, xu hướng “không gắn kết” cũng góp phần
quan trọng cho việc tiếp tục khuynh hướng giải thể chế của các tôn giáo
lớn, dù thuộc thế giới nhất thần hay các quốc gia ngoài khu vực này. Với
những người “không gắn kết” khả năng xâm nhập vào đời sống chính trị
và xã hội của họ thuận lợi hơn và đó chính là một “sự kiện tôn giáo” cần
lưu tâm hiện nay.
Kết luận
(1) Nghiên cứu về chuyển đổi tôn giáo hiện nay là một trong những
vấn đề cập nhật, phổ biến trong giới xã hội học tôn giáo thế giới hiện nay.
Phạm vi, nội dung nghiên cứu của họ rất phong phú, đa dạng, nhưng tất
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 21
thảy đều hướng tới một mục đích quan trọng là cắt nghĩa được cái cốt lõi
của vấn đề, đó là sự chuyển đổi tâm thức tôn giáo, niềm tin tôn giáo.
Chính sự biến chuyển này cắt nghĩa những hiện tượng tôn giáo mới từ
nửa sau thế kỷ XX đến nay. Ghi nhận nổi bật của sự chuyển biến các hiện
tượng tôn giáo mới ấy trên toàn cầu là tăng thêm sự đa dạng, đa nguyên
tôn giáo được coi như những biểu trưng của tôn giáo trong toàn cầu hóa.
(2) Sự chuyển biến niềm tin tôn giáo nhìn đại thể là diễn biến của hai
khuynh hướng tưởng như đối lập nhau, đó là khuynh hướng cá thể hóa
niềm tin tôn giáo và khuynh hướng toàn cầu hóa niềm tin tôn giáo. Riêng
với khuynh hướng thứ nhất, rõ ràng là phổ biến, năng động và dễ nhận
biết. Dĩ nhiên, không thể tách rời hai khuynh hướng này, nhưng theo
chúng tôi, xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đến đời sống tôn giáo hiện đại.
(3) Logic của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo, mặc dù có những
nguyên nhân chung như: vai trò của chủ nghĩa cá nhân, những tác động
của tính hiện đại và thể chế thế tục, nhưng cũng cần lưu ý đến những đặc
điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của các cộng đồng tôn giáo cụ thể. Vì thế, khi
chúng tôi khu biệt bốn dạng thức nói trên đều căn cứ theo logic này.
(4) Bài viết này chưa có điều kiện đi sâu vào thực tiễn đời sống tôn giáo
ở Việt Nam, đặc biệt là hiện tượng tôn giáo mới, nhưng chúng tôi lưu ý
rằng, những điều trình bày ở trên chắc chắn là một cách nhìn, cách tiếp cận
lý giải những hiện tượng tôn giáo phong phú, đa dạng ở Việt Nam./.
CHÚ THÍCH:
1 P. Bréchon, Les valeurs des Francais, sđd: 305.
2 Cuộc điều tra này khảo sát 5 giá trị cơ bản: hệ giá trị cơ bản và giới tính
(Préliminaire); tôn giáo, chính trị, gia đình và lao động.
3 Phần Annexes của sách này có công bố kết quả của phiếu điều tra hệ giá trị Pháp
năm 1999. Ba câu hỏi trên đây liên quan đến chuyển đổi tính tôn giáo, trang 299-
318, nguyên bản tiếng Pháp.
4 P. Bréchon, Les valeurs des Francais, sđd: 303.
5 Y. Lambert (2004), “Religion: l’ Europe à un tournant”, loc.cit.: 134; “A turning
Point in Religious Evolution in Europe”, Journal of Contemporary Religion,
Vol. 19, No. 1: 29.
6 Năm 2004, cuộc Tọa đàm Tôn giáo tính và đời sống tôn giáo của người Việt
Nam được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí
Minh cho thấy mức độ quan tâm của giới nghiên cứu và của giới tôn giáo trước
câu hỏi cơ bản “Nhu cầu tôn giáo, tâm linh của người Việt sau Nghị quyết Trung
ương 7 về tôn giáo là gì?” (LM. Thiện Cẩm, “Tín hiệu đáng mừng”, Công giáo
22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2015
và dân tộc, số 1446, 27/2 đến 4/3/2014). Cuộc Tọa đàm cũng cho thấy, còn có sự
khác biệt khá lớn trong nhận thức khái niệm Tính tôn giáo cũng như Tâm thức
tôn giáo trong các phía. Hiện nay, ở Việt Nam thường chỉ sử dụng khái niệm
chung “nhu cầu tinh thần” theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam, 10/1990 và Nghị quyết Trung ương 7 nói trên.
7 Xem: Jean. Louis Schlegel (1995), Religions à la carte, Hachette, Paris.
8 Ray mond Lemieux (1992), “Les croyances: nébuleuse ou univers organisé?” in
Les croyances des Québecs. Esquissces pour une approche empirique, Québec,
Université de Laval.
9 F. Champion et D. Hervieu-léger (sous la dir. De), De l’ émotion en religion,
renouveaux et tradietions, Paris, Centurion: 247.
10 Xem: C. Smith (1998), American Erangelicalism. Embattled and Thriving, The
University of Chicago Press: 106.
11 Xem: Cathuy Lym G. (2011), “More Americans tailoring religion to fit their
needs” (Nhiều người Mỹ thích “cắt may tôn giáo” cho vừa vặn với nhu cầu của
họ), USA Today, ngày 13/9.
12 Xem: Cathuy Lym G., bđd.
13 Xem: Cathuy Lym G., bđd.
14 Xem: Jean-Paul Willame (2001), “Les recompositions internes au monde
protestant: protestantisme “établi” et protestantisme “évangélique”, trong cuốn
La globalisation du religieux, L’Harmattan, Paris: 171 - 172.
15 Jean-Paul Willame, sđd: 178.
16 J. P. Willaime (1999), “Le pentecôtisme: contours et paradoxes d’un protestantisme
émotionnel”, Archives de sciences sociales des religions, No. 105: 28.
17 Olivier Bobineau, sđd, tiếng Pháp: 93.
18 J. P. Willaime (2004), Religions et modernité, ed.Académie de Versailles: 92-93.
19 P. Bréchon (2001), “L’ érolution du religieux”, Futuribles, No. 260: 47.
20 G. Davie (1990), “Beliving without belonging: Is this the Future of Religion in
Britain?”, Social Compass, 37 (4): 455 - 469.
21 Xem: Amma Green (2015), “American Religion: Complicated, Not Dead”, ngày
12/5, The Atlantic.com
22 Amma Green, bđd.
23 Xem: Cathy Lynn Grossman, “More American Tailoring to fit their needs”, bđd.
24 Xem: Francoise Champion (2001), “Religieux flottant, éclectisme et syncrétismes”,
trong cuốn: Jean Delumeau, Le fait religieux, Ed. Favard, Paris: 744.
25 L’essoi des Croyances Parallèles, Futuribles, No. 20, 1/2001.
26 Francoise Champion, “Religieux flottant, éclectisme et syncrétismes”, sđd: 751 - 753.
27 Francoise Champion, “Religieux flottant, éclectisme et syncrétismes”, sđd: 754.
28 Lưu ý thêm rằng, trong cuộc điều tra giá trị Pháp và Châu Âu năm 1990, hơn
25% số người được hỏi đã cho biết họ không thuộc một Giáo hội nào nhưng vẫn
“cầu nguyện” hay “khấn thầm”, “đôi khi” hay “thường xuyên”. Điều này khiến
cho F. Champion coi đó là một thứ Kitô giáo “lờ mờ”, “ngầm ẩn”, “văn hóa” và
“ngoài Giáo hội”
29 Deray R. (2002), L’ Enseignement du fait religieux dans l’e’cole laique, rapport
au ministre de l’ E’ducation nationale, Odile Jacob, Paris: 13 - 14.
Đô ̃Quang Hưng. Xu hướng ca ́thể hóa... 23
30 Lang J., préface de L’Enseignement du fait religieux dans l’e’cole laique, de
DEBRAY R., op.cit.
31 Michelat G. (2001), “L’essor des croyances parallèles”, Futuribles, No. 260,
janvier: 69 - 70.
32 Philip Bump (2015), “Wat America Will look live in 2050, in 4 charts”, The Fix,
ngày 3 tháng 4.
33 E. Green, “American Religion: Complicated, Not Dead”, bđd.
34 Sarah Pulliam Bailey (2015), “The wuord is expected to become more religious -
not less”, The Washington Post, April 24.
35 Amma Green, “American Religion: Complicated, Not Dead”, bđd.
36 Amma Green, “American Religion: Complicated, Not Dead”, bđd.
37 Nhận định trên của Philip Bump dĩ nhiên trên cơ sở của ba yếu tố khảo sát xã hội
học: thành phần tôn giáo; thành phần độ tuổi và thành phần chủng tộc và sắc tộc.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ lưu tâm đến yếu tố thành phần tôn giáo, đặc
biệt là vai trò của xu hướng “không gắn kết” mà chính tác giả bài viết này đã lưu
tâm nhận định.
38 Sarah Pulliam Bailey (2015), “The world is expected to become more religious -
not less” (tạm dịch: Thế giới ước tính trở nên tôn giáo hơn - chứ không ít hơn
tính tôn giáo), The Wasington Post, April 24. Cũng có thể tham khảo sách của
Pew Research Center (2015), The Future of world religions, Population Growth
Projections, 2010 - 2050, ed. Pew-templeton.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berger, Peter (1999), The Desecularization of The World, éd.Washington,
Eerdmans.
2. Bréchon P. (2003), Les valeurs des Francais, Ed. Amnand Colin, Paris.
3. Bobineau O., Tank - Storper S. (2012), Sociologie des religions, 2 édition, Ed.
Armand Colin.
4. Cao Huy Thuần (2006), Tôn giáo và xã hội hiện đại, Nxb. Thuận Hóa, Thừa
Thiên-Huế.
5. Champion F. et Hervieu-léger D. (1990), (sous la dir. De), De l’ émotion en
religion, renouveaux et tradietions, Paris, Centurion.
6. Deray R., (2002), L’ Enseignement du fait religieux dans l’e’cole laique, rapport
au Ministre de l’ E’ducation Nationale, Odile Jacob, Paris.
7. Filloux J. C. (1990), “Personne et sacré chez Durkheim”, Archives des sciences
sociales des religions.
8. La globalisation du religieux S. de J. P. Bastian, F. Champion, et K. Rousslet
(2001), Ed. L’ Harmattan, Paris.
9. Piette, Albert (2003), Le fait religieux Une théorie de la religion ordinaire, ed.
Economica, Paris.
10. Religions et modernité, S. de J. M. Husser, ed. Academie de Versailles, 2004.
11. Schlegel, Jean-Louis (1995), Religions à la carte, Ed. Hachette, Paris.
12. Séguy J. (1998) “Modernité religieuse, religion metaphorique et rationnalité”,
Archives de sciences sociales, des religions, Vol. 67, No. 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31950_107044_1_pb_5929_2017045.pdf