Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet Mindmanager nhằm tăng cường hiệu quả các tiết luyện tập môn hóa học ở trường THPT - Đặng Thị Thuận An
Tính súc tích: Sơ đồ tư duy cho phép dùng các kí hiệu, quy ước viết tắt ở các nhánh
chính nên nêu lên được những dấu hiệu bản chất của các kiến thức, loại bỏ được những
dấu hiệu thứ yếu của khái niệm.
- Tính linh hoạt: Với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chuẩn bị các tình huống dự phòng
tránh việc tổ chức tiết học không đúng giờ. Ngoài ra, giáo viên có thể chính xác hóa
kiến thức ngay trên sơ đồ tư duy.
- Về tâm lí lĩnh hội: Học sinh dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở
các nhánh chính của sơ đồ tư duy và cả lôgic phát triển của kiến thức. Hình ảnh trực
quan là những biểu tượng cho sự ghi nhớ và trí tuệ kiến thức của học sinh.
5. KẾT LUẬN
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong các giờ luyện tập giúp nâng cao hiệu quả quá trình khái
quát hóa kiến thức, vận dụng tốt, nâng cao khả năng tư duy lôgic. Ngoài ra nếu kết hợp
sơ đồ tư duy với các phương pháp dạy học khác một cách linh hoạt sẽ tạo hiệu quả bất
ngờ.
Thiết kế các bài luyện tập theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu bức
thiết, có tác động tích cực và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học. Để
có một sơ đồ tư duy thật sự hiệu quả cho tiết luyện tập việc thiết kế phải được thực hiện
theo đúng quy trình, chặt chẽ, có hệ thống và đảm bảo được những yêu cầu sư phạm cần
thiết. Mặt khác, thiết kế các bài luyện tập bám sát nội dung chương trình, mục tiêu của
phần cần luyện tập và đặc thù tri thức của môn học. Ngoài ra, giáo viên phải đánh giá
học sinh một cách khách quan và toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ, khả năng vận
dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
Một mặt, giáo viên cần phải nhận thức rằng sơ đồ tư duy chỉ là một trong những công
cụ phục vụ dạy học. Do đó, để có một tiết dạy học thành công đòi hỏi người giáo viên
biết kết hợp linh hoạt sơ đồ tư duy với nhiều phương pháp khác như: thuyết trình, đàm
thoại nêu vấn đề, các phương tiện kĩ thuật, phương pháp làm việc với sách giáo khoa, sử
dụng bài tập hóa học, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, sử dụng hình ảnh trực
quan
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy với sự hỗ trợ của phần mềm Mindjet Mindmanager nhằm tăng cường hiệu quả các tiết luyện tập môn hóa học ở trường THPT - Đặng Thị Thuận An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012, tr. 106-112
Hình 1. Cấu trúc của 1 sơ đồ tư duy
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA PHẦN MỀM MINDJET MINDMANAGER NHẰM TĂNG CƯỜNG
HIỆU QUẢ CÁC TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Luyện tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học
sinh, vì vậy việc thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh luyện tập sao cho
đạt hiệu quả để kiểm tra - đánh giá chính xác là một yêu cầu cần thiết trong
hoạt động dạy và học. Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình nghiên cứu cho
thấy có sự thích hợp khi áp dụng vào bộ môn Hóa học, đặc biệt là các tiết
luyện tập ctính trực quan, súc tích, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
1. QUAN NIỆM VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
Theo Tony Buzan: “Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được
phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung
tâm” [3], [4].
1.1. Cấu trúc của sơ đồ tư duy [5], [6]
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía
ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ.
Nó có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh
lớn, nhánh nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở
giữa sơ đồ là ý tưởng chính hay hình ảnh trung
tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các
vấn đề có liên quan với ý tưởng chính. Các
nhánh lớn sẽ phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi
nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể
hiện chủ đề được nghiên cứu ở mức độ sâu
hơn.
1.2. Cách tạo lập sơ đồ tư duy bằng thủ công
- Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và chi tiết hỗ trợ.
- Bước 4: Hỗ trợ các hình ảnh, biểu tượng giúp các ý thêm phần nổi bật và dễ ghi nhớ
hơn.
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM
107
2. SƠ ĐỒ TƯ DUY- CÔNG CỤ HỮU HIỆU CHO DẠY HỌC TÍCH CỰC [6], [8]
2.1. Nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của bài học
Ý chủ đạo nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi trong việc liên kết với những ý phân cấp
khác giúp dễ dàng triển khai một hệ thống hài hòa, đồng thời nó giữ vai trò định hướng
chủ đạo, là công cụ hiệu quả để tạo hình dáng, cấu trúc giúp tư duy hoạt động theo cơ
chế tự nhiên, những nhánh rẽ xung quanh, lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể
hiện chủ đề được nghiên cứu sâu hơn.
2.2. Giải quyết tốt các vấn đề
Việc tạo lập sơ đồ tư duy trong học tập giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình
thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên dễ dàng điều khiển được quá trình nhận
thức của học sinh.
2.3. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả
Sơ đồ tư duy có thể chuyển tải một lượng thông tin lớn của bài học thành một sơ đồ đơn
giản nhưng có ý nghĩa quan trọng.
2.4. Kích hoạt trí sáng tạo
Khi lập sơ đồ tư duy tận dụng tất cả những kỹ năng của bộ não liên quan đến hoạt động
sáng tạo, sự liên hội ý tưởng, tính linh hoạt. Nếu giáo viên có óc tổ chức, biết cách gợi
mở thì sẽ đem lại cho học sinh những ý tưởng vô cùng độc đáo.
2.5. Hỗ trợ trí nhớ
Với sơ đồ tư duy, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể hơn
sơ đồ tư duy có tác dụng xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau, các hình ảnh, kí hiệu trên
Hình 2. Sơ đồ tư duy chủ đề “Luyện tập Hidrocacbon không no”
ĐẶNG THỊ THUẬN AN
108
đó được người thiết kế lựa chọn vô cùng sinh động và đẹp mắt nhưng cũng mô tả được
mục đích đề ra. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn.
2.6. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập
Việc tạo lập sơ đồ tư duy với cách sử dụng các hình ảnh tượng trưng và những từ khóa
thể hiện trọng tâm của vấn đề rồi liên kết chúng lại với nhau một cách hợp lý, giáo viên
có thể giúp cho học sinh gần như thuộc bài tại lớp.
Với cách hệ thống hóa kiến thức hay triển khai bài học một cách lôgic từ dễ đến khó
giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu hơn, đạt kết quả cao nên cảm thấy
thích thú môn hóa học.
3. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM MINDJET MINDMANAGER
MindManager là một trong các phần mềm để lập sơ đồ tư duy (mind map) tốt nhất hiện
nay. Nhờ phần mềm này, ta có thể lập sơ đồ tư duy trên máy tính, vừa đẹp, nhanh lại rất
tiện lợi. Với phần mềm này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép tổng thể cũng
như chi tiết, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Nó giúp bộ
não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống (rèn luyện cách xác định chủ đề trung tâm
một cách rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgic).
3.1. Nguyên tắc thiết kế [1]
- Đảm bảo tính khoa học
- Đảm bảo tính sư phạm
- Đảm bảo tính hệ thống, lôgic
- Đảm bảo tính thẩm mỹ
- Đảm bảo tính khả thi
3.2 Quy trình thiết kế [1], [7]
- Nghiên cứu tài liệu: Giáo viên cần nghiên cứu nội dung các bài luyện tập và các bài
học liên quan để xác định mức độ kiến thức cần hệ thống, kiến thức cần mở rộng, phát
triển các kĩ năng cần rèn luyện, các dạng bài tập cần được lưu ý.
- Xác định mục tiêu bài học: Xác định rõ ràng về kiến thức, kĩ năng ở các mức độ nhận
thức biết, hiểu, vận dụng thành thạo cho từng đối tượng học sinh cụ thể.
- Lựa chọn các nội dung kiến thức khác, sưu tầm và xử lý các tài liệu khác
Hệ thống các bài tập hóa học dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế, lựa chọn
thêm cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và yêu cầu rèn những kĩ năng. Ở đây,
giáo viên nên chuẩn bị cả bài tập trắc nghiệm, tự luận; bài tập định tính, định lượng; các
bài tập với các mức độ khó dễ, bài tập rèn tư duy
- Xây dựng cấu trúc lôgic của bài luyện tập: Giáo viên cần sắp xếp lại cấu trúc bài học
để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức để làm rõ thêm những kiến
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM
109
thức trọng tâm của phần, chương. Ở đây, việc xây dựng sơ đồ tư duy sẽ giúp tạo một
bức tranh tổng quát, lôgic về nội dung bài học. Từ các ý chính sẽ xuất hiện các nhánh
xuất phát từ chủ đề trung tâm làm rõ thêm kiến thức trọng tâm của bài học.
- Dự kiến tiến trình của bài luyện tập: Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự phát
triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát các kĩ năng cần rèn luyện theo mục tiêu đề
ra. Ý tưởng thiết kế thể hiện tính sáng tạo và năng lực tổ chức hoạt động của học sinh.
Đây là khâu quan trọng khẳng định hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy.
- Tiến hành thiết kế: Với các bước đã được hình thành trong ý tưởng, người thiết kế sử
dụng các tính năng, các nút lệnh trên phần mềm Mindjet và tiến hành thiết kế các sơ đồ
tư duy trên.
Bước 1: Thiết kế chủ đề trung tâm
Tên chủ đề trung tâm thông thường là tên của bài luyện tập, ý trung tâm nên gắn với
một hình ảnh nào đó mà học sinh dễ dàng ghi nhớ và khi bắt gặp hình ảnh đó học sinh
sẽ liên tưởng ngay đến bài học.
Bước 2: Thêm các nhánh lớn đầu tiên của chủ đề
trung tâm (hình 3)
Đối với một bài luyện tập thì tên của các nhánh chính
phụ thuộc vào ý tưởng của người thiết kế- thường đó
có thể là tên các hoạt động mà người dạy sẽ thực hiện.
Ví dụ, với tiết luyện tập oxi - lưu huỳnh thì các ý
chính có thể là: kiến thức cần nắm, bài tập, góc thư
giãn, dặn dò.
Bước 3: Lần lượt hoàn chỉnh các tiêu đề phụ bằng các tiêu đề phụ nhỏ hơn (hình 4)
- Đối với phần ôn tập lý thuyết (kiến thức cần nắm): Từ khóa sử dụng trên sơ đồ được
lấy từ nội dung bài học, thường là các kiến thức trọng tâm. Từ khóa được ghi trên các
chủ đề của sơ đồ nên kèm theo màu sắc và hình ảnh kích thích hứng thú cho học sinh.
- Đối với phần bài tập, trò chơi (góc thư
giãn), dặn dò giáo viên nên đặt tên theo
mục đích của mình hoặc cũng có thể chỉ
cần bổ sung các hình ảnh kích hoạt trí
tưởng tượng.
Sau đó các tiêu đề phụ lại tiếp tục được
khai triển nhỏ hơn nữa, các nội dung được
thể hiện sinh động tùy thuộc vào sự sáng
tạo của giáo viên.
Hình 3
Hình 4
ĐẶNG THỊ THUẬN AN
110
Bước 4: Kiểm tra các hình ảnh, từ khóa, liên kết
Ở đây, các hình ảnh phải được sử dụng phù hợp với mục đích học tập, tránh gây nhiễu
sự chú ý của học sinh; các từ khóa phải thể hiện chính xác kiến thức; các liên kết về
hình ảnh, phim phải chuẩn xác để không gây sự lúng túng trong quá trình dạy học; tốt
nhất giáo viên nên đóng gói các thư mục hình ảnh, phim, powerpoint, mind map để
tránh gây ra các lỗi liên kết.
Bước 5: Dùng thử, kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thành sơ đồ tư duy (hình 5)
Dùng thử nhằm phát hiện những sai sót
về mặt kĩ thuật trong quá trình thiết kế
cũng như về mặt kiến thức, nội dung. Từ
đó, tiến hành điều chỉnh để đảm bảo chất
lượng và phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Cụ thể, tùy vào đối tượng học sinh
mà chúng ta có thể tiến hành ôn tập kiến
thức một cách chi tiết hay khái quát,
hướng dẫn học sinh làm các bài tập với
các mức độ khác nhau. Ở đây, nếu tiết
luyện tập oxi- lưu huỳnh sử dụng với đối
tượng trung bình - khá thì các bài tập có
thể chèn thêm các ghi chú về cách giải.
Bước 6: Viết hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy
Một sơ đồ tư duy tốt có thể áp dụng đối với nhiều tiết học và hướng tới nhiều người sử
dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng. Mặt khác, người lập sơ đồ tư
duy trong quá trình thiết kế có những dụng ý riêng mà người đọc có thể không hiểu hết
được. Vì thế, trong phần hướng dẫn sử dụng cần thiết phải giải thích thêm một số ý mở
rộng và nhấn mạnh những ý quan trọng trong sơ đồ. Do đó, cách tốt nhất là mỗi sơ đồ
phải được kèm theo một giáo án hướng dẫn do người thiết kế tự biên soạn.
4. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG
HIỆU QUẢ TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Phương pháp sơ đồ tư duy là phương pháp có tính khái quát cao giúp giáo viên hệ thống
kiến thức, tìm ra các mối liên hệ kiến thức một cách trực quan. Sử dụng sơ đồ tư duy rất
hiệu quả trong giờ luyện tập bởi các tính năng như:
- Tính khái quát: Các kiến thức được chọn lọc đưa vào các nhánh chính của sơ đồ tư
duy là cơ bản nhất, quan trọng nhất của một số bài học, chương. Khi nhìn vào đó, ta sẽ
thấy được tổng thể của các kiến thức, lôgic phát triển của vấn đề và các mối quan hệ
giữa chúng.
- Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình khối
cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội
dung quan trọng.
Hình 5
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM
111
- Tính hệ thống: Dùng sơ đồ tư duy có thể thực hiện được trình tự kiến thức của
chương, lôgic phát triển của kiến thức thông qua các nhánh chính hoặc các nhánh chi
tiết của kiến thức và tổng kết được những kiến thức chốt và những kiến thức có liên
quan.
- Tính súc tích: Sơ đồ tư duy cho phép dùng các kí hiệu, quy ước viết tắt ở các nhánh
chính nên nêu lên được những dấu hiệu bản chất của các kiến thức, loại bỏ được những
dấu hiệu thứ yếu của khái niệm.
- Tính linh hoạt: Với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chuẩn bị các tình huống dự phòng
tránh việc tổ chức tiết học không đúng giờ. Ngoài ra, giáo viên có thể chính xác hóa
kiến thức ngay trên sơ đồ tư duy.
- Về tâm lí lĩnh hội: Học sinh dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở
các nhánh chính của sơ đồ tư duy và cả lôgic phát triển của kiến thức. Hình ảnh trực
quan là những biểu tượng cho sự ghi nhớ và trí tuệ kiến thức của học sinh.
5. KẾT LUẬN
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong các giờ luyện tập giúp nâng cao hiệu quả quá trình khái
quát hóa kiến thức, vận dụng tốt, nâng cao khả năng tư duy lôgic. Ngoài ra nếu kết hợp
sơ đồ tư duy với các phương pháp dạy học khác một cách linh hoạt sẽ tạo hiệu quả bất
ngờ.
Thiết kế các bài luyện tập theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu bức
thiết, có tác động tích cực và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học. Để
có một sơ đồ tư duy thật sự hiệu quả cho tiết luyện tập việc thiết kế phải được thực hiện
Hình 6
ĐẶNG THỊ THUẬN AN
112
theo đúng quy trình, chặt chẽ, có hệ thống và đảm bảo được những yêu cầu sư phạm cần
thiết. Mặt khác, thiết kế các bài luyện tập bám sát nội dung chương trình, mục tiêu của
phần cần luyện tập và đặc thù tri thức của môn học. Ngoài ra, giáo viên phải đánh giá
học sinh một cách khách quan và toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ, khả năng vận
dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
Một mặt, giáo viên cần phải nhận thức rằng sơ đồ tư duy chỉ là một trong những công
cụ phục vụ dạy học. Do đó, để có một tiết dạy học thành công đòi hỏi người giáo viên
biết kết hợp linh hoạt sơ đồ tư duy với nhiều phương pháp khác như: thuyết trình, đàm
thoại nêu vấn đề, các phương tiện kĩ thuật, phương pháp làm việc với sách giáo khoa, sử
dụng bài tập hóa học, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, sử dụng hình ảnh trực
quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Thị Thuận An (2005). Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở THPT (Tài
liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT hai tỉnh Quảng Bình và Quảng
Ngãi). Trường ĐHSP Huế.
[2] Đặng Thị Thuận An (2010). Lý luận dạy học Hóa học ở nhà trường phổ thông.
Trường ĐHSP Huế.
[3] Tony Buzan (2008). Lập bản đồ tư duy. NXB Lao động - Xã hội.
[4] Tony Buzan (2008). Use Your Memory (Sử dụng trí nhớ của bạn). NXB Tổng hợp
TP Hồ Chí Minh.
[5] Tony Buzan (2008). Use Your Head (Sử dụng trí tuệ của bạn). NXB Tổng hợp TP
Hồ Chí Minh.
[6] Tony & Barry Buzan (2008). The Mind Map Book (Sơ đồ tư duy). NXB Tổng Hợp
TP Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Cương (2007). Phương pháp dạy học ở trường phổ thông và đại học. NXB
Giáo dục.
[8] F. Kharlamdp (1970). Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. NXB
Giáo dục.
[9] Nguyễn Xuân Trường (2005). Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông.
NXB Giáo dục.
Title: DESIGNING AND USING MIND MAP SUPPORTED BY MINDJET
MINDMANAGER TO IMPROVE EFFECTIVENESS OF CHEMISTRY EXERCISE AT
HIGH SCHOOLS
Abstract: Exercise has an important role in the learning process of students. Guiding students
how to practice effectively so that the process of assessment has the accuracy is necessary in
teaching and learning activities. Using the mind map in the research process showed that there
has been the relevance when applied to teach chemistry intuitively, concisely stimulating
interest in learning of students.
ThS. ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, ĐT: 0913.465.444
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_167_dangthithuanan_16_dang_thi_thuan_an_hoa_17_2020950.pdf