Với những giải pháp đã đề xuất, hy vọng trong thời gian tới, thương hiệu Viện Tàu thủy - Trường Đại học Nha
Trang sẽ chiếm được nhiều sự yêu mến và tin tưởng của người tiêu dùng; Viện ngày càng phát triển xứng tầm ở
thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài trong tương lai không xa.
Viện Tàu thủy cần quan tâm đến quảng cáo chuyên nghiệp, dành thời gian và đầu tư cho sản phẩm ngày
càng đẹp có màu sắc độ bóng hơn nữa, bắt mắt người tiêu dùng. Chắc chắn tương lai Viện Tàu thủy sẽ định vị
vững chắc hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng thương hiệu cho Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy - Trường Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO VIỆN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO
TÀU THỦY - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
BRAND BUILDING FOR INSTITUE OF SHIP RESEARCH AND DEVELOPMENT -
NHA TRANG UNIVERSITY, KHANH HOA PROVINCE
Phạm Thị Hồng Anh1, Nguyễn Văn Đạt2, Võ Hải Thủy3
Ngày nhận bài: 26/12/2013; Ngày phản biện thông qua: 16/4/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu này là nghiên cứ u công tác xây dựng thương hiệu ở Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Viện Tàu
thủy). Tá c giả đã sử dụ ng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp mã hóa và xử lý số liệu về quá trình hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học (NCKH) và sản xuất tại Viện Tàu thủy từ năm 2007 – 2012 bằ ng phần mềm Excel và SPSS để đá nh
giá nhữ ng nỗ lự c tạ o thương hiệ u củ a Việ n trong thờ i gian qua; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác
xây dựng thương hiệu cho Viện Tàu thủy. Kết quả nghiên cứ u cho thấy việc tạo dựng uy tín trong tâm trí khách hàng bằng
chất lượng sản phẩm là cá ch hiệu quả nhất để bảo vệ và nâng cao thương hiệu “Viện Tàu thủy”.
Từ khóa: xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm, Viện Tàu thủy
ABSTRACT
The purpose of this study is studying the actual status of the brand building in Institute of Ship Research & Development
(Shipbuilding Institue). Using statistical analysis, encrypted synthesis and processing data methods during the training,
scientifi c research and manufacturing in Shipbuilding Institute from year 2007 - 2012 by Excel and SPSS software to
evaluate branding efforts of the institute in the last period; from that proposes some solutions to promote the brand building
for Shipbuilding Institute. The research results show that the creation of brand reputation in customers’ minds with quality
products is the most effective way to protect and enhance the brand “Shipbuilding Institute”.
Keywords: brand building, product quality, Shipbuilding Institute
1 Phạm Thị Hồng Anh: Cao học Kinh tế Nông nghiệp 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Văn Đạt: Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy- Trường Đại học Nha Trang.
3 ThS. Võ Hải Thủy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng chứa đựng
sức mạnh hữu hình, quyết định sự lựa chọn của
người tiêu dùng và tác động đến sự phát triển của
đơn vị. Thương hiệu được coi là tài sản quý giá đóng
vai trò công cụ cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Viện Tàu thủy là một trong số ít các đơn vị trong
cả nước có mô hình vừa nghiên cứu vừa ứng dụng
công nghệ chế tạo sản phẩm công nghiệp và tiêu
dùng từ vật liệu composite. Trong thờ i gian qua, Viện
Tàu thủy đã tạo dựng hình ảnh của đơn vị trên thị
trường hàng hóa được sản xuất từ vật liệu composite.
Tuy đã có những hoạt động tiếp thị nhưng Viện
vẫ n chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu và
quảng bá các sản phẩm từ vật liệu composite một
cách chuyên nghiệp, chưa định vị vững chắc hình
ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn, để tăng cường quảng bá,
xây dựng giá trị bền vững đồng thời củng cố hơn
nữa niềm tin của người tiêu dùng, trong thờ i gian tớ i
cầ n tậ p trung đầ u tư cho công tác xây dựng thương
hiệu cho Viện.
II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thương hiệ u và công
tá c xây dự ng thương hiệ u thông qua cá c hoạt động
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97
đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất tại Viện
Tàu thủy từ năm 2007 - 2012.
2. Cơ sở lý thuyết
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng
một hình ảnh về hàng hóa hoặc dịch vụ trong tâm
trí, trong nhận thức của người tiêu dùng.
Có thể phân loạ i thương hiệ u theo doanh
nghiệp và theo sản phẩm.
- Thương hiệu doanh nghiệp (còn gọi là thương
hiệu gia đình): Là thương hiệu dùng chung cho tất
cả các hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp.
Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của
doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau.
- Thương hiệu sản phẩm (còn gọi là thương
hiệu tập thể): Là thương hiệu của một nhóm hay
một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một
doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp
khác nhau sản xuất và kinh doanh.
Nguyên tắc xây dựng thương hiệu: Thương
hiệu phải dễ nhớ, có ý nghĩa, có tính dễ bảo hộ, dễ
thích ứng, dễ phát triển, khuyếch trương.
Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu:
Xây dựng thương hiệu như một trận chiến dành
niềm tin từ khách hàng. Hiểu nhu cầu và mong
muốn của khách hàng góp phần thành công trong
việc xây dựng thương hiệu. Có thể tiến hành theo
trình tự các bước sau:
Giá trị → Mục tiêu → Thị trường → Rào cản
→ Hình ảnh nhận diện → Bảo vệ thương hiệu
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, tổng
hợp, mã hóa và xử lý số liệu bằng Excel và SPSS
để phân tích thực trạng cá c hoạ t độ ng củ a Việ n Tà u
thủ y từ năm 2007 – 2012 và khả o sá t phá t hiệ n ra
cá c rà o cả n cho quá trình xây dựng thương hiệu tại
Viện Tàu thủy.
Để xây dự ng cá c giả i phá p phá t triể n thương
hiệ u củ a Việ n trong thờ i gian tớ i, tá c giả cũ ng đã
sử dụ ng phương phá p thả o luậ n nhó m vớ i cá c
chuyên gia là lã nh đạ o đơn vị và cá c cơ quan quả n
lý ngà nh.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm của Viện Tàu thủy
1.1. Xác định giá trị thương hiệu của Viện Tàu thủy
Kết quả phân tích cho thấy, giá trị thương hiệu
Viện Tàu thủy thể hiện qua các sản phẩm đã và
đang đạt được trong các lĩnh vực:
- Nghiên cứu khoa học: Các dự án, đề tài kết
hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm để tạo ra các sản
phẩm cụ thể có ý nghĩa thực tiễn cho xã hội. Đồng
thời hình ảnh của Viện được lưu trong tâm trí các
nhà quản lý nghiên cứu khoa học và các đơn vị sử
dụng sản phẩm của Viện (bảng 1).
Bảng 1. Thống kê dự án đã và đang thực hiện tại Viện Tàu thủy
TT TÊN DỰ ÁN THỜI GIAN GIÁ TRỊ (trđ) KẾT QUẢ
1
Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Văn Đạt
“Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất tàu đẩy
vỏ Composite”
Từ 01/2005
đến 12/2007
900
Đã hoàn thành, chế tạo
hai chiếc tàu đẩy cho
Quảng Ninh (Đẩy than)
2
Chủ nhiệm dự án: ThS. Phan Tuấn Long
“Hoàn thiện qui trình chế tạo xuồng cấp cứu bằng
vật liệu composite trang bị trên các tàu vận tải
biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế”
Từ 05/2006
đến 05/2008
1.000
Đã hoàn thành, sản xuất
hàng chục xuồng cấp cứu
cho các tỉnh, hiện vẫn
đang chế tạo tiếp
3
Chủ nhiệm dự án: ThS. Đinh Đức Tiến
“Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo tàu hai
thân vỏ composite phục vụ du lịch biển”
Từ 03/2010
đến 03/2012
1.200
Đang thực hiện, đã sản
xuất hai tàu hai thân cho
khách hàng
4
Chủ nhiệm dự án: ThS. Phạm Văn Thu
“Toa lét vi sinh bằng vật liệu composite trang bị
trên các tàu khách ven bờ”
Từ 2012
đến 2014
1.200 Đang triển khai
(Nguồn: Phòng Hành chính Kế toán)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- Đào tạo: Hướng dẫn thực tập, đề tài tốt nghiệp đã góp phần hoàn thành tốt công tác gắn kết học với hành
đồng thời quảng bá hình ảnh Viện Tàu thủy và Trường Đại học Nha Trang thông qua sinh viên, những trí thức
trẻ năng động, cầu nối giữa Nhà trường với xã hội một cách thiết thực hiệu quả nhất (bảng 2).
Bảng 2. Thống kê hướng dẫn thực tập, đề tài tốt nghiệp tại Viện Tàu thủy
TT NĂM TỔNG SỐ SINH VIÊN NỘI DUNG THỰC TẬP KHÓA ĐÀO TẠO
1 2006 140 Thực tập giáo trình trên tàu Môi trường 45 ATHH; TC KTHH Bến Tre; 45 KTHH
2 2007 124 Thực tập giáo trình trên tàu Môi trường 46ATHH; 47 KTHH
3 2008 68 Thực tập giáo trình trên tàu FAO93 48ATHH; 48CTT
4 2009 239
Tham quan (Công nghệ đóng
và sửa chữa tàu phi kim loại) 47DT1 và 47DT2; 48DT1 và 48DT3
Thực tập giáo trình trên tàu FAO93 49ATHH
5 2010 261
Thực tập ngành đóng tàu;
Qui trình sản xuất tại Xưởng 48DT3 và CTT49 49ĐT– 1,2
Thực tập giáo trình trên tàu FAO93 50ATHH
6 2011 37
Thực tập ngành đóng tàu 50CTT; 50DT–1
Thực tập chuyên đề QT02K08
Học tập, tham quan. Trung cấp Nghề CNTT III
Thực tập ngành động lực 50DLTT
7 2012 30
Thực tập ngành đóng tàu 51CTT; 52CTT
Thực tập chuyên đề 50DT-2
Thực tập tốt nghiệp 50DT–1
CỘNG 899
(Nguồn: Phòng Hành chính Kế toán)
- Hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh các sản phẩm khoa học từ kết quả của các đề tài, dự án (hình 1, 2, 3, 4, 5) là các sản phẩm vật
chất: Tàu thuyền phục vụ: du lịch, tuần tra, cứu sinh, chở nước...; Các loại sản phẩm chuyên dùng khác: bể
chứa (nước, hóa chất, nuôi thủy sản...), phao nổi, thuyền thúng chống chìm, tượng Bác Hồ v.v; và các sản
phẩm dịch vụ: Chuyển giao công nghệ, thiết kế, kiểm nghiệm vật liệu
Một số sản phẩm tiêu biểu từ kết quả NCKH đã được ứng dụng trong thực tiễn:
Hình 1. Tàu đẩy xà lan 2.400 tấn chở than tại Quảng Ninh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99
Kế t quả kinh doanh nhữ ng năm qua đã khẳ ng
đị nh đượ c uy tí n củ a Việ n trên thị trườ ng.
1.2. Xác định mục tiêu thương hiệu của Viện
Tàu thủy
Với tính năng của vật liệu composite và năng
lực của mình, Viện Tàu thủy có khả năng đáp ứng
mọi ý tưởng của khách hàng trong cả nước về mặt
hình dáng, kích cỡ, màu sắc, đảm bảo đạt mục tiêu
“Vì sự sử dụng hiệu quả” của khách hàng về sản
phẩm bằng vật liệu composite.
1.3. Xác định thị trường mục tiêu của Viện Tàu thủy
Phân tích thị trường của Viện Tàu thủy (bảng 4)
cho thấy, có 30/64 tỉnh thành với tổng doanh thu
hơn 85 tỷ đồng từ năm 2007 - 2012 và hơn 1.500
hợp đồng kinh tế với hàng trăm đơn vị và cá nhân
tham gia ký hợp đồng.
Hình 2. Tàu Du lịch (Long Phú 17) Hình 3. Tàu Du lịch (Thanh Vân 05)
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện Tàu thủy (2007 - 2012) như trong bảng 3.
Bảng 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Viện Tàu thủy
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn (triệu đồng) 9,425 10,649 15,058 16,153 20,047 23,156
Doanh thu (triệu đồng) 9,726 9,823 18,384 13,081 20,142 14,763
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 78 203 345 240 369 258
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0.80 2.07 1.88 1.83 1.83 1.75
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%) 0.58 1.53 1.55 1.38 1.51 1.44
Tỷ suất lợi nhuận của trên vốn (%) 0.83 1.91 2.29 1.49 1.84 1.14
(Nguồn: Phòng Hành chính Kế toán)
Hình 4. Xuồng cứu sinh Hình 5. Xuồng cứu sinh chờ xuất xưởng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Viện (2007 - 2012)
TT Thị trường
Doanh thu theo đối tượng khách hàng (nghìn đồng) Doanh thu
(nghìn đồng) Tỷ trọng %Nhà nước Tập thể Cá nhân
(1) (2) (3) (4) (5) (6) = 3+4+5 (7)
I Khu vực miền Bắc
1 Hà Nam 3.636 3.636 0,03
2 Hà Nội 3,528,072 1.586.910 5.114.982 47,43
3 Hải Phòng 38,095 2.777.846 2.815.941 26,11
4 Nam Định 1.361.905 1.361.905 12,63
5 Nghệ An 20,727 354.727 375.454 3,48
6 Quảng Ninh 760.791 760.791 7,06
7 Thái Bình 351.428 351.428 3,26
Cộng 3,586,894 7.197.243 0 10.784.137 100
II Khu vực miền Nam
1 Bến Tre 4.805.002 4.805.002 24,07
2 Bình Dương 135.454 135.454 0,68
3 Cà Mau 3.185.043 7.555.188 10.740.231 53,80
4 Đồng Nai 480.000 480.000 2,40
5 Hậu Giang 181.818 181.818 0,91
6 Kiên Giang 22,091 22.091 0,11
7 Long An 24,724 24.724 0,12
8 Hậu Giang 114,545 114.545 0,57
9 Thành phố Hồ Chí Minh 65.001 1,139,329 1.375.948 6,89
10 Vũng Tàu 1.931.195 2.085.741 10,45
Cộng 5.203.330 8,449,240 4.805.002 19.965.554 100
III Khu vực miền Trung
1 Bình Định 712,307 712.307 1,30
2 Bình Thuận 783.301 3.982.545 4.765.846 8,70
3 Đắc Lắc 942.377 942.377 1,72
4 Đà Nẵng 267.526 423.683 691.209 1,26
5 Gia Lai 223.557 223.557 0,41
6 Khánh Hòa 7.607.550 27.225.790 1.516.914 36.350.254 66,33
7 Lâm Đồng 307.273 307.273 0,56
8 Ninh Thuận 6.283.825 6.283.825 11,46
9 Phú Yên 182,051 611.033 793.084 1,45
10 Quảng Bình 498,312 498.312 0,91
11 Quảng Nam 116.364 136.000 252.364 0,46
12 Quảng Ngãi 135.455 62.583 198.038 0,36
13 Quảng Trị 2.778.755 6.371 2.785.126 5,08
Cộng 13.535.248 39.751.410 1.516.914 54.803.572 100
TỔNG CỘNG 22.325.472 56.905.875 6.321.916 85.553.263
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101
Bảng 5. Cơ cấu đối tượng khách hàng của Viện
(2007 - 2012)
TT Đối tượng khách hàng
Doanh thu
(nghìn đồng) Tỷ trọng %
1 Nhà nước 22.325.472 26.09
2 Tập thể 56.905.875 66.51
3 Cá nhân 6.321.916 7.40
CỘNG 85.553.263 100
đơn chiếc chính là rào cản đối với Viện về việc
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm.
1.5. Các công cụ để xây dựng hình ảnh nhận diện
thương hiệu Viện Tàu thủy
Danh thiếp và đồ dùng văn phòng, tựa đề
báo giá, website, địa chỉ email, trang bị bảo hộ lao
động... là các công cụ được Viện sáng tạo và cải
tiến liên tục trong quá trình xây dựng thương hiệu
(hình 7, hình 8)
1.4. Xác định rào cản đối với thương hiệu của Viện
Tàu thủy
Khép kín từ khâu thiết kế, kiểm nghiệm đến
thi công, Viện đáp ứng bất kỳ các yêu cầu, mẫu
mã nào của khách hàng. Tuy nhiên, do đặc thù
của công nghệ composite, để đáp ứng được yêu
cầu ngày càng đa dạng của khách hàng về chất
lượng và giá thành, Viện cần phải thường xuyên
nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, nghĩa là
phải tạo ra khuôn mẫu mới. Khuôn mới, sản xuất
Rõ ràng, hiện tại, thị trường mục tiêu của Viện
Tàu thủy là thị trường khu vực miền Trung mà cụ thể
là thị trường Khánh Hòa - một tỉnh phát triển mạnh
du lịch và dịch vụ; Thị trường lớn, thị trường chủ
yếu tiêu thụ sản phẩm của Viện trải dài các tỉnh từ
Bắc đến Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Bình
Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Vũng Tàu Cà Mau,
Bến Tre... Khách hàng chủ yếu là cá c công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... (bảng 5) và thể
hiện trên biểu đồ (hình 6).
Hình 6. Cơ cấu đối tượng khách hàng
1.6. Các hoạt động bảo vệ thương hiệu Viện
Tàu thủy
Trong thờ i gian qua, Việ n đã triể n khai cá c hoạ t
độ ng như:
- Tổ chức đăng ký bản quyền nhãn hiệu;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm;
- Tổ chức quảng bá thương hiệu của Viện Tàu thủy.
Viện đã có những hoạt động nhằm quảng bá
hình ảnh như: Đăng kí nhãn hiệu cho Kiểm nghiệm
vật liệu VR LAB - 02, Xưởng chế tạo sản phẩm
composite, Kiểm nghiệm vật liệu xây dựng LAS -
XD891; Xây dựng website: www.vientauthuy.com.vn;
Thiết kế cataloge; Hoạt động đào tạo - nguồn tuyên
truyền sản phẩm tốn ít phí nhất; Hội chợ, triển lãm
khoa học công nghệ và là địa chỉ tin cậy của thực
hiện dự án sản xuất thử nghiệm đối với Vụ Khoa
học Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như
đối với Trường Đại học Nha Trang.
Như vậy, Viện Tàu thủy bước đầu đã tạo dựng
thương hiệu của mình trên thị trường hàng hóa
được sản xuất từ vật liệu composite.
2. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu
Viện Tàu thủy
Từ đây đến năm 2020, mụ c tiêu chiế n lượ c củ a
Viện Tàu thủy là tập trung nghiên cứu chế tạo sản
phẩm bằng vật liệu composite phục vụ ngành Thủy
sản và Du lịch, trước mắt là chế tạo tàu hai thân và
nghiên cứu sản xuất tàu cánh ngầm.
Trên cơ sở nhậ n thứ c nhữ ng mặ t chưa dạ t
đượ c trong công tá c xây dự ng thương hiệ u củ a
Việ n trong thờ i gian qua cù ng nhữ ng nguyên nhân
cơ bả n củ a nhữ ng hạ n chế nà y, tá c giả đã đề xuấ t
mộ t số cá c giả i phá p cơ bả n như sau:
Hình 7. Logo trước và sau khi hoàn thiện Hình 8. Nhãn gắn cho các sản phẩm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.1. Tạo dựng uy tín thương hiệu trong tâm trí
khách hàng
2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong thờ i gian tớ i, Việ n cầ n tậ p trung thự c hiệ n
cá c công việ c sau:
- Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng;
- Nghiên cứu đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
phù hợp nhu cầu khách hàng;
- Nghiên cứu cải tiến để tạo nên sự độc đáo
của chất liệu;
- Nghiên cứu cải tiến mẫu mã, màu sắc phù hợp
cho sản phẩm;
- Mở rộng kênh phân phối đến khách hàng cá
nhân, trong đó cần lưu ý đến ngư dân;
- Nghiên cứu chế tạo các sản phẩm có hàm
lượng khoa học cao.
2.1.2. Dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng
chu đáo
Thu thập thông tin: Tên, địa chỉ, điện thoại, sản
phẩm, ngày hẹn hoàn thành để tiện chăm sóc khách
hàng chu đáo từ khi đặt hàng đến khi giao sản phẩm
và kể cả thời gian bảo hành sản phẩm. Với phương
châm “Khách hàng là thượng đế” và mục tiêu “Vì sự
sử dụng hiệu quả” của người tiêu dùng mà phục vụ.
2.2. Hoàn thiện các công cụ để xây dựng hình ảnh
nhận diện thương hiệu Viện Tàu thủy
Cần thiết hoàn thiện: logo, nhãn mác từng loại
sản phẩm, danh thiếp, email cá nhân, website.
2.3. Xây dựng thị trường mục tiêu - xây dựng chính
sách quảng bá thích hợp
Qua phân tí ch trên, có thể xá c đị nh thị trường
chủ yếu của Viện là tỉnh Khánh Hòa. Để thương
hiệu Viện trở thành thương hiệu toàn quốc cần phải
mở rộng thị trường mục tiêu.
- Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng: Là thị
trường tiêu thụ hàng đầu về xuồng cấp cứu và sản
phẩm đặc thù của Viện: Hệ thống xử lý nước thải
trang bị trên tàu và tàu du lịch cao cấp hai thân;
- Khu vực nam miền Trung: Là trị trường mà
các sản phẩm tàu tuần tra của Viện đang được ưa
chuộng (mặc dù khối lượng còn khiêm tốn).
- Khu vực miền Đông Nam bộ: thị trường chủ
lực của các sản phẩm thùng chứa dầu trên tàu cá
xa bờ bằng vật liệu composite. Hiện nay sản phẩm
này rất được khách hàng tín nhiệm.
- Khu vực duyên hải miền Trung: Đây là thị
trường tiềm năng về tàu hai thân vỏ composite phục
vụ câu cá ngừ đại dương.
- Ngoài khối các đơn vị tổ chức, Viện cần quan
tâm lưu ý đến ngư dân. Bờ biển nước ta dài, ngư
dân sống rải khắp miền ven biển sẽ là đội ngũ hùng
hậu sử dụng tàu thuyền mưu sinh.
Tùy từng khu vực thị trường để Viện có chiến
dịch quảng bá thích hợp.
2.4. Chú trọng kênh quảng bá hữu hiệu từ sinh viên
Một chức năng quan trọng của Viện là tham gia
công tác đào tạo cho Trường Đại học Nha Trang,
hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp
cho xã hội. Hà ng nghìn sinh viên đã tham gia thực
tập, tham quan, thực hiện đề tài... tại Viện. Do đó,
Viện cần chú trọng đặc biệt đến kênh này bằng cách
bổ sung thêm chương trình quảng bá Viện cho mỗi
khóa thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên,
học viên thực tập.
2.5. Tăng cường công tác an toàn lao động, vệ sinh
môi trường và phòng chống cháy nổ nơi làm việc là
bảo vệ thương hiệu thiết thực bền lâu
2.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nơi làm việc là
khẳng định thương hiệu thực sự.
Văn hóa doanh nghiệp là nét riêng của mỗi
doanh nghiệp. Mỗi cán bộ công nhân Viện Tàu thủy
là người bảo vệ và xây dựng thương hiệu Viện ngày
càng uy tín, làm hài lòng khách hàng, tạo dấu ấn
hình ảnh trong mắt người tiêu dùng “Vui lòng khách
đến, vừa lòng khách đi”.
IV. KẾT LUẬN
Trong bố i cả nh cạ nh tranh và hộ i nhậ p quố c tế
sâu rộ ng hiệ n nay, việ c nhậ n đị nh đúng tầm quan
trọng của thương hiệu và nỗ lự c phá t triể n thương
hiệ u có ý nghĩ a vô cù ng quan trọ ng đố i vớ i việ c
nâng cao năng lự c cạ nh tranh củ a mộ t tổ chứ c kinh
doanh. Để nâng cao uy tín thương hiệu nhằm tăng
tính cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh
vực hoạt động của mình, Viện Tàu thủy cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên; trong đó , giải
pháp về chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất,
phù hợp với đặc thù của Viện, thể hiện sự khác biệt
về công tác xây dựng thương hiệu của Viện so với
các đơn vị khác.
Bằng kiến thức kỹ thuật đóng tàu và thấu hiểu
về vật liệu composite, Viện Tàu thủy vừa nghiên
cứu vừa chế tạo ra các sản phẩm phục vụ ngành
dịch vụ thủy sản và du lịch - một thế mạnh của tỉnh
Khánh Hòa - đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách tối ưu nhất có thể. Cần có sự quan tâm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103
hỗ trợ về mặt tổ chức lẫn tinh thần của các cơ quan ban ngành địa phương tạo điều kiện cho Viện có cơ
hội phát triển.
Với những giải pháp đã đề xuất, hy vọng trong thời gian tới, thương hiệu Viện Tàu thủy - Trường Đại học Nha
Trang sẽ chiếm được nhiều sự yêu mến và tin tưởng của người tiêu dùng; Viện ngày càng phát triển xứng tầm ở
thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài trong tương lai không xa.
Viện Tàu thủy cần quan tâm đến quảng cáo chuyên nghiệp, dành thời gian và đầu tư cho sản phẩm ngày
càng đẹp có màu sắc độ bóng hơn nữa, bắt mắt người tiêu dùng. Chắc chắn tương lai Viện Tàu thủy sẽ định vị
vững chắc hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Anh Cường, 2003. Tạo dựng và quản trị thương hiệu. NXB Lao động và Xã hội.
2. Nguyễn Đăng Cường, 2006. Compozit – sợi thủy tinh và ứng dụng, chương 1: Khái niệm cơ bản về vật liệu compozit, ưu
điểm chủ yếu của vật liệu compozit. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 19.
3. Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2011. Dự án “Điều tra thực trạng và giải pháp đóng sửa tàu thuyền hoạt động
nghề cá của Việt Nam” từ 12/2010 - 12/2011.
Tiếng Anh
4. David Aaker, 2000. Brand asset management. The Free Press, Simon & Schuster Inc. New York.
5. Kevin Lane Keller, 1997. Brand management strategies. Prentice Hall.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_thuong_hieu_cho_vien_nghien_cuu_che_tao_tau_thuy_tr.pdf