Xây dựng qui phạm vệ sinh chuẩn (SSOP) cho công ty TNHH Thiên Tuế

Nhân viên tổ vệ sinh có trách nhiệm thực hiện toàn bộ kế hoạch kiểm soát côn trùng và động vật gây hại theo định kỳ. Nhân viên KCS giám sát việc thực hiện toàn bộ kế hoạch và kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát tiêu diệt động vật gây hại, côn trùng và biểu mẫu vệ sinh môi trường xung quanh. Khi có bất kì sự cố nào nhân viên giám sát phải báo cáo ngay với đội trưởng đội HACCP biết để có biện pháp khắc phục.

doc15 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng qui phạm vệ sinh chuẩn (SSOP) cho công ty TNHH Thiên Tuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN (SSOP) CHO CÔNG TY TNHH THIÊN TUẾ I. Khái niệm: SSOP: Sanitation Standard Operating Procedures. II. Nội dung: Gồm 10 lĩnh vực cần kiểm soát: 1. An toàn của nguồn nước. 2. An toàn của nước đá. 3. Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm. 4. Ngăn ngừa sự nhiễm chéo. 5. Vệ sinh cá nhân. 6. Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn. 7. Sử dụng, bảo quản đúng cách các hoá chất có tính độc hại. 8. Sức khoẻ công nhân. 9. Kiểm soát động vật gây hại. 10. Kiểm soát chất thải. Việc xây d?ng SSOP cho 10 lĩnh vực trên tạo ra môi trường điều kiện sản xuất tốt, đảm bảo vệ sinh, nó hạn chế được nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật, hoá chất hay nhiễm bẩn cho sản phẩm. QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 1: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC 1. YÊU CẦU: Nước tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh theo 1329/2002/BYT. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Nguồn nước dùng trong toàn bộ quá trình chế biến và sản xuất nước đávà vệ sinh dụng cu, nhà xưởng, được cung cấp từ nhà máy nước thành phố, được bơm lên bể cao áp và được máy bơm định lượng chlorine để kiểm soát hàm lượng chlorine dư trong nước mới dẫn vào xí nghiệp. Hệ thống dẫn nước của xí nghiệp bằng nhựa. Hàm lượng chlorine dư trong nước được kiểm soát bằng máy so màu . Hàm lượng chlorine dư trong nước = 1 mg/l . 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: Chỉ sử dụng nước đạt yêu cầu. Không có sự nối chéo giữa đường ống dẫn nước sạch và nước không sạch. Hệ thống xử lý nước bể chứa nước phải làm vệ sinh và khử trùng thường xuyên định kì 3 tháng/ lần. Cách làm: Đầu tiên xả hết nước, cọ rửa bằng xà phòng sau đó xả lại bằng nước sạch xong tráng lại bằng chlorine 100 ppm. Tráng lại bằng nước sạch lần cuối sau đó mới bơm nước vào. Không để đầu vòi nước tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, sử dụng xong phải treo lên móc. Trong thùng chứa nước có dụng cụ múc nước riêng, không được dùng các thau đang chế biến để múc nước. Hệ thống cung cấp nước được hiển thị theo sơ đồ, các vòi nước trong phân xưởng phải được đánh số rõ ràng để tiện cho việc theo dõi kiểm tra. Nước nguồn được kiểm tra hoá lý, vi sinh mỗi năm một lần, nước sau nguồn kiểm tra vi sinh mỗi năm một lần, các vòi trong xưởng mỗi vòi phải được kiểm tra vi sinh ít nhất 1 lần/ năm (theo kế hoạch đính kèm). Mỗi khi có sự thay đổi sơ đồ phải được cập nhật lại. Mỗi khi có sự thay đổi kế hoạch này phải được cập nhật, các phiếu kiểm nghiệm theo kế hoạch phải được lưu trữ đầy đủ. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Tổ kỹ thuật phải theo dõi hàng ngày tình trạng hoạt động, vệ sinh và bảo trì hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý nước của xí nghiệp, kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát hệ thống cung cấp nước. Việc sử dụng và vệ sinh nước trong phân xưởng do KCS giám sát. Kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát vệ sinh và sử dụng nước. Khi có sự cố người được phân công giám sát phải cô lập hệ thống cung cấp nước, báo cho bộ phận sản xuất hoặc đội trưởng đội HACCP biết để có hướng xử lý kịp thời. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 2: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC ĐÁ 1. YÊU CẦU: Nước đá tiếp xúc với thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Tại xí nghiệp có hầm sản xuất đá cây làm bằng bê tông, sử dụng khuôn làm bằng inox, vật liệu cách nhiệt sử dụng tấm cách nhiệt tổng hợp và có một máy xay đá được làm bằng hợp kim không rỉ, có một kho bảo quản đá riêng biệt. Nước dùng để sản xuất nước đá là nước chế biến . Hàm lượng chlorine dư trong nước đá = 1 mg/ l . 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: Hầm sản xuất đá phải được vệ sinh ít nhất 3 tháng/ lần. Cách làm vệ sinh: Đầu tiên bơm hết nước muối trong hầm ra, nạo vét cặn bẩn, cọ rửa bằng xà phòng, dội lại bằng nước sạch, tráng lại bằng nước chlorine nồng độ 100 ppm, sau cùng dội lại bằng nước sạch trước khi cho nước muối mới vào. Kho bảo quản đá mỗi tuần làm vệ sinh 1 lần. Cách làm vệ sinh: Dùng xà phòng cọ rửa nền, tường, trần và pallet, dội lại bằng nước sạch, dùng nước chlorine nồng độ 100 ppm để dội đều nền sau cùng dùng nước sạch để xịt rửa lần cuối. Máy xay đá được làm vệ sinh mỗi tuần/ lần. Cách làm giống như kho bảo quản đá. Chỉ sử dụng nước đạt tiêu chuẩn 1329/ 2002/ BYT/ QĐ để sản xuất đá và tách đá ra khỏi khuôn. Đá được chuyển qua ô cửa sang kho đá, tại kho đá được xếp trên pallet (không được xếp sát tường). Đá xay được đựng trong các thùng kín đáy và vận chuyển đến các khu vực sản xuất bằng xe chuyên dùng. Trong quá trình sản xuất, bảo quản, xay và vận chuyển không để đá tiếp xúc với bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Không được dùng đá nhiễm bẩn để ướp sản phẩm, làm lạnh nước Việc kiểm nghiệm vi sinh nước đá phải được thực hiện 2 tháng/ lần và lưu vào hồ sơ. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Nhân viên vận hành máy chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi tình trạng hoạt động và bảo trì máy sản xuất đá. Kết quả giám sát ghi trong biểu mẫu giám sát. Tình trạng vệ sinh của hệ thống sản xuất đá do KCS giám sát, kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát vệ sinh hàng ngày. Khi xảy ra bất kì sự cố nào người được phân công giám sát phải báo cáo cho đội trưởng đội HACCP biết để có phương hướng giải quyết và khắc phục kịp thời. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 3: CÁC BỀ MẶT TIẾP XÚC VỚI SẢN PHẨM 1. YÊU CẦU: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm trong quá trình chế biến. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm của thiết bị bằng inox và hợp kim không rỉ. Dụng cụ sản xuất như: Bàn chế biến, dao, thớt, rổ, thauđược làm bằng inox và bằng nhựa. Yếm và bao tay làm bằng cao su bền, không độc và không thấm nước. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN: a. Bảo trì: Hàng ngày xem xét dụng cụ, thiết bị, găng tay, yếm nếu hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay nới ngay. b. Đối với dụng cụ sản xuất: Thau, rổ, bàn chế biến: chuẩn bị dụng cụ vệ sinh, hoá chất tẩy rửa, hoá chất khử trùng. Thủ tục làm vệ sinh: Bước 1: Dội nước sạch. Bước 2: Chà xà phòng. Bước 3: Tráng lại bằng nước sạch Bước 4: Rồi đem ngâm hoặc dội nước có pha chlorine 100 ppm. Bước 5: Dội lại bằng nước sạch. Tần suất: Ơ đầu và cuối ca phải thực hiện đầy đủ các bước trên. Giữa ca thì tráng bằng nước sạch, nhúng vào nước chlorine sau đó dội lại nước sạch. Trong quá trình chế biến nếu chuyển sang sản phẩm khác thì phải thực hiện quá trình vệ sinh và khử trùng. Không được để dụng cụ sản xuất trực tiếp với sàn. c. Yếm và găng tay: Thủ tục làm vệ sinh: Nhúng trong thau nước sạch, rửa qua xà phòng, nhúng lần lượt qua 2 thau nước sạch để tráng sạch xà phòng, sau đó nhúng qua thau nước có nồng độ chlorine 50 ppm, sau cùng tráng lại bằng nước sạch. Tần suất: Vào đầu và cuối ca thực hiện đầy đủ các bước trên, cứ 2 giờ thì dội rửa bao tay và yếm một lần. d. Đối với thiết bị đặc biệt (tủ đông, xe đẩy): Cách làm vệ sinh: Tắt máy, xả sạch đá, cọ rửa xà phòng, dội nước sạch, sau đó dội nước có pha chlorine 100 ppm, dội lại bằng nước sạch. Tần suất: Sau khi kết thúc 2 lần chạy tủ thì thực hiện tất cả các bước trên và kết thúc 1 lần chạy tủ thì dội nước sạch sau đó dội nước pha chlorine nồng độ 100ppm, rồi dội lại bằng nước sạch. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Quản đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì qui phạm này. Công nhân tại mỗi khu vực phải thực hiện đúng qui phạm này. QC có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện qui phạm này. Kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát vệ sinh hàng ngày. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 4: NGĂN NGỪA SỰ NHIỄM CHÉO 1. YÊU CẦU: Ngăn ngừa sự lây nhiễm từ các vật thể không sạch gây nhiễm bẩn vào sản phẩm, bề mặt tiếp xúc với sản phẩm. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Có một dây chuyền sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm theo một chiều. Các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, phân cở, xếp khuôn, cấp đông, bao gói được ngăn cách tuyệt đối với nhau, sản phẩm lưu thông giữa các công đoạn đều thông qua ô cửa. Các khu vực sản xuất có mức độ vệ sinh khác nhau. Có đường đi riêng cho công nhân và khách. Có phòng phế liệu cạnh phòng sơ chế, phế liệu chuyển từ sơ chế sang phòng phế liệu thông qua ô cửa. Bao bì chuyển thẳng từ kho trung gian sang phòng bao gói thông qua ô cửa. Kho đá và máy xay đá được bố trí cạnh phòng chế biến, từ đây sẽ cung cấp cho các khu vực sản xuất. Từng phòng có bố trí hệ thống thông gió và hệ thống thoát nước thải riêng. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: Sản phẩm đi từ tiếp nhận đến khâu thành phẩm đều lưu thông qua các ô cửa. Công nhân đi vào sản xuất phải đi đúng đường dành riêng cho từng khu vực có mức độ vệ sinh khác nhau. Nước đá vận chuyển từ kho đá đến các khu vực sản xuất phải chứa trong thùng kín và vận chuyển bằng xe chuyên dùng. Phế liệu chuyển từ phòng sơ chế sang phòng phế liệu phải thông qua ô cửa. Bao bì chuyển từ kho trung gian sang phòng bao gói cũng phải thông qua ô cửa. Tại một thời điểm chỉ sản xuất 1 hay một nhóm sản phẩm có mức rủi ro tương tự, khi chuyển sang sản xuất sản phẩm khác phải tổng vệ sinh dụng cụ thiết bị. Công nhân ở công đoạn trước muốn tăng cường sang công đoạn sau phải thay BHLĐ mới và làm đầy đủ các bước vệ sinh theo SSOP 5. Dụng cụ sản xuất (chứa đựng các sản phẩm, đá) phải có kí hiệu để nhận biết riêng cho từng khu vực. Dụng cụ thu gom phế liệu phải có kí hiệu riêng. Cửa phòng chế biến, cửa thông gió ở những nơi đang sản xuất hoặc bao gói không được mở thông trực tiếp với môi trường xung quanh. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Quản đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện qui phạm này. Công nhân phải thực hiện đúng qui phạm này. QC có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiệnqui phạm này, kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát vệ sinh hàng ngày. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 5: VỆ SINH CÁ NHÂN 1. YÊU CẦU: Công nhân phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân khi sản xuất. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA CÔNG TY: Trên đường vào phân xưởng, những nơi cần thiết trong phân xưởng và khu vực vệ sinh có lắp đặt các vòi nước đạp chân, xà phòng nước và khăn lau tay. Trên đường vào các khu vực sản xuất có các bể nhúng ủng. Có các khu vực thay BHLĐ cho công nhân tương ứng với các khu vực sản xuất có mức độ vệ sinh khác nhau. Có 5 nhà vệ sinh có xả nước và giấy vệ sinh chuyên dùng. Có tổ chức giặt BHLĐ cho công nhân (thuê giặt tập trung bên ngoài). 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: a. Bảo trì và chuẩn bị: Hàng ngày vào đầu giờ sản xuất phải kiểm tra bảo trì phương tiện rửa và khử trùng tay, WC. Hàng ngày vào đầu ca sản xuất và định kì, phải châm đủ xà phòng nước, khăn lau khô tay, giấy vệ sinh chuyên dùng. Đầu giờ sản xuất (sáng, chiều) và khi cần thiết phải pha chlorine vào các bồn nhúng ủng. Phải trang bị đầy đủ BHLĐ sạch cho các phòng thay BHLĐ vào đầu ngày sản xuất. b. Thực hiện vệ sinh cá nhân: Công nhân vào phòng thay BHLĐ, để dép và đồ dùng cá nhân trong phòng chứa đồ dùng cá nhân. Không được đeo trang sức, để móng tay dài hoặc sơn móng tay khi vào xưởng sản xuất. Không hút thuốc lá, khạc nhổ, nói chuyện, ăn uống trong khu vực chế biến. Sau đó trình tự thực hiện các bước đi ủng, thay áo, đội nón BHLĐ, đeo khẩu trang Khi đi vào xưởng phải tiến hành rửa tay theo các bước sau: Rửa nước sạch. Rửa xà phòng nước. Rửa lại bằng nước sạch. Lau khô tay. Khi đi vào xưởng phải lội cả 2 ủng vào bồn nhúng ủng. Khi đi vệ sinh hoặc đi ra ngoài phải ra phòng BHLĐ thay BHLĐ ra mặc đồ dùng cá nhân vào. Nếu đi vệ sinh thì khi đi vệ sinh xong phải bỏ giấy vào bồn cầu kéo nước xả (băng vệ sinh phải bỏ vào thùng rác kín). Thực hiện rửa tay tại các phòng vệ sinh. Khi đi ra ngoài hoặc khi đi vệ sinh xong phải thực hiện thay BHLĐ, rửa tay, lội qua bồn nhúng ủng như trên. Khách tham quan khu vực sản xuất phải có BHLĐ và tuân thủ các qui định về vệ sinh cá nhân tại khu vực đó. c. Giặt BHLĐ: Cuối ngày BHLĐ phải được thu gom và vận chuyển đến bộ phận giặt ủi bên ngoài, đầu ngày làm việc phát BHLĐ sạch lại cho công nhân. Trước khi nhận BHLĐ từ nhà giặt ủi phải kiểm tra BHLĐ giặt sạch hay không. d. Thực hiện vệ sinh các phương tiện: Phương tiện rửa tay. Cách làm: xả sạch nước, cọ rửa bằng xà phòng, dội lại bằng nước sạch, khử trùng bằng chlorine nồng độ 100 ppm, sau cùng tráng lại bằng nước sạch. Tần suất làm vệ sinh là mỗi ngày. Bồn nhúng ủng cũng làm vệ sinh tương tự. Tần xuất mỗi ngày. Khu vực thay đồ BHLĐ: hàng tuần cho lau nền, quét dọn xung quanh, lau tường và các móc treo đồ BHLĐ. Nhà vệ sinh hàng ngày phải cọ rửa bằng xà phòng, dội nước sạch, khử trùng bằng chlorine nồng độ 100 ppm, sau đó dội lại bằng nước sạch. e. Định kì: 2 tháng lấy mẫu tay công nhân (sau khi rửa và khử trùng tay) kiểm tra để đánh giá hiệu quả của việc làm vệ sinh. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Quản đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện qui phạm này. Công nhân phải làm đúng qui phạm này. QC có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện qui phạm trên theo đúng các tần suất đã nêu trên. Kết quả giám sát được ghi vào biểu nẫu giám sát vệ sinh hàng ngày. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 6: BẢO VỆ SẢN PHẨM TRÁNH CÁC TÁC NHÂN LÂY NHIỄM 1. YÊU CẦU: Không để thực phẩm, bao bì và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây nhiễm. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Nền làm bằng đá mài. Tường bằng gạch mem cao 1,6m trên có quét sơn chống thấm. Trần bằng tole lạnh. Cửa bằng nhôm nhẵn phía trên có kính Hệ thống đèn: dùng đèn neon có chụp bảo vệ. Các giá đỡ và chân bàn bằng inox, vật liệu không rỉ sử dụng điều hoà nhiệt độ và thông gió trong từng phòng. Có thiết bị quay muối dùng dầu bôi trơn. Có phòng chứa bao bì. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: a. Bảo trì: Hàng ngày xem xét toàn bộ phân xưởng, nếu hư hỏng hoặc xuống cấp phải thay mới hoặc bảo trì ngay. b. Làm vệ sinh: Nền: dùng bàn chải cứng cọ rửa, dội nước sạch, dội khử trùng bằng chlorine nồng độ 100 ppm sau đó dội lại bằng nước sạch lần cuối. Tần suất mỗi ngày. Trần: dùng chổi nhựa quét. Tần suất: mỗi tuần. Tường, kính, quạt thông gió, hàng tuần dùng khăn lau chùi. Đèn: hàng tháng tháo các chụp bảo vệ đèn xuống quét bụi, sau đó dùng khăn ướt lau lại. Các rèm cửa hàng tháng tháo xuống, dùng xà phòng cọ rửa sau đó dội lại bằng nước sạch, khử trùng qua nước chlorine nồng độ 100 ppm, sau đó dội lại bằng nước sạch. Các bề mặt khác (chân bàn, giá đỡ, bệ máng) các bước làm vệ sinh như sau: Đầu tiên cọ rửa bằng xà phòng, dội lại bằng nước sạch, khử trùng qua nước chlorine nồng độ 100 ppm sau đó dội lại bằng nước sạch. Tần suất: mỗi ngày. c. Ngăn ngừa ngưng tụ: Trong phòng sản xuất phải đảm bảo dòng khí lưu thông từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao đến nơi có yêu cầu vệ sinh thấp. Phải mở quạt hút trước 30 phút và điều hoà nhiệt độ trước 15 phút trước khi bắt đầu thực hiện ca sản xuất. Trong suốt quá trình sản xuất hai hệ thống này phải hoạt động thường xuyên. d. Bảo trì hệ thống bôi trơn: Hàng ngày xem xét tình trạng hoạt động, xem có bị rò rỉ dầu bôi trơn không. e. Bảo quản và vận chuyển bao bì: Bao bì nhập về phải kiểm tra tình trạng vệ sinh bao bì, phương tiện vận chuyển. Bao bì phải được bảo quản ngăn nắp trong kho và được kê trên các pallet. Bao bì được chuyển vào phòng bao gói thông qua ô cửa. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Quản đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện qui phạm này. Công nhân phải làm đúng qui phạm này. QC có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện qui phạm này. Kết quả giám sát ghi vào biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng, thiết bị hàng ngày. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 7: SỬ DỤNG, BẢO QUẢN CÁC HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI 1. YÊU CẦU: Đảm bảo việc sử dụng và bảo quản hoá chất để không gây hại cho sản phẩm. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Hiện nay xí nghiệp có một kho chứa hoá chất riêng đang sử dụng các loại hoá chất sau: Chất khử trùng và tẩy rửa chlorine, cồn, ôxy già, xà phòng. Thuốc diệt côn trùng sử dụng bên ngoài phân xưởng. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: • Bảo quản: Khi tiếp nhận hoá chất trên phải kiểm tra chất lượng, nhãn hiệu, bao bì và thời gian sử dụng. Chỉ sử dụng những hoá chất không độc hại trong chế biến (được phép sử dụng). Lập danh mục tất cả các hoá chất dùng trong xí nghiệp và các hoá chất này phải có phiếu xuất và nhập kho. Khi bảo quản phải tách riêng biệt các hoá chất có tác dụng khác nhau và tách biệt hoàn toàn với thực phẩm và bao bì, phải kê trên pallet. Hoá chất được bảo quản trong kho thông thoáng và ghi nhãn rõ ràng. • Sử dụng: Nhân viên KCS phải được đào tạo về cách sử dụng hoá chất an toàn. Chỉ những người được phân công chuyên trách mới được sử dụng, khi sử dụng phải mang đầy đủ bảo hộ lao động. Hoá chất phải được sử dụng theo đúng mục đích, đúng liều lượng, pha chế đúng kỹ thuật. 4. GIÁM SÁT VÀ HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA: Nhân viên KCS có trách nhiệm giám sát khâu tiếp nhận chất tẩy rửa, khử trùng và các chất diệt động vật gây hại. Nếu có bất kì sai sót nào, người được phân công giám sát phải báo cáo với đội trưởng đội HACCP để có biện pháp khắc phục. Mọi hành động sửa chữa trên phải được ghi vào biên bản báo cáo nhập hoá chất phụ gia trên. Kết quả giám sát được ghi vào báo cáo cấp – nhập hoá chất phụ gia. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 8: KIỂM SOÁT SỨC KHOẺ CÔNG NHÂN 1. YÊU CẦU: Đảm bảo công nhân không là nguồn lây nhiễm vào thực phẩm. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Xí nghiệp hiện có khoảng 80 công nhân. Tất cả các công nhân khi làm việc trong xí nghiệp đều có giấy khám sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và xác nhận đầy đủ sức khoẻ để thực hiện công tác. Có trang bị tủ thuốc cho phân xưởng. Hàng năm xí nghiệp có tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kì cho toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp công nhân nào đủ sức khoẻ thì tiếp tục công tác, không đáp ứng thì đưa đi điều trị hoặc chuyển công tác khác. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: Tất cả công nhân mới tuyển dụng phải có phiếu kiểm tra sức khoẻ cá nhân mới được vào làm trong xí nghiệp. Công nhân phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm. Phải kiểm tra tình trạng sức khoẻ công nhân hàng ngày nhằm phát hiện và ngăn ngừa công nhân bị bệnh truyền nhiễm hoặc mang mầm bệnh: Bệnh tiêu chảy, vết thương không lành, vết thương nhiễm trùng Công nhân không đủ sức khoẻ thì cho nghỉ hoặc điều trị thật hết bệnh mới cho làm việc lại và phải được kiểm tra lại trước khi vào làm việc. Tăng cường nghiêm ngặt vệ sinh cá nhân, đào tạo cho công nhân hiểu biết về tác hại của việc lây nhiễm vào trong sản phẩm. Khi cho tay vào mũi, họng hoặc khi đi nhà vệ sinh xong phải rửa tay thật sạch. Không được ăn uống, nói chuyện đùa giỡn hoặc nói chuyện trong phân xưởng. Không mang vật lạ, mùi lạ vào trong phân xưởng chế biến. Trong quá trình sản xuất, công nhân bị các vết thương chảy máu phải ngưng sản xuất và chuyển đến phòng y tế của xí nghiệp để băng bó, nếu vết thương nghiêm trọng phải đưa đến bệnh viện điều trị. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Hồ sơ kiểm tra sức khoẻ công nhân do phòng tổ chức thực hiện và lưu trữ trong phòng quản lý chất lượng của xí nghiệp. Thao tác thực hiện vệ sinh công nhân do KCS giám sát và kết quả giám sát được ghi vào biên bản giám sát vệ sinh cá nhân hàng ngày. Bất kì khi xảy ra sự cố nào người được phân công giám sát phải báo cáo lại với đội trưởng đội HACCP để có biện pháp khắc phục. Mọi hành động sửa chữa được ghi vào cột hành động sửa chữa trong biên bản giám sát vệ sinh cá nhân hàng ngày. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 9: KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI 1. YÊU CẦU: Phải ngăn ngừa và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Các cửa ra vào của phân xưởng sản xuất luôn được đóng kín. Các cửa thông ra ngoài có treo rèm nhựa ngăn không cho động vật và côn trùng gây hại xâm nhập vào phân xưởng. Xung quanh phân xưởng có đặt hệ thống bẫy chuột. Hệ thống thoát nước có lưới chắn nhiều lớp để ngăn côn trùng gây hại. Mỗi tuần đều có tổ chức làm tổng vệ sinh toàn bộ phân xưởng 1 lần. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: Hàng tuần có kế hoạch dọn dẹp vệ sinh toàn bộ phân xưởng để loại bỏ các khu vực có khả năng là nơi cư trú hoặc hấp dẫn côn trùng, động vật gây hại. Phải kiểm tra thường xuyên tình trạng các lỗ thoát nước. Các cửa chính của các khu vực phải luôn đóng kín. Các màn cửa ở các khu vực phải được làm vệ sinh thường xuyên và được đóng kín, chỉ mở trong trường hợp cần thiết. Các hệ thống thông gió phải có lưới chắn bao bọc. Hàng tháng phải thanh lý tất cả các bao bì không sử dụng và vật tư hư hỏng. Hàng tuần phun thuốc diệt côn trùng. Hàng ngày đặt bẫy diệt ruồi, chuột theo kế hoạch. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ GIÁM SÁT: Nhân viên tổ vệ sinh có trách nhiệm thực hiện toàn bộ kế hoạch kiểm soát động vật gây hại theo định kì. Nhân viên KCS giám sát việc thực hiện toàn bộ kế hoạch đó và kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát tiêu diệt động vật gây hại, côn trùng và biểu mẫu vệ sinh môi trường xung quanh. Khi có bất kì sự cố nào nhân viên giám sát phải báo cáo ngay với đội trưởng đội HACCP biết để có biện pháp khắc phục. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 10: KIỂM SOÁT CHẤT THẢI 1. YÊU CẦU: Hoạt động thu gom của hệ thống thu gom, xử lý chất thải không gây nhiễm cho sản phẩm. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Dụng cụ thu gom trong phân xưởng được làm bằng nhựa. Có phòng chứa phế liệu thông với phòng sơ chế qua ô cửa. Có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước trong phân xưởng: cống chìm, hố gas. Hệ thống thoát nước ngoài phân xưởng: cống chìm. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: • Đối với chất thải rắn: Phế liệu trong quá trình sơ chế được đựng trong sọt để dưới bàn, cứ 2 giờ có đội vệ sinh thu gom toàn bộ chất thải đưa qua ô cửa ra phòng phế liệu bằng các dụng cụ chuyên dùng. Cuối ca sản xuất chất thải trong phòng phế liệu được chuyển ra ngoài. Các dụng cụ trong phòng phế liệu làm bằng nhựa và có kí hiệu riêng biệt. • Đối với chất thải lỏng: Hàng tháng phải bảo trì hệ thống nước thải, xem xét lại hệ thống còn hoạt động tốt không, có nơi nào bị tắt nghẽn không. Hàng tháng phải vệ sinh hố gas: dùng vợt nạo vét sạch các cặn bẩn còn tồn trong lòng hố gas. 4. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT: Nhân viên kiểm soát chất thải có trách nhiệm giám sát hệ thống thoát nước thải và quá trình thu gom vận chuyển phế liệu trong chế biến. Khi có bất kì sự cố nào nhân viên giám sát phải báo ngay cho đội trưởng đội HACCP biết để có biện pháp khắc phục kịp thời. Kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát chất thải. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: QUI PHẠM VỆ SINH CHUẨN SSOP 9: KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI 1. YÊU CẦU: Phải ngăn ngừa và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại. 2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP: Các cửa ra vào của phân xưởng sản xuất luôn được đóng kín. Các cửa thông ra ngoài có treo rèm nhựa ngăn không cho động vật và côn trùng gây hại xâm nhập vào phân xưởng. Xung quanh phân xưởng có đặt hệ thống bẫy chuột của Công Ty BIORAD (Công Ty đã ký hợp đồng với đơn vị diệt chuột bên ngoài). Hệ thống thoát nước có lưới chắn nhiều lớp để ngăn côn trùng gây hại xâm nhập vào phân xưởng. Mỗi tuần đều có tổ chức làm tổng vệ sinh toàn bộ phân xưởng 1 lần. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ: Hàng tuần có kế hoạch dọn dẹp vệ sinh toàn bộ phân xưởng để loại bỏ các khu vực có khả năng là nơi cư trú hoặc hấp dẫn côn trùng, động vật gây hại. Phải kiểm tra thường xuyên tình trạng các lỗ thoát nước. Các cửa chính của các khu vực phải luôn đóng kín. Các màn cửa ở các khu vực phải được làm vệ sinh thường xuyên và được đóng kín. Các hệ thống thông gió phải có lưới chắn bao bọc. Hàng tuần phun thuốc diệt côn trùng. Công Ty BIORAD cho nhân viên xuống đặt và tháo bẫy chuột hàng ngày. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ GIÁM SÁT: Nhân viên tổ vệ sinh có trách nhiệm thực hiện toàn bộ kế hoạch kiểm soát côn trùng và động vật gây hại theo định kỳ. Nhân viên KCS giám sát việc thực hiện toàn bộ kế hoạch và kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát tiêu diệt động vật gây hại, côn trùng và biểu mẫu vệ sinh môi trường xung quanh. Khi có bất kì sự cố nào nhân viên giám sát phải báo cáo ngay với đội trưởng đội HACCP biết để có biện pháp khắc phục. Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt: BIÊN BẢN THỬ NGHIỆM NỒNG ĐỘ CHLORINE DƯ TRONG NƯỚC Địa điểm: công Ty TNHH NHS Thiên Tuế Thời gian: 7 giờ 30 ngày 28 tháng 2 năm 2008. N?I DUNG Căn cứ kiểm tra định kỳ nngày 25/02/08 xí nghiệp chúng tôi đã mắt phải lỗi sau: Không kiểm soát hàm lượng chlorine dư trong nước Nay xí nghiệp chúng tôi đã mua máy bơm hàm lượng chlorine dư trong nước và máy so màu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxay_dung_ssop_cho_nha_may_thuc_pham_dam_bao_luat_0791.doc
Tài liệu liên quan