Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) ở Bắc Trung Bộ

1. Kết luận Xây dự ng thà nh công mô hì nh nuôi tôm he chân trắ ng tạ i Bắ c Trung Bộ . Quy mô của mô hì nh 1,5 ha (gồ m 3 ao nuôi có diệ n tí ch 2.500 m2/ao, 1 ao chứa lắng có diện tích 5.000 m2, 1 ao xử lý nước thải có diện tích 2.500 m2), năng suấ t mô hì nh đạ t 23,8 tấ n/ha/vụ , tỷ lệ sống đạt 79%, kí ch cỡ tôm thu hoạ ch 40 - 60 con/kg, hệ số thứ c ăn đạ t 1,2 và thờ i gian nuôi từ 75 - 80 ngà y. Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Kiến nghị - Có thể nhân rộng mô hình nuôi tôm he chân trắng thương phẩm sang các tỉnh trong khu vực. - Các cán bộ kỹ thuật và người nuôi sau khi tham gia tập huấn có thể áp dụng quy trình kỹ thuật cho các cơ sở nuôi ở khu vực Bắc Trung bộ

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) ở Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 113 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) Ở BẮC TRUNG BỘ BUILDING MODEL FOR GROWING VANNAMEI IN NORTH CENTRAL OF VIETNAM Nguyễn Tấn Sỹ1, Nguyễn Đình Vinh2 Ngày nhận bài: 02/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 08/12/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓ M TẮ T Dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng ở Bắc Trung bộ” tiến hành từ tháng 01/2014 đến 12/2015 nhằm đạt được quy trình công nghệ hoàn thiện và xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắ ng ở Bắ c Trung Bộ . Kết quả của dự án đã tiến hành 2 đợt sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp với điều kiện ở Bắc Trung bộ. Từ đó đã xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng với quy mô 1,5 ha (gồ m 3 ao nuôi có diệ n tí ch 2.500m2/ao, 1 ao chứa lắng có diện tích 5.000m2, 1 ao xử lý nước thải có diện tích 2.500m2), năng suấ t mô hì nh đạ t 23,8 tấ n/ha/vụ , tỷ lệ sống đạt 79%, kí ch cỡ tôm thu hoạ ch 40 - 60 con/kg, hệ số thứ c ăn đạ t 1,2 và thờ i gian nuôi từ 75 - 80 ngà y. Sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ khó a: Xây dựng mô hình, tôm he chân trắng, Bắc Trung bộ, an toàn vệ sinh thực phẩm ABSTRACT Pilot production project “Building a model of vannamei farming in North Central” was performed from 01/2014 to 12/2015 to achieve complete technological processes and to build vannamei culture model in North Central. The project conducted two pilot production phases to improve the process of technology appropriate to the conditions at North Central. From this results the vannamei culture model was built with 1.5ha scale (including 3 ponds with area of 2,500m2/ponds, one pond for deposition with area of 5,000m2, 1 pond for wastewater treatment with area of 2,500m2), the yields of model was 23.8 tonnes/ha/crop, survival ratio was 79%, the size of the harvested shrimp was 40-60 pieces/kg, feed conversion ratio was 1.2 and culture time was 75-80 days. Products from postharvest ensured food safety. Keywords: Building a model, vannamei, North Central, food safety 1 Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 2 Trườ ng Đạ i họ c Vinh THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẮN ĐỀ Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm he chân trắng nói riêng. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng ở Bắc Trung bộ” xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Trường: “Xây dựng mô hình công nghệ nuôi tôm he chân trắng thương phẩm năng suất ổn định 15 tấn/ha và bảo vệ bền vững môi trường vùng nuôi” của Trường Đại học Nha Trang [2], [3]. 114 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 Tuy nhiên khi triển khai dự án tại khu vực Bắc Trung Bộ sẽ có những khác biệt so với khu vực Nam Trung Bộ như: điều kiện khí hậu khắc nghiệt do chịu ảnh hưởng của chế độ gió phơn Tây Nam khô nóng, mùa hè nhiệt độ lên trên 40oC, mùa đông nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC, thời gian thích hợp nuôi trồng thủy sản ngắn. Bên cạnh đó, hàng năm khu vực này còn hứng chịu các cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do đó việc ứng dụng quy trình công nghệ đã lựa chọn vào khu vực Bắc Trung Bộ cần phải cải tiến một số giải pháp kỹ thuật trong quy trình như: lựa chọn thời vụ nuôi thích hợp nhất, thay đổi biện pháp quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi, thay đổi chế độ dinh dưỡng, cách cho ăn trong quá trình nuôi và quản lý thức ăn tốt để giảm FCR, thay đổi phương pháp phòng và trị bệnh tôm. Từ những thay đổi trong quy trình công nghệ này có thể nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, hoàn thiện qui trình công nghệ và phát triển nuôi bền vững. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sản xuất thử nghiệm được tiến hành trong 3 ao nuôi có diện tích 2500 m2/ao, 1 ao chứa lắng có diện tích 5000 m2, 1 ao xử lý nước thải có diện tích 2500 m2. Mỗi ao có 4 dàn quạt, mỗi dàn quạt 15 cánh và sụ c khí đá y để cung cấ p đủ oxy cho ao nuôi, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5mgO2/lít, độ sâu ao nuôi 1,8-2,0 m, mự c nướ c nuôi 1,6m, bờ và đá y ao đượ c phủ bạ t HDPE. Chọ n tôm giố ng sạ ch bệ nh ở giai đoạ n PL 12, kí ch thướ c 9-11 mm. Mật độ thả giống: 150 PL12/m2 Sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ để quản lý chất lượng nước và trộn vào thức ăn cho tôm ăn để phòng trị bệnh. Không dùng kháng sinh và các loại chất cấm trong quá trình nuôi [1], [4] nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thông qua 2 đợt nuôi thử nghiệm với 3 lần lặp để hiệu chỉnh quy trình kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ để xây dựng mô hình nuôi tôm he thương phẩm tại địa bàn nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Khảo sát sự biến động về nhiệt độ và độ mặn để xác định mùa vụ nuôi hợp lý Nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi [1]. Vì vậy để hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm he chân trắng phù hợp với khu vực Bắc Trung Bộ cần phải khảo sát sự biến động về nhiệt độ và độ mặn ở khu vực này. Kết quả khảo sát sự biến động về nhiệt độ và độ mặn được thể hiện ở Bảng 1. Kết quả khảo sát cho thấy biến động độ mặn của nước trong các hệ thống ao nuôi tại khu vực điều tra đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm he chân trắng. Tuy nhiên nhiệt độ nước trong các hệ thống ao nuôi trong khu vực điều tra qua các tháng trong năm có sự biến động khá lớn, nhiệt độ trung bình từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau luôn dưới 19oC, đặc biệt trong tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất trong năm (13,7-15,2oC), không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm he chân trắng. Bả ng 1. Kế t quả khả o sá t về biến động nhiệt độ và độ mặn tại địa điểm triển khai dự án Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (oC) 13,7 ± 2,5 15,2 ± 2,9 18,5 ± 2,3 24,4 ± 2,2 27,3 ± 2,4 30,2 ± 2,3 30,5 ± 2,2 29,2 ± 2,2 27,3 ± 2,5 26,5 ± 2,9 25,4 ± 2,3 18,5 ± 3,2 Độ mặn (‰) 12,5 ± 4,8 16,4 ± 3,6 18,6 ± 3,5 22,5 ± 2,2 30,2 ± 1,8 35,8 ± 2,1 35,5 ± 2,6 30,1 ± 2,5 28,5 ± 2,4 23,5 ± 2,2 20,1 ± 2,6 16,8 ± 3,9 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 115 Ngược lại nhiệt độ trung bình trong các ao nuôi từ tháng 5 đến tháng 8 khá cao, đặc biệt trong tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ trung bình trên 30oC, nhiệt độ cực đại của nước trong ao nuôi ở khu vực triển khai dự án trên 36oC, không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm he chân trắng. Vì vậy nếu nuôi tôm he chân trắng trong mùa nắng nóng cần có giải pháp hạ thấp nhiệt độ trong ao, nhưng khi nuôi trong mùa lạnh cần có giải pháp ổn nhiệt và nâng nhiệt độ trong ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm he chân trắng. Kế t quả phân tích biến trình nhiệt độ trong năm ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trong giai đoạn dài từ năm 1961-2012 cũng cho thấy nhiệt độ thấp nhất trong năm vào khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ xuống dưới 13-14oC, nhiệt độ nóng nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm đạt ngưỡng 35-36oC. Nhiệt độ trung bình năm trên 24oC từ tháng 4 đến đầu tháng 11 trong năm (Hình 1). Hình 1. Biến trình nhiệt độ trong năm (1961-2012) khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình [5] - Giá trị ở trục hoành: các ngày trong năm - Giá trị ở trục tung: nhiệt độ trung bình trong khu vực 2. Kết quả nuôi thử nghiệm Dự a trên cá c kế t quả khả o sá t sự biế n độ ng về nhiệ t độ , độ mặ n đã xác định mùa vụ nuôi hợp lý, dự á n đã tiế n hà nh nuôi 02 đợ t thử nghiệ m nhằ m hiệ u chỉ nh cá c biệ n phá p kỹ thuậ t để từ đó hoà n thiệ n quy trì nh công nghệ nuôi tôm he chân trắ ng tạ i Bắ c Trung bộ . Thời gian thực hiện từ tháng 05/2014 - 12/2014. Kết quả nuôi thử nghiệm được thể hiện ở Bảng 2. Bả ng 2. Kế t quả nuôi thử nghiệ m tôm he chân trắ ng TT Chỉ tiêu Đơn vị Đợ t 1 Đợ t 2 1 Số lượng ao Ao 03 03 2 Diệ n tí ch ao m2 2.500 2.500 3 Kí ch cỡ tôm thả P12 P12 4 Mậ t độ thả con/m2 180 180 5 Thờ i gian nuôi ngà y 80 80 6 FCR 1,22 1,2 7 Tỷ lệ số ng % 70 74 8 Cỡ tôm thu con/kg 70 60 Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy diện tích ao nuôi, cỡ giống, mật độ thả giống, thời gian nuôi ở 2 đợt như nhau, nhưng tỷ lệ sống, cỡ tôm thu hoạch ở đợt 2 cao hơn đợt 1, FCR ở đợt 2 thấp hơn so với đợt 1, do ở đợt 2 đã hiệu chỉnh một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình nuôi như: Duy trì ổn định nhiệt độ trong ao nuôi thông qua tăng độ sâu trong ao nuôi đạt từ 1,6-1,8 m, sử dụng lưới lan che phủ trên 50% diện tích ao nuôi; Quản lý thức ăn tốt; 116 • NHA TRANG UNIVERSITY Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh để quản lý chất lượng nước; đồng thời bổ sung khoáng chất đủ nhu cầu nên tôm nuôi khỏe, sinh trưởng nhanh và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt. 3. Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng ở Bắc Trung bộ Dự a trên quy trì nh công nghệ đã đượ c hiệu chỉnh và hoà n thiệ n, dự á n tiế n hà nh xây dự ng mô hì nh nuôi tôm he chân trắ ng tạ i Hợp tác xã nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu Xuân Thành. Đị a chỉ : xó m 3, xã Xuân Phổ , huyệ n Nghi Xuân, tỉ nh Hà Tĩ nh. Mô hì nh đượ c xây dự ng vớ i quy mô ao nuôi 1,5 ha (gồ m 03 ao nuôi có diệ n tí ch 2.500m2/ao, ao chứa lắng có diện tích 5000m2, ao xử lý nước thải có diện tích 2500m2), độ sâu ao nuôi 1,8m, mự c nướ c nuôi 1,6m, bờ và đá y ao đượ c phủ bạ t HDPE. Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 4/2015 - 12/2015. Trong thời gian xây dựng mô hình, dự á n đã tiế n hà nh thả giố ng cho 02 vụ nuôi (vụ 1 thả giống và o ngà y 05/05/2015 và vụ 2 thả giống và o ngà y 08/10/2015). Kế t quả nuôi đượ c trì nh bà y tạ i Bả ng 3. Bả ng 3. Kế t quả xây dựng mô hì nh nuôi tôm he chân trắ ng TT Chỉ tiêu Đơn vị Vụ 1 Vụ 2 1 Diện tích ao nuôi m2 2500 2500 2 Kí ch cỡ tôm thả P12 P12 3 Mậ t độ thả con/m2 180 150 4 Thờ i gian nuôi ngà y 75 80 5 Hệ số thức ăn FCR 1,2 1,2 6 Tỷ lệ số ng % 78 80 7 Cỡ tôm thu hoạ ch con/kg 60 40 8 Sả n lượ ng tấ n 19,2 16,5 9 Năng suấ t tấ n/ha/vụ 25,6 22,0 Qua 02 vụ nuôi cho thấ y: cá c kế t quả về tỷ lệ số ng tôm nuôi, kí ch cỡ tôm thu hoạ ch, hệ số thứ c ăn và thờ i gian nuôi đã đượ c cả i thiệ n hơn so vớ i 02 đợ t nuôi thử nghiệ m trướ c đó . Trong đó : tỷ lệ số ng tôm nuôi đạ t trung bì nh 79%, năng suấ t đạ t trung bì nh 23,8 tấ n/ha/vụ , kí ch cỡ tôm thu hoạ ch 40 - 60 con/kg, hệ số thứ c ăn đạ t 1,2 và thờ i gian nuôi từ 75 - 80 ngà y. Các kết quả trên đạt được đều cao hơn so với chỉ tiêu dự án đưa ra. Tổng sản lượng tôm thương phẩm thu hoạch được 35,7 tấn, cao hơn so với chỉ tiêu dự án đặt ra (chỉ tiêu dự án 15-20 tấn). Cá c kế t quả đạ t đượ c theo mô hì nh ở trên tố t hơn so vớ i kế t quả nuôi củ a cá c quy trì nh nuôi tôm he chân trắ ng hiệ n đang á p dụ ng tạ i đị a phương. Kết quả mô hình được hạch toán sơ bộ qua Bảng 4. Bả ng 4. Hạ ch toá n kinh tế mô hì nh nuôi tôm he chân trắng tạ i Bắ c Trung Bộ (tí nh cho 2 vụ /năm) TT Hạng mục ĐVT Diễ n giả i Thà nh tiề n (đồ ng) I Tổng chi phí Đồng 2.456.540.000 1 Tôm giố ng Đồng 1.125.000 con * 106 đ/con * 2 vụ 238.500.000 2 Thứ c ăn Đồng 42.840 kg * 31.000 đ/kg 1.328.040.000 3 Thuố c, hó a chấ t Đồng 100.000.000 4 Điệ n, nhiên liệ u Đồng 170.000.000 5 Nhân công Đồng 220.000.000 6 Khấ u hao TSCĐ Đồng 310.000.000 7 Chi khá c Đồng 90.000.000 II Tổ ng doanh thu Đồng 35.700 kg * 128.000 đồng/kg 4.569.600.000 III Lợ i nhuậ n Đồng 2.113.060.000 IV Tỷ suấ t lợ i nhuậ n trên doanh thu % 46,0 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 NHA TRANG UNIVERSITY • 117 Kế t thú c 2 vụ nuôi, mô hì nh đạ t đượ c cá c kế t quả như sau: tổ ng sả n lượ ng tôm thu hoạ ch đạt 35,7 tấ n, năng suấ t 23,8 tấ n/ha/ vụ , doanh thu 4.569.600.000 triệ u đồ ng, lợ i nhuậ n 2.113.060.000 triệ u đồ ng và tỷ suấ t lợ i nhuậ n/doanh thu đạ t 46,0%. Như vậ y, mô hì nh nuôi tôm he chân trắ ng đả m bả o an toà n vệ sinh thự c phẩ m tạ i Bắ c Trung bộ thu được mứ c lợ i nhuậ n cao. Bên cạ nh cá c thông số kỹ thuậ t đạ t đượ c thì cá c chỉ tiêu về hiệ u quả kinh tế đạ t đượ c củ a mô hì nh đề u cao hơn so vớ i cá c mô hì nh nuôi tôm he chân trắ ng hiệ n đang á p dụ ng tạ i cá c đị a phương ở khu vự c Bắ c Trung bộ . Cá c kế t quả trên là cơ sở để dự á n có thể triể n khai, nhân rộ ng mô hì nh nuôi tôm he đả m bả o an toà n sinh họ c sang cá c đị a phương khá c tạ i Bắ c Trung bộ nhằ m cung cấ p nguồn tôm he thương phẩ m cho thị trườ ng trong nướ c cũ ng như xuấ t khẩ u ra nướ c ngoà i. Hình 2. Kiểm tra mô hình nuôi tôm he chân trắng tại Hà Tĩnh IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Xây dự ng thà nh công mô hì nh nuôi tôm he chân trắ ng tạ i Bắ c Trung Bộ . Quy mô của mô hì nh 1,5 ha (gồ m 3 ao nuôi có diệ n tí ch 2.500 m2/ao, 1 ao chứa lắng có diện tích 5.000 m2, 1 ao xử lý nước thải có diện tích 2.500 m2), năng suấ t mô hì nh đạ t 23,8 tấ n/ha/vụ , tỷ lệ sống đạt 79%, kí ch cỡ tôm thu hoạ ch 40 - 60 con/kg, hệ số thứ c ăn đạ t 1,2 và thờ i gian nuôi từ 75 - 80 ngà y. Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Kiến nghị - Có thể nhân rộng mô hình nuôi tôm he chân trắng thương phẩm sang các tỉnh trong khu vực. - Các cán bộ kỹ thuật và người nuôi sau khi tham gia tập huấn có thể áp dụng quy trình kỹ thuật cho các cơ sở nuôi ở khu vực Bắc Trung bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệ p và Phá t triể n Nông thôn, 2014. Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT về danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và trong thú y ban hà nh ngà y 25/02/1014. Hà Nội. 2. Ngô Văn Lự c, 2011. Xây dự ng mô hì nh công nghệ nuôi tôm he chân trắ ng (Litopeneaus vannamei Boone, 1931) thương phẩ m năng suấ t ổ n đị nh 15 tấ n/ha và bả o vệ bề n vữ ng môi trườ ng vù ng nuôi. Đề tà i cấ p Trườ ng, mã số TR2011-13-12. Trường Đạ i họ c Nha Trang. 3. (Nguyễn Trọng Nho), (Tạ Khắc Thường), Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 4. QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, 2014. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Hà Nội. Tiếng Anh 5. Climate Change-Induced Water Disaster and Participatory Information System for Vulnerability Reduction in North Central Vietnam (CPIS). Location: Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_nuoi_tom_he_chan_trang_litopenaeus_vannamei.pdf