Ngành chế biến thủy sản là một chuỗi hoạt
động sản xuất bao gồm ba công đoạn: Hoạt động
đầu vào, sản xuất chế biến và đầu ra. Trên cơ sở
lý thuyết nền về phát triển bền vững, tác giả đã xây
dựng khung phân tích cho mô hình phát triển bền
vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết
hợp với thảo luận chuyên gia, hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá phát triển bền vững cho ngành chế biến
thủy sản cũng được xây dựng, đây là cơ sở khoa
học để lượng hóa việc đánh giá các khía cạnh cho
mô hình phát triển bền vững của ngành chế biến
thủy sản Bến Tre.
Trên thực tế, một số chỉ tiêu phản ánh thực
trạng của ngành chế biến thủy sản chưa được các
cơ quan quản lý thu thập giám sát, đây là một trong
những căn cứ để gợi ý xây dựng chính sách cho
phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản ở Bến
Tre. Do đó, vấn đề này cần được các cơ quan quản
lý thực hiện trong thời gian tới, đồng thời cũng là
hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẾN TRE
BUILDING ANALYTICAL FRAMEWORK AND INDICATORS FOR SUSTAINABLE
DEVELOPMENT OF BEN TRE’S SEAFOOD PROCESSING
Nguyễn Văn Hiếu1
Ngày nhận bài: 17/7/2013; Ngày p hản biện thông qua: 30/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Bài báo nghiên cứu về ngành chế biến thủy sản Bến Tre. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công khung phân tích
cho phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản trong tỉnh dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội, và môi trường. Cũng
trong mô hình phân tích này, thể chế và quản trị nhà nước đóng vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các trụ cột. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng xây dựng hệ thống lượng hóa các khía cạnh trong khung phân tích trên bằng các chỉ tiêu đánh
giá phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản Bến Tre.
Từ khóa: Ngành chế biến thủy sản, phát triển bền vững, mô hình phát triển bền vững, chỉ tiêu đánh giá phát triển
bền vững
ABSTRACT
This paper examines the seafood processing industry of Ben Tre province in order to build an analytical framework
for sustainable development of the industry. Research results have helped pin down a model with three pillars: economic,
social perspectives and environment. Institutions and administration of the government play a vital role in hamonizing the
relations among the pillars of the framework. The research also designed quantifi cation methods for each pillars in the
model which consist of indicators for sustainable development for the seafood processing industry in Ben Tre province.
Keywords: Seafood processing, sustainable development, models for sustainable development, indicators for
sustainable development
1 ThS. Nguyễn Văn Hiếu: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long,
với diện tích tự nhiên 2321km2, trong đó có 65km bờ
biển và dải rừng ngập mặn ở ven biển cùng địa hình
sông rạch chằng chịt (khoảng 6.000km), là tỉnh có
điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng
và khai thác thủy sản. Sản lượng thủy sản khai
thác và nuôi trồng của tỉnh trong 10 năm qua không
ngừng gia tăng, tổng sản lượng thủy sản năm 2012
đạt trên 156 nghìn tấn, tăng gấp 2,6 lần so với năm
2006. Sản xuất thủy sản đã đạt được những thành
tựu đáng kể, giai đoạn 2001 - 2012 đóng góp của
thủy sản vào GDP chung của toàn tỉnh dao động
từ 2.72% đến 3.1%. Tuy nhiên, toàn tỉnh có 180 cơ
sở chế biến thủy sản, trong đó chỉ có 6 cơ sở chế
biến với quy mô tương đối lớn, còn lại là cơ sở nhỏ
và các hộ gia đình. Điều kiện cơ sở vật chất, áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, an toàn
vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường của một
bộ phận cơ sở chế biến thủy sản tại Bến Tre chưa
đáp ứng được các quy chuẩn QCVN 02-01:2009/
BNN&PTNT [1]. Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) [2] cũng đã nhận
định sự phát triển của ngành chế biến thủy sản Bến
Tre chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Trong
cùng chuỗi nghiên cứu tác giả (2013) cũng đã đưa
ra những thách thức đến phát triển bền vững ngành
chế biến thủy sản Bến Tre [3].
Từ thực tế trên đòi hỏi phải từng bước xây
dựng hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh phát
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17
triển bền vững ngành chế biến thủy sản. Để có cơ
sở khoa học cho việc đánh giá, bài báo này đưa
ra khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản
Bến Tre.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững quốc gia
Phát triển bền vững được xem như một chiến
lược phát triển, quản lý tất cả các tài sản, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nhân lực, cũng như các tài sản
tài chính và vật chất để tăng dài hạn sự giàu có và
hạnh phúc [12]. Năm 1987, nhà kinh tế Ed Barbier
đưa ra một mô hình phát triển bền vững và nó đã trở
thành cơ sở cho hầu hết các khái niệm về sau. Ông
cho rằng phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột:
phát triển xã hội, kinh tế và môi trường [7].
Trong khi tìm cách giải quyết vấn đề xung đột
giữa môi trường và mục tiêu phát triển, WCED - Ủy
ban Môi trường và Phát triển Thế giới đã xây dựng
một định nghĩa về phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương
lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ
[15]. Đến nay có rất nhiều khái niệm về phát triển
bền vững nhưng đây là khái niệm thường xuyên
được trích dẫn nhất và dường như đầy đủ hơn so
với những khái niệm khác.
Ở một cái nhìn khác, IUCN - Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới (1997) khi bày tỏ quan điểm về
sự phát triển bền vững đã đưa ra mô hình phát triển
bền vững hình quả trứng (the Egg of Sustainability -
hình 1). Đây là mô hình minh họa cho mối quan hệ
giữa con người và hệ sinh thái giống như lòng đỏ
một quả trứng gà. Ngụ ý của mô hình này là con
người trong hệ sinh thái, con người và hệ sinh thái
phụ thuộc lẫn nhau. Cũng giống như một quả trứng
là tốt chỉ khi cả hai màu trắng và lòng đỏ đều tốt.
IUCN khẳng định, một xã hội tốt và bền vững chỉ khi
cả hai, con người và hệ sinh thái đều phát triển tốt.
Hình 1. Mô hình phát triển bền vững hình quả trứng [9]
Năm 2000, Viện Wuppertal của Đức khi nghiên
cứu về phát triển bền vững đã nhận định: Phát triển
bền vững được cấu thành bởi bốn trụ cột là kinh tế,
môi trường, xã hội và thể chế chính sách [14]. Theo
quan điểm này, phát triển bền vững đòi hỏi phải tích
hợp các mục tiêu khác nhau từ 3 lĩnh vực kinh tế,
xã hội và môi trường. Thể chế được xem như một
đỉnh định danh không có chức năng như 3 đỉnh
còn lại. Cũng chính điều này, khi mô hình này đưa
ra đã bị chỉ trích, họ cho rằng đỉnh thể chế không
đóng vai trò như 3 đỉnh còn lại nhưng vẫn được thể
hiện tương tự nên dễ gây nhầm lẫn trong mô tả và
phân tích [10].
Tuy có những tranh cãi về khái niệm phát triển
bền vững nhưng khi thực hiện về cơ bản, tất cả đều
đồng ý ba nhiệm vụ sau đây cho bất kỳ một quốc
gia nào (Center for Environment Education, 2007):
(i) Thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế, trong khi
(ii) đảm bảo tính bền vững sinh thái, bằng cách
không vượt quá năng lực của trái đất mang theo,
và (iii) mang lại công bằng xã hội, bằng cách tạo ra
cân bằng phân phối tốt hơn các cơ hội để sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững ngành
thủy sản
Theo định nghĩa của Tổ chức Nông lương thế
giới - FAO (1998), phát triển bền vững (bao gồm
nông - lâm và thủy sản), là quá trình quản lý và bảo
toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng
sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao
cho bảo đảm được thành tựu và vẫn thoả mãn
không ngừng những nhu cầu của con người trong
hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai [8]. Sự phát
triển bền vững như thế sẽ bảo vệ được nguồn tài
nguyên đất, nước, các nguồn gen động, thực vật,
không làm thoái hoá môi trường, hợp lý về kỹ thuật,
có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận
được về mặt xã hội.
Năm 2001, Anthony đã khái quát các khía cạnh
phân tích phát triển bền vững ngành thủy sản dựa
vào bốn thành tố căn bản là (i) bền vững về kinh tế,
(ii) bền vững về xã hội, (iii) bền vững về môi trường
và (iv) bền vững về thể chế [6].
Ba trụ cột môi trường, kinh tế và xã hội là nền
tảng để đánh giá tính bền vững của một ngành
thủy sản. Trụ cột thể chế thế giữ vai trò tạo ra luật
lệ cho các chủ thể tham gia vào ngành thủy sản
hoạt động nhằm bảo bảo sự phối hợp nhịp nhàng
giữa ba trụ cột trên để đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của ngành thủy sản. Mô hình nghiên cứu
của Anthony (2001) đã trở thành khung nghiên cứu
nền tảng cho các nghiên cứu phát triển bền vững
ngành thủy sản.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Phát triển mô hình của Anthony (2001), Lâm
Văn Mẫn (2006) đã đưa bộ chỉ tiêu được sử dụng
như các công cụ để đánh giá tính bền vững ngành
thủy sản [4] bao gồm: Các chỉ tiêu về năng lực đánh
bắt; các chỉ tiêu sử dụng diện tích đất đai, năng
suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản; các chỉ tiêu về
giá trị cập bến, doanh số trên mỗi đơn vị khai thác,
xuất khẩu và nhập khẩu, mức tiêu thụ cá tính trên
đầu người, đầu tư cho nghề cá, số lượng ngư dân,
học vấn ngư dân, vốn của ngư dân và thu nhập của
ngư dân; các chỉ số về tình hình trữ lượng nguồn
lợi, rạn san hô, rừng ngập mặn, tình hình ô nhiễm
môi trường và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, sử dụng
hiệu quả các chỉ số này đòi hỏi có một cơ sở dữ liệu
lớn được thu thập trong một thời gian dài. Sự thành
công trong việc sử dụng các chỉ số quản lý nghề cá
bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích
cực của các cộng đồng và những người hưởng lợi
nguồn lợi thủy sản.
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Trâm
Anh và cộng sự (2010) cũng đã xây dựng khung
phân tích đa chiều và hệ thống các chỉ số xác định
tính bền vững của ngành thủy sản Khánh Hòa [5].
Tuy nhiên, áp dụng chỉ tiêu này vào mô hình nghiên
cứu phát triển bền vững cho ngành thủy sản ở một
vùng, hay địa phương (tỉnh) sẽ gặp nhiều khó khăn
do các số liệu của một số chỉ tiêu không được các
cơ quan quản lý thu thập, giám sát nên việc quan
sát các chỉ tiêu này không khả thi và nếu người
nghiên cứu tự quan sát trong tương lai cũng sẽ gặp
nhiều khó khăn.
3. Đề xuất mô hình nghiên cứu phát triển bền
vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre
Theo Porter (1985), hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp thông thường được phân thành ba
khâu: hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra [11,
12]. Cả ba khâu hoạt động của doanh nghiệp trong
ngành có liên quan mật thiết với với các chủ thể bên
ngoài của ngành đó, từ đó chúng hình thành hoạt
động cho ngành. Do đó khi áp dụng cho nghiên cứu
ngành chế biến thủy sản ở Bến Tre cũng được xem
xét trên ba công đoạn gồm các hoạt động đầu vào,
sản xuất chế biến và đầu ra.
Căn cứ vào lý thuyết phát triển bền vững của
quốc gia, ngành thủy sản và đặc trưng của ngành
chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre bao gồm đầy đủ cả
ba hoạt động: nuôi trồng, đánh bắt (đầu vào), hoạt
động chế biến (sản xuất) và thực hiện tiêu thụ hay
xuất khẩu trực tiếp (đầu ra), kết hợp với phương
pháp thảo luận với chuyên gia, mô hình nghiên cứu
phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản
tỉnh Bến Tre được khái quát trên ba trụ cột kinh tế,
xã hội, môi trường. Thể chế và quản trị nhà nước
đóng vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các ba
trụ cột trên (hình 2).
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm mục đích xây dựng hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá tính bền vững của ngành chế biến thủy sản
Bến Tre (thực hiện đo lường hóa các khía cạnh của
mô hình nghiên cứu) tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu cốt lõi là phương pháp định tính bao
gồm các bước sau:
Bước 1: Thảo luận tay đôi nhằm khám phá chỉ
tiêu đo lường phát triển bền vững. Dựa vào lý thuyết
phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản
và khung phân tích để xây dựng dàn bài thảo luận
với chuyên gia. Dàn bài thảo luận tay đôi được thiết
kế trước hết là định nghĩa phát triển bền vững của
ngành chế biến thủy sản để cho các chuyên gia có
một cách hiểu nhất quán về phát triển bền vững của
ngành chế biến thủy sản, kế đến là hỏi các câu hỏi
nhằm khám phá các chỉ tiêu đo lường bền vững trên
các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường; và vai trò
của chính quyền trong việc điều tiết sự bền vững
của từng trụ cột và sự tương tác giữa các trụ cột
với nhau.
Đối tượng thảo luận tay đôi là giám đốc các
doanh nghiệp chế biến thủy sản, nông ngư dân
nuôi trồng và đánh bắt nguyên liệu thủy sản cho
chế biến, và các nhà làm chính sách có liên quan
đến nuôi trồng thủy sản. Kết quả thảo luận đã khám
phá được nhiều tiêu chí đo lường có tần suất xuất
hiện nhiều lần bởi các chuyên gia, đồng thời cũng
có những tiêu chí chưa được nhất quán bởi các
chuyên gia lý thuyết chưa được đề cập đến nên cần
thêm một đợt thảo luận nhóm để khẳng định sự phù
hợp của chúng.
Bước 2: Thảo luận nhóm nhằm kiểm chứng lại
sự phù hợp của các chỉ tiêu đo lường phát triển bền
vững có tầng suất xuất hiện thấp trong đợt thảo luận
tay đôi cũng như các chỉ tiêu lý thuyết chưa được
các chuyên gia đề cập đến trong thảo luận tay đôi.
Đối tượng được mời đến thảo luận nhóm chủ yếu là
các chuyên gia trong đợt thảo luận tay đôi.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chủ đề phát triển bền vững đã trở thành một
đòi hỏi thực tế của các chính sách công và đã được
nhìn nhận là một vấn đề căn bản của nền kinh tế
xã hội, vì vậy nhiệm vụ của các cấp quản lý ngành
chế biến thủy sản khi đưa ra các quyết định cần trả
lời câu hỏi ngành chế biến thủy sản có phát triển
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19
bền vững hay không? Nếu không, cần phải cải thiện
những vấn đề nào?
Khắc phục tất cả các hạn chế của các
nghiên cứu trước đây đồng thời xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho
một đối tượng nghiên cứu ở phạm vi chi tiết hơn
(ngành chế biến thủy sản) áp dụng cho một địa
phương cụ thể (tỉnh Bến Tre) là điểm nổi bật nhất
của nghiên cứu này.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững
ngành chế biến thủy sản Bến Tre được tổng hợp ở
bảng 1, giúp người nghiên cứu (cũng như các nhà
hoạch định chính sách) có công cụ để đánh giá và
tìm ra những vấn đề bất cập trong chuỗi phát triển
của ngành. Từ đó, gợi ý cho chính quyền đề ra chủ
trương, chính sách phù hợp thực tiễn và cũng giúp
cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng
chiến lược phát triển bền vững.
KINH TẾ
Đầu vào: Nguồn cung cấp nguyên liệu; Cạnh tranh trong mua nguyên liệu; Chi phí nguyên liệu.
Sản xuất: Chất lượng (công nghệ, đóng gói, bao bì); tính cạnh tranh trong giá thành.
Đầu ra: Khả năng tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị phân phối; doanh thu tiêu thụ chế biến thủy sản; đóng
góp của ngành CBTS trong cơ cấu GDP.
MÔI TRƯỜNG
Đầu vào: Tiêu chuẩn thu
mua, hoạt động chế biến
bán nguyên liệu của nông
ngư dân.
Sản xuất: Phát thải chế
biến.
Đầu ra: Phát thải tiêu
dùng; nhu cầu tiêu dùng
tác động đến môi trường
sản phẩm.
Tiếp nhận
nguồn đầu vào
nguyên liệu từ
môi trường: (i)
Sự cân đối cung
cầu nguyên liệu
CBTS; (ii) giá
trị gia tăng của
các loài nguyên
liệu cho hoạt
động CBTS
Mang lại cơ hội
việc làm và thu
nhập cho người
lao động, cũng như
các phúc lợi khác
thông qua đóng
góp vào ngân sách
nhà nước
XÃ HỘI
Đầu vào: thu nhập của ngư
dân, trình độ sản xuất bán
nguyên liệu của nông/ngư dân.
Sản xuất: trình độ của
nguồn nhân lực tham gia sản
xuất, quản trị sản xuất; thu
nhập của công nhân sản xuất
trực tiếp.
Đầu ra: Định hướng tiêu
dùng; năng lực khai thác thị
trường.
THỂ CHẾ
VÀ QUẢN TRỊ
NHÀ NƯỚC
Phát thải ra môi trường chất thải
xâm hại đến môi trường, và các
chính sách thu mua tạo động cơ khai
thác quá mức/bảo vệ môi trường
Cung cấp cho con người người
nguồn lợi điều kiện tự nhiên để
nuôi trồng nguyên liệu chế biến
thủy sản
Xã hội có những hành vi bảo vệ
hoặc xâm hại đến nguồn lợi thủy
sản tự nhiên và nguồn nước nuôi
trồng nguyên liệu cho ngành CBTS
Cung cấp lao động
và tiêu dùng hàng hóa
Hình 2. Mô hình nghiên cứu cho phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
B
ảng 1. H
ệ thống các chỉ tiêu dùng để xác định tính bền vữ
ng của ngành chế biến thủy sản tỉnh B
ến Tre
K
H
ÍA
C
Ạ
N
H
M
Ụ
C
TIÊ
U
C
Ô
N
G
Đ
O
Ạ
N
C
H
Ỉ TIÊ
U
S
inh thái và
m
ôi trư
ờ
ng
- Tránh làm
cạn kiệt nguồn lợ
i.
- B
ảo tồn tính đa dạng sinh học.
- B
ảo vệ m
ôi trư
ờ
ng và m
ôi trư
ờ
ng sống
của các loài thủy sản.
Đ
ầu vào
- N
ăng lự
c khai thác hải sản.
- D
iện tích nuôi trồng thủy sản.
- C
ơ
cấu loài thủy sản trong các hoạt động nuôi trồng, khai thác
S
ản xuất – chế biến
- N
ồng độ chất gây ô nhiễm
m
ôi trư
ờ
ng B
O
D
5 (m
g/l)
- N
ồng độ chất gây ô nhiễm
m
ôi trư
ờ
ng C
O
D
(m
g/l)
- N
ồng độ chất gây ô nhiễm
m
ôi trư
ờ
ng A
m
oni (m
g/l)
Thị trư
ờ
ng và tiêu
dùng
- P
hát thải từ
hoạt động tiêu dùng.
K
inh tế
- N
âng cao vị trí của ngành chế biến thủy
sản trong nền kinh tế của tỉnh B
ến Tre.
- N
âng cao hiệu quả cho các hoạt động
chế biến thủy sản
- Tăng giá trị cho sản phẩm
chế biến thủy sản
Đ
ầu vào
- S
ản lư
ợ
ng khai khác hải sản
- S
ản lư
ợ
ng nuôi trồng thủy sản
S
ản xuất – chế biến
- S
ản lư
ợ
ng thủy sản chế biến
- C
hi phí đầu tư
cơ
sở
vật chất bình quân
Thị trư
ờ
ng và tiêu
dùng
- G
D
P
chế biến thủy sản trong ngành thủy sản của tỉnh
- D
oanh thu từ
các hoạt động chế biến thủy sản.
- Tỷ trọng giá trị giữ
a các m
ặt hàng thủy sản đông lạnh
X
ã hội
- Tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo cho
cộng đồng.
- Tạo công việc làm
- Đ
a dạng hóa sinh kế cho cộng đồng
- H
ạn chế khoảng cách giàu nghèo
- N
âng cao trình độ văn hóa, đờ
i sống vật
chất và tinh thần
- S
ự
tham
gia của cộng đồng trong hoạt
động quản lý và phát triển nguồn lợ
i
Đ
ầu vào
- S
ố lao động trong lĩnh vự
c khai thác thủy sản
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vự
c khai thác đư
ợ
c đào tạo
- Thu nhập bình quân của ngư
ờ
i lao động trong lĩnh vự
c khai thác
- S
ố lư
ợ
ng lao động trong lĩnh vự
c nuôi trồng thủy sản
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vự
c nuôi trồng đư
ợ
c đào tạo
- Thu nhập bình quân của ngư
ờ
i lao động trong lĩnh vự
c nuôi trồng
S
ản xuất – chế biến
- S
ố lư
ợ
ng lao động trong lĩnh vự
c chế biến
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vự
c chế biến đư
ợ
c đào tạo
- Thu nhập bình quân của ngư
ờ
i lao động trong lĩnh vự
c chế biến
- K
iểm
tra sứ
c khỏe và bảo hộ lao động cho công nhân
Thị trư
ờ
ng và TD
- S
ự
hài lòng của ngư
ờ
i tiêu dùng m
ặt hàng thủy sản B
ến Tre
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ngành chế biến thủy sản là một chuỗi hoạt
động sản xuất bao gồm ba công đoạn: Hoạt động
đầu vào, sản xuất chế biến và đầu ra. Trên cơ sở
lý thuyết nền về phát triển bền vững, tác giả đã xây
dựng khung phân tích cho mô hình phát triển bền
vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết
hợp với thảo luận chuyên gia, hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá phát triển bền vững cho ngành chế biến
thủy sản cũng được xây dựng, đây là cơ sở khoa
học để lượng hóa việc đánh giá các khía cạnh cho
mô hình phát triển bền vững của ngành chế biến
thủy sản Bến Tre.
Trên thực tế, một số chỉ tiêu phản ánh thực
trạng của ngành chế biến thủy sản chưa được các
cơ quan quản lý thu thập giám sát, đây là một trong
những căn cứ để gợi ý xây dựng chính sách cho
phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản ở Bến
Tre. Do đó, vấn đề này cần được các cơ quan quản
lý thực hiện trong thời gian tới, đồng thời cũng là
hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đảng bộ tỉnh Bến Tre, 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần IX tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
2. Lâm Văn Mẫn, 2006 Phát triển bền vững ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP
Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Trâm Anh và cộng sự, 2010. Xây dựng khung phân tích đa chiều và hệ thống chỉ số đánh gái phát triển bền vững
cho ngành thủy sản - Trường hợp ngành thủy sản Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5 năm 2010.
4. Nguyễn Văn Hiếu, 2013. Những vấn đề thách thức đến sự phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre, Tạp chí Kinh
tế phát triển, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Xuân Minh, 2007. Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế TP
Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
6. Anthony. C, 2001. Sustainable fi shery system, Saint Mary University, Halifax, Nova Scotia, Canada.
7. Barbier, E. B, 1987. The concept of sustainable economic development. Environmental Conservation, Vol. 14, No. 2 (1987),
pp. 101-110.
8. FAO, 1998. Guidelines for the development and use of indicators for sustainable development of marine capture fi sheries and
an Australia example of their application.
9. International Development Research Centre IDRC(1997): Assessment tools. Ottawa
10. Kain,J.H, 2000. Urban supportsystems-Social and technical,socio-technical orsociotechnical. Gothenburg.
11. Porter M. E, 1985. Competitive Advantage. Free Press, New York.
12. Porter M.E, 1990. The Competitive Advantage of Nations. Free Press, New York.
13. R. REPETTO, 1986. World enough and tim: successful strategies for resource management. Yale University Press
14. Stenberg, J. 2001. Bridging gaps-Sustainable Development and local democracy processes. Gothenburg
15. WCED, 1987. Advisory Panel on Food Security, Agriculture, Forestry and Environment. Food Security, London.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_khung_phan_tich_va_he_thong_chi_tieu_danh_gia_phat.pdf