Hai nghiên cứu điển hình trên đã chỉ ra rõ ràng sự tăng trưởng gần đây của đất phi nông nghiệp trong và xung
quanh các thành phố lớn của Trung Quốc đã bị thúc đẩy chủ yếu bởi sự mở rộng các khu vực xây dựng đô thị.
Còn ở nông thôn thì sao? Trường hợp của khu vực Wuxi (cụ thể là Wuxi shiqu hay bản thân thành phố, Xishan
shi và Jiangyin shi) tại phía Nam tỉnh Jiangsu đã minh họa dạng và quá trình thay đổi sử dụng đất, khác biệt cơ
bản với những yếu tố được quan sát ở các thành phố lớn10. Bảng 8 liệt kê các hình ảnh được chụp đối với khu
vực Wuxi vào tháng 12 năm 1987 và năm 1996, đất canh tác đã giảm khoảng 25000 hecta trong khi đất định cư
đô thị tăng 7400 hecta, các khu phát triển và công nghiệp tăng 9700 hecta, định cư ở nông thôn tăng 6800 hecta
và các mục đích phi nông nghiệp khác (bao gồm cả giao thông) tăng khoảng 1400 hecta. Trong khi đất nông
nghiệp trên tổng đất giảm từ 88% xuống còn 77%, đất phi nông nghiệp tăng từ 9 lên 20%. Với những danh mục
sử dụng đất như ở trên, sự tăng lớn nhất cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ lệ là ở các khu phát triển và công nghiệp
chứ không phải là sự phát triển của các khu xây dựng đô thị (Bảng 8). Dạng này có nghĩa là, ngược với dạng
mở rộng đô thị được chỉ ra trong 2 trường hợp trên, tăng trưởng đất phi nông nghiệp ở khu Wuxi đã được thúc
đẩy chủ yếu bởi quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Dạng này có thể được minh họa bởi một phân tích kỹ hơn
ở một quy mô chuẩn hơn.
Khu vực Wuxi có 2 thành phố được chỉ định: Wuxi và Jiangyin. Wuxi là một thành phố “quy mô trung bình”
vào những năm 1970 và đã phat triển thành một thành phố “lớn” vào đầu những năm 1980. Jiangyin, mặt khác,
chỉ đạt được vị thế thành phố vào năm 1987, khi nó có dân cư “đô thị” vào khoảng 134000, khiến nó trở thành
một trong những thành phố “nhỏ” của Trung Quốc. Tới năm 1996, Jiangyin đã phát triển thành một thành phố
“trung bình” với dân số hơn 320 000 . Phân tích của chúng tôi về các bức ảnh vệ tinh chỉ ra rằng, tổng diện tích
phi nông nghiệp ở Wuxi tăng lên từ 1987 đến 1996 là 36%, trong đó diện tích tăng trong shiqu là 22% và khu
vực trong và gần Thành phố Jiangyin là 14%. Diện tích tăng lên tại một số khu công nghiệp rải rác chiếm 49%
và tăng đối với định cư đô thị tăng 37%11. Nói cách khác, công nghiệp hóa nông thôn chiếm gần ½ lượng tăng
đối với sử dụng đất phi nông nghiệp trong khu vực này. Bên cạnh Wuxi và Jiangyin, khu vực cũng bao gồm
khoảng 60 khu phố được chỉ định và 1200 làng hành chính. Phân tích của chúng tôi đối với các hình ảnh vệ tinh
đã chỉ ra rằng gần 2/3 tăng diện tích phi nông nghiệp ở khu vực Wuxi từ năm 1987 đến 1996 là do tăng trong và
xung quanh những khu phố được chỉ định (53%) và các làng trong khu vực. Sử dụng đaát cho các mục đích phi
nông nghiệp tăng đã xuất hiện theo những phương thức khác nhau trong khu vực Wuxi vì 2 lý do, cả 2 lý do này
đều liên quan đến công nghiệp hóa nông thôn
30 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng không gian đô thị hóa ở Trung Quốc: Chuyển dạng trên cơ sở đô thị mới và lấy đất làm trung tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp và diện tích mặt nước, trước đây là 7400 hecta và sau đó giảm xuống 1800 hecta (còn
5600 ha). Từ năm 1987 đến năm 2000 , đất nông nghiệp có tỷ lệ trên tổng đất ở Hefei shiqu giảm từ 73% xuống
còn 59%m và tỷ lệ diện tích mặt nước từ 10% xuống còn 7% (bảng 7).
Bảng 7: Các dạng sử dụng đất ở shiqu của Hefei, 1987 và 2000 (sử dụng đất dưới dạng phần trăm trên tổng đất)
1987 2000 Phần trăm thay đổi 1987- 2000
Tổng diện tích (Hecta) 52 541 52 541
Phần trăm tổng diện tích
Đất nông nghiệp 73.4 59.2 - 14.2
Đất phi nông nghiệp 16.6 34.2 17.6
Diện tích xây dựng đô thị 8.6 17.6 9.0
Định cư nông thôn 5.5 10.6 5.1
Khu phát triển/công nghiệp 0.1 2.9 2.8
Sử dụng phi nông nghiệp khác 2.4 3.1 0.7
Diện tích mặt nước 10.1 6.6 - 3.5
Tổng 100.0 100.0
Nguồn: Tính toán từ các hình ảnh vệ tinh
Sự mở rộng của các khu xây dựng đô thị và các khu phát triển và công nghiệp độc lập ở shiqu của Hefei , hầu
hết bắt đầu từ giữa những năm 1990 chiếm 2/3 diện tích đất bị chiếm dụng tăng them cho những mục tiêu phi
nông nghiệp từ năm 1987 tới năm 2000. Vào giữa những năm 1990, Hefei khởi động hai dự án lớn ở khu vực
Đông Bắc của shiqu, một khu phát triển có tính toàn diện và diện tích lớn và việc mở rộng rất nhiều sân bay của
thành phố. Cùng thời gian, việc xây dựng hai khu phát triển nhằm thu hút đầu từ đối với các ngành công nghiệp
công nghệ cao đã được hoàn thành tại khu vực Tây Nam của shiqu. Tới năm 2000, 4 dự án này đã chiếm hơn
1700 hecta đất thành phố, chiếm một tỷ lệ phần trăm lớn trong số đất được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất
canh tác (Chính quyền Thành phố Hefei, 1999, trang 15). Sự hoàn thành đường vành đai thứ hai và sự cải thiện
những con đường hiện nay cũng chiếm nhiều đất. Quan trọng hơn, những con đường mới làm giảm ách tắc và
tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp cận các khu ngoại ô thành phố và định cư đô thị đã nhanh chóng được mở rộng
từ trung tâm thành phố nhằm lấp đầy hầu hết đất nối liền trung tâm và các khu phát triển mới. Trường hợp của
Hefei do đó đã chứng minh mọt dạng tăng đất phi nông nghiệp được thúc đẩy chủ yếu vởi sự mở rộng của các
khu vực xây dựng đô thị, một dạng đặc thù của thành phố Quảng Châu, mặc dù quy mô là khác biệt do những
bối cảnh địa lý và mức độ phát triển kinh tế.
Bảng 8: Các dạng sử dụng đất ở khu vực Wuxi, 1987 và 1996 (sử dụng đất dưới dạng phần trăm tổng đất)
1987 1996 Phần trăm thay đổi 1987 đến 1996
Tổng diện tích (Hecta) 228 222 228 222
Phần trăm tổng diện tích 88.0 76.8 - 11.2
Đất nông nghiệp 83.1 72.0 - 11.1
Đất phi nông nghiệp 9.1 20.2 11.1
Diện tích xây dựng đô thị 3.8 7.0 3.2
Định cư nông thôn 4.2 7.2 3.0
Khu phát triển/công nghiệp 0.6 4.9 4.3
Sử dụng phi nông nghiệp khác 0.5 1.2 0.7
Diện tích mặt nước 2.9 3.0 0.1
Tổng 100.0 100.0
Nguồn: Tính toán từ các hình ảnh vệ tinh
Hai nghiên cứu điển hình trên đã chỉ ra rõ ràng sự tăng trưởng gần đây của đất phi nông nghiệp trong và xung
quanh các thành phố lớn của Trung Quốc đã bị thúc đẩy chủ yếu bởi sự mở rộng các khu vực xây dựng đô thị.
Còn ở nông thôn thì sao? Trường hợp của khu vực Wuxi (cụ thể là Wuxi shiqu hay bản thân thành phố, Xishan
shi và Jiangyin shi) tại phía Nam tỉnh Jiangsu đã minh họa dạng và quá trình thay đổi sử dụng đất, khác biệt cơ
bản với những yếu tố được quan sát ở các thành phố lớn10. Bảng 8 liệt kê các hình ảnh được chụp đối với khu
vực Wuxi vào tháng 12 năm 1987 và năm 1996, đất canh tác đã giảm khoảng 25000 hecta trong khi đất định cư
đô thị tăng 7400 hecta, các khu phát triển và công nghiệp tăng 9700 hecta, định cư ở nông thôn tăng 6800 hecta
và các mục đích phi nông nghiệp khác (bao gồm cả giao thông) tăng khoảng 1400 hecta. Trong khi đất nông
nghiệp trên tổng đất giảm từ 88% xuống còn 77%, đất phi nông nghiệp tăng từ 9 lên 20%. Với những danh mục
sử dụng đất như ở trên, sự tăng lớn nhất cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ lệ là ở các khu phát triển và công nghiệp
chứ không phải là sự phát triển của các khu xây dựng đô thị (Bảng 8). Dạng này có nghĩa là, ngược với dạng
mở rộng đô thị được chỉ ra trong 2 trường hợp trên, tăng trưởng đất phi nông nghiệp ở khu Wuxi đã được thúc
đẩy chủ yếu bởi quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Dạng này có thể được minh họa bởi một phân tích kỹ hơn
ở một quy mô chuẩn hơn.
Khu vực Wuxi có 2 thành phố được chỉ định: Wuxi và Jiangyin. Wuxi là một thành phố “quy mô trung bình”
vào những năm 1970 và đã phat triển thành một thành phố “lớn” vào đầu những năm 1980. Jiangyin, mặt khác,
chỉ đạt được vị thế thành phố vào năm 1987, khi nó có dân cư “đô thị” vào khoảng 134000, khiến nó trở thành
một trong những thành phố “nhỏ” của Trung Quốc. Tới năm 1996, Jiangyin đã phát triển thành một thành phố
“trung bình” với dân số hơn 320 000 . Phân tích của chúng tôi về các bức ảnh vệ tinh chỉ ra rằng, tổng diện tích
phi nông nghiệp ở Wuxi tăng lên từ 1987 đến 1996 là 36%, trong đó diện tích tăng trong shiqu là 22% và khu
vực trong và gần Thành phố Jiangyin là 14%. Diện tích tăng lên tại một số khu công nghiệp rải rác chiếm 49%
và tăng đối với định cư đô thị tăng 37%11. Nói cách khác, công nghiệp hóa nông thôn chiếm gần ½ lượng tăng
đối với sử dụng đất phi nông nghiệp trong khu vực này. Bên cạnh Wuxi và Jiangyin, khu vực cũng bao gồm
khoảng 60 khu phố được chỉ định và 1200 làng hành chính. Phân tích của chúng tôi đối với các hình ảnh vệ tinh
đã chỉ ra rằng gần 2/3 tăng diện tích phi nông nghiệp ở khu vực Wuxi từ năm 1987 đến 1996 là do tăng trong và
xung quanh những khu phố được chỉ định (53%) và các làng trong khu vực. Sử dụng đaát cho các mục đích phi
nông nghiệp tăng đã xuất hiện theo những phương thức khác nhau trong khu vực Wuxi vì 2 lý do, cả 2 lý do này
đều liên quan đến công nghiệp hóa nông thôn.
Đầu tiên, khu vực Wuxi nằm ở trung tâm của miền Nam của Jiangsu nơi công nghiệp hóa nông thôn dựa trên
các doanh nghiệp sở hữu tập thể làng- phố bắt đầu từ sớm và phát triển nhanh chóng vào những năm 1980 (Ho,
1994). Trong năm 1987, gần 2500 doanh nghiệp ở phố đã hoạt động trong khu vực và hấu hết trong số đó nằm
trong hoặc gần hơn 60 khu phổ nhỏ trong khu vực. Nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp địa phương và lôi kéo
đầu tư từ bên ngoài, rất nhiều khu phố và thậm chí là khu làng trong khu vực đã thiết lập các khu vực phát triển
và bất động sản công nghiệp. Dòng chảy đầu tư vào và tăng trưởng của doanh nghiệp nông thôn đã tạo ra việc
làm và thu nhập cho dân cư địa phương, các nhân tố sau đó tạo ra nhu cầu đối với các dịch vụ được tạo ra trong
khu vực (như thương mại, dịch vụ cá nhân và dịch vụ chính phủ). Nói cách khác, do các ngành công nghiệp ở
khu vực Wuxi là rải rác, tăng trong lĩnh vực đất phi nông nghiệp được tạo ra bởi công nghiệp hóa cũng có tính
rải rác.
Lý do thứ hai cho sự tăng rải rác diện tích đất phi nông nghiệp rõ ràng là sự mở rộng của các khu định cư nông
thôn. Đất được sử dụng cho định cư nông thôn chủ yếu nhằm mục đích xây dựng nhà cửa và cung cấp các khu
cho các hoạt động phi nông nghiệp. Trong suốt những năm 1980, khu vực Wuxi là mọt trong những khu vực
đầu tiên trong nước trải qua sự bùng nổ nhà ở, một phần bắt nguồn từ tăng trưởng dân số liên tục nhưng chủ yếu
là do tăng nhanh chóng thu nhập hộ gia đình băt nguồn từ sự phát triển đầy khởi sắc của ngành công nghiệp
nông thôn và bởi các chính sách nới lỏng hơn đối với xây dựng nhà ở cá nhân12. Do các doanh nghiệp công
nghiệp nông thôn được sở hữu của các thể nhân dưới cấp độ phố được đặt tại đất của làng, sự phát triển của các
ngành công nghiệp làng là một lý do nữa giải thích tại sao định cư ở nông thông trong khu vực này sử dụng
nhiều đất hơn trong suốt những năm 1980 và 1990. Trong năm 1996, khu vực Wuxi đã có hơn 18000 doanh
nghiệp công nghiệp được sở hữu bởi các làng, các nhóm dưới làng hay các thành viên cá nhân của làng; cùng
nhau, họ tạo ra khoảng 1/3 tổng sảng lượng công nghiệp của vùng13. Bên cạnh những doanh nghiệp công nghiệp
này, còn có rất nhiều cơ sở dịch vụ và thương mại thuộc sở hữu nông thôn sử dụng đất langf để thực hiện kinh
doanh. Tác động từ các hiệu ứng kết hợp của dân số lớn hơn, bùng nổ nhà ở và nền kinh tế làng mạnh mẽ lên sử
dụng đất đã dấn tỡi việc tằng đất được sở hữu cho mục tiêu định cư nông thôn lên khoảng 6800 hecta từ năm
1987 đến năm 1996, con số không nhỏ so với mức tăng đối với đất đượ sử dụng cho mục tiêu định cư đô thị.
Định cư nông thôn đã phát triển rộng xuyên suốt khu vự nông thôn. Kết quả làm sự mở rộng của đất phi nông
nghiệp cũng trở nên có tính rải rác trên diện rộng.
Kết luận
Những cải cách kinh tế theo chiều sâu và sự tham gia ngày càng tăng vào nền kinh tế thế giới vào những năm
gần đây đã đặt Trung Quốc một cách vững chãi trên con đường công nghiệp hóa nhanh chóng và tăng tốc đô thị
hóa. Trong suốt những năm 1980 và đầu những năm 1990, không gian trong đô thị hóa đã được lấp đầy chủ yếu
với sự gia tăng có tính hiện tượng và nội tại của các hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn và sự hồi sinh của
các phố nhỏ ở mức độ cơ bản nhất. Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1990, không gian đô thị Trung Quốc đã
được thay đổi thông qua một quá trinh đô thị hóa trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm trong đó các
thành phố lớn đã thành công trong việc tái khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong nền kinh tế ngày càng đô
thị hóa, quốc tế hóa và cạnh tranh cao. Trong khi tầm quan trọng của đất đã được nhìn nhận trong những nghiên
cứu gần đây về chính sách đo thị mới của Trung Quốc, rất nhiều vấn đề nghiên cứu cơ bản vẫn chưa được hiểu
do sự thiếu hụt số có hệ thống và bản chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu này phân tích sự tăng trưởng, và những thay đổi về về mặt cấu trúc và địa điểm của đất phi nông
nghiệp của trung Quốc với sự tham chiếu đặc biệt đến sự mở rộng có tính bùng nổ gần đây của định cư đô thị
trên các quy mô đa dạng của đất nước, đặc biệt là ở duyên hải miền Đông. Một phân tích hệ thống về 3 bộ số
liệu bổ sung lẫn nhau chỉ ra dạng thức thú vị của việc tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Trung Quốc có gần 30
triệu hecta, hay 3%, đất dành cho các mục đích phi nông nghiệp vào năm 1996. Hầu hết (hơn 2/3) đất phi nông
nghiệp đã bị chiếm dụng cho việc định cư nông thôn, các con đường nông thôn và cá hoạt động công nghiệp ở
nông thôn. Trên khía cạnh địa lý, đất phi nông nghiệp tập trung ở duyên hải miền Đông, đặc biệt ở Đồng bằng
Bắc Trung Quốc và vùng hạ lưu sông Yangtze (Dương tử), nơi mật độ dân số cao, mức độ đô thị hóa cao và ảnh
hưởng của toàn cầu hóa được cảm nhận một cách rõ rệt. Tốc độ tăng nhanh chóng diện tích đất phi nông nghiệp
kể từ những năm 1889 đã được thúc đẩy chủ yếu bởi sự tăng trưởng của các khu định cư nông thôn và đô thị
cũng như phát triển công nghiệp. Mặc dù có một lượng đất được khai hoang đáng kể ở một số khu vực biên giới
ở Tây Trung Quốc, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu là ở khu vực duyên hải miền Đông với sự
mất đi của đất canh tác màu mỡ. Rõ ràng là có cạnh tranh đất mạnh mẽ giữa các ngành nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở duyên hải Trung Quốc. Có nhu cầu mạnh mẽ đối cho việc đưa ra những chính sách sang tạo nhằm
phối hợp sử dụng đất và thúc đẩy tăng trưởng mạnh trong một nền kinh tế công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn
cầu hóa nhanh chóng.
Một đánh giá so sánh của các hình ảnh vệ tinh được thực hiện đối với 3 khu vực thành phố trong giai đoạn giữa
những năm 1980 và năm 2000 đã chỉ ra 2 động lực dễ thấy của đô thị hóa cùng vận hành song song. Ở phía cáp
độ trên của đô thị, các thành phố lớn và siêu lớn kể từ những năm 1990 đã áp dụng cái được gọi là chiến lược
“lấy đất làm trung tâm” trong quá trình “tạo ra không gian” và “xúc tiến không gian” nhằm đáp ứng lại cạnh
tranh quốc gia và toàn cầu ngày càng mạnh mẽ. Nhằm tái khẳng định vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế khu vực
và quốc gia, các thành phố lớn và siêu lơn gần đây đã mở rộng và nân gcâu môi trường xây dựng đô thị, từ đó
họ có thể khác biệt hóa bản thân với rất nhiều thành phốnhỏ và các khu phố cũng như những nền kinh tế nông
thôn đang trải qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Như trong trường hợp Quảng Châu và
Hefei, sự mở rộng của các khu vực xây dựng đô thị, được đặc trưng bởi cả sự mở rộng ra ngoài hệ thống đường
bao và sự thành lập các khu phát triển công nghệ và kinh tế tại các khu vực ngoại ô thành phố, đã trở thành
những nhân tố quan trọng nhất giải thích cho sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp tại hai khu vực thành
phố này. Cùng lúc, quá trình công nghiêp hóa và đô thị hóa nông thôn đang diễn ra ở nông thôn đã dẫn tới sự
tăng nhanh đất phi nông nghiệp với việc đánh đổi của đất canh tác với sự đánh đổi bằng đất phi nông nghiệp
một cách rải rác. Cũng như cách thức sử dụng đất thay đổi ở khu vực Wuxi, gần một nửa trong diện tích đất
tăng lên của đất phi nông nghiệp đã đóng góp cho sự tăng lên của các khu công nghiệp rải rác và khoảng 2/3
lượng tăng lên được gây ra bởi sự tăng lên của rất nhiều khu phố nhỏ và định cư nông thôn, bao gồm cuộc bùng
nổ nhà ở ở nông thôn sau khi dân số nông thôn đã giàu lên ở nông thôn. Đặt cạnh nhau, một đô thị lấy thành
phố làm trung tâm ở nơi cao nhất và công nghiệp hóa có cơ sở là nông thôn ở điểm thấp nhất dường như là 2
quá trình diễn ra song song của đô thị hóa mà đã đóng góp vào sự mở rộng gần đây của sử dụng đất phi nông
nghiệp trong bối cảnh đo thị hóa nhanh chóng và nền kinh tế khu vực quốc tế hóa.
Ngoài 2 quá trình đô thị hóa cùng lúc được đưa ra trong phân tích các hình ảnh vê tinh của 3 trường hợp được
lựa chọn, những nhân tố tổ chức đã tác động một cách cơ bản tới sự tăng trưởng của đất phi nông nghiệp của
Trung Quốc với sự đánh đổi lấy đất nông nghiệp (bao gồm đất canh tác). Trong những nhân tố đóng góp vào sự
dịch chuyển nhanh chóng (ở một số khu vực là không có kiểm soát) của đất sang mục đích phi nông nghiệp là
quyết định của nhà nước trong việc phi tập trung hóa sức mạnh hoạch định chính sách kinh tế và mở cửa thị
trường đất cho các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong khi khung tổ chức cần thiết (ví dụ: luật, các ban
ngành hành pháp và thực thi pháp luật) vẫn được duy trì ở mức tương đối kém phát triển, và trong nhiều
trường hợp, dễ dàng bị thao túng và thao tác (Ho và Lin, 2003; Lin và Ho, 2005). Nhằm thỏa mãn những lợi ích
của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc minh bạch các quyền sở hữu đất và cùng lúc duy trì tính nguyên vẹn
của chủ nghĩa xã hội đối với sở hữu chung/công về đất đai, chính phủ hậu cải cácnh kể từ giữa những năm 1980
đã tách quyền sử dụng đất khỏi quyền sở hữu đất và đã cho phép đối với quyền được chuyển giao hoặc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Trong khi tài sản để lại của chủ nghĩa xã hội về việc phân bổ đất theo cơ chế hành
chính vẫn được duy trì, một hướng giao dịch đất mới đã được đưa ra. Mỉa mai thay, thị trường đất theo hai
hướng này đã tạo ra một sự bất đối xứng lớn và có khả năng sinh lợi cho việc buôn bán. Trong thị trường đất
theo 2 hướng hiện nay, tái phát triển đô thị trong nội thành tốn kém hơn nhiều so với mở rộng ra phía ngoài đô
thị, vào đất trồng trọt tại các khu vực ngoại thành. Các báo cáo đã chỉ ra rằng chi phí để có đất và phá hủy
traong nội thành Bắc Kinh trong vòng đường bao thứ hai là 20 triệu nhân dân tệ trên 1 mu, cao gấp 120 so với
chi phí thu hồi đất trồng trọt ở các khu rìa đô thị Bắc Kinh (100000- 150000 NDT trên 1 mu đất trồng lúa và
200000- 300000 NDT trên một mu đối với đất trồng rau (FPIT, 1997, trang 4- 5; Zhou và Ma, 2000, trang 219).
Trong thành phố Xi’an, chi phí mua đất và phá hủy là 900000 NDT trên 1 mu trong nội thành trong vòng đường
bao thứ hai, nhưng chỉ 300000 NDT trên 1 mu ở rìa thành phố bên ngoài đường bao thứ hai của thành phố. Sự
bất tương xứng có khả năng sinh lợi này giữa đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước và đát nông thôn được sở hữu
tập thể là một trong những nhân tố cơ bản giải thích sự xâm lấn liên tục của đất đô thị vào đất nông thôn.
Mặc xu xu hướng xuyển đổi đất mang lại lợi ích cho ngành phi nông nghiệp không thể bị đảo ngược, có những
cách giúp cho đất phi nông nghiệp quý giá của Trung Quốc có thể được sử dụng hợp lý hơn và hiệu quả hơn.
Hiện nay, rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng đất phi nông nghiệp chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Ví dụ,
rất nhiều “khu vực phát triển công nghệ và kinh tế” được chỉ định hợp pháp hoặc bất hợp pháp bởi các cấp
chính quyền khác nhau vẫn chưa được sử dụng hết. Năm 1997, sau một cuộc điều tra xuyên suốt, nhà chức
trách Trugn Quốc thông báo rằng tổng số 4210 khu phát triển các loại đã được hình thành, rất nhiều trong số đó
nằm ở các tỉnh duyên hải, và cùng nhau, các khu này có một “khu vực được quy hoạch” (guihua mianji) là
12357 km2, chỉ ít hơn một chút so với đất xâyd ựng tại 467 thành phố được chỉ định vào năm 199014. Trong số
4210 khu phát triển, chỉ có 1128 khu có được sự cho phép của chính quyền cấp tỉnh hoặc trung ương. Các khu
canh tác chiếm 55% khu được rào quanh. Trong số đất được phân ranh giới cho những khu phát triển này, chỉ
có 2322 km2, hay 20% được sử dụng thực sự. Nói cách khác, 80% đất được đánh dấu sở hữu cho các khu phát
triển trong tình trạng không được sử dụng (Y. Li, 2000, trang 247). Vấn đề này đã tồn tại không chỉ ở các khu
vực gần các thành phố mà cả ở nông thôn. Ví dụ, người ta đã thông báo rằng đất không sử dụng gần các ngôi
làng ở Hebei thường lớn hơn diện tích của các ngôi làng (Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, 1997).
Một vấn đề khác là đất phi nông nghiệp chưa được sử dụng một cách hợp lý. Cuối những năm 1990, các doanh
nghiệp công nghiệp vẫn chiếm khoảng 26% đất xây dựng đô thị ở Trung Quốc. Ngược lại, các doanh nghiệp
công nghiệp chỉ chiếm hơn 7% diện tích đất xây dựng đô thị ở Mỹ (Y. Li, 2000, trang 596). Sự bùng nổ về số
lượng các thành phố nhỏ và khu phố lân cận với nhau đã tạo ra sự nhân đôi các nhà máy và cơ sở hạ tầng công
nghiệp. Tại nông thôn, “các làng rỗng” (Kungxin cun) – nghĩa là các làng có đất không được tận dụng- đã trở
nên ngày càng phổ biến. Khi thu nhập của nông dân tăng lên, họ xây dựng nhà mới lớn hơn, thường ở phía
ngoài các ngôi làng và lấn vào đất nông nghiệp gần đó, hơn là cải tạo ngôi nhà hiện tại của họ. Khi các nông
dân chuyển tới các ngôi nhà mới ở bên ngoài, ngôi làng trở nên “rỗng” d những bộ phận cũ của lang trở nên
ngày càng vắng người. Hiện tượng này không bị giới hạn ở các làng do cũng có thể được quan sát tại rất nhiều
khu phố ở nông thôn hay các thành phố nhỏ. Với số lwọng định cư nông thôn lớn, mức độ tận dụng đất phi
nông ngược thấp không bao giờ nên bị đánh giá thấp15.
Những vấn đề tận dụng đất phi nông nghiệp thấp ở đo thị và nông thôn Trung Quốc chỉ tới những khu vực trong
đó các chính sách quản lý đất nên được xây dựng nhằm nâng cao hiệu suất và tính hợp lý của sử dụng đất trong
quốc gia đông dân và đô thị hóa nhanh chóng này. Nhằm giải quyết vấn đề bỏ hoang đất tại các khu phát triển,
chính quyền trung ương đang tính tiền “phí đất không sử dụng” nếu việc xây dựng không được tiến hành trong
1 năm kể từ khi đất được chỉ định cho mục tiêu phát triển, và sẽ thu hồi không đền bù đối với quyền sử dụng đất
nếu đất được chỉ định vẫn bỏ không trong vòng 2 năm liên tiếp (Trung Quốc, 1998, Điều 37). Tuy nhiên, người
ta sẽ còn phải xem liệu những quy định mới của trung ương có được thực thi hiệu quả bởi các chính quyền địa
phương, thường đóng vai trò vừa là người sử dụng đất vừa là người thực thi các quy định, hay không. Nhằm
tăng cường độ sử dụng đất ở nông thônm chính quyền có thể cần đưa ra một chiến lược không gian mới nhằm
sắp xếp định cư nông thôn theo một cách tập trung chứ không phải là rải rác. Ví dụ, Dongguan, một khu vực
thành phố ở khu vực Đống bằng sông Pearl, gần đây đã áp dụng một chiến lược tái quy mô nhằm nhóm các
ngành công nghiệp thành các khu công nghiệp, tập hợp các bất động sản cá nhân thành các khu phố đô thị và
gắn liền các khu phố rải rác thành các khu vực đô thị hóa (Lin, 2006; Smart và Lin, 2007)( Một phương phapts
tiếp cận tương tự cũng đã được áp dụng ở Zhanjiagang ở phía Nam Jiangsu (Ho và Lin, 2004a, trang 778). Để
những động lực địa phương này có thể có hiệu quả, càn có nhiều hơn nỗ lực từ các nhà chức trách ở cấp tỉnh và
trung ương trong việc đưa ra những chính sách và phối hợp liên ngành. Cuối cùng, chính phủ có thể đưa ra và
thực hiện các chính sách sử dụng đất hiệu quả như thế nào nhằm quản lý và điều chỉnh chuyển sử dụng đất và
các cơ quan này cho phép thị trường đất đai một cách nhanh chóng như thế nào trong việc phát triển sẽ quyết
định việc liệu chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp có tiếp tục theo một cách hiệu quả về mặt
kinh tế, công vằng về xã hội và bền vững về mặt môi trường hay không.
Chú ý
1. tháng 3 năm 1997, các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã được xem các bức ảnh vệ tinh được chụp
vào những năm 1987, 1991 và 1995, trong đó chỉ ra tốc độ chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp nhanh gấp 2,5 lầ so với người ta nghĩ trước đó. Sau khi xem những bức ảnh, tổng thư ký
Đảng cộng sản Trung Quốc Jiang Zhemin đã nói: “buting buzhidao, yiting xiayitiao” (bạn cso thể
không biết nếu bạn không được người khác nói, và bị sốc nếu họ nói). (Xem “China’s farmland loss
rings alarm- satellite photographs reveal a sẻious problem”,
china.gov/english/sandt/landloss.htm.). Vào năm 1998, lệnh hoãn chuyển đổi đất nông nghiệp đã được
kéo dài cho tới khi chỉnh sửa Luật Quản lý Đất đai (bao gồm những quy tắc nghiêm ngặt về chuyển đổi
đất nông nghiệp) có hiệu lực vào năm 1999. Để thảo luận cụ thể hơn, xem Ho và lin (2003) và Lin và
Ho (2005)
2. Việc phân loại dân số nông nghiệp và phi nông nghiệp là một di sản của hệ thống đăng ký hộ gia đình
của Trung Quốc (hộ khẩu). Trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, một cá nhân được cấp gạp bởi nhà
nước được coi là hộ phi nông nghiệp; tất cả các hộ còn lại được coi là nông nghiệp. Kể từ cải cách kinh
tế, nhà nước không còn cấp gạo nữa và người dân phải mua gạo trên thị trường, nhưng sự vẫn có sự
khác biệt giữa dân cư nông nghiệp và phi nông nghiệp do nó vẫn tác động đến các điều khoản về thị
trường lao động và phúc lợi xã hội (như việc làm, đi học, chăm sóc y tế, lương hưu,). Các cơ quan
thống kê Trung QUốc định nghĩa khu vực xây dựng đô thị (chengshi jianchengqu) là “khu vực rộng và
liên tục được bao phủ bởi công trình đô thị và cơ sở đô thị, bao gồm cả mặt nước như sông và hồ”.
(CSSB, 2000, trang 488 và Lin, 2002), Một thành phố điển hình của Trung Quốc thường bao gồm
trong biên giới của nó một “thành phố đúng kiểu” (city proper) và rất nhiều quận và khu phố- hay,
trong trường hợp các thành phố lớn, rất nhiều các hạt ngoại thành phụ. Ở một số thành phố lớn, kể cả
thành phố chính thức cũng đôi khi bao gồm một số khu phố mà chủ yếu là nông thôn. Khu vực xây
dựng đô thị có thể được cho là thay thế phù hợp cho một khu vược được đô thị hóa thực sự nhằm giúp
tránh sự bóp méo của việc phân loại theo hành chính.
3. Định cư đô thị ở Trung Quốc bao gồ 2 nhân tố chính- đó là các thành phố và các khu phố được chỉ
định chính thức (Jianzhi zhen). Chỉ chính quyền trung ương (Hội đồng Nhà nước) có thẩm quyền chỉ
định một khu định cư là một thành phố hay một phố được chỉ định. Nhìn chung, một thành phố phải có
dân số lớn hơn 100000. Thêm vào đó, tư bản cấp tỉnh (provincial capitals), cơ sở công nghiệp, các khu
trung tâm buôn bán chủ yếu và các khu phố quan trọng chị sự quản lý trực tiếp của chính quyền cấp
tỉnh hoặc quận (diqu) cũng có thể được chỉ định là thành phố kể cả khi dân số ở đây ít hơn. Các khu
phố được chỉ định bao gồm các hạt không phải là các thành phhố; các khu phố có dân số trên 20000,
trong đó ít nhất 10% là ph nông nghiệp; và các khu phố có dân số ít hơn 20000 nhưng có ít nhất 2000
là phi nông nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ sử dụng ít tiêu chí hạn chế trọng việc phân loại các khu định
cư là các thành phố được chỉ định tại các khu vực thiểu số và các khu vực có dân cư phân tán (Ma và
Cui, 1987, trang 377- 378). Kể từ năm 1999, một khu định cư đô thị phải có mật độ dân số tối thiểu là
1500 người/km2.
4. Đông Trung Quốc bao gồm các khu thành phố trung tâm lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân, và Thượng
Hải, và các tỉnh như Liêu Ninh, Hà Bắc (Hebei), Sơn Đông, Jiangsu, Zhejiang, Fujian, Quảng Đông,
Hải Nam, và Quảng Tây. Trung Trung Quốc bao gồm khu vực tự trị Mông Cổ, và các tỉnh
Heilongjiang, Jilin, Shanxi, Henan, Anhui, Jiangxi, Hubei, và Hunan. Tây Trung Quốc bao gồm các
khu thành phố đặc biệt như Chongquing, các tỉnh Shichoan, Guizhou, Yunnan, Qinghai, Shaanxi và
Gansu, và các khu tự trị Tibet và Xinjiang.
5. Năm 1984 được lựa chọn vì nó là năm đầu tiên các số liệu thống kê đô thị của Trung Quốc được đưa ra
và năm 1996 được lựa chọn nhằm thống nhất với cuộc điều tra đất đai toàn quốc.
6. Khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc thông báo chính thức là có dân cư đô thị là
170 triệu người chiếm chỉ khoảng 18% tổng dân số. Tới năm 2000, dân số đô thị Trung Quốc đã tăng
lên 456 triệu người và chiếm 36% tổng dân số. Con số tuyệt đối của dân cư đô thị không thể được so
sách một cach toàn diện theo thời gian do Trung Quốc đã thay đổi định nghĩa về đô thị vào năm 1982,
1990 và 2000. Tuy vậy, những thay đổi về định nghĩa không thay đổi một cách cơ bản mức độ đô thị
hóa. Để biết chi tết hơn về những thay đổi chính thức của Trung Quốc về định nghĩa về đô thị, xem Ma
và Cui (1987), Zhang và Zhao (1998), Zhou và Ma (2003) và Chan và Hu (2003).
7. Đất không sử dụng của Trung Quốc chủ yếu là đất hoang hóa bao gồm đá và sỏi lộ thiên (42%), cát
(20%), đầm lầy và bãi cỏ không sử dụng (20%). Chất lượng đất nghèo và chi phí cải tạo là rất cao. Hầu
hết (80%) đất không sử dụng nằm ở Tây Trung Quốc nơi mội trường tự nhiên khắc nghiệt (Y. Ly,
2000, trang 295; Lin và Ho, 2003, trang 91)
8. Việc chỉ định các thành phố ở Trung uốc đã đwọc giải quyết bởi Bộ Nội vụ của Hội đông Nhà nước.
Năm 1984, Bộ này đã giảm các tiêu chí đối với việc chỉ định thành phố. Việc giảm tiêu chí này đã
được thông qua bởi Hội đồng Nhà nước và được thông báo trong Thông tư 1986 với tên gọi “Về việc
điều chỉnh các tiêu chuật chỉ định thành phố và các điềukiện để thành phố quản lý các hạt”. Để biết
thêm chi tiết, xem Hsu (1994, trang 516) và Ma (2005).
9. Các hình ảnh vệ tinh chỉ ra rằng diện tích hồ cá đã tăng từ 3500 hecta năm 1988 lên 22000 hecta năm
2000, và hầu hết diện tích tăng được lấy từ đất nông nghiệp.
10. Năm 1996, Wuxi shiqu, với tổng diện tích đất là 325 km2, bao gồm ba “quận thành phố” và 13 khu phố
(zhen/xiang) được tổ chức thành 3 “quận ngoại thành”. Jiangyin shi (một thành phố cấp quận) với diện
tích đất 926 km2, có 28 khu phố chịu sự quản lí và Xishan Shi (cũng là một quận), với tổng diện tích
957 km2, quản lý 33 khu phố.
11. Phân tích của chúng tôi đối vơic các bản in ảnh vệ tinh chỉ ra rằng từ tháng 12 năm 1987 tới tháng 12
năm 1996, đất phi nông nghiệp ở thành phố Wuxi và khu vực xung quanh thành phố Jiangyin đã
tănglên gần 9100 hecta, trong đó tăng đất xây dựng đô thị chiếm khoảng 3400 hecta và tăng đất của
các khu phát triển và công nghiệp độc lập chiếm 4500 hecta.
12. Tăng trưởng dân số tự nhiên là tương đối thấp từ nhăng năm 1980 tới những năm 1990. Tỷ lệ sinh ở
Quận Wuxi giảm đều từ năm 1970. Cho tới đầu những năm 1990, tỷ lệ sinh thô là khoảng 10/1000. Từ
năm 1987 đến 1996, tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình ửo Tỉnh Wuxi là 0.69%/năm (xem Cục Thống kê
Wuxi, 1997, trang 68.)
13. Năm 1996, khu vực Wuxi đã thông báo có 7157 doanh nghiệp công nghiệp sở hữu làng, 1872 doanh
nghiệp công nghiệp hợp tác làng (nongcun hezuo gongye; ví dụ các doanh nghiệp được sở hữu bởi các
nhóm nhỏ thuộc làng) và 9381 doanh nghiệp công nghiệp nông thôn sở hữu bởi các cá nhân (nongcun
geti gongye)
14. 467 thành phố được chỉ định của Trung Quốc vào năm 1990 có diện tích xây dựng khoảng 13000 km2
(xem Y. Li, 2000, trang 596). Tuy nhiên diện tích bao quanh của những khu phát triển này vào năm
1997 là khoảng 2322 km2.
15. Trung Quốc có gần 3,7 triệu làng và 29854 khu phố buôn bán nông thôn vào cuối năm 1995 (xem
Y.Li, 2000. trang 250). Các làng nông thôn bao gồm các “làng trung tâm” đôi khi còn gọi là “các làng
hành chính” (xingsheng cun), nơi các hội đồng làng được xây dựng và các “làng tự nhiên” (ziran cun)
nơi có thể đơn thuần chỉ là một nhóm các hộ nông dân tụ hợp lại với nhau. Nói chung, các làng ở phía
Bắc lơn hơn và phân bố trên quy mô rộng hơn trong khi các làng ở phía Nam nhỏ hơn, nhiều hơn và có
vị trí gần nhau hơn (xem Ho và Lin, 2004b, trang 85).
Tài liệu tham khảo
ASH, R.F. and EDMONDS, R.L. (1998) China’s land
Resources, Environment and Agricultural Production,
The China Quarterly, 156, PP.836-879
LIU, Y. (Ed.) (2000) Zhongguo tudi diaocha
shujuji [a compilation of the results from the
survey of China’s land resources]. Internal
document of the National Land Survey Office,
Beijing.
BROWN, L. (1995) Who will feed China? Wake-up
call for a small Planet, New York: Norton
Lo.c.p. (2002) Urban Indicators of China from
radian – calibrated digital DMSP-OLS night-
time images, Annals of the Association of
American Geographers, 92(2), pp. 225 - 240
CARTIER, C. (2001) ‘Zone fever’, the arable land
debate, and real estate speculation: China’s evolving
land use regime and its geographical contradictions,
Journal of Contemporary China, 10(28), pp.445-469
LOGAN, J. (Ed.) (2002) The New Chinese
City: Globalization and Market Reform.
Oxford: Blackwell.
CHAN, K.W. (1994) Urbanization and rural-urban
migration in China since 1982, Modern China, 20(3),
pp.242-281
MA, K.W. (2000) Zhongguo tudi diaocha
jishu [ The Technology of Surveying China’s
Land Resources]. Beijing: China Land Press.
CHAN, K.W. and Hu, Y. (2003) Urbanization in China
in the 1990s: new definition, defferent series, and
revised trends, The China Review, 3(2), pp.49-71.
MA, L.J.C. (2002) Urban transformation in
China, 1949 – 2000: a review and research
agenda, Environmental and Planning A,
33(9), pp. 1545-1569
China (1998) Land Management Law of the People’s
Repuclic of China, originally adopted 25 June 1986,
Revised 29 Dec.1988, and further revised and
promulgated 29 August 1998, in: CHH Asia Pacific
(Ed.) China Law for Foreign Business, Vol.3,
pp.18354 – 18399. North Ryde, Australia: CCH
Australia Ltd.
MA, L.J.C. (2005) Urban administrative
restructuring, changing scale relations and
local economic development in China,
Political Geography, 24(4), pp.477 – 497.
CMLR (China Ministry of Land Bureau) (1985)
Zhongguo Chengshi Tongji Nianjiang (1985) [China
Urban Statistical Yearbook (1985], Beijing: New
World Press.
MA, L.J.C. and CUI, G.H. (1987)
Administrative changes and urban population
in China, Annals of the Association of
Americam Geographers, 77(3), pp.373 - 395
CSSB (1996-2001) Zhongguo Chengshi Tongji
Nianjiang [Statistical Yearbook of China], Beijing:
China Statistical Press.
MA, L.J.C. and CUI, G.H. (2002) Economic
transition at the local level: diverse forms of
town development in China, Eurasian
Geography and Economics, 41(2), pp.79-103.
CSSB (1999) Zhongguo Chengshi Tongji Nianjiang
[New China’s Cities Years], Beijing: China Statistical
Press.
MA, L.J.C. and FAN, M. (1994) Urbanization
from below: the growth of towns in Jiangsu,
China, Urban Studies, 31(10), pp.1625 –
1645.
CSSB (2000) Zhongguo Chengshi Tongji Nianjiang MA, L.J.C. and LIN, C,S. (1993)
(2000) [China’s Urban Statistical Yearbook (2000)],
Beijing: China Statistical Press.
Development of town in China: a case study
of Guangdong Province, Population and
Development Review, 19(3), pp.583 - 606
DING, C. (2004) Urban spatial development in the
land policy reform area: evidence from Beijing, Urban
Studies, 41(10), pp.1889-1907
MA, L.J.C. and WU, F. (2005) Restructuring
the Chinese City: diverse processes and
reconstituted spaces, in L.J.C. MA and F.Wu
(ed.) Restructuring the Chinise City, pp. 1-20.
London: Routledge.
DOU, Y.E.et al. (2000) Yaogan jishu zai gengdi ziyuan
dongtai jiance zhong de yingyong yanjiu (a study of the
application of remote sensing technology in monitoring
the dynamic changes of cultivated land). Governmnent
document, Shandong Province, Jinan
PANNELL, C.W. (1990) China’s urban
geography, Progress in Human Geography,
14(2), pp.214-236
EDITORIAL COMMITTEE (1995-97) Zhongguo
tudinianjian (China Land Yearbook). Beijing: People’s
Press
PANNELL, C.W. (2002) China’s continuing
urban transition, Environment and Plaaning
A, 33(9), pp.1571-1589
FAN,C.C. (1999) The vertical and horizontal
expansions of China’s City System, Urban Geography,
20(6), pp.494-515
Prọect Team (1998) Zhongguo xiao
chengzhen fazhan yu yongdi guanli
(Development and Land Úe Develoment ò
small Tớn). Beijing: China Land Press
FAN,C.C. (2002) The elite, the natives, and the
outsiders: migration and labor market segmentation in
urban China, annals of the Association of American
Geographers, 92(1), pp. 103-124
SHEN, J., WONG, K. and FENG, Z. (2002)
State-sponsored and spontaneous urbanization
in the Pearl River Delta of South China, 1980
– 1998, Urban Geography, 23(7), pp.674 –
694.
FAN,C.C. (2003) Rural-urban migrarion and gender
division of labor in traditional China. International
Journal of Urban and Regional Research, 27(1),
pp.24-47
SMART, A. and LIN, G.C.S. (2007) Local
capitalisms, local citizenship and
translocality: rescaling from below in the
Pearl River Delta region, China, International
Journal of Urban and Regional Research,
31(2), pp. 280 – 302.
FPIT (FARMLAND PROTECTION
INVESTIGATION TEAM) (1997) woguo gengdi
baohu mianlin de yanjun xingshi he zhengce xing
jianyi (protection of our cultivated land faces grim
circumstances and some policy recommendations),
zhongguo tudi kexue (China Land Science), 11(1),
pp.4-5
SMART, A. and TANG, W.S. (2005)
Irregular trajectories: illegal building in
mainland China and Hongkong, in: L.J.C. Ma
and F.Wu (eds) Restructruring the Chinese
City, pp.80-97. London: Routledge.
Gaubat P. (1999) China’s urban transformation: pettens
and processes of morphological change in Beijing,
Shanghai and Guangzhou, Urban Studies, 36(9),
pp.1495-1521.
SMIL, V. (1999) China’s agricultural land,
The China Quarterly, 158, pp. 414 – 429.
GOLDSTAIN, S. (1990) Urbanization in China, 1982-
87: effects of migration and reclassification,
Population and Development Review, 16(4), pp.673-
701
SOLINGER, D.J. (1999) Contesting
Citizenship in Urban China. Berkeley, CA:
University of California Press.
GSB (GUANGZHOU STATISTICAL BUREAU)
(2001) guangzhou Statistical Yearbook (2001),
Beijing: China Statistical Press
Sun, S.H. and Wang, Y. (2003) The
institutional structure of a poverty market in
inland China: Chongqing, Urban Studies,
40(1), pp.91-112
GUY, S. and HENNEBERRY, J. (2000)
Understanding urban development processes:
integrating the economic and the social in property
research, Urban Studies, 37(13), pp.2399-2416.
US Embassy Beijing (1997) China’s
farmland loss rings alarm – satellite
photographs reveal a serious problem
(www.usembassy-
china.org.cn/sandt/landloss.htm; accessed 20
June 2003).
HAN, S.S. and WANG, Y. (2003) The institutional WANG, Y.P. and MURIE, A. (1999)
structure of a poperty market in inland China:
Chongqing, Urban Studies, 40(1), pp.91-112.
Commercial housing development in urban
China, Urban Studies, 36, pp.1475 - 1494
Harvey, ju. AND jowsey, e. (2004) Urban land
economics, Basingstoke: Macmillan.
WENG, Q. and WEI, Y.D. (2003) Land use
and land cover changes in China under reform
and globalization, Asian Geographer,
22(1/2), pp. 1-4
HEALEY, P. (1991) Models of the development
process: a review, Journal of Property Research. 8,
pp.219-238
WONG, K.K. AND ZHAO, X.B. (1999) The
influence of bureaucratic behavior on land
apportionment in China: the informal process,
Environmental and Planning C, 17, pp.113 -
126
HEALEY, P. and BARRETT, S.M. (1990) Structure
and agency an land and property development
processes: some ideas for research, Urban Studies,
27(1), pp.89-104.
World Bank (1993) China: Urban land
management in an emerging market economy.
The world bank, Washington, DC.
HEFEI CITY GOVERNMENT (1999) Hefeishi tudi
liyong zhongti guifa, 1997-2010 (Land use planning
for Hefei City, 1997-2010). Internal document, Hefei.
WU, F. (1996) Changes in the structure of
public housing provision in urban China.
Urban Studies, 33, pp.1601 - 1627
HEFEI STATISTIC BUREAU (1986) Wanzhong
xincheng Hefei (Hefei: a new city in central Anhui), in:
CHINA STATE STATISTIC BUREAU
ZHONGGGUA CHENGSHI TONGJI NIANJIAN 1986
[China Statistical Yearbook 1986], Beijing: New
World Press
WU, F. (2000) The global and local
dimensions of place-making: the remarking of
Shanghai as a world city, Urban Studies, 37,
pp.1359 - 1377
HELLIG, G.K. (1994) Neglected dimensions of global
land-use change: reflection and data Population and
Deevelopment Review, 20(4), pp.831-859
WU, F. (2003) the (post-) socialist
entrepreneurial city as a state project:
Shanghai’s reglobalization in question,
Urban Studies 40(9), pp. 1673-1698
HELLIG, G.K. (1997) Anthropogenic factors in land-
use change in China Population and Deevelopment
Review 23(1), pp.139-168
WU, F. and YEH, A.G.O. (1999) Urban
spatial structure in an transitional economy:
the case of Guangzhou, Journal of the
American Planning Association, 65(4), pp.
377-394
HO,S.P.S (1994) Rural China in Transition, Oxford:
Clarendon.
WU, W. (2004) Cultural Strategies in
Shanghai: regenerating cosmopolitanism in an
era of globalization, Progress in Planning,
61(3), pp.159-180
HO,S.P.S. and Lin, G.C.S. (2003) Emerging land
markets in rural and urban China: Policies and
practices. The China Quarterly, 175, pp.681-707
WUXI STATISTICAL BUREAU (1988-97)
Wuxi tongji niamjian [Statistical Yearbook of
Wuxi]. Beijing: China Statistical Press
HO,S.P.S. and Lin, G.C.S. (2004a) Converting land to
nonagricultural use in China’s coastal provinces:
evidence from Jiangsu, Modern China, 30(1), pp.81-
112
XIE, Q., PARSA, A.R.G. and READING, B.
(2002) The emergence of the urban land
market in China: evolution, structure,
constraints and perspectives, Urban Studies,
39(8), pp.1375-1398.
HO,S.P.S. and Lin, G.C.S. (2004b) nonagricultural
land use in post-reform China. The China Quarterly,
179, pp.758-781
XIE, Y. AND FAN, Z. (2003) Examine urban
expansion from remote sensing and GIS: a
case study in Beijing. Asian Geographer,
22(2/1), pp.109-122.
Hsing, Y. Brokering power and property in China’s
townships, the Pacific Review, 19(1), pp103-124
XU, J and YEH, A.G.O. (2005) City
repositioning and competitiveness building in
regional development: new development
strategies in Guangzhou, China, International
Journal of Urban and Regional Research,
29(2), pp.283 - 308
HSU,M.L. (1994) The expansion of the Chinese urban
system, 1953-1990, Urban Geography, 15(6), pp.514-
YEH, A.G.O. (2005)Dual land market and
internal spatial structure of Chinese cities, in:
536 L.J.C. Ma and F.Wu (eds) Restructuring the
Chinese City, pp. 59 – 79. London:
Routledge.
INGRAM, G.K. (1998) Patterns of metropolitan
development: what have we learned? Urban Studies,
35, pp 1019-1035
YEH, A.G.O. and LI, X. (1997) An integrated
remote sensing and GIS approach in the
monitoring and evaluation of rapid urban
growth for sustainable development in the
Pearl River Delta, China. International
Planning Studies, 2(2), pp. 193 – 210.
LI, H. (1998) Woguo kaifaqu buju ji tudi liyong
xianzhuan fensi yu yuanjiu [a study of the location and
land use pattern of development zones in our country],
Zhongnuo tudi kexue [China Land Science], 12(3), pp.
9-12
YEH, A.G.O. and WU.F. (1996) The new
land development process and urban
development in Chinese cities, International
Journal of Urban and Regional Research,
20(2), pp. 330 - 353
LI, P., LU, C., YUAN, Q. ET AL (2002) Guangzhou
chengshi zhongli jazhang gainian guifa yuanjiu
[Studies of Strategic Planning for Guangzhou City].
Beijing: China Architecture Industry Press.
YUSUF, S. and WU, W. (2002) Pathways to a
world city: Shanghai rising in an era of
globalization, Urban Studies, 39(7), pp.1213-
1240
LI, W (1997) Guanggou tudi zhidu de zuotian jintian,
he mingtian [China’s Land System: Yesterday, today
and tomorrow]. Yanji: Yanbian University Press.
ZHANG, L. and ZHAO, S. X.b. (1998)
Reexamining China’s urban’s concept and the
level of urbanization, The China Quarterly,
154, pp. 330 – 381.
LY, Y. (Ed.) (2000) Guanggou tudi ziyuan [Land
Resources of China]. Beijing: Zhongguo dadi
chubanshe (China Land Press).
ZHOU, Y and MA, L.J.C. (2000) Economic
restructuring and suburbanization in China,
Urban Geography, 21(3), pp.205 – 236.
LIN, G.C.S. (1997) Red Capitalism in South China:
Growth and Development of the Pearl River Delta.
Vancouver: University of British Columbia Press.
ZHOU, Y and MA, L.J.C. (2003) China’s
urbanization levels: reconstructuring a
baseline from the Fifth Population Census,
The China Quarterly, 173, pp.176 - 196
LIN, G.C.S. (1998) China’s industrialization with
controlled urbanization: anti-urbanism or urbanbiased?
Issues & Studies, 34(6), pp.98-116
ZHU, J. (2002) Urban development under
ambiguous property rights, International
Journal of Urban and Regional Research,
26(1), pp.41-57
LIN, G.C.S. (2001) Metropolitan development in a
transitional socialist economy: spatial restructuring in
the Pearl River Delta, China, Urban Studies, 38(3),
pp.383-406
ZHU, J. (2004) From lan use right to land
development right: Institutional change in
China’s urban development. Urban Studies,
41(7), pp. 1249-1267
LIN, G.C.S. (2002) The Growth and structural change
of Chinese Cities: a contextual and geographic
analysis, Cities, 19(5), pp.299-316
ZHU, J. (2005) A transitional sintitution for
the emerging land market in urban China,
Urban Studies, 42(8), pp.1369-1390.
LIN, G.C.S. (2004) Toward a post-socialist city?
Economic tertiarization in the Guangzhou metropolis,
China, Eurasian Geography and economics, 45(1), pp.
18-44
LIN, G.C.S. (2006 ) Peri-urbanization in globalizing
China: a study of new urbanism in Dongguan,
Eurasian Geography and Economics, 47(1), pp. 28-53
LIN, G.C.S. (2007 ) Chinese urbanization in question:
state, society, and the reproduction of urban spaces,
Urban Geography, 28(1), pp. 7-29
LIN, G.C.S. and HO, S.P.S. (2003) China’s land
resources and land use change: insights from the 1996
land survey, Land Use policy, 20(3), pp.87-107
LIN, G.C.S. and HO, S.P.S. (2005) The state, land and
system, and land development processes in
contemporary China. Annals of the Association of
Aerican Geographers, 95(2), pp.411-436
Phụ lục
Phụ lục này miêu tả cách thức đưa ra số liệu về sử dụng đất cho ba nghiên cứu điển hình (Quảng Châu,
Hefei và Wuxi). Số liệu được đưa ra trong Bảng 6 (Quảng Châu shiqu) và 7 (Hefei shiqu) là những kết quả
xử lý máy tính của các hình ảnh vệ tinh. Chúng tôi đã mua các hình ảnh thô từ Bản đồ vệ tinh chuyên dụng
(Landsat Thematic Mapper) và Bản đồ Plus chuyên dụng nâng cao (Enhanced Thematic Mapper Plus)
(ETM+) dưới dạng số với cả 7 dải hình ảnh (spectrum band). Ngoại trừ dải 6 (dải hồng ngoại nhiệt), phân
giải không gian danh nghĩa (nominal spatial resolution) của số liệu này là 30 mét. Phần mềm ERDAS
Imagine được sử dụng nhằm sử lý số liệu hình ảnh. Một hình ảnh ghép sai màu được tạo ra thông qua việc
sử dụng các dải 5, 4 và 3 nhằm kiểm tra thị giác trong monitor của máy tính. Chỉnh sửa hình ảnh sau đó
được thự hiện thông qua việc sử dụng các bản đồ địa hình số tỷ lệ 1/100000 để điều chỉnh. Đối với mỗi
cảnh, hơn 8 điểm điều chỉnh được sử dụng trong điều chỉnh địa lý do đó hình ảnh có được hệ thống ngang
bằng giống như trong những bản đồ địa hình quy mô 1/100000.
Ban đầu chúng tôi sử dụ-g phương pháp tiếp cận kiểm chứng xác suất tối đa (the supervised approach of
maximum likelihood classification) để có được thông tin về sử dụng đất từ những hình ảnh. Tuy nhiên, do
đô chính xác thấp (chỉ khoảng 60 – 70%) của các kết quả, chúng tôi quyết định bổ sung phân loại hình ảnh
tự động với giải nghĩa bằng thị giác (hay thủ công) nhằm thu về thông tin sử dụng đất phi nông nghiệp từ
các hình ảnh vệ tinh. Diễn giải băng thị giác hay thủ công liên quan tới một chuyên gia có thể đưa ra đánh
giá không chỉ dựa trên những đặc tính hình ảnh của các dạng bao phủ trên mặt đất, mà còn đối với đia điểm
của đất trong mối quan hệ với địa hình, dạng đất, những chỉ số về kết cấu và nhân tạo. Do đó, tính chính
xác là cao hơn rất nhiều so với phân loại hình ảnh tự động.
Những chuyên gia tính toán từ xa (remote sensing) có kinh nghiệm tại Viện Địa lý Nam Kinh và Đại học
Nam Kinh đã thực hiện việc diễn giải hình ảnh. Để thống nhất và có khả năng so sánh, 2000 biên giới hành
chính của Quảng Châu shiqu và Hefei shiqu đã được đặt lên các hình ảnh vệ tinh tương ứng của nó. Sử
dụng đất đã được chia làm 7 nhóm(đất nông nghiệp, đất xây dựng đô thị, khu phát triển và công nghiệp độc
lập, định cư nông thôn, đất phi nông nghiệp khác, hồ cá, và các diện tích mặt nước khác). Phần mềm
Arc/View đã được sử dụng để thực hiện việc kiến giải bằng thị giác. Sử dụng việc số hóa trên màn ảnh (on-
screen digitalizing), những biên giới của các loại hình sử dụng đất khác nhau được tìm ra và sau đó đánh
mã theo các nhóm sử dụng đất được áp dụng. Sau khi hoàn thành việc diễn giải hình ảnh, việc xác nhận lại
trên cơ sở thực địa được thực hiện trên thực địa trên một cơ sở có lựa chọn. Đối với các dạng bao phủ đất
được thấy trong các khu vực địa phương (localized area) tương đối khó phân loại, việc kiểm tra thực tế
được thực hiện và sự chỉnh sửa đối với diễn giải hình ảnh được thực hiện theo đó. Phần mềm ARC/INFOR
sau đó được sử dụng để biên tập và chỉnh sửa các hình đa giác bao quanh đất được số hóa và xây dựng địa
hình cho các hình đa giác đó. Cuối cùng các thống kê vùng được rút ra đối vơi smỗi nhóm sử dụng đất.
Số liệu được đưa ra trong bảng 8 (khu vực Wuxi) được lấy từ diễn giải hình ảnh đối với các bản in hình ảnh
được sửa cho thẳng (ortho-rectifyd) của các hình ảnh vệ tinh TM dưới dạng hình ảnh ghép sai màu (false
color composite) được mở rộng lên quy mô 1/100000. Các chuyên gia ở Viện Địa lý Nam Kinh quen thuộc
với ku vực Wuxi đã kiến giải thông tin sử dụng đất từ những bản in hình ảnh này. Đặc biệt, biên giới hành
chính của khu vực Wuxi được đặt lên cả các bản in năm 1996 và 1987. Thông qua việc diễn giải bằng hình
ảnh các hình dạng, kích cơ, màu, bong, kết cấu và địa điểm, sử dụng đất trong khu vực đã được phan loại
thành 8 nhóm (đất canh tác, đất nông nghiệp khác, diện tích xây dựng đô thị, các khu phát triển và công
nghiệp độc lập, đinh cư nông thôn, đất giao thông, đất phi nông nghiệp khác và diện tích mặt nước). Do có
rất ít đất không sử dụng ở khu vực Wuxi, đất nông nghiệp được dự đoán như phần còn lại. Với đất không rõ
mục đích sử dụng, việc phân loại được thực hiện theo nghiên cứu tài liệu hoặc xác nhận trên cơ sở thực tế.
Những kết quả diễn giải hình ảnh được quét vào một máy tính và số hóa vào các tầng khác nhau theo các
dạng sử dụng đất. Diện tích của mỗi loại sử dụng đất sau đó được tính toán. Đối với các đặc điểm đường
thẳng với nhưng độ rộng không phù hợp với máy tính (như các đường cao tốc và đường nông thôn), diện
tích được tính dựa trên những mẫu về độ rộng được lấy từ thực địa.
Quá trình xử lý và diễn giải các hình ảnh vệ tinh (hay các bản in hinh ảnh của những hình ản đó) có thể có
lỗi. Do đó phân giải không gian của các hình ảnh vệ tinh là 30 mét, định cư nông thôn nhỏ rải rác ở nông
thôn hay dọc theo các con sông dưới dạng đường thẳng không phải lúc nào cũng được chỉ ra trong quá trình
xử lý. Các lỗi máy và con người cũng có thể xuất hiện trong quá trình giải thích hình ảnh do một loại sử
dụng đất hay bao quanh đất có thể có các đặc tính hình ảnh khác nhau. Ví dụ, một nông trại có độ ẩm khác
nhau và mùa màng vào những mùa khác nhau có thể có độ sáng khác nhau. Mặt khác, những loại hình sử
dụng đất hoặc bao phủ đất khác nhau có thể có các đặc điểm hình ảnh như nhau. Ví dụ, các hố đá, thương
được thấy ở các khu vực ngoai thành, có phản ứng hình ảnh rất giống với bê tông. Một vấn đề khác là hầu
hết đất được sử dụng cho mục đích công nghiệp ở các khu ngoại thành được trộn lẫn với các khu định cư
nông thôn hoặc được đặt bên rề những con phố và làng, và do đó rất khó có thể phác họa. Các khu phát
triển (khaifaqu) thương có rất nhiều đặc điểm hình ảnh gây nhầm lẫn, do rất nhiều vùng như vậy, với đất
không sử dụng cũng như một số khu đất nông trại. Kiểm tra trên cơ sở thực địa có lựa chọn và kiểm tra
chéo với các tài liệu hiện có và các bản đồ sử dụng đất địa phương đã làm giảm, nhưng không loại trừ hoàn
toàn những lỗi trên. Đối với những trường hợp Quảng Châu shiqu và Hefei shiqu, một mẫu điều tra nhỏ đã
được thực hiện nhằm kiểm tra độ chính xác và những kết quả chỉ ra tính chính xác của diễn giải và xử lý
hình ảnh là khoảng 80-90%. Mặc dù những vấn đề này, chúng tôi tin rằng các bản đô sử dụng đất là hữu
dụng do các hình ảnh vệ tinh (hoặc các bản in ảnh) được xử lý và diễn giải một cách thống nhất và do mục
đích của nghiên cứu không phải là tính toán diện tích tuyệt đối của mỗi loại sử dụng đất, mà chỉ là phác họa
xu hướng thay đổi sử dụng đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 212145617_2_xay_dung_khong_gian_do_thi_hoa_o_trung_quoc_chuyen_dang_tren_co_so_do_thi_moi_va_lay_dat.pdf