Xây dựng hồ sơ dạy học Hình học lớp 11 THPT tiếp cận xu thế thế giới

For each teacher, the renovation of teaching methods is firstly shown by the preparation of his/her teaching dossiers. Teaching dossier is the representation and proof of the teaching procedure. In the approach of international teacher training by CIE (University of Cambridge International Examinations) and several forms of teaching dossiers by INTEL, CANADA etc, the author has established and initially tested the teaching dossier on Geometry 11. This includes the following steps: preparation, implementation and renovation assessment on the basic of analyzing teaching procedure generally and integrally with reciprocal components connected in a cycle

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hồ sơ dạy học Hình học lớp 11 THPT tiếp cận xu thế thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 11 THPT TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI Vũ Thị Thái, Trần Thu Hiệp* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đối với mỗi giáo viên đứng lớp, việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đầu tiên ở khâu chuẩn bị hồ sơ dạy học. Hồ sơ dạy học là sự thể hiện, là minh chứng của qui trình dạy học. Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên cập chuẩn quốc tế của CIE (University of Cambridge International Examinations), theo một số mẫu hồ sơ dạy học của INTEL, CANADA , tác giả bài báo đã xây dựng và bước đầu kiểm nghiệm bộ Hồ sơ dạy học hình học 11, bao gồm các khâu: Chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến, trên cơ sở nhìn nhận quá trình dạy học được diễn ra một cách tổng thể, trọn vẹn với các thành tố liên kết với nhau thành chu trình và tác động qua lại với nhau. Từ khoá: Qui trình; Hồ sơ dạy học; Chuẩn bị; Thực thi, Đánh giá cải tiến; Kiểm tra ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020 có nêu: “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh”[5]. Để đạt được mục đích trên Việt Nam cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện trong đó đổi mới PPDH là một khâu quan trọng, có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đầu thế kỉ 21. Đối với mỗi giáo viên đứng lớp, việc đổi mới PPDH được thể hiện đầu tiên ở khâu chuẩn bị hồ sơ dạy học. Hồ sơ dạy học là sự thể hiện, là minh chứng của qui trình dạy học (bao gồm các khâu: chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến). Hồ sơ dạy học tốt là một trong những điều kiện tiên quyết giúp người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó giúp người giáo viên tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình dạy học, chủ động trong thực thi và có được những đánh giá hữu ích trong phát triển chuyên môn. * Tel: 0912477417; Email: tranthuhiep7101977@gmail.com Song song với việc đánh giá cải tiến qui trình dạy học sau mỗi năm học, việc vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước trên thế giới cũng được các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, và các thầy cô giáo đứng lớp rất quan tâm, nó tạo điều kiện cho việc thực hiện chủ chương đi tắt, đón đầu trong một số lĩnh vực giáo dục, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực cho tiến hành chương trình phát triển giáo dục trung học, trong đó có việc tập huấn giáo viên thiết kế hồ sơ dạy tiếp cận chuẩn quốc tế [4]. Tuy nhiên mới chỉ tập trung vào các trường chuyên với đối tượng học sinh khá giỏi. Với hy vọng trong tương lai gần, mọi học sinh phổ thông của nước nhà đều được thụ hưởng một nền giáo dục hiện đại với các phương pháp dạy học tiên tiến, cập chuẩn quốc tế, tác giả bài viết đã nghiên cứu một số tài liệu lí luận trong và ngoài nước, tham khảo một số sản phẩm là những hồ sơ dạy học của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo trong nước qua các đợt tập huấn và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường trung học phổ thông Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để chủ động xây dựng và thể nghiệm một hồ sơ dạy học Hình học 11 tiếp cận xu thế Thế giới cho bản thân trong năm học 2010- 2011. Xin được chia sẻ cùng các bạn Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 đọc những nét chính trong hồ sơ dạy học và những kết quả bước đầu thu được sau khi thực hiện qui trình dạy học đã xây dựng trong hồ sơ. Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên cập chuẩn quốc tế của CIE (University of Cambridge International Examinations), theo một số mẫu hồ sơ dạy học của INTEL, CANADA Hồ sơ dạy học hình học 11 được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận quá trình dạy học được diễn ra một cách tổng thể, trọn vẹn với các thành tố liên kết với nhau thành chu trình và tác động qua lại với nhau gồm 3 phần: Chuẩn bị- lập kế hoach dạy học; Thực thi kế hoạch dạy học; Kiểm tra- đánh giá và đánh giá cải tiến. Qui trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau [1,Tr7]: Chuẩn bị Phân tích nhu cầu Xác định mục tiêu môn học, bài học, lập kế hoạch dạy – học, chuẩn bị tài liệu, PP, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá Mục tiêu bài dạy Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học Thực thi Kế hoạch bài dạy (giáo án) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, PP, phương tiện, công cụ, kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá tổng kết Đánh giá cải tiến Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài, sau học kì Kế hoạch đánh giá cải tiến Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Những nội dung của từng phần được xác lập dựa trên: Qui định chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo; nội dung chương trình sách giáo khoa Hình học 11 và thực tế của trường trung học phổ thông Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể: Phần 1: Chuẩn bị lập kế hoạch dạy học A. Phân tích nhu cầu 1- Xác định vị trí môn toán 11 nói chung và Hình học 11 nói riêng (theo Qui định chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo). 2- Điều tra đối tượng học sinh thông qua các phiếu điều tra; phiếu thăm dò nhu cầu của học sinh và bài kiểm tra chất lượng đầu năm (chủ yếu phần hình học). 3- Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường, những đặc trưng về điều kiện lịch sử văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương để phục vụ cho việc dạy học môn Toán phần hình học 11 [1,Tr8]. B. Kế hoạch dạy học Với nhiều nội dung cụ thể, trong đó chú trọng việc xác định mục tiêu chi tiết cho từng nội dung dạy học của từng chương với các bậc: bậc 1 (nhớ), bậc 2 (hiểu và vận dụng), bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá) [1,Tr16]. Phần 2: Thực thi kế hoạch dạy học Trong chương trình hình học 11 chúng tôi có xây dựng kế hoạch bài dạy theo 3 hình thức: bài dạy theo hình thức truyền thống (chủ yếu), bài dạy hướng dẫn tự nghiên cứu (ví dụ bài: “ khoảng cách” ) Bài dạy theo dự án: (ví dụ bài “Hai mặt phẳng vuông góc”) Kế hoạch dạy học cho các bài học có thể gồm nhiều tiết, nhìn chung đều được xây dựng theo cấu trúc: 1. Kế hoạch bài dạy 2. Kế hoạch đánh giá 3. Ghi chép đánh giá cải tiến Phần 3: Kiểm tra- đánh giá và đánh giá cải tiến 1- Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập: bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 45 phút, bài kiểm tra học kì 90 phút. 2- Đánh giá cải tiến sau một học kì/ năm học: Với các ưu điểm, hạn chế và giải pháp cải tiến (từng mục đều có minh chứng cụ thể) [1,Tr27] Dựa vào nội dung được trình bày trong sách giáo khoa Hình học 11 và sơ đồ quy trình dạy học được nêu ở trên, trong thực tế chúng tôi đã soạn và giảng thử nghiệm một số tiết học của chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian”. Trong cách soạn này, mỗi tiết học ở giai đoạn chuẩn bị đều xác định rõ mục tiêu môn học, mục tiêu bài học, xây dựng kế hoạch dạy - học. Ở đây kế hoạch xác định rõ người học sẽ phải làm được những gì sau khi kết thúc môn học, bài học?. Mục tiêu môn học (gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, các kĩ năng khác như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng nói trước cử toạ...), với mục tiêu bài học góp phần lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy - học, hình thức kiểm tra đánh giá các hoạt động và thông tin phản hồi cho các hoạt động. Trong mỗi hoạt động có thể lần lượt nêu: nhiệm vụ và có phần kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động. Sau tất cả các hoạt động của mỗi tiết học là thông tin phản hồi cho từng hoạt động, nhằm trả lời hoặc hướng dẫn thực hiện các yêu cầu trong phần đánh giá của mỗi hoạt động. Đặc biệt trong quá trình lập kế hoạch, giáo viên có ý thức lựa chọn hình thức tổ chức dạy – học và chuẩn bị các phương pháp phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Chính vì vậy mục tiêu bài học là vấn đề mấu chốt, rất quan trọng nó quyết định toàn bộ các yếu tố còn lại của quy trình dạy - học (kế hoạch dạy bài dạy – giáo án). Ngoài ra trong quá trình chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy - học phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy, khi có mặt thày (face to face) thì sử dụng các phương pháp như: thuyết giảng, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, caes Study, các trò chơi, đố vui. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần sử dụng hình thức tổ chức dạy - học dưới dạng tự học có hướng dẫn và kiểm tra của thày, để sử dụng hình thức này giáo viên phải chọn nội dung học tập chỉ yêu cầu nhận thức ở bậc 1 (tái hiện, tái nhận). Để học sinh tự học các nội dung này, giáo viên cần chuẩn bị 1 phiếu học tập dưới dạng câu hỏi TNKQ, 1 câu đố vui v.v. mà chỉ cần đọc xong tài liệu là trả lời được. Đối với nội dung cần nhận thức ở Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 các bậc cao hơn, căn cứ vào trình độ của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn để dạy học sinh tự học. Nguyên tắc cơ bản của dạy học là sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết theo từng bước (từ dễ đến khó) và sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên [1]. Với cách soạn này, các kiến thức được hình thành cho học sinh được cụ thể hoá trong việc thiết kế các nhiệm vụ học tập yêu cầu các em giải quyết, đồng thời xây dựng các bài tập đánh giá tương ứng cho từng hoạt động nhằm giúp học sinh có thể kiểm tra nắm bắt kiến thức của chính bản thân. Học sinh không những được tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo mà còn phát huy được tính tích cực trong học tập. Trong thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến 30 tháng 4 năm 2011, chúng tôi đã chọn hai lớp 11B2 và 11B8 của trường THPT Phú Lương thuộc tỉnh thái Nguyên, có lực học tương đương nhau để tiến hành thực nghiệm. Qua dạy thử nghiệm với hai lớp 11B2 sĩ số 42 HS (Lớp đối chứng) và lớp 11B8 sĩ số 40 HS (Lớp thử nghiệm), qua kết quả kiểm tra cuối chương bước đầu chúng tôi nhận thấy lớp thử nghiệm có phần nổi trội hơn. Điều này được thể hiện một phần qua bảng bên dưới. Độ phân tán (phương sai) ở lớp thực nghiệm có phần thấp hơn so với lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm HS học đều hơn). Việc khẳng định tính ưu việt của cách thiết kế dạy học theo qui trình tiếp cận chuẩn quốc tế còn đòi hỏi có thời gian và sự nỗ lực của ngành giáo dục. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp phần bổ sung và làm rõ nét thêm về qui trình dạy học với sự thể hiện qua việc thiết kế hồ sơ dạy học theo xu thế của thế giới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GS.TS. Nguyễn Đức Chính (2010), Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn Quốc tế. [2]. TS.Tôn Quang Cường (2010), Thiết kế dạy học theo quy trình tiếp cận chuẩn Quốc tế. [3]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh, Phan Văn Viện (2007), Hình học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục. [4]. PGS.TS.Nguyễn Vũ Lương, ThS. Đào Thị Hoa Mai (2010), Thiết kế hồ sơ dạy học môn Toán. [5]. Trang web: . Xem ngày 2/6/2011 Điểm Lớp thử nghiệm Lớp đối chứng Tần số Tần suất Tần số Tần suất 10 1 2,5% 1 2,4% 9 2 5% 2 4,8% 8 5 12,5% 5 11,9% 7 4 10% 5 11,9% 6 12 30% 9 21,4% 5 9 22,5% 13 31% 4 4 10% 3 7,1% 3 2 5% 3 7,1% 2 1 2,5% 1 2,4% Tổng số m= 40 100% n= 42 100% Trung bình mẫu ( X ): 5,93 Trung bình mẫu (Y ): 5,83 Phương sai mẫu ( 2s ): 2,92 Phương sai mẫu( 2s ): 2,99 Độ lệch chuẩn (s): 1,71 Độ lệch chuẩn(s): 1,73 * Trong bảng, lớp thực nghiệm có điểm trung bình và tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn. Vũ Thị Thái và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 99 - 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 SUMMARY BUILDING GEOMETRY TEACHING PROFILE FOR GRADE 11 HIGHSCHOOL ON WORLD TREND APPROACH Vu Thi Thai, Tran Thu Hiep * College of Education - TNU For each teacher, the renovation of teaching methods is firstly shown by the preparation of his/her teaching dossiers. Teaching dossier is the representation and proof of the teaching procedure. In the approach of international teacher training by CIE (University of Cambridge International Examinations) and several forms of teaching dossiers by INTEL, CANADAetc, the author has established and initially tested the teaching dossier on Geometry 11. This includes the following steps: preparation, implementation and renovation assessment on the basic of analyzing teaching procedure generally and integrally with reciprocal components connected in a cycle. Keywords: procedure, teaching dossiers, preparation, renovation assessment, test * Tel: 0912477417; Email: tranthuhiep7101977@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32417_35877_78201284045xaydunghoso_7025_2052785.pdf
Tài liệu liên quan