Chủ trương phát triển văn hoá, giáo dục trong vùng căn cứ cách mạng
ở tỉnh Lâm Đồng là một chủ trương đúng đắn. Chúng ta đã tạo được
trong rộng khắp nhân dân vùng căn cứ cách mạng những ấn tượng, hình
ảnh đẹp về chế độ mới, tiến bộ, thu hút lòng dân hướng về cách mạng,
góp phần tích cực đưa cuộc kháng chiến ở tỉnh Lâm Đồng cũ đi đến
thắng lợi hoàn toàn.
Trong quá trình lãnh đạo quân và dân trong tỉnh tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã quán triệt sâu sắc đường lối
cách mạng của Đảng về phương thức tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân. Những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình xây dựng, bảo vệ và
phát huy vai trò của vùng căn cứ cách mạng như đã nêu ở trên là sự kế
thừa và phát triển những kinh nghiệm mà Đảng bộ tỉnh đã tích lũy được
trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, cách mạng đã chuyển
sang giai đoạn mới, nhưng những kinh nghiệm đó vẫn có giá trị và ý
nghĩa thiết thực cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng căn cứ địa cách mạng và thực hiện chính sách dân tộc của đảng: một vài kinh nghiệm - Ngô Minh Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG
VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CỦA ĐẢNG: MỘT VÀI KINH NGHIỆM
NGÔ MINH OANH
*
BÙI XUÂN PHÚ
**
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, xây dựng căn cứ địa luôn
được coi là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự
thành bại của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Trên cơ sở kế thừa
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, kinh nghiệm xây
dựng căn cứ địa; tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, thực hiện triệt để tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh; trong quá trình lãnh đạo toàn dân tiến hành hai cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng
căn cứ địa cách mạng lên hàng quan trọng nhất.
Quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của Đảng, trong kháng chiến
chống Mỹ, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng cũ1 chủ trương xây dựng và củng cố
một số vùng căn cứ (hình thành trong kháng chiến chống Pháp) để làm
nơi đứng chân an toàn các cơ quan lãnh đạo, lực lượng vũ trang địa
phương tiến công địch. Vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Lâm Đồng cũ
được xây dựng trên cơ sở vùng căn cứ du kích Mang Yệu - Chí Lai
(thuộc huyện Di Linh, Lâm Đồng hiện nay), sau đó vùng căn cứ cách
mạng này không ngừng được mở rộng ra phía Bắc và phía Nam đường
* PGS.TS. Trường Đại học sư phạm TP.HCM.
** Trường Đại học Yersin Đà Lạt.
1 Tỉnh Lâm Đồng trước đây gồm hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. Tháng 10/1950, Uỷ
ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ sáp nhập hai tỉnh thành tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 5/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm
Đồng (gồm hai huyện Bảo Lộc, Di Linh); thành lập tỉnh Tuyên Đức gồm các huyện Đức
Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương; thị xã Đà Lạt trực thuộc Trung ương, có quy chế riêng. Tháng
12/1976, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sát nhập hai
tỉnh Lâm Đồng (cũ) và Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng.
Xây dựng căn cứ địa
91
20, tạo thành một vùng căn cứ liên hoàn, nối liền hành lang chiến lược từ
nam Tây Nguyên tới Đông Nam Bộ2 . Vùng căn cứ cách mạng của tỉnh
Lâm Đồng cũ chủ yếu là địa bàn rừng núi, địa thế hiểm trở, tạo thành
một hệ thống đan xen nhau trên một địa bàn rộng lớn, là hậu phương trực
tiếp, rộng lớn cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của tỉnh.
Trong vùng căn cứ, quá trình xây dựng diễn ra trên tất cả các mặt
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phục vụ tối đa sức
người sức của cho tiền tuyến đánh giặc, giải phóng quê hương. Xuất phát
từ vai trò, vị trí, đặc điểm quá trình hình thành, phát triển của vùng căn
cứ cách mạng, có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm trong quá trình
xây dựng, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Lâm Đồng cũ trong
kháng chiến chống Mỹ.
1. Quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân
của Đảng, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vùng
căn cứ cách mạng
Trên cơ sở đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, Đảng bộ tỉnh
Lâm Đồng cũ đã lãnh đạo quân và dân trong vùng căn cứ cách mạng vận
dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng, phù hợp với
thực tiễn chiến đấu trên chiến trường, phù hợp với tương quan so sánh
lực lượng giữa ta và địch ở từng thời điểm lịch sử cụ thể.
Trong kháng chiến chống Mỹ, âm mưu cơ bản, xuyên suốt của kẻ thù
là bình định cho được hậu phương tại chỗ, tiêu diệt các cơ quan đầu não
và các lực lượng vũ trang Lâm Đồng để mở rộng chiến tranh ra Tây
Nguyên, uy hiếp trực tiếp Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Chính vì vậy, cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở tỉnh Lâm Đồng cũ thực chất là một cuộc giằng
co quyết liệt, dai dẳng, liên tục giữa một bên muốn bình định với một
bên là phá bình định, tạo vùng căn cứ, làm hậu phương vững chắc cho
các lực lượng vũ trang địa phương tiến công địch.
2 Vùng căn cứ phía Bắc đường 20 được chia làm 4 vùng: vùng 1 gồm khu vực Cát Tiên và Bờ
Xa Lu Xiên. Vùng 2 từ dốc Con Ó đến Bờ Xu Đơn, gồm các xã 1, 2, 3, 4. Vùng 3 gồm các xã
Lú Tôn, Xa Nhon, Hợp Vông. Vùng 4 từ Btru qua Hàng No đến xã 5 (kể cả vùng Tân Rai,
Minh Rồng, B'Kẻ). Vùng căn cứ phía Nam đường 20 chia thành 5 xã: xã Đông, xã Nam, xã
Bắc, Tà Ngào và Bờ Gia. Vùng căn cứ phía Bắc và phía Nam trải rộng trên một địa bàn gồm
các huyện Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh hiện nay.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 92
Ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũ, phương thức đấu tranh cơ bản và phổ
biến mà ta thực hiện là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang thông
qua con đường công khai và bán công khai. Do ở xa hậu phương lớn, lại
ở thế luôn bị địch bao vây, phong toả nên quân và dân vùng căn cứ cách
mạng tỉnh Lâm Đồng cũ đã có sự vận dụng linh hoạt phương thức đấu
tranh thích hợp, trong đó đẩy mạnh tiến công địch bằng con đường đấu
tranh vũ trang.
Thực tế xây dựng thế trận bảo vệ vùng căn cứ của tỉnh Lâm Đồng cho
thấy, để đối phó có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn bao vây, phong toả
của địch, ngoài việc tận dụng triệt để điều kiện địa hình, cần phải mở
mang thêm mạng lưới giao thông trong vùng căn cứ giúp cho việc cơ
động lực lượng, bố trí thế trận đánh địch, duy trì mối quan hệ giữa các
khu vực trong vùng căn cứ với nhau, giữa vùng căn cứ với bên ngoài
thuận lợi hơn. Trong tổ chức phòng thủ căn cứ, khi kẻ địch không phát
huy được uy lực cơ giới mà chủ yếu dựa vào lực lượng cơ động trong
bình định và tấn công thì các lực lượng của ta trong vùng căn cứ đã chọn
giải pháp bố trí, phân tán, sử dụng các loại phương tiện và vũ khí phù
hợp, đáp ứng yêu cầu tác chiến ở vùng rừng núi phía Nam Tây Nguyên.
Trong quá trình xây dựng, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng, Đảng bộ
tỉnh chủ trương đề cao tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là
chính, mặt khác luôn tìm cách vượt khỏi sự bao vây, phong toả của địch.
Trong điều kiện bị địch thường xuyên bao vây, phong toả, Đảng bộ tỉnh
đã chủ trương dựa vào mạng lưới hậu cần nhân dân. Đây là sự vận dụng
sáng tạo trong quá trình xây dựng và bảo vệ vùng căn cứ cách mạng ở
tỉnh Lâm Đồng cũ. Với địa bàn rộng, địa hình và khí hậu phức tạp, khắc
nghiệt, lại thường xuyên bị địch lấn chiếm, việc tổ chức mạng lưới hậu
cần tại chỗ đã tiết kiệm được công vận chuyển, phân tán được kho hàng
dự trữ, hạn chế được hao hụt trong vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra,
hậu cần nhân dân còn đáp ứng kịp thời yêu cầu tác chiến quy mô vừa và
nhỏ trong thế trận cài răng lược, không phân định trận tuyến rõ ràng như
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đối với vùng căn cứ địa cách mạng, xây dựng và bảo vệ là hai nhiệm
vụ luôn gắn bó, quan hệ biện chứng với nhau. Nội dung xây dựng và bảo
vệ đều bao trùm trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá,
xã hội. Để xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của vùng căn cứ, cần
phải xây dựng và thực hiện tốt các phương án đánh địch từ xa, tạo được
một vành đai bao bọc an toàn cho vùng căn cứ cách mạng của tỉnh. Thấm
Xây dựng căn cứ địa
93
nhuần quan điểm đó, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo quân và dân trong tỉnh
phối hợp tác chiến linh hoạt, đồng bộ với cuộc đấu tranh của quân và dân
các địa phương khác trên chiến trường và những địa phương bao quanh
vùng căn cứ, nhằm tạo ra một hành lang bảo vệ an toàn từ xa cho vùng
căn cứ.
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, vùng căn cứ cách mạng
của tỉnh Lâm Đồng không chỉ là hậu phương tại chỗ, trực tiếp chiến đấu
và phục vụ chiến đấu, mà còn là trung tâm đầu não kháng chiến của cả
tỉnh, hỗ trợ tích cực cho Tuyên Đức (bao gồm thành phố Đà Lạt, huyện
Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông ngày nay)
cùng chống Mỹ thắng lợi.
2. Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng gắn chặt với xây
dựng vùng căn cứ cách mạng vững mạnh
Địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũ là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em
cùng sinh sống. Ở vùng thị xã, thị trấn và dọc các đường giao thông là
địa bàn sinh sống chủ yếu của người Kinh, còn các địa bàn khác là nơi cư
trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trước đây, thực dân Pháp luôn
dùng mọi âm mưu, thủ đoạn bằng kinh tế, chính trị, tôn giáo để mua
chuộc, lôi kéo đồng bào, gây chia rẽ, thù hằn giữa các dân tộc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, vấn đề dân tộc, tôn giáo ở tỉnh Lâm
Đồng cũ luôn bị kẻ thù lợi dụng. Trước âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù,
trong quá trình xây dựng căn cứ cách mạng của tỉnh, Đảng bộ tỉnh đã chú
trọng công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động đồng bào đi theo cách
mạng. Bên cạnh công tác dân vận, Đảng bộ tỉnh còn chú trọng tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các tổ chức Đảng và phát huy
mạnh mẽ vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Chính vì vậy, âm mưu gây chia rẽ, phong toả, chia cắt và bình
định của đế quốc Mỹ đã bị thất bại. Vùng căn cứ cách mạng của tỉnh vẫn
được giữ vững, hoàn thành nhiệm vụ cung cấp sức người, sức của cho
tiền tuyến.
Để xây dựng vùng căn cứ cách mạng vững mạnh, Đảng bộ tỉnh
thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân
tộc thiểu số. Những cán bộ, đảng viên ở vùng căn cứ đã phát huy được
vai trò lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 94
chúng, là lực lượng nòng cốt trong việc vận động đồng bào thực hiện 5
phong trào thi đua trong vùng căn cứ cách mạng3.
Do thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, các đội vũ trang tuyên
truyền đã tuyên truyền và vận động hơn 10.000 đồng bào tham gia cách
mạng, xây dựng vùng căn cứ phía Nam và phía Bắc đường 20 ngày càng
vững mạnh. Thành công lớn nhất trong quá trình xây dựng căn cứ cách
mạng của tỉnh là phát động cuộc cải cách dân chủ và thực hiện các phong
trào thi đua với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả cả cho phía trước.
Được sự trực tiếp lãnh đạo và giáo dục của tổ chức Đảng, cộng với tính
ưu việt của chế độ dân chủ và những quyền lợi do cách mạng đem lại,
đồng bào vùng căn cứ cách mạng phấn khởi, hăng hái tự giác thực hiện
mọi nhiệm vụ cách mạng giao.
Chiến tranh càng ác liệt, yêu cầu xây dựng, bảo vệ căn cứ địa ngày
càng cao thì tổ chức Đảng càng phải được củng cố vững chắc, cán bộ
Đảng viên phải bám đất, bám dân để lãnh đạo phong trào ở cơ sở. Trong
điều kiện chiến trường thường bị chia cắt và bị đánh phá ác liệt, vai trò
của tổ chức cơ sở Đảng, của đoàn thể được thể hiện rõ, từ việc duy trì
các hoạt động sản xuất, xây dựng căn cứ, động viên sức người, sức của
phục vụ kháng chiến cho đến cả việc tổ chức bám trụ đánh địch tại chỗ.
Có thể khẳng định, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ
tỉnh đã lãnh đạo quân và dân trong tỉnh thực hiện tốt chính sách dân tộc
của Đảng, gắn chặt với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vùng căn cứ cách
mạng của tỉnh. Vì vậy, vùng căn cứ cách mạng không ngừng được củng
cố và mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng
được nâng cao, những hủ tục mê tín, dị đoan dần được xóa bỏ. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong thời kỳ
này thực sự hình ảnh thu nhỏ của xã hội mới, trở thành hậu phương trực
tiếp vững chắc, là nơi cung cấp sức người, sức của cho phía trước đánh
địch, giải phóng quê hương.
3 Phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm; Phong trào du kích chiến tranh; Phong trào thoát ly đi
bộ đội, vào cơ quan; Phong trào đi dân công phục vụ phía trước, ủng hộ bộ đội; Phong trào học
tập văn hóa vệ sinh phòng bệnh.
Xây dựng căn cứ địa
95
3. Xây dựng vùng căn cứ cách mạng toàn diện, vững chắc
Trong chiến tranh giải phóng, để xây dựng căn cứ địa cách mạng
thành chỗ đứng chân cho cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến và lực
lượng vũ trang, đáp ứng được yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu,
đòi hỏi phải xây dựng căn cứ cách mạng toàn diện, vững chắc về chính
trị, quân sự, kinh tế, văn hoá.
Xây dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về chính trị, trước hết là xây
dựng đường lối, mục tiêu, phương pháp tiến hành chiến tranh giải phóng,
xây dựng các cơ sở Đảng vững mạnh về tư tưởng, tạo nên khối đoàn kết
trong Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia kháng chiến. Từ thực tiễn cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở tỉnh Lâm Đồng cũ đã chỉ ra rằng, có đường lối,
có chính sách đúng đắn, có tổ chức Đảng vững mạnh sẽ phát động, tổ
chức được quần chúng tham gia kháng chiến, và khi có cơ sở quần chúng
rộng rãi, vững chắc mới đảm bảo cho tiền tuyến yên tâm đánh giặc.
Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ tỉnh
luôn coi trọng việc xây dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về chính trị,
coi đó là nhiệm vụ hàng đầu và tiến hành quá trình xây dựng đó bằng
việc gây dựng cơ sở quần chúng trong vùng căn cứ, củng cố và phát triển
cơ sở Đảng. Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng vận động, giác ngộ, tập hợp
nhân dân, luôn tranh thủ nhiệt tình cách mạng và sự ủng hộ của đông đảo
các tầng lớp nhân dân.
Xây dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về quân sự là góp phần xây
dựng và phát triển đường lối chiến tranh nhân dân, khoa học và nghệ
thuật quân sự4. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tổ chức
công tác phòng thủ, bảo vệ căn cứ cách mạng, là cơ sở để xây dựng lực
lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh.
Để xây dựng và bảo vệ vùng căn cứ cách mạng của tỉnh, Đảng bộ tỉnh
đã xác định nhiệm vụ quan trọng là cần phải dựa trên thế trận chiến tranh
nhân dân rộng khắp, song do chúng ta phải chống lại những kẻ thù có ưu
thế về lực lượng và vũ khí trang bị, nên việc bảo vệ căn cứ cách mạng
của tỉnh phải dựa vào cơ sở phòng thủ tại chỗ, với lực lượng vũ trang là
dân quân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực cho phép hạn chế
4 Nguyễn Thế Nghĩa (2004), Mấy vấn đề mang tính quy luật về xây dựng căn cứ địa cách mạng
trong chiến tranh giải phóng (1954 - 1975), Tạp chí khoa học xã hội, số 3 (67), tr 9.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 96
được sức mạnh của kẻ thù và phát huy được sở trường của ta. Thực tiễn
21 năm chống Mỹ ở tỉnh Lâm Đồng cho thấy, không có lực lượng vũ
trang lớn mạnh, không thể bảo vệ được thành quả cách mạng, không thể
bảo vệ và phát huy vai trò của vùng căn cứ cách mạng.
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng vùng căn cứ cách mạng của tỉnh
vững mạnh về chính trị, quân sự, Đảng bộ tỉnh cũng quan tâm đến việc
xây dựng căn cứ địa cách mạng về kinh tế, nhằm bảo đảm khả năng tự
cung, tự cấp, đáp ứng những nhu cầu về sinh hoạt, chiến đấu của chiến
sỹ, nhân dân.
Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đi đến giai đoạn quyết liệt, việc xây
dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về kinh tế càng trở nên quan trọng.
Đảng bộ tỉnh đã xác định, một căn cứ địa không có khả năng tự cung, tự
cấp sẽ không thể đứng vững và phát triển trong điều kiện kẻ thù thường
xuyên tiến hành bao vây về kinh tế, tấn công về quân sự. Chính vì vậy,
Đảng bộ tỉnh đã chủ trương khuyến khích tăng gia sản xuất, phát triển
tiềm lực kinh tế, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng về xây
dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu của lực lượng vũ trang,
thông qua đó góp phần cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng căn
cứ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố, xây dựng và phát triển vùng
căn cứ cách mạng về mọi mặt.
Cùng với việc xây dựng căn cứ địa cách mạnh về chính trị, quân sự,
kinh tế, việc phát triển văn hoá, giáo dục trong vùng căn cứ cũng là vấn
đề có tầm quan trọng. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ tỉnh đã chủ
trương xoá bỏ nạn mù chữ, xoá bỏ tàn tích văn hoá ngu dân của kẻ thù,
xây dựng nền văn hoá cách mạng theo phương châm dân tộc, khoa học,
đại chúng, thực hiện nếp sống mới, nếp sinh hoạt mới trong nhân dân.
Thực hiện chủ trương đúng đắn đó, trong vùng căn cứ cách mạng của
tỉnh, phong trào toàn dân tích cực xoá nạn mù chữ đã được phát động
rộng khắp, phong trào học bổ túc văn hoá cũng được chú trọng, những
chiến sỹ quân đội có trình độ văn hoá đã tham gia tích cực vào phong
trào này. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh còn chủ trương đẩy mạnh các hoạt
động văn hoá, văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần, đẩy mạnh sự
nghiệp y tế nhằm nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, chiến sỹ, nhằm động
viên lòng nhiệt tình yêu nước và khí thế cách mạng, tạo cho nhân dân
niềm tin vào chế độ mới.
Chủ trương phát triển văn hoá, giáo dục trong vùng căn cứ cách mạng
ở tỉnh Lâm Đồng là một chủ trương đúng đắn. Chúng ta đã tạo được
Xây dựng căn cứ địa
97
trong rộng khắp nhân dân vùng căn cứ cách mạng những ấn tượng, hình
ảnh đẹp về chế độ mới, tiến bộ, thu hút lòng dân hướng về cách mạng,
góp phần tích cực đưa cuộc kháng chiến ở tỉnh Lâm Đồng cũ đi đến
thắng lợi hoàn toàn.
Trong quá trình lãnh đạo quân và dân trong tỉnh tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã quán triệt sâu sắc đường lối
cách mạng của Đảng về phương thức tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân. Những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình xây dựng, bảo vệ và
phát huy vai trò của vùng căn cứ cách mạng như đã nêu ở trên là sự kế
thừa và phát triển những kinh nghiệm mà Đảng bộ tỉnh đã tích lũy được
trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, cách mạng đã chuyển
sang giai đoạn mới, nhưng những kinh nghiệm đó vẫn có giá trị và ý
nghĩa thiết thực cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
_____________________
Tài liệu tham khảo
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1930 -
1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (1994), Lịch sử Lâm Đồng 21 năm đánh Mỹ (7/1954-
4/1975), Đà Lạt.
3. Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam (1945 -1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
4. Lê Duẩn (2005), Thư vào Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Trần Ngọc Long (2007), Căn cứ địa U Minh (1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2001), Địa chí Lâm Đồng, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
7. Văn kiện Đảng toàn tập (2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20.
8. Văn kiện Đảng toàn tập (2003), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32137_107777_1_pb_4714_2012736.pdf