At present, the determination of heavy metan ions in green tea in Thai Nguyen has not been
studied much. The demand for cheking pollution level made by above heavy metals in carried out
and reseach to determinate contents of Zn and Mn in green tea in Thai Nguyen. So the study of the
determination of Zn and Mn in green tea have been conducted by analyzing atomic absorption
spectrometry. From the result of experiment, the pollution of Zn and Mn there belover than more
compared with Viet Nam Standars.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định kẽm và mangan trong chè xanh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F-AAS - Nguyễn Đăng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
79
XÁC ĐỊNH KẼM VÀ MANGAN TRONG CHÈ XANH THÁI NGUYÊN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ F-AAS
Nguyễn Đăng Đức1*, Đỗ Thị Nga2
1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên,
2Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thái Nguyên là khu vực sản xuất chè và có nhiều khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, do đó
nguồn đất, nước sản xuất nông nghiệp gần khu công nghiệp, khai thác khoáng sản thường bị ô
nhiễm kim loại nặng [1]. Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion kim loại nặng trong chè xanh
ở Thái Nguyên còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các kim
loại nặng là rất cần thiết. Vì vậy việc nghiên cứu xác định hàm lượng Zn và Mn trong chè xanh đã
được tiến hành nhờ phân tích phổ hấp thụ nguyên tử. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy mức
độ ô nhiễm của Zn và Mn đều dưới giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Từ khoá: Zn, Mn, xác định, kim loại nặng, ô nhiễm, tiêu chuẩn Việt Nam.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion
kim loại nặng có trong chè xanh ở Thái
Nguyên còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu
kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các
kim loại nặng là rất cần thiết. Vì vậy, để sản
xuất chè an toàn cần khảo sát đánh giá hiện
trạng một số chỉ tiêu kim loại nặng trong chè
trên khu vực này. Chúng tôi đã nghiên cứu
‘‘Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F-
AAS xác định hàm lượng Kẽm và Mangan
trong chè xanh ở Thái Nguyên’’. Trong bài
báo này chúng tôi giới thiệu các kết quả
nghiên cứu Zn, Mn trong chè xanh thuộc 20
xã của 7 khu vực ở tỉnh Thái Nguyên.
THỰC NGHIỆM
Hoá chất
- Dung dịch chuẩn Zn2+; Mn2+ dùng cho AAS
(1000ppm, Merck).
- Axit đặc HCl 36%; HNO3 65%; H2O2 30%
(Merck).
- Dung dịch các cation kim loại tinh khiết
(PA).
- Dung dịch rửa sufocromic (hỗn hợp H2SO4
đặc và K2Cr2O7).
Dụng cụ
- Cốc thuỷ tinh loại 50; 100; 150; 500 ml.
* Tel: 0912 477836, Email: ducpt1989@gmail.com
- Bình định mức: 10; 25; 50; 100; 250; 500;
1000 ml.
- Pipetman: 0,5; 1; 2; 5; 10 l.
- Bình Kendal; lọ đựng mẫu 25 ml.
Trang thiết bị
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Shimadzu AA – 6300.
- Máy xay; tủ sấy; tủ hút.
- Máy cất nước hai lần Aquatron A4000D.
- Cân phân tích.
Các trang thiết bị này đều được thực hiện ở
phòng thí nghiệm Khoa Hoá học- Trường Đại
học Khoa học – ĐHTN.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khảo sát các điều kiện đo phổ F – AAS của
Zn và Mn, chúng tôi thu được bảng 1.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép
đo F-AAS
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit và
loại axit
Khảo sát ảnh hưởng của axit đối với Kẽm:
Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với dung
dịch Zn2+ 1ppm trong axit HCl và HNO3 với
nồng độ biến thiên từ 1 đến 3%. Các kết
quả được chỉ ra, nồng độ HCl, HNO3 trong
dung dịch mẫu <3% không ảnh hưởng tới
phép đo phổ của Zn. Trong đó nồng độ
HNO3 2% và HCl 1% cho kết quả có độ lặp
lại cao, ổn định nhất.
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
80
Bảng 1. Tổng kết các điều kiện đo phổ F-AAS của Zn và Mn
Nguyên tố
Các yếu tố
Zn Mn
Thông
số máy
Vạch phổ hấp thụ (nm) 213,9 279,5
Khe đo (nm) 0,7 0,2
Cường độ dòng đèn (mA) 8(80%Imax) 12 (60% Imax)
Khí môi trường Argon Argon
Chiều cao burner (mm) 7mm 7mm
Tốc độ dẫn khí axetylen 2 lít/phút 2 lít /phút
Thành
phần
Nồng độ HNO3 (%) 2 2
Nền mẫu (Modiffy) Mg(NO3)2 0,01% Mg(NO3)2 0,01%
Lượng mẫu nạp (l) 20 20
Giới hạn phát hiện (ppm) 0,0465 0,1263
Giới hạn định hượng (ppm) 0,1554 0,4209
Vùng tuyến tính (ppm) 0,5-2,5 5-10
Chương trình nguyên tử hóa T(0C) t(s) T(0C) t(s)
1. Sấy mẫu
120
250
20
10
120
250
20
10
2. Tro hóa có RAMP 400 22 -10 500 22-10
Khảo sát ảnh hưởng của axit đối với
Mangan: Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với
dung dịch Mn2+ 1ppm trong các axit HCl và
HNO3 với nồng độ biến thiên từ 1 đến 3%.
Các kết quả chỉ ra nồng độ HCl, HNO3 trong
dung dịch mẫu < 3% không ảnh hưởng tới
phép đo phổ của Mn. Trong đó nồng độ
HNO3 2% và HCl 1% cho kết quả có độ lặp
lại cao, ổn định nhất.
Tiếp theo chúng tôi tiến hành khảo sát để
chọn ra trong hai loại axit HCl 1% và HNO3
2% thì loại axit nào ít ảnh hưởng tới phép đo
của Mn nhất bằng cách pha các dung dịch
với nồng độ biến thiên của Mn trong các
nồng độ axit đã chọn. Kết quả cho thấy
HNO3 2% cho độ hấp thụ của nguyên tố cao
và cho kết quả ổn định trong phép đo Mn
(ứng với đồ thị có độ thẳng và độ dốc cao).
Vì vậy trong quá trình phân tích mẫu các
nguyên tố và Mn chúng tôi chọn nền là
HNO3 2%.
Khảo sát ảnh hưởng của các cation
Để kiểm tra ảnh hưởng, với mỗi nhóm cation
chúng tôi chuẩn bị 5 mẫu bao gồm Zn2+ 1ppm
hoặc Mn2+ 1ppm và hàm lượng các cation K+,
Na+, Mg2+, Ca2+, Ba2+ Pb2+, Cd2+,, Al3+,
Cr3với nồng độ tăng dần, định mức và tiến
hành đo phổ thu được cho thấy với nồng độ
K+ (1500ppm, Na+ (1200ppm), Mg2+
(200ppm), Ca2+ (200ppm), Ba2+ (50ppm),
Al3+ (50ppm), Cr3+(10ppm), Pb2+ (10ppm),
Cd2+ (10ppm), đều không ảnh hưởng đến phổ
F-AAS của Zn2+ và Mn2+
Khảo sát sơ bộ thành phần mẫu
Trong chè xanh có rất nhiều nguyên tố tồn tại
dưới dạng caion và anion. Cần phải loại bỏ
ảnh hưởng của các nguyên tố đó đến cường
độ vạch phổ hấp thụ của Zn2+ và Mn2+. Tác
giả Đặng Quốc Trung [2] đã khảo sát thành
phần mẫu với ba mẫu chè xanh đại diện cho 8
nguyên tố bằng phương pháp ICP – MS, kết
quả được dẫn ra ở bảng 2.
Xây dựng đường chuẩn đối với phép đo
F-AAS
Khảo sát khoảng tuyến tính
Để xác định khoảng tuyến tính của Kẽm và
Mangan, chúng tôi chuẩn bị một dãy mẫu
chuẩn có nồng độ biến thiên từ 0,05ppm –
5ppm đối với Kẽm và 0,5ppm – 10ppm trong
HNO3 2%. Kết quả thu được trong bảng 2, 3
và hình 1, 2.
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
81
Bảng 2: Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Kẽm
Nồng độ (ppm)
Abs - Zn
%RSD
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
0,05 0,0173 0,0171 0,0172 0,0172 0,5814
0,1 0,0333 0,0326 0,0322 0,0327 1,7027
0,2 0,0624 0,0631 0,0605 0,0620 2,1699
1 0,2957 0,2953 0,2940 0,2950 0,3013
2 0,5224 0,5197 0,5137 0,5686 0,8587
2,5 0,6730 0,6692 0,6762 0,6728 0,5209
5 0,8989 0,8997 0,8999 0,8995 0,0588
Bảng 3: Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Mangan
Nồng độ
(ppm)
Abs - Mn
%RSD
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
0,5 0,0391 0,0394 0,0390 0,0392 0,5412
1 0,0782 0,0781 0,0763 0,0775 1,3807
2 0,1484 0,1526 0,1493 0,1501 1,4732
4 0,2856 0,2868 0,2873 0,2866 0,3052
5 0,3550 0,3520 0,3534 0,3535 0,4248
10 0,6562 0,6578 0,6597 0,6579 0,2663
12 0,7024 0,7135 0,7019 0,7059 0,9290
Hình 1: Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến
tính khi xác định Zn
Qua đồ thị ta thấy khoảng nồng độ tuyến tính
của Zn là 0,05 – 2,5ppm
Hình 2: Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến
tính khi xác định Mn
Qua đồ thị ta thấy khoảng nồng độ tuyến tính
của Mn là 0,5 – 10 ppm
Hình 3: Đường chuẩn xác định hàm lượng Zn
Hình 4: Đường chuẩn xác định hàm lượng Mn
0 1 2 3 4 5
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
A
bs
_Z
n
Conc_Zn
B
0 2 4 6 8 10 12
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
A
bs
_M
n
Conc_Mn(ppm)
B
0 1 2 3 4 5
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
0.35
0.40
Linear Regression for Data1_B:
Y = A + B * X
Parameter Value Error
------------------------------------------------------------
A 0.00739 0.0023
B 0.0696 7.56422E-4
------------------------------------------------------------
R SD N P
------------------------------------------------------------
0.99982 0.00293 5 <0.0001
------------------------------------------------------------
A
b
s
_
M
n
Conc_Mn
B
Data1B
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
Linear Regression for Data1_B:
Y = A + B * X
Parameter Value Error
------------------------------------------------------------
A 0.00538 0.00263
B 0.28317 0.00262
------------------------------------------------------------
R SD N P
------------------------------------------------------------
0.99987 0.00439 5 <0.0001
------------------------------------------------------------
A
b
s
_
Z
n
Conc_Zn
B
Data1B
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
82
Xây dựng đường chuẩn
Để xác định hàm lượng các nguyên tố Kẽm
và Mangan trong mẫu phân tích bằng phương
pháp đường chuẩn, chúng tôi chuẩn bị các
dung dịch để xây dựng đường chuẩn có nông
độ trong khoảng tuyến tính cùng môi trường
axit với dung dịch mẫu phân tích. Kết quả xây
dựng thu được trên hình 3 và 4, ngược lại khi
nồng độ chất phân tích quá nhỏ thì ta phải làm
giàu mẫu trước khi đo.
Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo
Để đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo,
chúng tôi dựng đường chuẩn, pha 3 mẫu có
nồng độ ở điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối
của đường chuẩn trong các điều kiện và thành
phần giống như mẫu chuẩn. Thực hiện đo mỗi
mẫu 7 lần. Kết quả thu được biểu diễn trong
bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4: Kết quả sai số và độ lặp lại của phép đo Kẽm
Mẫu 1 2 3
CZn (ppm) 0,05 1,0 2,5
At (Abs) 0,0172 0,2950 0,6728
Lần đo Ai %X Ai %X Ai %X
Lần 1 0,0173 0,5814 0,2952 0,0678 0,6723 0,0743
Lần 2 0,0171 0,5814 0,2953 0,1017 0,6698 0,4459
Lần 3 0,0170 1,1628 0,2949 0,0339 0,6729 0,0149
Lần 4 0,0171 0,5814 0,2948 0,0678 0,6726 0,0297
Lần 5 0,0170 1,1628 0,2951 0,0339 0,6730 0,0297
Lần 6 0,0173 0,5814 0,2952 0,0678 0,6729 0,0149
Lần 7 0,0171 0,5814 0,2949 0,0339 0,6726 0,0297
Atb (Abs) 0,0171 0,2951 0,6723
SD 1,29.10-4 1,91.10-4 1,13.10-3
%RSD 0,7549 0,0649 0,1678
Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy độ lệch chuẩn và hệ số biến động (sai số tương đối) của
phép đo Kẽm nhỏ và nằm trong giới hạn cho phép (10%).
Bảng 5: Kết quả sai số và độ lặp lại của phép đo Mangan
Mẫu 1 2 3
CMn(ppm) 0,5 2 5
At (Abs) 0,0392 0,1501 0,3535
Lần đo Ai %X Ai %X Ai %X
Lần 1 0,0391 0,2551 0,1506 0,3331 0,3540 0,1414
Lần 2 0,0393 0,2551 0,1500 0,0666 0,3531 0,1132
Lần 3 0,0390 0,5102 0,1503 0,1332 0,3534 0,0283
Lần 4 0,0391 0,2551 0,1504 0,0665 0,3538 0,0849
Lần 5 0,0393 0,2551 0,1500 0,1332 0,3532 0,0849
Lần 6 0,0390 0,5102 0,1504 0,1998 0,3534 0,0283
Lần 7 0,0391 0,2551 0,1502 0,0665 0,3540 0,1414
Atb (Abs) 0,0391 0,1503 0,3536
SD 1,29.10-4 2,24.10-4 3,76.10-4
%RSD 0,3302 0,1488 0,1064
Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy độ lệch chuẩn và hệ số biến động (sai số tương đối) của
phép đo Mangan nhỏ và nằm trong giới hạn cho phép (10%).
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
83
Xác định Zn và Mn trong chè xanh
Địa điểm thời gian lấy mẫu và ký hiệu mẫu
Các mẫu chè xanh được lấy tại 20 khu vực
thuộc 7 huyện trong tỉnh Thái Nguyên.
Chuẩn bị mẫu phân tích [3]
Chè xanh được lấy ở 20 khu vực khác nhau
của tỉnh Thái Nguyên. Lá chè xanh tươi rửa
sạch, được phơi dưới ánh sáng mặt trời và sau
đó sấy khô ở 400C, xay nhỏ thu được bột lá
chè xanh khô.
Cân chính xác 2,0 gam mẫu chè khô đã xay
nhỏ vào bình Kendan, đậy bình bằng phễu
lọc có đuôi dài, thêm 15 ml HNO3 đặc đun
sôi nhẹ trong vòng 2 giờ để mẫu phân huỷ.
Sau đó, thêm tiếp 10ml HNO3 đặc và 5 ml
H2O2 30% và đun sôi thêm 2 giờ nữa. Thêm
tiếp H2O2 30% để đuổi HNO3 dư, đun sôi
cho đến khi dung dịch trong suốt. Chuyển
toàn bộ dung dịch vào cốc 50ml và định
mức bằng dung dịch HNO3 2% trong bình
định mức 25ml. Sau đó đem đo phổ hấp thụ
của Kẽm ở bước sóng 213,9 nm và đo phổ
hấp thụ nguyên tử Mangan ở bước sóng
279,5 nm. Kết quả phân tích thu được ở
bảng 7.
Bảng 6: Địa điểm và thời gian lấy mẫu chè
TT Địa điểm lấy mẫu Ký hiệu
Thời gian
lấy mẫu
1 Nhà ông: Phạm Văn Xuất, xóm Hồng Thái 2 – xã Tân Cương HT – TC 22/11/2012
2 Nhà ông: Nguyễn Văn Tình, xóm Nam Thái – Tân Cương NT – TC 22/11/2012
3 Nhà bà: Hoàng Thị Nguyên, xóm Nam Tân – Tân Cương NT – TC 22/11/2012
4 Nhà ông: Lương Văn Hoà, xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên PT – TN 22/11/2012
5
Nhà bà: Phạm Thị Nguyên, xóm Tân Sơn, xã Vịnh Sơn –
T.X.Sông Công
VS – SC 5/12/2012
6
Nhà bà: Hà Thị Xuân, xóm Trung Tâm, xã Bình Sơn –
T.X.Sông Công
BS – SC 5/12/2012
7
Nhà ông: Đinh Trung Nghĩa, xóm 3 Thuận Đức, xã Minh Đức –
Phổ Yên
MĐ – PY 5/12/2012
8
Nhà ông: Hứa Văn Dụ, xóm An Bình, xã Thành Công – huyện
Phổ Yên
TC – PY 5/12/2012
9
Nhà ông: Đoàn Trung, xóm Yên Mễ, xã Hồng Tiến – huyện Phổ
Yên
HT – PY 5/12/2012
10 Nhà bà: Đặng Thị Thu, xóm Chòi, xã Mỹ Yên – huyện Đại Từ MY – ĐT 15/12/2012
11 Nhà ông: Lê Hiền, xóm Cả, xã Ký Phú – huyện Đại Từ KP – ĐT 15/12/2012
12
Nhà bà: Đinh Thị Nhàn, xóm Hiên Bình, xã La Hiên – huyện
Võ Nhai
LH - VN 15/12/2012
13
Nhà ông: Nguyễn Chí Dũng, xóm Cao Biền, xã Phú Thượng –
huyện Võ Nhai
PT – VN 15/12/2012
14
Nhà ông: Vũ Thuận, xóm Bà Đanh I, xã Minh Lập – huyện
Đồng Hỷ
ML – ĐH 20/11/2012
15
Nhà bà: Trương Minh Hiền, xóm Tam Thái, xã Hoá Thượng –
huyện Đồng Hỷ
HT – ĐH 20/11/2012
16
Nhà ông: Nguyễn Văn Tiến, xóm Đồng Tâm, xã Đồng Bẩm –
huyện Đồng Hỷ
TC – ĐH 20/11/2012
17
Nhà bà: Hồ Vân, xóm Văn Lương 1, xã Trung Lương – huyện
Định Hoá
TL – ĐH 18/12/2012
18
Nhà bà: Triệu Thị Chiên, xóm Sơn Thắng, xã Sơn Phú – huyện
Định Hoá
SP – ĐH 18/12/2012
19
Nhà ông: Đỗ Huy Bình, xã Xuân Trường, xã Ôn Lương – huyện
Phú Lương
OL – PL 18/12/2012
20
Nhà ông: Lê Xuân Hải, xóm Đồng Sang, xã Cổ Lũng – huyện
Phú Lương
CL – PL 18/12/2012
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
84
Kết quả phân tích các mẫu chè xanh
Sau khi xử lý 20 mẫu chè xanh thuộc 7 khu vực của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đo
phổ hấp thụ F – AAS đối với Zn và Mn trongnhững điều kiện đã chọn [4]. Hàm lượng Kẽm và
Mangan thu được trong bảng 8.
Bảng 7: Kết quả đo phổ hấp thụ nguyên tử của Kẽm và Mangan
TT
Mẫu
chè xanh
Độ hấp thụ Nồng độ (ppm)
Hàm lượng
(mg/kg)
Zn Mn Zn Mn Zn Mn
1 HT-TC 0,2368 0,1391 0,8003 2,0978 10,0038 26,2225
2 NT-TC 0,2310 0,1167 0,7671 1,7523 9,5888 21,9038
3 NT 0,2105 0,0997 0,7652 1,2050 9,5650 15,0625
4 PT-TN 0,1442 0,1104 0,4830 1,6006 6,0375 20,0075
5 VS-SC 0,1245 0,1065 0,4155 1,5947 5,1938 19,9338
6 BS-SC 0,1531 0,1216 0,5020 1,7668 6,2750 22,0850
7 MĐ-PY 0,1359 0,0886 0,4842 0,9857 6,0525 12,3438
8 TC-PY 0,1428 0,1307 0,4857 2,0021 6,0713 25,0263
9 HT-PY 0,1298 0,1482 0,4377 2,3145 5,4713 28,9313
10 MY-ĐT 0,1762 0,1269 0,6012 1,8142 7,5150 22,6775
11 KP-ĐT 0,1773 0,0739 0,6219 0,8683 7,7738 10,8538
12 LH-VN 0,2450 0,0956 0,8120 1,0052 10,1500 12,5650
13 PT-VN 0,2331 0,1168 0,7956 1,6380 9,9450 20,4750
14 ML-ĐH 0,1536 0,1460 0,4978 2,2251 6,2225 27,8175
15 HT-ĐH 0,2408 0,1328 0,9021 2,0046 11,2763 25,0575
16 ĐB-ĐH 0,1543 0,0792 0,5209 0,8795 6,5113 10,9938
17 TL-ĐH 0,2333 0,0985 0,7883 1,1036 9,8538 13,7950
18 SP-ĐH 0,1069 0,1290 0,3552 1,8423 4,4400 23,0375
19 OL-PL 0,1967 0,1373 0,7053 2,0878 8,8163 26,0975
20 CL-PL 0,2038 0,1232 0,7107 1,8283 8,8838 22,8538
Bảng 8: Kết quả đo mẫu chè an toàn
TT Mẫu chè xanh Độ hấp thụ Nồng độ (ppm) Hàm lượng (mg/kg)
1 Hồng Thái 2 – Tân Cương 0,1391 2,0978 26,2225
2 Nam Thái – Tân Cương 0,1167 1,7523 21,9038
Từ kết quả hàm lượng của Zn trong bảng 7,
chúng tôi đem so sánh với tiêu chuẩn tại
Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ngày 19
tháng 12 năm 2007 (tiêu chuẩn tối đa cho
phép Kẽm trong chè là 40mg/kg ). Hàm lượng
Kẽm trong 20 mẫu chè xanh đều nhỏ hơn giới
hạn tối đa cho phép. Vì chưa có tiêu chuẩn
nào quy định về giới hạn hàm lượng cho phép
của Mangan trong chè xanh, do đó chúng tôi
chọn 2 mẫu chè an toàn để so sánh với các
mẫu chè khác của khu vực Thái Nguyên.
Xóm Hồng Thái 2 – xã Tân Cương, Xóm
Nam Thái – xã Tân Cương. Đây là hai đơn vị
đầu tiên của cả nước được tổ chức IFOAM
(International Federation of Organic
Agriculture Movements) và tổ chức ICEA
(Insulated Cable Engineers Association) cấp
giấy chứng nhận sản phẩm chè sạch theo tiêu
chuẩn châu Âu. Kết quả phân tích thu được ở
bảng 8.
Kết quả hai mẫu chè an toàn có hàm lượng
Mangan là 26,2225 (mg/kg) và 21,9038
(mg/kg). Chúng tôi chọn hàm lượng Mangan
là 26,2225 (mg/kg) của xóm Hồng Thái 2 –
xã Tân Cương để so sánh thì thấy đa số các
địa điểm mà chúng tôi lấy mẫu đều có hàm
lượng Mangan nhỏ hơn so với mẫu chè an
toàn. Nhưng ở địa điểm Hồng Tiến – Phổ Yên;
Minh Lập – Đồng Hỷ có hàm lượng Mangan
lớn hơn so với mẫu chè an toàn là 1,10 và 1,06
lần cao hơn không đáng kể nên không ảnh
hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
85
Bảng 9: Kết quả phân tích mẫu thêm chuẩn của Kẽm
T
T
Mẫu chè
Nồng độ
(ppm)
Nồng độ
thêm vào
(ppm)
Nồng độ thêm
vào thu được
(ppm)
Nồng độ thu được
theo PP thêm chuẩn
(ppm)
Sai số
(%)
1 Tân Cương 0,8003
0,5 1,2886 0,7886 1,4619
2 2,7912 0,7912 1,1371
2 Phổ Yên 0,4842
0,5 0,9535 0,4535 6,3404
2 2,4671 0,4671 3,5316
Bảng 10: Kết quả phân tích mẫu thêm chuẩn của Mangan
T
T
Mẫu chè
Nồng
độ
(ppm)
Nồng độ
thêm vào
(ppm)
Nồng độ thêm
vào thu được
(ppm)
Nồng độ thu được
theo phương pháp
thêm chuẩn (ppm)
Sai số
(%)
1 Phúc Trìu 1,6006
0,5 2,0520 1,5520 3,0364
2 3,4983 1,4983 6,3914
2 La Hiên 1,0052
0,5 1,4302 0,9302 7,4612
2 2,9720 0,9720 3,3028
Mẫu thêm chuẩn
Chọn hai mẫu chè đại diện để tiến hành làm
bằng phương pháp thêm chuẩn. Đối với Kẽm
chúng tôi chọn Hồng Thái – Tân Cương;
Minh Đức – Phổ Yên. Đối với Mangan chúng
tôi chọn Phúc Trìu – Thái Nguyên; La Hiên –
Võ Nhai. Đối với mỗi mẫu thì chúng tôi thêm
những lượng Kẽm và Mangan nhất định ở điểm
đầu, điểm giữa và điểm cuối của đường chuẩn.
Kết quả được dẫn ra ở bảng 9 và bảng 10.
Như vậy, qua kết quả thu được ở bảng 9 và
bảng 10 cho thấy sai số giữa hai phép đo xác
định Zn và Mn nhỏ hơn 10%.
Vì vậy, phép đo F – AAS đã cho kết quả
nghiên cứu lả đáng tin cậy.
KẾT LUẬN
Bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F –
AAS xác định hàm lượng Kẽm và Mangan
trong chè xanh của 7 khu vực thuộc tỉnh Thái
Nguyên, hàm lượng Kẽm đều nhỏ hơn giới
hạn cho phép là 40mg/kg của Quyết định số
46 /2007/QĐ - BYT ngày 19 tháng 12 năm
2007. Hàm lượng Mangan trong các mẫu chè
xanh đều nhỏ hơn so với mẫu chè an toàn với
hàm lượng Mangan là 26,2225 (mg/kg), riêng
ở địa điểm Hồng Tiến – Phổ Yên; Minh Lập –
Đồng Hỷ có hàm lượng Mangan trong chè lớn
hơn so với mẫu chè an toàn là 1,10 và 1,06
lần, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sức
khỏe người sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Thanh (2003). Độc học môi trường và
sức khỏe con người Nxb – DDHQG Hà Nội
2. Đặng Quốc Trung (2011), Luận văn thạc sĩ, Xác
đinh Asen trong chè xanh ở Thái Nguyên bằng
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, Trường Đại
học Sư phạm – ĐHTN.
3. Phạm Luận (1998), Sổ tay hướng dẫn về các kỹ
thuật xử lý mẫu phân tích cho phép đo AES + AAS
+ ICP – AES+ ICP – MS để xác định kim loại và
một số phi kim, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – ĐHQGHN.
4. Phạm Luận (2003), Ví dụ về điều kiện xác định
một số kim loại bằng kỹ thuật phân tích phổ hấp
thụ nguyên tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
– ĐHQGHN
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86
86
SUMMARY
DETERMINATION ZN AND MN CONTENTS IN GREEN TEA IN THAI
NGUYEN BY ANALYZING ATOMIC ABSORPTION SPECTROMETRY
Nguyen Dang Duc1*, Do Thi Nga2
1College of Science – TNU,
2College of Information and Communication Technology - TNU
At present, the determination of heavy metan ions in green tea in Thai Nguyen has not been
studied much. The demand for cheking pollution level made by above heavy metals in carried out
and reseach to determinate contents of Zn and Mn in green tea in Thai Nguyen. So the study of the
determination of Zn and Mn in green tea have been conducted by analyzing atomic absorption
spectrometry. From the result of experiment, the pollution of Zn and Mn there belover than more
compared with Viet Nam Standars.
Key words: Zn, Mn determination, heavy metal, pollution, Viet Nam standars
Ngày nhận bài:01/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/8/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy Lương – LHH KHKT tỉnh Thái Nguyên
* Tel: 0912 477836, Email: ducpt1989@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48434_52349_9920151514713_1886_2046549.pdf