Bằng việc lựa chọn phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử kĩ thuật không ngọn lửa để xác
định hàm lượng các kim loại nặng trong chè
xanh, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp
này khảo sát hàm lượng Cu và Cr có trong 23
mẫu chè xanh trên 7 khu vực của tỉnh Thái
Nguyên và đi đến kết luận hàm lượng Cu và
Cr trong các mẫu chè xanh đều thấp hơn giới
hạn cho phép, nên khi dùng chè xanh Thái
Nguyên không gây ảnh hưởng độc hại đến
sức khỏe con người.
Như vậy, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
F-AAS và GF – AAS là kỹ thuật phù hợp để
xác định Cu và Cr với lượng nhỏ hoặc lượng
vết trong mẫu chè xanh.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định hàm lượng Đồng và Crôm trong chè xanh ở Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
101
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG VÀ CRÔM
TRONG CHÈ XANH Ở THÁI NGUYÊN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Nguyễn Đăng Đức1*, Lê Thị Vân1, Nguyễn Tô Giang1, Đỗ Thị Nga2
1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên,
2Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion kim loại nặng trong chè xanh ở Thái Nguyên còn ít
được nghiên cứu. Nhu cầu kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các kim loại nặng là rất cần
thiết. Vì vậy việc nghiên cứu xác định hàm lượng Cu và Cr trong chè xanh đã được tiến hành nhờ
phân tích phổ hấp thụ nguyên tử. Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy mức độ ô nhiễm của Cu
và Cr đều dưới giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Từ khoá: Cu, Cr, xác định, kim loại nặng,ô nhiễm, tiêu chuẩn Việt Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thái Nguyên là vùng sản xuất trà đặc sản,
đồng thời cũng là khu vực có nhiều mỏ
khoáng sản đang khai thác, có nhiều nhà máy
công nghiệp, do đó chè có thể bị nhiễm một
số kim loại nặng từ đất, nước và không khí
[1]. Vì vậy cần phải quan tâm nghiên cứu và
kiểm tra các chất có hại. Do đó chúng tôi
nghiên cứu đề tài: "Xác định hàm lượng
Đồng và Crôm trong chè xanh ở Thái
Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử". Trong bài báo này chúng tôi giới
thiệu các kết quả xác định Cu, Cr trong 20
mẫu chè xanh của 18 xã thuộc 6 huyện và
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
THỰC NGHIỆM
Hóa chất
- Dung dịch chuẩn Cu2+(1000ppm) và Cr3+
(1000ppb), Merck dùng cho AAS để phù hợp
với nồng độ cần xác định.
- Axit đặc HCl 36%, HNO3 65%, H2O2 30%
(Merck).
- Nước cất hai lần, các muối: NH4Ac, NaAc,
LaCl3, Mg(NO3)2 tinh khiết loại PA (Merck).
- Dung dịch các cation và anion lạ như: K+, Na+,
Mg2+, Ba2+, Al3+, Sn2+, Fe3+, Co2+, Ni2+, Mn2+,
Zn2+, NO3-, Cl- để nghiên cứu ảnh hưởng.
Dụng cụ
- Máy xay, tủ xấy, tủ hút, cân phân tích độ
chính xác 0,0001(g),
*
Tel: 0912 477836, Email: Duc_nd@tnus.edu.vn
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Shimadzu – 6300 Nhật Bản của Trung tâm Y
tế dự phòng Thái Nguyên.
- Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử
Thermo Electrode Corporation (Anh) – phòng
thí nghiệm Hóa học - Đại học Khoa học – Đại
học Thái Nguyên. Các loại dụng cụ thủy tinh
cần thiết.
- Pipetman: 0.5, 1, 2, 5, 10 ml.
- Bình kendan, lọ đựng mẫu 25ml.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ nghiên cứu các thông số máy, điều kiện
nguyên tử hóa mẫu các điều kiện đo, các yếu
tố ảnh hưởng (Cation, anion), các điều kiện
thí nghiệm phù hợp để xác định Cu và Cr
trong các mẫu chè xanh, chúng tôi thu được
kết quả từ bảng 1 và 2.
Để có cơ sở xác định hàm lượng Cu và Cr,
chúng tôi khảo sát thành phần mẫu chè thu
được bảng 3.
Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng của tổng
Cation và Anion để phép đo phổ hấp thụ của
Cu và Cr chúng tôi nhận thấy rằng theo các
điều kiện đã chọn có thể đo phổ F- AAS cho
Cu và GF - AAS cho Cr khi có mặt các ion
lạ như K+, Na+, Mg2+, Ba2+, Al3+, Sn2+, Fe3+,
Co2+, Ni2+, Mn2+, Zn2+, NO3-, Cl- với nồng độ
khá lớn mà không ảnh hưởng đến phép đo F-
AAS cho Cu, GF-AAS cho Cr [2].
Khảo sát khoảng tuyến tính của Cu và Cr,
chúng tôi có bảng 4, 5 và hình 1,2.
106Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
102
Bảng 1. Tóm tắt các điều kiện đo phổ F – AAS của Đồng
Nguyên tố
Các yếu tố Cu
Thông số máy
Vạch phổ hấp thụ (nm) 324,8
Khe đo (nm) 0,5
Cường độ dòng đèn (mA) 3,25(65%Imax)
Lưu lượng khí C2H2(ml/ph) 1,2
Chiều cao của burner 8
Thành phần nền Nồng độ HNO3 (%) 2 Nồng độ LaCl3 (%) 1
Giới hạn phát hiện (ppm) 0,1508
Giới hạn định lượng (ppm) 0,5028
Vùng tuyến tính (ppm) 0,25 - 5
Bảng 2. Tóm tắt các điều kiện đo phổ GF-AAS của Crôm
Các yếu tố và nguyên tố Cr Các yếu tố và nguyên tố Cr
Thông
số máy
Vạch phổ hấp thụ (nm) 357,90 Giới hạn phát hiện 0,3125 (ppb)
Khe đo (nm) 0,7 Giới hạn định lượng 1,0417 (ppb)
Cường độ dòng đèn (mA) 10 (80% Imax) Vùng tuyến tính 2 - 30 (ppb)
Khí môi trường Argon Chương trình nguyên tử hoá mẫu T(
oC) t(s)
Chiều cao burner (mm) Auto 1. Sấy mẫu 120 250
20
10
Thành
phần
mẫu
Nồng độ HNO3 (%) 2 2. Tro hoá có RAMP 700 10 10
Nền mẫu Mg(NO3)2 0,01% 3.Nguyên tử hoá đo phổ 2300 3
Lượng mẫu nạp vào 20 (µl) 4. Làm sạch cuvet 2500 2
Đèn bổ chính nền D2
Bảng 3. Kết quả khảo sát thành phần mẫu
Nguyên tố và mẫu Hồng Thái- Tân Cương
Nam Thái-
Tân Cương
Nam Tân-
Tân Cương
Cd2+(ppb) 4,560 2,410 4,322
Co2+(ppb) 2,642 2,680 0,827
Fe3+(ppb) 1819,934 9167,755 1475,406
Hg2+(ppb) 0,217 2,804 0,579
Mn2+(ppb) 8282,198 2665,601 3161,782
Ni2+(ppb) 69,400 64,223 68,789
Zn2+(ppb) 250,173 1367,339 245,977
Pb2+(ppb) 43,503 28,550 40,390
Bảng 4. Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính
của Đồng
Nồng độ
(ppm) Trung bình 3 lần
đo (Abs-Cu) %RSD
0,25 0,011 5,4
0,5 0,022 0,9
1 0,039 0,1
2 0,072 0,1
5 0,170 1,0
7 0,201 0,3
10 0,236 0,4
Hình 1. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến
tính của Đồng
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0 2 4 6 8 10 12
conc(ppm)
Ab
s-
Cu
107Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
103
Bảng 5. Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính
của Crom
TT Nồng độ (ppb) Abs - Cr
1 2 0,0038
2 5 0,0180
3 10 0,0422
4 15 0,0660
5 20 0,0915
6 25 0,1145
7 30 0,1298
8 35 0,1396
9 40 0,1509
Hình 2. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến
tính của Crom
Khoảng tuyến tính của Đồng là 0,25 - 5,00
ppm, của Crom là 2 – 30 ppb
Với Cu2+ phải đo 3 lần giá trị trung bình nên
phải tính %RSD; với Cr3+ do nồng độ ppb
khó xác định, phải đo nhiều lần, khi các giá trị
đo được cho đường tuyến thẳng nhất thì
chúng tôi lấy những giá trị đó nên không tính
%RSD
Xây dựng đường chuẩn của Cu và Cr, chúng
tôi thu được hình 3 và 4
0 2
-0.01
0.00
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
0.06
0.07
0.08
Linear Regression for Data1_B:
Y = A + B * X
Parameter Value Error
------------------------------------------------------------
A 0.0014 0.00142
B 0.03583 0.00124
------------------------------------------------------------
R SD N P
------------------------------------------------------------
0.99881 0.00183 4 0.00119
---------------------------------------------------
Ab
s
-
Cu
CCu (ppm)
B
Linear Fit of Data1_B
Hình 3. Đồ thị đường chuẩn của Đồng
-2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22
0.00
0.02
0.04
0.06
0.08
0.10
Linear Regression for Data1_B:
Y = A + B * X
Parameter Value Error
------------------------------------------------------------
A -0.00624 4.4993E-4
B 0.00486 3.6639E-5
------------------------------------------------------------
R SD N P
------------------------------------------------------------
0.99991 5.3498E-4 5 <0.0001
------------------------------------------------------------
Ab
s
-
Cr
CCr (ppb)
B
Linear Fit of Data1_B
Hình 4. Đồ thị và phương trình đường chuẩn
của Crom
Để đánh giá sai số giới hạn phát hiện, giới
hạn định lượng và độ lặp lại của phép đo,
tiến hành pha ba mẫu có nồng độ điểm đầu,
điểm giữa và điểm cuối của đường chuẩn
trong các điều kiện và thành phần giống như
mẫu chuẩn. Thực hiện đo mỗi mẫu chuẩn 10
lần với Cu và 7 lần với Cr. Kết quả thu được
trong bảng 6,7.
Bảng 6. Kết quả sai số và độ lặp lại của phép đo Đồng
Mẫu 1 2 3
CCu(ppm) 0,5 2,0 5,0
At(Abs) 0,022 0,072 0,170
Lần đo Ai %Xi Ai %Xi Ai %Xi
Lần 1 0,021 4,5455 0,071 1,3889 0,170 0,0000
Lần 2 0,021 4,5455 0,075 4,1667 0,176 3,5294
Lần 3 0,023 4,5455 0,069 4,1667 0,172 1,1765
Lần 4 0,021 4,5455 0,069 4,1667 0,170 0,0000
Lần 5 0,023 4,5455 0,068 5,5556 0,173 1,7647
Lần 6 0,020 9,0909 0,073 1,3889 0,176 3,5294
Lần 7 0,021 4,5455 0,068 5,5556 0,177 4,1176
Atb(Abs) 0,021 0,070 0,174
SD 0,0011 0,0027 0,0029
%RSD 5,2915 3,8325 1,6950
Chuẩn student: t 0,9090 0,7407 0,1379
Độ chính xác ε 4,1.10-3 8,2.10-4 1,6.10 4−
0
0,02
0,04
0,06
0,08
0,1
0,12
0,14
0,16
0 10 20 30 40 50
conc(ppb)
A
bs
-
Cr
108Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
104
Bảng 7. Kết quả sai số và độ lăp lại của phép đo Crom
CCr(ppb) 2 15 25
At(Abs) 0,0038 0,0660 0,1145
Lần đo Ai %Xi Ai %Xi Ai %Xi
Lần 1 0,0039 2,6316 0,0661 0,1515 0,1179 2,9694
Lần 2 0,0041 7,8947 0,0656 0,6061 0,1150 0,4367
Lần 3 0,0035 7,8947 0,0648 1,8182 0,1167 1,9214
Lần 4 0,0037 2,6316 0,0663 0,4545 0,1141 0,3493
Lần 5 0,0032 15,7895 0,0650 1,5152 0,1164 1,6594
Lần 6 0,0030 21,0526 0,0659 0,1515 0,1140 0,4367
Lần 7 0,0039 2,6316 0,0655 0,7576 0,1136 0,7860
Atb(Abs) 0,0036 0,0656 0,1150
SD 0,00040 0,00055 0,00170
%RSD 11,1165 0,8442 1,4752
Chuẩn student: t 0,5000 0,7273 0,2941
Độ chính xác ε 7,5.10-3 1,5.10-4 1,9.10-4
Phương pháp F-AAS đã được chuẩn hóa để xác định Cu trong chè xanh cho độ chính xác cao với
sai số nhỏ hơn 5,5% và phương pháp GF - AAS cho Cr nằm trong giới hạn cho phép 15%.
Xác định Cu và Cr trong chè xanh.
Chuẩn bị mẫu phân tích, theo [3].
Kết quả phân tích các mẫu theo [4].
Sau khi xử lý mẫu chè xanh của 20 xã thuộc 7 khu vực, xác định hàm lượng của Cu theo F-AAS
và của Cr theo GF - AAS theo phương pháp đường chuẩn thu được kết quả ở bảng 8.
Bảng 8. Kết quả đo phổ hấp thụ nguyên tử của Đồng và Crôm trong 20 mẫu
TT
Mẫu chè xanh Thời gian lấy
mẫu
Đồng Crôm
Độ hấp
thụ
Nồng
độ
(ppm)
Hàm
lượng
(mg/kg)
Độ hấp
thụ
Nồng
độ
(ppb)
Hàm
lượng
(mg/kg)
1
Bà Lê Thị Hường, bà Phạm
Thị Yên, xóm Hồng Thái
2 – Tân Cương – TN
12/10/2011;
17/11/2011;
23/12/2011
0,025 0,6503 8,1288 0,0793 17,68 0,221
2
Ông Duy , xóm Nam Tân ,
Tân Cương, TN
12/10/2011;
17/11/2011;
23/12/2011
0,021 0,5250 6,5625 0,0746 16,72 0,209
3
Chị Hà, xóm Nam, Nam
Thái - Tân Cương , TN
12/10/2011;
17/11/2011;
23/12/2011
0,023 0,5733 7,1663 0,0430 10,16 0,127
4
Anh Huy, xóm Thanh
Phong, Phúc Trìu -TP Thái
Nguyên
12/10/2011;
17/11/2011;
23/12/2011
0,026 0,6661 8,3263 0,0144 4,24 0,053
5
Ông Thủy, xóm Cây Si,
Phúc Xuân - TP Thái
Nguyên
12/10/2011;
17/11/2011;
23/12/2011
0,026 0,6834 8,5425 0,0642 14,56 0,182
6
Anh Nguyễn Văn Toàn,
xóm Đại Lê , Bảo Lý - Phú
Bình
13/10/2011;
18/11/2011;
25/12/2011
0,024 0,6252 7,8150 0,0310 7,68 0,096
7
Anh Nguyễn Văn Khiêm,
xóm Xuân Lai, Tân Kim -
Phú Bình
13/10/2011;
18/11/2011;
25/12/2011
0,022 0,5546 6,9325 0,0252 6,48 0,081
8 Anh Nam, xóm Vặn Thái, Thành Công - Phổ Yên
13/10/2011;
18/11/2011; 0,033 0,8717 10,8963 0,0183 5,04 0,063
109Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
105
25/12/2011
9
Chị Hường, xóm Thống
Nhất, Khe Mo - Đồng Hỷ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,037 0,9948 12,4350 0,0615 14,00 0,175
10
Ông Nguyễn Đăng Khoa,
Xóm Minh Lý , Minh Lập -
Đồng Hỷ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,031 0,8236 10,2950 0,0704 15,84 0,198
11
Anh Hưng , xóm Vải, Hoá
Thượng - Đồng Hỷ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,034 0,9146 11,4325 0,0449 10,56 0,132
12
Anh Hải , Xóm Trại Cài 1,
xã Minh Lập ,Trại Cài -
Đồng Hỷ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,036 0,9580 11,9750 0,0156 4,48 0,056
13
Anh Thành, Xóm Văn
Lương 1, Trung Lương -
Định Hoá
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,022 0,5583 6,9788 0,0260 6,64 0,083
14
Chị Hồng, xóm Bản
Tương, Bình Thành - Định
Hoá,
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,029 0,7618 9,5225 0,0241 6,24 0,078
15
Ông Bàng Văn Thanh, xóm
Khuôn Gà, Hùng sơn - Đại
Từ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,024 0,6202 7,7525 0,0928 20,48 0,256
16
Ông Nguyễn Văn Hùng,
xóm 12, Tân Ninh - Đại Từ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,024 0,6168 7,7100 0,0685 15,44 0,193
17
Ông Nguyễn Văn Thiết,
Xóm Gió, Ký Phú - Đại
Từ
16/10/2011;
19/11/2011;
26/12/2011
0,025 0,6508 8,1350 0,0310 7,68 0,096
18
Ông Hòang, xóm Phú Sơn,
xã Phấn Mễ, Phú Sơn -
Phú Lương
18/10/2011;
26/11/2011;
02/01/2011
0,028 0,7345 9,1813 0,1044 22,88 0,286
19
Chị Huyền ,xóm Tân Hòa,
xã Phấn Mễ - Phú Lương
18/10/20111
26/11/2011;
02/01/2011
0,022 0,5588 6,9850 0,0715 16,08 0,201
20
Anh Nguyễn Văn Lý, xóm
Na Tủn, xã Ôn Lương -
Phú Lương,
18/10/2011;
26/11/2011;
02/01/2011
0,026 0,6730 8,4125 0,0781 17,44 0,218
Để so sánh kết quả phân tích các nguyên tố khi tiến hành bằng phương pháp đường chuẩn với
phương pháp thêm chuẩn, chúng tôi chọn 2 mẫu chè là Trại Cài – Đồng Hỷ và Nam Thái – Tân
Cương để tiến hành thực hiện theo phương pháp thêm chuẩn với Đồng. Tương tự, với Crom
chúng tôi chọn 2 mẫu chè ở Phúc Trìu – Thái Nguyên và Nam Thái – Tân Cương. Ở mỗi mẫu
thêm chuẩn chúng tôi thêm vào những lượng Đồng và Crôm ở điểm nhất định, sao cho tổng nồng
độ trong mẫu thêm chuẩn đem đo vẫn nằm trong đường chuẩn. Chúng tôi thêm 1ppm và 4ppm
Cu2+ với nguyên tố Đồng, 2ppb và 5ppb Cr3+ với nguyên tố Crom. Kết quả được dẫn ra ở bảng 9
và 10.
Bảng 9. Kết quả phân tích mẫu thêm chuẩn Đồng
TT Mẫu chè
Nồng độ theo pp
đường chuẩn
(ppm)
Nồng độ
chuẩn thêm
vào
(ppm)
Nồng độ
thêm vào
thu được
(ppm)
Nồng độ thu
được theo pp
thêm chuẩn
(ppm)
Sai số(%)
giữa hai
phương pháp
1 Trại Cài 0,9580 1 1,9412 0,9412 1,7537 4 4,9380 0,9380 2,0877
2 Nam Thái 0,5250 1 1,5032 0,5032 4,1524 4 4,5113 0,5113 2,6095
110Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
106
Bảng 10. Kết quả phân tích mẫu thêm chuẩn Crom
TT Mẫu chè
Nồng độ theo
pp đường
chuẩn (ppb)
Nồng độ
chuẩn
thêm vào
(ppb)
Nồng độ thêm
vào thu được
(ppb)
Nồng độ thu được
theo pp thêm
chuẩn(ppb)
Sai số(%) giữa
hai phương
pháp
1 Phúc Trìu 4,2167 2 6,0156 4,0156 4,7691 5 8,9293 3,9293 6,8158
2 Nam Thái 16,7346 2 18,5071 16,5071 1,3595 5 21,3589 16,3589 2,2450
Nhận xét: qua kết quả thu được bảng 9 và 10 cho thấy hiệu suất thu hồi Crom và Đồng đều lớn
hơn 90% và sai số nhỏ hơn 10%.
Bảng 11. Khảo sát hàm lượng Crôm của mẫu chè an toàn
TT Mẫu chè xanh Độ hấp thụ Nồng độ (ppb) Hàm lượng (mg/kg)
1 Hồng Thái - Tân Cương 0,0746 16,72 0,221
2 Nam Thái - Tân Cương 0,0793 17,68 0,209
So sánh với mẫu chè an toàn tại hai địa điểm
1. Xóm Hồng Thái, xã Tân Cương.
2. Xóm Nam Thái, xã Tân Cương.
là những đơn vị đầu tiên của cả nước được tổ
chức IFOAM (International Federation of
Organic Agriculture Movements) và tổ chức
ICEA (Italia) cấp giấy chứng nhận sản phẩm
chè sạch theo tiêu chuẩn châu Âu [1].
Thời gian lấy mẫu chè an toàn: Ngày
12/10/2011; 17/11/2011; 23/11/2011.
Kết quả 2 mẫu chè an toàn có hàm lượng
Crom là 0,221 (mg/kg) và 0,209 (mg/kg).
Chúng tôi chọn nồng độ Crom 0,221 (mg/kg)
để so sánh thì thấy rằng đa số các địa điểm
mà chúng tôi lấy mẫu đều có hàm lượng
Crom nhỏ hơn so với mẫu chè an toàn. Nhưng
ở 2 địa điểm là Hùng Sơn – Đại Từ đều có
hàm lượng Crom cao hơn 1,16 lần và Phú
Sơn - Phú Lương cao hơn 1,29 lần so với
mẫu chè an toàn.
Từ kết quả đã phân tích so với QĐ
46/2007/BYT và so với mẫu chè an toàn,
hàm lượng Cu và Cr trong chè xanh ở mẫu
nghiên cứu đều không ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
KẾT LUẬN
Bằng việc lựa chọn phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử kĩ thuật không ngọn lửa để xác
định hàm lượng các kim loại nặng trong chè
xanh, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp
này khảo sát hàm lượng Cu và Cr có trong 23
mẫu chè xanh trên 7 khu vực của tỉnh Thái
Nguyên và đi đến kết luận hàm lượng Cu và
Cr trong các mẫu chè xanh đều thấp hơn giới
hạn cho phép, nên khi dùng chè xanh Thái
Nguyên không gây ảnh hưởng độc hại đến
sức khỏe con người.
Như vậy, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
F-AAS và GF – AAS là kỹ thuật phù hợp để
xác định Cu và Cr với lượng nhỏ hoặc lượng
vết trong mẫu chè xanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trịnh Thị Thanh (2003), Độc học, môi trường và
sức khỏe con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Phạm Luận (2005), Ví dụ về điều kiện xác
định một số kim loại bằng kỹ thuật phân tích phổ
hấp thụ nguyên tử, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Phạm Luận (1988/1990), Tuyển tập: Quy trình
xác định các nguyên tố kim loại trong lá cây và
cây thuốc Đông y ở Việt Nam, Đại học Tổng hợp
Hà Nội.
[4]. Phạm Luận (1994). Cơ sở lý thuyết của phép
đo phổ hấp thụ phân tử UV-VIS, Đại học Tổng
hợp Hà Nội
111Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 101 - 107
107
SUMMARY
DETERMINATION OF Cu AND Cr CONTENTS
IN GREEN TEA IN THAI NGUYEN
Nguyen Dang Duc1*, Le Thi Van1, Nguyen To Giang1, Do Thi Nga2
1College of Sciences – TNU,
2College of Information and Communication Technology - TNU
At present, the detification of heavy metal ions in green tea in Thai Nguyen has not been studied
much. The demand for cheking pollution level made by above metals in carried out anresearch to
determinate contents of Cu and Cr in green tea in Thai Nguyen. From the result of experiment, the
pollution of Cu and Cr there belover than more compared with Vietnam Standards.
Key words: Cu, Cr, identification, heavy metal, pollution, Vietnam Standards
Ngày nhận bài:06/3/2013, ngày phản biện:11/3/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013
*
Tel: 0912 477836, Email: Duc_nd@tnus.edu.vn
112Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38784_42331_49201375550101_2821_2051989.pdf