SUMMARY
Cadmium, lead and copper are three global contaminant and in natural water, biological They
become toxic if present in excessive quantities and prose potential thread to ecosystem. They can
have direct and serious impact on human health, owing to the carcinogenic properties of its
inorganic form.
The differential pulse anodic stripping volammetry (DPASV) using hanging mercury drop
electrode was applied for simultaneous determination of cadmium, lead and copper in various
analyzed objects. Under suitable condition, the differential pulse anodic stripping volammetry has
high recovery and low detection limit( 1,43.10-10M2,54.10-10M) for three metals. The method has
been sucessfuly applied for the simultaneous determination of Cd(II), Pb(II) and Cu(II) in real
cultivated land samples of Thai Nguyen City with have satisfactory repeats results and low error
in permitting limit. Almost all samples analyzed had the concentrations more than of coppe
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định đồng thời hàm lượng vết Cd (II), Pb (II) và Cu(II) trong một số mẫu đất khu vực thành phố thái nguyên bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan anốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Thị Tú Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65 (03): 105 - 109
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI HÀM LƢỢNG VẾT Cd (II), Pb (II) VÀ Cu(II)
TRONG MỘT SỐ MẪU ĐẤT KHU VỰC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
BẰNG PHƢƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN ANỐT
Dƣơng Thị Tú Anh*, Mai Xuân Trƣờng, Vũ Văn Nhƣợng
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cadimi, chì và đồng là những chất gây ô nhiễm toàn cầu thường có trong các đối tượng nước tự
nhiên, sinh vật học.Chúng sẽ trở nên độc hại khi hàm lượng của chúng trong hệ sinh thái vượt
quá mức cho phép. Chúng có thể gây những ảnh hưởng và nguy hại đối với sức khỏe của loài
người. Các dạng vô cơ của chúng có thể là các tác nhân gây ung thư.
Phương pháp Von-ampe hòa tan anot xung vi phân sử dụng điện cực giọt thủy ngân treo đã được
áp dụng để xác định đồng thời Cadimi, chì và đồng trong nhiều đối tượng phân tích khác nhau.
Phương pháp Von-ampe hòa tan anot xung vi phân có độ chính xác cao và giới hạn phát hiện thấp,
với những điều kiện thích hợp khoảng nồng độ có thể phát hiện đồng thời ba kim loại là từ
1,43.10-10M đến 2,54.10-10M. Phương pháp này đã được áp dụng thành công trong việc xác định
đồng thời cadimi, chì và đồng trong một số mẫu đất trồng khu vực thành phố Thái Nguyên cho kết
quả có độ lặp lại tốt và sai số nhỏ nằm trong phạm vi cho phép. Trong các mẫu đã phân tích được
đều thấy hàm lượng của đồng là lớn hơn.
Từ khoá: Stripping volammetry, simultaneous, cultivated land, metal,DPASV.
MỞ ĐẦU
Chì (Pb) có trong tự nhiên dưới dạng khoáng
sunfua galen, khoáng cacbonate-cerussite và
sunfat anglessite. Nó có trong đất một lượng
nhỏ, sự hòa tan của chì trong đất tăng lên do quá
trình axít hóa trong đất chua. Chì được tích tụ
trong cây trồng và do đó đối với cây lương thực,
thực phẩm có thể dẫn đến sự độc hại do chì.
Ngày nay hiểm họa môi trường do sản phẩm
sinh ra từ các động cơ đốt “ xăng chì” và
nguồn nước thải công nghiệp đòi hỏi phải
kiểm tra hàm lượng chì trong không khí,
trong đất và trong nước.
Cadimi (Cd) là một trong rất ít nguyên tố
không có ích lợi gì cho cơ thể con người.
Nguyên tố này và các dung dịch, các hợp
chất của nó là những chất cực độc thậm chí
chỉ với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy
sinh học trong cơ thể cũng như trong các hệ
sinh thái. Một trong những lý do có khả năng
nhất cho độc tính của chúng là chúng can
thiệp vào các phản ứng của các enzime chứa
kẽm.Cadimi cũng có thể can thiệp vào các
quá trình sinh học có chứa magiê và canxi
theo cách thức tương tự.
Tel: 0988760319 , Email:
Đồng (Cu) được xem là một nguyên tố dinh
dưỡng đối với cây trồng, nó tham gia một số
men polyphenol oxidaza, có ý nghĩa trong quá
trình quang hợp và các quá trình đồng hóa của
thực vật. Nhu cầu đồng của cây trồng rất rõ
rệt, đa số cây trồng đều thiếu đồng ( bình
quân trong thực vật khô chỉ có 10ppm Cu).
Nhiều nước tiên tiến đã bón một lượng
CuSO4 rất lớn, nhưng chưa thấy có hiện
tượng độc hại cho cây. Nhiều tác giả [3]; [7]
cho rằng sự độc hại của đồng liên quan đến
hàm lượng nhôm hòa tan. Đồng cũng là
nguyên tố cần thiết cho sinh vật nhưng chỉ ở
một mức độ nhất định, nếu ít hơn hoặc nhiều
hơn lại có tác dụng ngược lại.
Chính vì vậy việc xác định Cd, Pb và Cu
trong các đối tượng phân tích nói chung và
trong đất trồng nói riêng là rất cần thiết.
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày các
kết quả nghiên cứu, áp dụng phương pháp
von ampe hoà tan anốt xung vi phân
(DPASV) dùng điện cực giọt thuỷ ngân treo
(HDME) để xác định đồng thời hàm lượng
vết Cd(II), Cu(II), và Pb(II) trong một vài
mẫu đất trồng rau khu vực Thành phố Thái
Nguyên. Phương pháp von ampe hoà tan anốt
xung vi phân là một trong những phương
pháp có độ chính xác, độ chọn lọc và độ nhạy
Dương Thị Tú Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65 (03): 105 - 109
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cao cho phép xác định đồng thời hàm lượng
vết Cd(II), Cu(II), và Pb(II) trong nhiều đối
tượng khác nhau [1-6].
THỰC NGHIỆM
Thiết bị và hoá chất
Các phép đo được thực hiện trên hệ thiết bị
phân tích cực phổ VA 797 do hãng
Metrohm ( Switzerland) sản xuất, có hệ
thống sục khí tự động với hệ 3 điện cực:
Điện cực làm việc là điện cực giọt thuỷ
ngân; điện cực so sánh: Ag/AgCl, KCl (3M)
và điện cực phụ trợ: điện cực Platin.
Có thể điều khiển quá trình ghi đo trên máy
bằng các chương trình đo cụ thể do người đo
thực hiện dưới dạng các câu lệnh.
Tất cả các hoá chất được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu đều là hoá chất tinh khiết
phân tích (PA) của Merck. Các dung dịch
chuẩn Cd(II), Cu(II), và Pb(II) được pha chế
hàng ngày từ các dung dịch chuẩn gốc nồng
độ 1000mg/l của Merck bằng nước cất siêu
sạch.Trước khi tiến hành phân tích điện cực
và bình chứa mẫu được làm sạch bằng dung
dịch HNO3 10% và tráng rửa nhiều lần bằng
nước cất siêu sạch. Các dụng cụ thuỷ tinh
như: bình định mức, pipét... các chai thuỷ
tinh, chai nhựa PE, chai lọ đựng hoá chất đều
được ngâm, tráng, rửa sạch trước khi dùng.
Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Mẫu đất được lấy tại hiện trường trên tầng đất
mặt. Lấy khoảng 50 gam mẫu cho vào bình
polyetylen và được bảo quản cẩn thận trong khi
vận chuyển. Sau đó mẫu được tiền xử lý bằng
cách phơi khô rồi nghiền nhỏ và sàng qua rây
có dường kính lỗ 2mm để loại bỏ đá, sạn, rễ
cây, mẫu được rải đều thành lớp mỏng hình
tròn trên tấm polyetylen sạch và chia nhỏ theo
phương pháp ¼ hình nón đến khối lượng cần
thiết để thu được mẫu đại diện cho phân tích.
Quy trình phân hủy mẫu đất
Cân chính xác 1 gam mẫu cho vào bình
Kjeldahl và lần lượt cho vào bình 3ml axit nitric
đậm đặc và 9ml axit clohydric đậm đặc rồi đun
trên bếp điện cho đến khi mẫu bị phân hủy hết.
Thêm nước cất siêu sạch dể cô đuổi lượng axit
còn dư. Mẫu sau khi được phân hủy hết để
nguội và định mức bằng nước cất siêu sạch đến
100ml rồi tiến hành định lượng theo phương
pháp Von-Ampe hòa tan anot xung vi phân.
Quy trình phân tích Cd(II), Cu(II), và Pb(II)
Quy trình này đã được chúng tôi nghiên cứu,
xây dựng và công bố ở tài liệu [5]. Trong bài
báo này chúng tôi áp dụng quy trình đã xây
dựng được để xác định đồng thời hàm lượng vết
Cd (II), Pb (II), và Cu (II) trong một số mẫu đất
trồng rau khu vực Thành phố Thái Nguyên.
Các mẫu đất sau khi xử lý được định mức
bằng nước cất siêu sạch tới thể tích nhất định.
Sau đó lấy chính xác một thể tích dung dịch
nghiên cứu và một thể tích nhất định dung
dịch HCl 1M vào bình điện phân sao cho
nồng độ HCl trong dung dịch là 2.10-3 M,
nhúng hệ điện cực vào dung dịch cần đo. Sục
khí với thời gian 60s sau đó điện phân làm
giàu ở - 0, 9V trong thời gian 120s, tốc độ
quay cực là 2000 vòng /min. Sau khi kết thúc
giai đoạn điện phân làm giàu, ngừng quay
cực, để dung dịch yên tĩnh 15s, sau đó quét
thế theo chiều dương từ - 0, 9V đến 0V bằng
kỹ thuật xung vi phân để hoà tan các kim
loại với biên độ xung bằng 50mV; bề rộng
xung 40ms; thời gian bước nhảy thế bằng
0,1s; bước nhảy thế bằng 5mV; tốc độ quét
thế bằng 24mV/s đồng thời ghi đường von -
ampe hòa tan anot. Để xác định hàm lượng
Cd(II), Cu(II), và Pb(II) chúng tôi lựa chọn
phương pháp thêm chuẩn.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khảo sát ảnh hƣởng của thành phần và
nồng độ axít đến quá trình xử lý mẫu
Quá trình phân hủy mẫu sinh học và môi
trường theo phương pháp vô cơ hóa ướt đòi
hỏi sử dụng các axít mạnh làm tác nhân phân
hủy và oxi hóa mẫu. Do vậy phải lựa chọn
thành phần và tỷ lệ các loại axít sao cho quá
trình phân hủy mẫu triệt để nhưng không
làm mất lượng ion kim loại cần phân tích có
trong mẫu nghiên cứu.
Axít nitric đặc có tính oxi hóa mạnh nhưng có
nhiệt độ sôi thấp 1210C nên nếu chỉ sử dụng
axít này để vô cơ hóa mẫu thì mẫu sẽ không
bị phân hủy triệt để. Khi axít nitric kết hợp
với axít clohydric, nó tạo thành nước cường
toan, do vậy người ta thường sử dụng hỗn hợp
này để phân hủy mẫu [7] .
Dương Thị Tú Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65 (03): 105 - 109
107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Để khảo sát ảnh hưởng của các axít đến quá
trình phân hủy mẫu, chúng tôi tiến hành vô cơ
hóa 1g mẫu đất trên bình Kjeldahl, với lượng
Cd, Pb và Cu thêm vào lần lượt là 0,5; 1 và
1,5 g và sử dụng hỗn hợp hai axít trên với
thành phần và tỷ lệ khác nhau. Hiệu quả sử
dụng của các axít được đánh giá thông qua độ
thu hồi. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của
axít và nồng độ axít đến hiệu suất thu hồi
được đưa ra ở bảng 1.
Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy khi chỉ sử
dụng axít HNO3, độ thu hồi của Cd, Pb và Cu
lần lượt là 51,5; 57,2 và 54,7% tại nhiệt độ
170
0
C và 49,3; 52,8 và 50,6% tại nhiệt độ
200
0
C. Khi sử dụng hỗn hợp 10ml axít HNO3
và 2ml axít HCl đậm đặc ở 1700C cho độ thu
hồi của Cd, Pb và Cu lần lượt là 61,6; 60,7;
63,4% và 60,0; 58,3; và 60,7% ở 2000C. Tuy
nhiên khi vô cơ hóa mẫu ở nhiệt độ 1700C, để
mẫu hòa tan hoàn toàn, thời gian vô cơ hóa
mẫu phải kéo dài tới hơn 6h, còn khi vô cơ
hóa mẫu ở nhiệt độ 2000C thì hiệu suất thu
hồi thấp hơn một chút nhưng thời gian phân
hủy ngắn hơn. Các kết quả khảo sát cũng cho
thấy khi sử dụng hỗn hợp hai axít HNO3 và
HCl đậm đặc với tỷ lệ HNO3 : HCl là 3:9 thì
hiệu suất thu hồi tốt nhất, đạt 98,2; 97,6 và
97% đối với Cd;Pb và Cu với thời gian phân
hủy chỉ cần 2h. Chính vì vậy chúng tôi sử
dụng hỗn hợp hai axít với tỷ lệ và thành phần
HNO3 : HCl là 3:9 để phân hủy mẫu trong
quá trình nghiên cứu.
Bảng 1:Ảnh hưởng của axít và nồng độ axít đến
hiệu suất thu hồi
Các loại axít
sử dụng
Nhiệt
độ
( 0C)
Độ thu hồi (%)
HNO3 (ml)
HCl
(ml)
Cd Pb Cu
12 0 170 51,5 57,2 54,7
12 0 200 49,3 52,8 50,6
10 2 170 61,6 60,7 63,4
10 2 200 60,0 58,3 60,7
9 3 200 74,5 72,5 69,8
8 4 200 79,0 81,0 77,6
7 5 200 67,4 69,2 66,7
6 6 200 85,2 83,0 82,3
5 7 200 92,0 93,7 91,0
4 8 200 95,3 96,5 93,4
3 9 200 98,2 97,6 97,0
2 10 200 94,6 95,6 94,1
Phân tích một số mẫu đất
Trên cơ sở các điều kiện tối ưu cũng như quy
trình phân tích chung cho phép xác định đồng
thời Cd(II), Pb(II) và Cu(II) đối với các đối
tượng phân tích khác nhau [5].Trong bài báo
này chúng tôi tiến hành áp dụng phân tích với
một số mẫu đất trồng rau khu vực TP Thái
Nguyên. Các mẫu phân tích được lấy trên 7
khu ruộng khác nhau thuộc tổ 7 phường Túc
Duyên. Mẫu và các vị trí lấy mẫu được thể
hiện ở bảng 2.
Số lần lặp lại là 3 đến 5 lần đối với mỗi mẫu
phân tích. Kết quả phân tích được chỉ ra trên
hình 1; hình 2 và bảng 3.
Determination of Cd, Pb, Cu in drinking
water. AN V86
sample
-0.60 -0.40 -0.20 0
U (V)
0
50.0n
100n
150n
200n
I (
A)
Cd
Cu
Pb
Hình 1: Phổ đồ von -ampe hoà tan anot của Cd(II)
Pb(II) và Cu(II) trong mẫu M1
Bảng 2: Vị trí lấy mẫu và thời gian lấy mẫu
Mẫu Kí hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu
Đất trồng rau
M1
Khu ruộng 1- Tổ 7, Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
09/2009
Đất trồng rau M2
Khu ruộng 2- Tổ 7, Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
10/2009
Đất trồng rau M3
Khu ruộng 3- Tổ 7, Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
10/2009
Đất trồng rau M4
Khu ruộng 4- Tổ 7, Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
10/2009
Dương Thị Tú Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65 (03): 105 - 109
108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đất trồng rau M5
Khu ruộng 5- Tổ 7, Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
10/2009
Đất trồng rau M6
Khu ruộng 6- Tổ 7, Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
11/2009
Đất trồng rau M7
Khu ruộng 7- Tổ 7 Phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên.
Mẫu thuộc tầng đất mặt.
11/2009
-0.00 0 0.00 0.00
c (g/L)
0
5.00n
10.0n
15.0n
20.0n
25.0n
I
(A
)
-2.1e-006
Cd
c = 2.199 ug/L
+/- 0.107 ug/L (4.86%)
-3.00e-5 -2.00e-5 -1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5
c (g/L)
0
20.0n
40.0n
60.0n
80.0n
I
(A
)
-2.8e-005
Pb
c = 28.417 ug/L
+/- 0.291 ug/L (1.02%)
-6.00e-5 -4.00e-5 -2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5
c (g/L)
0
25.0n
50.0n
75.0n
100n
125n
I
(A
)
-6.2e-005
Cu
c = 63.705 ug/L
+/- 1.923 ug/L (3.02%)
Hình 2: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cd(II); Pb(II)
và Cu(II) trong mẫu M1
Phổ đồ von -ampe hoà tan anot và đồ thị biểu
diễn hàm lượng của Cd(II), Pb(II) và Cu(II)
trong các mẫu M2; M3; M4; M5; M6; M7
có dạng tương tự.
Bảng 3: Kết quả xác định Cd(II), Cu(II), và Pb(II)
trong một số mẫu đất
Mẫu Cd(II)(pp
m)
Pb(II )
(ppm)
Cu(II)
(ppm)
M1 2,199 28,417 63,705
M2 3,363 46,321 75,300
M3 2,637 23,397 73,631
M4 2,031 38.303 87,460
M5 3,891 39,079 78,584
M6 1,973 22,047 59,717
M7 1,043 13,780 14,868
Qua các kết quả phân tích được, chúng tôi
nhận thấy các mẫu đất phân tích đều có chứa
hàm lượng các ion kim loại nặng Cd(II),
Pb(II) và Cu(II), trong đó hàm lượng đồng
trong các mẫu phân tích đều lớn hơn cả. Điều
này có thể được giải thích là do trong quá
trình chăm sóc rau trồng, nhân dân đã bón
một lượng nhất định hóa chất giàu CuSO4
nhằm làm giàu đồng cho đất, đồng thời một
phần hàm lượng Cu có được do sự tồn dư của
các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực
vật trong quá trình chăm sóc rau trồng còn
lưu lại và tích tụ trong đất.
KẾT LUẬN
Áp dụng các điều kiện tối ưu cho phép xác
định đồng thời hàm lượng vết Cd(II), Cu(II)
và Pb(II) đã khảo sát và đã được nêu ra ở tài
liệu [5] và áp dụng quy trình phân tích dã xây
dựng được [5] vào việc phân tích một số mẫu
đất trồng thuộc khu vực thành phố Thái
Nguyên cho kết quả có độ lặp lại tốt và sai số
nhỏ nằm trong phạm vi cho phép.
Kết quả thu được cho thấy các mẫu đất phân
tích đều có chứa các ion kim loại nặng Cd(II),
Pb(II) và Cu(II). Tuy nhiên rau trồng trên khu
đất này có bị nhiễm độc bởi các kim loại đó
hay không và ở mức độ như thế nào thì chúng
tôi cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để
đưa ra kết luận một cách đầy đủ và chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Paulo J. S, Melson R. S(1997), Simultaneous
determination of trace amounts of zinc, lead and
copper in rum by anodic stripping volammetry,
Talanta, 44, pp: 185-188.
[2] Eric P. Achterberg, Chalotter Braungardt
(1999), “ Stripping voltammetry for the
determination of trace metal distribution in
marine water”, Analytical Chimica Acta,vol.
400,pp: 381-397.
[3] Van Staden J. F., Matoetoe M. C, (2000),
“Simultaneous determination of coppre, lead,
Dương Thị Tú Anh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65 (03): 105 - 109
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cadmium and zinc using differential pulse anodic
stripping volammetry in a flow system”, Analytic-
al Chimica Acta,vol.411, No 1-2, pp: 201-207.
[4] Hoàng Trọng Sĩ, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn
Hải Phong (2005), “Phương pháp von- ampe hòa
tan anốt xác định đồng thời Cu (II), Pb(II) và Zn
(II) trong nước tiểu công nhân đúc đồng phường
đúc Huế” - Hội nghị Khoa học Phân tích Hóa, Lý
và Sinh học Việt Nam lần thứ hai, tr: 209- 214.
[5] Trịnh Xuân Giản, Dương Thị Tú Anh (2009),
“Nghiên cứu, xác định đồng thời hàm lượng vết
Cd (II), Pb (II) và Cu (II) trong một số mẫu nước
khu vực Thành phố Thái Nguyên bằng phương
pháp von -ampe hòa tan anốt”, Tạp chí KH&CN -
Đại học Thái Nguyên, số1(49)- trang: 42-46.
[6] Lê Huy Bá( 2009), “Nghiên cứu, xây dựng một
số chỉ tiêu độc chất kim loại nặng (Pb, Cd, As,
Hg) trong môi trường đất đối với cây trồng nông
nghiệp”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu
Khoa học – Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM
[7] Viện Thổ nhưỡng nông hóa (1998), Sổ tay
phân tích Đất – Nước phân bón và cây trồng, Nxb
Nông nghiệp.
SIMULTANEOUS DETERMINATION OF TRACE AMOUNTS OF CADMIUM,
LEAD AND COPPER IN CULTIVATED LAND SAMPLES OF THAINGUYEN
CITY BY ANODIC STRIPPING VOLAMMETRY METHOD
Duong Thi Tu Anh
, Mai Xuan Truong, Vu Van Nhuong
College of Education - Thai Nguyen University
SUMMARY
Cadmium, lead and copper are three global contaminant and in natural water, biologicalThey
become toxic if present in excessive quantities and prose potential thread to ecosystem. They can
have direct and serious impact on human health, owing to the carcinogenic properties of its
inorganic form.
The differential pulse anodic stripping volammetry (DPASV) using hanging mercury drop
electrode was applied for simultaneous determination of cadmium, lead and copper in various
analyzed objects. Under suitable condition, the differential pulse anodic stripping volammetry has
high recovery and low detection limit( 1,43.10-10M2,54.10-10M) for three metals. The method has
been sucessfuly applied for the simultaneous determination of Cd(II), Pb(II) and Cu(II) in real
cultivated land samples of Thai Nguyen City with have satisfactory repeats results and low error
in permitting limit. Almost all samples analyzed had the concentrations more than of copper.
Keywords: Stripping volammetry, simultaneous, cultivated land, metal,DPASV.
Tel: 0988760319 , Email:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_3867_9812_xacdinhdongthoihamluongvetcdiipbiivacuii_3131_2052846.pdf