Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những
thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về
giống phái, giới tính.
Xã hội hoá được thực hiện chủ yếu qua giao tiếp
trực tiếp. Quá trình xã hội hoá của đứa trẻ được
theo dõi chặt chẽ và được điều chỉnh ngay.
Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình khác nhau
xảy ra các quá trình xã hội hoá khác nhau.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các tổ chức xã hội
và truyền thông đại chúng, quá trình xã hội hoá
trong gia đình mất dần ảnh hưởng của nó.
33 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội hóa cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
KHOA XÃ HỘI HỌC – TÂM LÍ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÍ
Sau khi học xong, học viên sẽ đạt được:
- Kiến thức:
• Nêu được lý thuyết/ các quan điểm về xã hội hóa.
• Trình bày được diễn biến, các giai đoạn của quá trình xã hội hóa cá nhân.
- Kỹ năng:
• Phân tích được diễn biến của quá trình xã hội hóa và các yếu tố cơ bản
tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân.
• Vận dụng lý thuyết về xã hội hóa giải thích được các hiện tượng liên
quan trong công tác lãnh đạo, quản lý.
- Thái độ:
• Phát hiện được các vấn đề bức xúc/ cấp thiết trong vấn đề xã hội hóa ở
Việt Nam hiện nay và đưa ra được giải pháp cho những vấn đề đó.
• Đánh giá hiệu quả triển khai, thực hiện các chủ trương, quan điểm của
Đảng và nhà nước ta liên quan đến những vấn đề phát triển con người.
1. Tập bài giảng xã hội học, PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc,
TS Trần Thị Xuân Lan (đồng chủ biên), NXB CT-HC,
2012.
2. Giáo trình Xã hội học, Lê Ngọc Hùng – Lưu Hồng Minh
(đồng chủ biên), NXB Dân trí, 2009.
3. Xã hội học đại cương, TS.Vũ Quang Hà, NXB ĐHQG
Hà Nội, HN, 2002, tr.132.
4. Từ điển Xã hội học, G.Endruweit và G.Trommsdorff,
NXB Thế giới, 2001.
5. Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Lê Ngọc
Văn, NXB GD, 1996.
6. Con người, văn hóa, quyền và phát triển, Mai Quỳnh
Nam, NXB Từ điển Bách khoa, 2009.
I. Khái niệm
II. Những nội dung nghiên cứu
cơ bản của xã hội hóa cá nhân
III. Một số vấn đề xã hội hóa
ở Việt Nam
Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn
nhân có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Có rất nhiều các ngành khoa học lấy con người làm
đối tượng nghiên cứu (triết học, tâm lý học, văn hóa
học, giáo dục học, ). Xã hội học quan sát đa dạng
đời sống xã hội, đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau
để nghiên cứu con người.
Thuyết Sinh hóa
Thuyết Quyết
định luận xã hội
Thuyết Nhị
nguyên
Yếu tố sinh học
tự nhiên quyết
định.
Yếu tố sinh học
bao gồm: gen,
di truyền, bản
năng
Yếu tố xã hội
quyết định.
Đề cao vai trò
của các tác nhân,
ngoại cảnh xã
hội.
Đã xét đến 2 yếu
tố: sinh học & xã
hội.
Có giá trị ngang
nhau và tách rời
nhau.
• Quan điểm của các nhà xã hội học về con người – xã hội:
Quan điểm xã hội học Mácxit:
Nhìn nhận con người như một chỉnh thể thống nhất
giữa các yếu tố sinh học và xã hội, trong đó:
- Yếu tố sinh học là điều kiện cần để cá nhân tồn tại,
- Yếu tố xã hội là điều kiện đủ để một con người
sinh vật trở thành con người xã hội nhờ vào quá
trình hoạt động thực tiễn, đặc biệt là nhờ lao động
có mục đích.
Triết lý Hồ Chí Minh về con người:
“Khi ngủ ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ đâu phải do tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Nhà xã hội học người Mỹ, E.R.Park: “Người ta
sinh ra không phải đã là con người, mà chỉ trở
thành con người trong quá trình giáo dục”.
Xã hội hóa có nhiều cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất theo hai nghĩa:
- Xã hội hóa các sự kiện xã hội.
- Xã hội hóa cá nhân: quá trình chuyển biến từ con người sinh vật
với tiền đề xã hội thành con người xã hội.
Cách tiếp cận:
- Tâm lý học:
- Triết học: xã hội hóa cá nhân là quá trình biến đổi con người từ
thực thể sinh học thành thực thể xã hội, là quá trình người hóa.
- Giáo dục học: xã hội hóa là một chức năng cơ bản của giáo dục,
tức là dạy học, đào tạo (của gia đình, nhà trường, )
Quan niệm của xã hội học:
- Xã hội hóa trước hết là quá trình tương tác giữa con
người với con người, giữa con người với xã hội,
- Qua đó con người với tư cách là cá thể học hỏi, lĩnh hội,
tiếp nhận quy tắc văn hóa của xã hội như khuôn mẫu
hành vi, giá trị chuẩn mực văn hóa xã hội, kiến thức, kỹ
năng, phương pháp để đóng được những vai trò phù hợp
với vị thế xã hội của mình.
- Trên cơ sở đó, cá thể biến thành cá nhân, hình thành
nhân cách và con người hội nhập vào xã hội.
Quan điểm của các nhà xã hội học:
- Fichter (nhà xã hội học người Mỹ): “Xã hội hóa là quá trình tương
tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận
những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với các khuôn mẫu”.
- G.Endruweit và G.Trommsdorff, Từ điển Xã hội học Đức: Xã hội hóa
là “quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và
hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã
hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội”.
Neil Smelser (nhà xã hội học người Mỹ):
“Xã hội hóa là quá trình, mà trong đó cá nhân học cách thức
hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho
việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai
trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”.
G. Andreeva (nhà Xã hội học người Nga): “Xã hội hóa là quá
trình 2 mặt:
- Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm
nhập vào xã hội,
- Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối
quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và
thâm nhập vào các quan hệ xã hội”.
“Thông qua việc cùng học các luật lệ như nhau vốn cấu tạo
nên nền văn hóa của chúng ta, chúng ta đều đồng ý với
nhau về lối ứng xử và lối suy nghĩ được cho là thích hợp;
sự đồng thuận này đảm bảo cho chúng ta có thể sống được
với nhau một cách có trật tự”. Tony Bilton, Nhập môn Xã
hội học, 1993.
Theo quan niệm của J.Fischer:
- Quan niệm khách quan: Xã hội ảnh hưởng tới việc học hỏi
của cá nhân, cá nhân lưu truyền các hệ thống giá trị văn
hóa, chuẩn mực, khuôn mẫu cho thế hệ sau đồng thời
với thực hiện nhiệm vụ duy trì sự ổn định của xã hội.
- Quan niệm chủ quan: là quá trình cá nhân học hỏi và lĩnh
hội hệ thống giá trị văn hóa nhằm giúp cá nhân thích
ứng với nền văn hóa xã hội.
Xã hội hóa cá nhân diễn ra dưới sự tác động của 3 nhân
tố cơ bản:
- Sự mong đợi (2 chiều).
- Sự thay đổi hành vi: khi thực hiện hành vi, cá nhân vừa
học hỏi xã hội vừa thay đổi hành vi.
- Thói khuôn phép: việc học hỏi ở mức độ nào phụ thuộc
khả năng từng cá nhân và điều kiện văn hóa – xã hội.
Vì vậy:
Xã hội hóa là sự thống nhất, đối lập giữa hai
khuynh hướng: tiêu chuẩn hóa và cá thể hóa. Trong khi
học hỏi và lĩnh hội, cá nhân vừa là con người riêng
vừa là con người xã hội.
Như vậy, xã hội hóa là quá trình tác động nhiều
hướng khác nhau mang tính hai mặt, phản ánh sự tác
động qua lại giữa nhân tố sinh học và văn hóa, giữa
những người thực hiện xã hội hóa và những người bị
xã hội hóa.
2. CÁC GIAI ĐOẠN XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN:
• Quá trình xã hội hóa cá nhân bắt đầu từ khi con người
được sinh ra đến khi con người mất đi. Một số nhà xã hội
học chia quá trình này thành 2 giai đoạn: xã hội hóa sơ
cấp và xã hội hóa thứ cấp, còn số khác chia thành các giai
đoạn: sơ sinh, thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, người già.
• Mặc dù có những cách chia giai đoạn xã hội hóa khác
nhau, nhưng đều chú ý vào 2 dạng thức chính yếu: xã hội
hóa trẻ em và xã hội hóa người lớn.
a. Xã hội hoá trẻ em:
Xã hội hoá trẻ em được phân tích qua bộ máy tâm lý gồm
4 giai đoạn:
Bắt chước Đồng nhất Biết lỗiXấu hổ
+ Sự bắt chước: đây là giai đoạn
trẻ sao chụp lại hành vi của những
người xung quanh.
+ Sự đồng nhất: là quá trình lĩnh hội vị trí cuộc sống của
những người thân thuộc nhất với trẻ. Qua đó trẻ nhận
biết có những hành vi ứng xử với các vai trò khác
nhau.
+ Sự xấu hổ và sự biết lỗi: cơ chế xấu hổ và lỗi lầm có
sức mạnh điều tiết, củng cố hành vi tích cực, ngăn chặn
hành vi sai lệch, giúp đứa trẻ biết tự điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với chuẩn mực chung.
b. Xã hội hoá người lớn:
Xã hội hóa người lớn diễn ra theo 2 khuynh hướng: thích
nghi và phát triển.
- Khuynh hướng thích nghi: bao gồm hàng loạt các cuộc
khủng hoảng chờ đợi và bất ngờ con người phải vượt qua
thử thách để hoàn thiện nhân cách của mình.
- Trong khi cá nhân thích nghi với các vấn đề của cuộc sống,
cá nhân vẫn góp phần duy trì và phát triển các kinh
nghiệm, các giá trị và chuẩn mực xã hội, đồng thời tạo cơ
sở cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Tóm lại:
Xã hội hóa liên tục diễn ra trong suốt đời sống của một
con người.
Ở những xã hội khác nhau và giữa các cá nhân khác
nhau trong một xã hội, khoảng thời gian của từng giai
đoạn cũng khác nhau thậm chí có thể không có.
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của
kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những
gì con người đã tiếp thu được trong quá trình xã hội
hóa không ngừng.
a. Gia đình:
Là môi trường xã hội hoá đầu tiên quan trọng bậc nhất
của cá nhân.
Thông qua các thông tin có chủ đích và không có chủ
đích, cha mẹ và những người lớn trong gia đình truyền
lại cho con cái những giá trị, niềm tin, chuẩn mực, thái
độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh.
Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những
thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về
giống phái, giới tính.
Xã hội hoá được thực hiện chủ yếu qua giao tiếp
trực tiếp. Quá trình xã hội hoá của đứa trẻ được
theo dõi chặt chẽ và được điều chỉnh ngay.
Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình khác nhau
xảy ra các quá trình xã hội hoá khác nhau.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các tổ chức xã hội
và truyền thông đại chúng, quá trình xã hội hoá
trong gia đình mất dần ảnh hưởng của nó.
b. Nhà trường:
Nhà trường là một môi trường xã hội hoá chính yếu.
Đứa trẻ tiếp thu không chỉ các môn học của nhà trường mà
cả những quy tắc và những cách thức quy định hành vi,
cách thức quan hệ với giáo viên và các bạn học,... cũng
như những cách nhìn nhận về thế giới, những tư tưởng,
khuôn mẫu, và giá trị mà xã hội coi trọng.
Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc
với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên
không phải trong tập thể cơ bản là gia đình.
Tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận
thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội
đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình.
Nhà trường có tầm quan trọng ngày càng tăng trong
quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân do phần lớn thời
gian ngoài gia đình, các cá nhân phụ thuộc vào các tổ
chức đó.
c. Các nhóm ngang hàng:
Cá nhân tham gia vào nhiều nhóm xã hội: nhóm bạn bè cùng lứa
tuổi, nhóm cùng sở thích, nhóm học tập, nhóm lao động sản xuất, nhóm
nghề nghiệp
Những nhóm xã hội này có ảnh hưởng quan trọng đến việc thu
nhận kinh nghiệm xã hội, hoàn thiện những kiến thức, kỹ năng lao
động, và quy tắc ứng xử
Trong những nhóm này nhóm bạn bè cùng lứa tuổi có tác động
mạnh mẽ đến cá nhân tới mức có thể lấn át ảnh hưởng của gia đình và
nhà trường.
Nhóm bạn cũng tạo ra cơ hội cho các thành viên chia sẻ, thảo luận về
các mối quan tâm mà thường không làm tương tự với cha mẹ hay các
thầy cô giáo, học hỏi những hành vi mà họ không được thực hiện ở
các môi trường xã hội hoá khác như gia đình, nhà trường.
Tuy nhiên khi cá nhân bước vào tuổi trưởng thành về xã hội thì nhóm
lao động sản xuất, nhóm đồng nghiệp lại đóng vai trò cực kỳ quan
trọng đối với xã hội hoá cá nhân. Thông qua nhóm cá nhân không chỉ.
d. Truyền thông đại chúng:
Trong xã hội hiện đại đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình xã
hội hóa.
Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội,
những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến.
Thông qua thời lượng cũng như cách thức của những gì được chuyển
tải qua các phương tiện truyền thông, xã hội bị ảnh hưởng bởi những
khuôn mẫu, giá trị... mà nó thể hiện cũng như quyền lợi của những
nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phương tiện
truyền thông.
Việc tiếp thu tri thức, thông tin qua truyền thông đại chúng ngày càng
trở nên quan trọng đối với cá nhân trong quá trình xã hội hoá.
a. Trong xã hội truyền thống:
Xã hội Việt Nam truyền thống phát triển chậm, cơ cấu
xã hội đơn giản, khuôn mẫu truyền thống.
- Kinh tế tự cung tự cấp, quan hệ trao đổi là chủ yếu, thị
trường không phát triển.
- Quan hệ gia đình, quan hệ xã hội chủ yếu dựa vào quan
hệ huyết thống và làng xóm. Văn hóa làng xã truyền
qua các thế hệ bằng truyền miệng, dạy bảo trong gia
đình, hương ước làng xã.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra đơn giản, tiếp
nhận qua gia đình, dòng họ, diễn ra bằng phương thức
nêu gương và thông qua lao động.
b. Trong xã hội hiện đại:
- Bối cảnh lịch sử và nền kinh tế từng bước chuyển sang quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Lối sống, văn hóa nông thôn cùng các giá trị truyền thống
tuy có biến đổi nhưng vẫn ảnh hưởng sâu sắc.
+ Từng bước hình thành, củng cố và xác lập những giá trị mới và ý thức hệ xã
hội chủ nghĩa.
+ Gia đình truyền thống dần được thay thế bằng gia đình hiện đại, các chức năng
gia đình biến đổi theo.
- Một số đặc điểm:
+ Định hướng giá trị:
+ Năng lực:
+ Thói quen nếp sống:
+ Quan hệ với thế giới: ảnh hưởng định hướng giá trị.
- Những tác động của thế giới, sự biến đổi theo hướng toàn cầu hóa, mở cửa
hội nhập của Việt Nam cũng có nhiều tác động đến quá trình xã hội hóa ở
nước ta.
- Những giá trị cũ và mới có sự xáo trộn theo cả hai chiều hướng tích cực và
tiêu cực.
- Định hướng giá trị thay đổi, đặc biệt là ở thanh niên.
2. Một số vấn đề bức xúc về xã hội hóa ở Việt Nam hiện
nay:
- Lấy con người làm trung tâm của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội là tư tưởng khởi đầu cho các phương
hướng, mục tiêu, cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng
và nhà nước ta trong những năm gần đây.
Đặt những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hóa hiện nay ở
Việt Nam:
- Sự chuyển đổi hệ giá trị, thang giá trị, chuẩn mực giá trị.
- Các kênh thực hiện chức năng xã hội hóa.
- Gia đình truyền thống - > gia đình hiện đại.
=> Cần xác định hệ thống giá trị cơ bản của người Việt
Nam. Kiểm soát việc thực hiện chức năng xã hội hóa của:
nhà trường, Đoàn thể xã hội, truyền thông đại chúng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xhihacnhn_141001225321_phpapp02_6038.pdf