LỜI NÓI ĐẦU
Đối với một số người sử dụng, vỏ máy tính (case, chassic) có thể nói là
một thành tố không được quan trọng trong việc đóng góp sức mạnh xử lý
của một hệ thống máy tính cá nhân, thậm chí có một số tiêu cực đến mức
khi ráp máy tính họ luôn để cho cả hệ thống “trần như nhộng” với cách lý
luận ”cho nó mát, lắp vỏ chỉ tổ nóng thêm và mất diện tích ” Thế nhưng
đối với một số người khác vỏ máy tính lại đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc đem lại sự an toàn và ổn định cho cả hệ thống máy tính,
ngoài ra đối với họ nó còn là sự thể hiện cá tính, trình độ hiểu biết cũng
như thể hiện đẳng cấp của một dân chơi phần cứng thực thụ.
Hiện nay trên thị truờng máy tính Việt Nam có rất nhiều thương hiệu
cũng như nhà sản xuất cung cấp rất nhiều chủng loại mẫu mã các loại vỏ
máy tính tạo nên một thị trường sôi động quá đa dạng về kiểu dáng thiết
kế, tính năng, cũng như “chất lượng” và giá cả tạo sự khó khăn cho
người tiêu dùng khi lựa muốn lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.
23 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vỏ máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với một số người sử dụng, vỏ máy tính (case, chassic) có thể nói là
một thành tố không được quan trọng trong việc đóng góp sức mạnh xử lý
của một hệ thống máy tính cá nhân, thậm chí có một số tiêu cực đến mức
khi ráp máy tính họ luôn để cho cả hệ thống “trần như nhộng” với cách lý
luận ”cho nó mát, lắp vỏ chỉ tổ nóng thêm và mất diện tích..”.. Thế nhưng
đối với một số người khác vỏ máy tính lại đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc đem lại sự an toàn và ổn định cho cả hệ thống máy tính,
ngoài ra đối với họ nó còn là sự thể hiện cá tính, trình độ hiểu biết cũng
như thể hiện đẳng cấp của một dân chơi phần cứng thực thụ.
Hiện nay trên thị truờng máy tính Việt Nam có rất nhiều thương hiệu
cũng như nhà sản xuất cung cấp rất nhiều chủng loại mẫu mã các loại vỏ
máy tính tạo nên một thị trường sôi động quá đa dạng về kiểu dáng thiết
kế, tính năng, cũng như “chất lượng” và giá cả.. tạo sự khó khăn cho
người tiêu dùng khi lựa muốn lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.
Trong tất cả các thành phần của máy tính đây là bộ phận mà người dùng
có thể cho phép mình dễ dàng can thiệp thay đổi (modcase) hay thậm chí
làm mới hoàn toàn 1 chiếc vỏ theo ý của mình..Vỏ máy tính là một đề tài
có thể nói là rất hay nhưng cũng là một đề tài rộng vì vậy với bài viết nhỏ
này moitapchoi mong muốn tổng hợp lại một chút ít kiến thức và thông
tin cơ bản cho những ai mới bắt đầu chơi modcase, độ case hay những
người muốn tìm cho mình một sản phẩm vừa ý nhất..
Bài viết này chỉ đề cập đến các vấn đề tiêu chuẩn và các kiến thức cơ bản
phổ thông của các loại vỏ máy tính phổ biến trên thị trường chứ không
dám lạm bàn nhiều về việc độ case, làm case hay các loại case chuyên
dành cho máy chủ...
I. CÁC TIÊU CHUẨN PHỔ BIẾN CỦA VỎ MÁY TÍNH - FORM
FACTOR
1. Form factor?
Là những chỉ dẫn mô tả một cách chính xác nhất và cơ bản về kích thước
và hình dạng của các thiết bị máy tính theo các tiêu chuẩn công nghiệp
(tất nhiên chỉ nói về máy tính thôi nhé, vì mỗi ngành lại có form factor
riêng của mình). Đặc biệt áp dụng cho các loại motherboard và các
expansion card. Chính vì vậy các nhà sản khi đưa ra các sản phẩm của
mình đều tuân thủ một cách chặt chẽ và chính xác tuyệt đối các tiêu
chuẩn mô tả này. Vì vậy khi bạn độ case, modcase, hay làm case..j đó
cũng nên dành chút ít thời gian tìm hiểu về vấn đề này (đề phòng trường
hợp làm xong không lắp được thiết bị nào thì mất công..).
Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin rất hữu ích tại đây;
2. Các chuẩn cho Motherboard và chuẩn mô tả vỏ máy
Tại sao lại dính dáng đến mainboard? Đơn giản vì các mô tả và chuẩn của
vỏ máy tính chủ yếu dựa trên các chuẩn kích thước của mainboard để sản
xuất..Phần này sẽ giới thiệu nhanh với bạn đọc các chuẩn phổ biến nhưng
bạn đọc nên quan tâm và chú ý nhất là 2 chuẩn ATX (hiện được sử dụng
rộng rãi) và BTX (chuẩn mới có thể sắp phổ biến hơn ATX). Ngoài ra
những cái khác cũng nên đọc cho biết:
AT và Baby AT : trước đây các loại mainboard được sử dụng trong các
PC chủ yếu là các loại có kích thước tương đối lớn (từ năm 1984 - theo
chuẩn từ năm IBM PC/XT chuẩn này quá cũ kỹ rôi` nên kô đề cập đến ở
đây). Sau đó chuẩn AT ( Advance Technology) ra đời được sử dụng phổ
biến cho thế hệ máy 386, 486.. tuy nhiên sau một thời gian chuẩn AT
cũng gặp một số vần đề về kích thước liên quan đến các drive bay do kích
thước còn tương đối lớn của mình và các nhà sản xuất cho ra đời Baby
AT kích thước giảm từ 12” xuống còn 8,5”. Và chuẩn Baby AT nhanh
chóng phổ biến do kích thước rất hợp lý của mình..Chuẩn AT và Baby
AT được sử dụng rộng rãi cho 2 thể loại vỏ máy Desktop và
Tower..Ngoài ra cũng có một vài biến thể của vỏ máy là LPX và mini
LPX được sản xuất..
Các loại chuẩn ATX: trước khi ATX xuất hiện ông lớn Intel còn đưa ra
một chuẩn NPX thay thế cho chuẩn LPX. Thế nhưng thay đổi thực sự
quan trọng nhất đó là sự ra đời của tiêu chuẩn ATX cũng của Intel vào
năm 1995 (được sử dụng rộng rãi phổ biến cho đến nay và được nâng cấp
liên tục) nó làm thay đổi hoàn toàn các thiết kế các loại mainboard, vỏ
máy tính ATX trở thành chuẩn công nghiệp thay thế cho AT và AT Baby.
Có được sự thành công như vậy là nhờ ATX kế thừa được các ưu điểm
nổi trội của chuẩn AT và bổ sung rất nhiều tính năng nâng cấp mở rộng.
ATX cũng là chuẩn có nhiều phiên bản thay đổi và nâng cấp nhất đặc biệt
ở phần I/O panel..
Dưới đây là môt số cỡ mainboard lớn nhất theo chuẩn ATX phổ biến:
+ Full ATX: có kích thước 19”x 9.6” (48.26 x 24.4cm)
+ Mini ATX: có kích thước 11.2”x 8.2” (28.45cm x 20.83cm)
+ Extended ATX: có kích thước 12”x 13” (30.48cm x 33.02cm)
+ WTX: chuẩn Workstation có kích thước 14”x 16.75” (35.56cm x
42.54cm)
+ microATX: có kích thước 9.6”x 9.6” (24.4cm x 24.4cm)
+ FlexATX: có kích thước 9”x 7.5” (22.86cm x 19.05cm)
2 chuẩn khác do Via Technology phát triển dựa trên nền tảng ATX:
+ Mini-ITX: do Via phát triển có kích thước 6.7”x6.7” ( 17cm x17cm)
+ Nano-ITX: do Via phát triển có kích thước 4.7”x4.7” ( 12cm x12cm)
Chuẩn BTX - Balanced Technology Extended: chuẩn mới này của
Intel đem lại 1 bộ mặt mới cho các mainboard và vỏ máy tính. Thiết kế
mới giúp cho hệ thống giải nhiệt tốt hơn rất nhiều bằng cách bố trí lại
thành phần và vị trí các cụm linh liện nhằm tối ưu các luồng khí giải nhiệt
lan truyền trong thùng máy. Chuẩn này ra đời giải quyết vấn đề lớn về
nhiệt độ mà các bộ vi xử lý Pentium 4 của Intel gặp phải. Ngoài ra đây
cũng là chuẩn mới ra đời nhằm đáp ứng các chuẩn thiết bị khác như
USB2.0, SATA, PCI Express..
Hiện mới có 4 loại kích cỡ theo chuẩn mới BTX đều cùng dài 26.67cm
+ BTX: có kích thước 12.8”x 10.5” (32.512cm x 26.67cm)
+ microBTX: có kích thước 10.4”x 10.5” (26.416 x 26.67cm)
+ nanoBTX: có kích thước 8.8”x 10.5” (22.352cm x 26.67cm)
+ picoBTX: có kích thước 8”x 10.5” (20.32cm x 26.67cm)
II. CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUẨN
CASE ATX
Do hiện nay nhiều chuẩn thiết kế ko còn đc sử dụng hoặc ít sử dụng nên
phần bài viết này chỉ tập trung vào chuẩn ATX 2.x hiện nay đang được sử
dụng rộng rãi cho đỡ tốn sức và mất thời gian đọc của anh em:
Có rất nhiều hãng chế tạo và sản xuất vỏ thùng máy dựa trên ATX Form
Factor để thiết kế nhưng mỗi hãng đều có những thay đổi nhỏ đặc thù
riêng cho phong cách thiết kế và tiện ích của mình. Nhưng tất cả các
thông số kỹ thuật về kích cỡ đều phải tuân thủ một cách chặt chẽ theo các
mô tả trong ATX-FF. Khi chế tạo các loại thùng máy này nhà sản xuất
thường cho phép người dùng có thể gắn rất nhiều loại kích cỡ mainboard.
Nhìn vào sơ đồ khối bạn có thể thấy cơ bản cấu tạo đơn giản của 1 thùng
máy theo chuẩn ATX chia làm 4 phần:
+ Khu vực lắp nguồn: tất cả các bộ nguồn khi được thiết kế cũng phải
tuân thủ các tiêu chuẩn về kích thước của ATX. (khi chế tạo, hoặc
modcase bạn hết sức lưu ý đến vấn đề kích thước)
+ Các khe 5.25”: khe tiêu chuẩn dành để lắp các thiết bị có kích thước
5,25” phổ thông như: CD, DVD, Function Panel..Nếu các khe này không
được lắp các thiết bị thì thông thường với các loại vỏ máy cao cấp sẽ
được lắp đặt các hệ thống quạt thông khí cho thùng máy. Tùy theo kích
thước của vỏ case thông thường phải có ít nhất là 4 khe 5,25”. Với một số
nhà sản xuất có thể có đến 6 hoặc 10 khe 5,25 mới đáp ứng đủ nhu cầu
lắp thêm các thiết bị của người sử dụng (nhất là mấy anh em thích độ case
rất khoái thể loại nhiều bay 5,25”)
+ Các khe 3.5”: khe tiêu chuẩn dành cho các thiết bị cỡ 35” phổ thông
như: HDD, FDD, ZIP..thông thường có từ 2 đến 6 khe trong 1 vỏ máy.
Các khe cắm này trong một số loại vỏ máy có thể chuyển đổi sang các
khe 5,25”
+ Khu lắp đặt cho mainboard: là phần lắp đặt chính trong hệ thống máy
tính với tùy theo thiết kế có thùng vỏ máy sẽ sử dụng ốc vít hoặc các bộ
gá đặc biệt để gắn mainboard vào thùng máy.. Khu vực này bắt buộc các
nhà sản xuất phải chế tạo các điểm gá hoặc bắt vít tuyệt đối chính xác nếu
không sẽ khó có thể lắp đặt được mainboard.
Với những người thiết kế, làm hay độ vỏ máy tính bạn cần nắm rõ các lỗ
bố trí trên các loại mainboard cùng với kích thước chính xác tuyệt đối
III. PHÂN LOẠI KÍCH THƯỚC, KIỂU DÁNG, HÌNH THỨC VỎ
MÁY
Nếu căn cứ vào hình dáng và kích thước bên ngoài thì có thể chia các loại
thùng máy tính thành 6 loại cơ bản. Với mỗi loại đều có những đặc điểm
và phân khúc thì trường phân chia tương đối rõ rệt.
+ Desktop:
Kiểu vỏ máy nằm thông thường có kích thước tầm trung trở xuống thích
hợp cho người dùng có không gian hẹp hoặc đơn giản là người dùng
không thích kiểu vỏ máy đứng. Tuy nhiên thị trường hiện nay của thể loại
vỏ máy nằm ngang hiện có tiềm năng rất lớn với sự xuất hiện một khái
niệm mới là Multimedia Home PC (máy tính tích hợp nhiều tính năng
giải trí dựa trên các nền tảng Intel Viiv, Amd Live!..Home Theater PC -
HTPC). Những người chơi âm thanh hoặc chơi multimedia cũng rất thích
các mẫu case dạng này vì họ có thể dễ dàng phối ghép rất phù hợp với
các hệ thống giải trí hoặc các hệ thống âm thanh đang sẵn có. Với kích
thước nhỏ và gọn nên các desktop chủ yếu sử dụng phù hợp cho các hệ
thống mainboard tích hợp có diện tích nhỏ: microATX, flex ATX,
miniATX... Một số loại destop cỡ trung vẫn lắp được các loại mainboard
ATX cỡ lớn hơn, nhưng đổi lại người sử dụng thông thường sẽ bị hạn chế
việc nâng cấp và bó hẹp không gian trong thùng máy.. Ngoài ra kiểu dáng
vỏ desktop siêu nhỏ cũng là một thị trường rất hứa hẹn với những mẫu vỏ
được thiết kế hết sức tinh xảo với kích thước chỉ bằng quyển sách học
sinh chuyên sử dụng các loại mainboard all in one của Via: miniITX và
nanoITX. Tại Việt Nam để kiếm được những hệ thống như vậy là khá
khó khăn..
Thị trường hiện cũng có nhiều nhà sản xuất các loại vỏ máy desktop cao
cấp với rất nhiều tên tuổi khét tiếng với các mẫu thiết kế được đánh giá là
có hi-end trong đó có thể nêu vài cái tên tiêu biểu: SilverStone, Lian Li,
CoolerMaster, Thermaltake.. Ngoài ra các nhà sản xuất tầm trung hoặc
đại trà cũng có rất nhiều các mẫu desktop để lựa chọn nhưng thông
thường thì giá cả của các mẫu desktop thường cao hơn so với các loại vỏ
máy đứng..
+ Mini Tower & Barbone pc:
Thuộc phân khúc thị trường pc cỡ nhỏ các mẫu thùng máy mini tower với
những kích thước nhỏ gọn rất phù hợp với các công việc văn phòng hoặc
với những người dùng bình thường ko có nhiều diện tích bố trí máy.
Nhóm vỏ máy này thông thường chia làm 2 loại tương đối phổ biến dạng
mini case có hình dáng như đại đa số các mẫu tower khác nhưng kích
thước không gian được thu gọn tối đa chủ yếu lắp được các loại
mainboard: microATX, miniATX, flexATX. Với loại vỏ case này người
dùng cũng có một số không gian vừa phải để tùy biến sắp xếp lắp đặt
phần cứng.
Ngoài ra 1 nhóm dạng thùng máy khác thuộc nhóm này rất phổ biến trên
thị trường thường đc các nhà sản xuất gọi là barbone (bán kém mainboard
và một số linh kiện phần cứng theo vỏ máy). Nhóm vỏ máy dạng này có
kích thước cũng rất nhỏ thông thường khả năng tùy biến là bị hạn chế tối
đa.
+ Tower:
Là cỡ vỏ máy phổ thông và đại trà với kích cỡ vừa phải có thể lắp được
các loại mainboard: microATX, fullATX, eATX.. Đây là cỡ vỏ máy tính
phổ thông nên có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã cũng như giá cả phù hợp
đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên với những hệ
thống phần cứng cao cấp hiện nay và với những linh kiện phần cứng tỏa
nhiều nhiệt cỡ thùng máy này đã ko còn đáp ứng được những yêu cầu giải
nhiệt. Với những cỡ main fullATX và eATX khi lắp đặt cho cỡ thùng
máy này cũng rất khó khăn trong vì một số không gian bị vướng không
lắp đặt được.. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẫu vẫn được duy trì bán ra cho
các hệ thống máy tính bình dân
+ Mid Tower:
Các mẫu cây mid tower có kích thước đủ rộng cho các hệ thống phần
cứng mới nhất: bạn có thể thoải mái chơi các hệ thống đồ họa kép hay có
thể lắp đặt những hệ thống làm mát đồ sộ một cách thoải mái mà không
sợ thiếu không gian. Mẫu kích thước này hiện nay là chuẩn mực kích
thước cho thị trường vỏ máy tính đại trà và tầm trung đáp ứng đầy đủ các
yếu tố kỹ thuật về không gian giải nhiệt cho các loại phần cứng mới. Tầm
kích cỡ này của thùng máy hiện nay được nhiều nhà sản xuất thiết kế đầu
tư rất nhiều cho việc thiết kế về kiểu dáng từ nội thất đến ngoại thất với
mẫu mã và hình dạng rất phong phú. Ngay cả những sản phẩm cho thị
trường đại trà bình dân cũng có những mẫu mã được thiết kế rất tốt đáp
ứng được các yêu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Đây cũng là mẫu
thùng máy có kích thước lý tưởng với giá thành dễ dàng được chấp nhận
mà những người mod case thông thường sẽ lựa chọn.
+ Full Tower – Super Tower:
Với kích thước thùng máy ngoại cỡ tất nhiên là sẽ có cả một không gian
cực lớn và thoải mái cho người có thể thoải mái muốn lắp thêm hay mở
rộng các thành phần phần cứng trong thùng máy. Thể loại thùng máy cỡ
này chủ yếu sản xuất cho thị trường cao cấp với giá thành rất cao ngay cả
đối với những hãng kô có tên tuổi. Giá thành cao luôn đi kèm với chất
lượng hoàn hảo của các sản phẩm ngoại cỡ này với những tính năng và
tiện ích mà các thùng máy cỡ nhỏ không thể cung cấp. Những thùng máy
kiểu này luôn giành cho những khách hàng có điều kiện lắp những dàn
máy có cấu hình rất mạnh như workstation, server, hay máy tính cực
mạnh cho game thủ.. Đây cũng là thùng máy mà dân mod case luôn muốn
sở hữu, với những thiết kế thông minh và không gian rộng rãi là mảnh đất
mầu mỡ cho những nghệ sĩ mod case có thể dễ dàng tạo nên những tác
phẩm kinh điển mang cá tính riêng của họ.
IV. CHẤT LIỆU CHẾ TẠO VỎ MÁY TÍNH
Chất liệu chế tạo vỏ máy là một yếu tố rất quan trọng, yếu tố này đóng
góp đáng kể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành cơ bản của
sản phẩm. Trong ngành công nghiệp chế tạo vỏ máy tính thường thấy có
3 loại vật liệu hay được sử dụng là: nhựa tổng hợp, thép, nhôm. Mỗi loại
vật liệu kể trên đều có những ưu, nhược điểm riêng thép thì cứng, rắn
chắn giá thành thấp ( tùy theo độ dầy mỏng và cách gia công – nhưng ở
đây là nói chung..^_^) vì vậy vỏ máy chế tạo thừ thép có giá cả rất cạnh
tranh, thân máy cứng cáp, và độ ồn của các thùng máy chế tạo từ thép
thường là rất thấp. Nhưng nhược điểm của thép là nặng, dẫn nhiệt
kém..và chất liệu này nếu không được gia công cẩn thận thì khó lòng đem
lại cho bạn một sản phẩm ưng ý. Nhôm là chất là chất liệu rất phù hợp
trong chế tạo vỏ máy tính với những đặc tính nhẹ, mềm dẻo dẫn nhiệt tốt
thế nhưng nhược điểm của nhôm là giá thành cao và không được cứng
cáp. Nhưng thông thường trong việc chế tạo vỏ máy các nhà sản xuất
thông thường đều sử dụng hợp kim của nhôm nhằm khắc phục các yếu
điểm dễ bị oxy hóa và làm cho chất liệu trở lên cứng cáp hơn. Hầu hết
khung thân chính của vỏ máy ( thợ Việt nam gọi là “Xát si”..) đều được
làm từ thép hoặc nhôm và sau đó các chi tiết khác được gia công bằng
nhựa tổng hợp sự kết hợp này nhằm cân bằng, khắc phục các nhược điểm
của mỗi loại vật liệu và để đảm bảo giá thành hạ nhất cho các sản phẩm..
Nhưng có thực sự là cứ thép thì cứng và nhôm thì yếu và mềm
không.?.Và vật liệu càng dầy thì càng chắc chắn..?? (cảm giác cái j dầy
dặn thì chắc chắn, nồi đồng cối đá – tâm lý chung mọi người đều như
vậy).. Đúng! Rất đúng! Nhưng cũng không hoàn toàn là như vậy. Sự chắc
chắn, vững chãi và an toàn của sản phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào
thiết kế và các đường nét chi tiết gia công trong mỗi sản phẩm. Yếu tố và
chất lượng thiết kế đóng một vai trò quyết định trong vấn đề này, những
yếu tố tinh tế này thường thấy rõ trong các sản phẩm cao cấp với những
cách xử lý cực kỳ đơn giản và thông minh. Ví dụ: chi tiết đơn giản nhất
và dễ nhận biết đó là các đường mép viền được gấp cuộn vừa tránh được
tổn thương đứt tay cho người dùng đồng thời tăng cường được độ cứng
cáp và chịu lực cho chi tiết lên gấp nhiều lần. Ngoài ra với các tính toán
kỹ lưỡng về kết cấu khi thiết kế các chi tiết của vỏ máy mỗi thành phần
chi tiết khi kết nối với nhau tạo nên khung chịu lực vững chãi cho toàn bộ
khung máy ( những người modcase nên để ý để khi thay đổi các thành
phẩn nếu không sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết cấu vỏ máy nếu không cẩn
thận xem xét..).. Vì vậy với những thiết kế ổn định, được tính toán cẩn
thận thì các sản phẩm vẫn đảm bảo được các yêu cầu về độ an toàn, chắc
chắn và có được lợi thế to lớn về giải quyết vấn đề trọng lượng..
Ngoài những vật liệu phổ biến trên trong một số dòng sản phẩm đặc biệt
cao cấp nhiều nhà sản xuất còn đưa vào những loại vật liệu mới công
nghệ cao và rất đắt tiền: vật liệu từ sợi cácbon, Anodized Aluminum (vật
liệu nhôm tổng hợp mới với đặc tính cực nhẹ, bền sử dụng trong xây
dựng và công nghệ chế tạo vỏ máy bay, vỏ tầu vũ trụ..).. Và với những
nghệ sỹ modcase họ còn sử dụng rất đa dạng các loại vật liệu khác như:
gỗ, thủy tinh, mica, inox...để chế tạo thùng máy
V. BÊN TRONG VỎ MÁY TÍNH
Nội thất bên trong của thùng máy tính, mỗi hãng sản xuất đều có những
cách bài trí và sắp đặt riêng nhưng tựu chung đều phải dựa trên những
nguyên tắc hoặc những tiêu chuẩn chung thỏa mãn các điều kiện cơ bản
liệt kê dưới đây:
+ Đảm bảo tương thích tiêu chuẩn kích thước
+ Đảm bảo điều kiện giải nhiệt cho các thiết bị
+ Dễ dàng thuận tiện cho việc lắp đặt
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn về độ ồn âm thanh
+ Thỏa mãn các điều kiện an toàn sử dụng và an toàn về điện
Với những loại thùng máy đặc biệt các nhà sản xuất luôn có những giải
pháp sáng tạo hay những giải pháp đắt tiền để tạo cho sản phẩm của mình
những nét riêng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố và nguyên tắc cơ bản nêu
trên. Trong bài viết ngắn ngủi này khó có điều kiện để nói kỹ hơn về vấn
đề này vì vậy bằng các hình ảnh minh họa bạn đọc sẽ tự mình đánh giá và
nhận xét:
+ Một số hình ảnh về nội thất của các loại vỏ Tower:
+ Một số mẫu case đặc biệt:
+ Nội thất của một số mẫu desktop:
VI. AIR COOLING VÀ THIẾT KẾ AIRFLOW
Nếu bạn hiện đang sơ hữu 1 hệ thống phần cứng tương đối có cấu hình
mạnh thì chắc chắn hệ thống của bạn cũng sẽ có những vấn đề về nhiệt
độ. Ngày nay không chỉ có CPU là bộ phận chính tỏa nhiệt mà hầu hết
các thiết bị phần cứng máy tính đều tỏa nhiệt một cách mạnh mẽ: GPU,
Mainboard, HDD, Memory, Chipset, DVD.. với nhiều thiết bị công suất
lớn như vậy được khiến thùng máy của bạn chẳng khác j một cái lò sấy.
Bài toán giải nhiệt cho hệ thống máy tính luôn là thách thức khó khăn
nhưng không phải là không có lời giải đáp. Nhưng lời giải đáp ấy hiệu
quả đến đâu còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và kinh nghiệm của bạn. Phần
bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn một chút ít kinh nghiệm và những
hiểu biết cơ bản về làm hệ thống làm mát bằng không khí được thiết kế
trong các thùng máy.
Hiểu một cách đơn giản nhất về làm mát bằng khí trong thùng máy là
bằng cách thiết kế hợp lý trong thùng máy tạo được các luồng khí di
chuyển sao cho khối không khí nóng được thay thế liên tục bằng khối khí
mát hơn. Và cách hiệu quả nhất là làm sao cho khối khí mát vào một
chiều và đem khí nóng thoát ra chiều bên kia. Nhìn hình minh họa dưới
đây bạn có thể dễ dàng nhận thấy cơ chế và nguyên lý làm việc hết sức
đơn giản của cách làm mát này:
Theo một nguyên tắc vật lý rất đơn giản mà ai cũng biết không khí nóng
bao giờ cũng có xu hướng đi lên và các khối không khí lạnh thì luôn chìm
xuống vì vậy nhất thiết cách hiệu quả nhất là bạn nên lựa chọn luồng khí
lạnh vào thùng máy luôn là vị trí thấp nhất có thể (nếu như vị trí cao thì
rất khó tạo được luồng khí). Luồng khí này khi vào trong thùng máy sẽ
được làm nóng khi tiếp xúc với các thiết bị trong thùng máy và bay lên
thoát ra ngoài tại vị trí thoát khí (lỗ thoát khí này vị trí càng cao càng
tốt)..
Để việc làm mát được hiệu quả và nhanh hơn các nhà sản xuất thường bố
trí thêm các hệ thống quạt làm mát đường kính lớn tạo luồng khí cưỡng
bức luân chuyển mạnh mẽ. Để hiệu quả nhất bạn cũng nên chú ý đến vị
trí lắp đặt của các quạt này và nhớ tìm phương án lọc bụi hiệu quả cho
thùng máy vì khi làm mát cưỡng bức ngoài khí mát thì quạt còn đem theo
cả bụi vào máy của bạn..Ngoài ra để đạt được lượng khí luôn chuyển tốt
nhất bạn nên chú ý bó các loại cáp và dây điện trong thùng máy một cách
gọn nhất có thể..Nếu bạn có được luồng khí luân chuyển tốt trong thùng
máy ngoài các linh kiện được làm mát tốt, bạn cũng sẽ tránh hoặc hạn chế
được ảnh hưởng của hiện tượng giao thoa điện từ cho các thiết bị phần
cứng yêu quí của bạn..
VII. LẮP VÀ ĐỘ CASE ĐÚNG CÁCH
Chiếc máy vi tính không chỉ còn là một chiếc máy chỉ biết tuân lệnh con
người thông qua các ứng dụng. Nó không còn thu mình vào một góc bàn
làm việc của bạn chỉ biết nói tiếng “Yes” “No” và có dáng vẻ bề ngoài
xấu xí với một màu trắng nhợt hay đen xì. Cái đó đã là quá khứ, ngày nay
ngoài việc lấy hiệu năng làm tiêu chí chọn lựa một chiếc máy tính thì tiêu
chí xem chiếc máy như một vật trang trí bên trong không gian làm việc
của bạn cũng được quan tâm hơn, dẫn chứng là vỏ máy tính (case) được
bán hiện nay có rất nhiều mẫu mã cho bạn chọn lựa. Thể hiện tính cách
riêng của mình không những có thể thông qua kiểu dáng hay màu sắc của
chiếc vỏ máy, mà bạn còn có thể chứng minh khiếu thẩm mỹ của mình
với mọi người qua cách bày trí bên trong lòng case. Qua bài viết này,
chúng tôi muốn đem đến cho các bạn thêm một giải pháp đơn giản và
hiệu qua cho các ý tưởng làm đẹp “cục cưng” của mình.
Chuẩn bị:
Đồ nghề cần chuẩn bị trước khi thực hiện gồm: 1 cây tua vít, 1 kềm cắt, 1
cây kéo. (Hình 1)
Phụ kiện cần chuẩn bị để “trang trí”: (Hình 2,3 )
- Dây rút (loại 200mm).
- Dây xoắn (loại dây có đường kính 25mm).
- Quạt (loại 80mm hay 120mm, có đèn LED).
- Cáp SATA UV (cáp SATA phản quang).
- Cáp IDE UV (cáp IDE phản quang).
- Đèn UV Ultra Aurora (đèn nhấp nháy theo nhạc).
- Quạt chipset (loại có đèn).
- Thùng máy tính có nắp kính bên hông bằng mica trong.
Thực hiện:
Có rất nhiều cách để trang trí cho chiếc máy tính của mình trở nên đẹp
hơn, nổi bật hơn nhưng cũng không kém phần phức tạp. Bởi, “đồ chơi”
để thể hiện khá đa dạng, ngoài việc mua thêm đồ “trang trí“ sao cho đẹp
mắt, các nhà sản xuất linh kiện máy tính còn cho bạn nhiều lựa chọn hơn
khi cho ra đời nhiều dòng mainboard, card đồ hoạ không chỉ mạnh về tính
năng mà còn rất chú trọng về hình thức,
kiểu dáng; góp phần làm thỏa mãn tính thẩm mỹ của bạn. Chính vì vậy,
“làm đẹp” máy tính của bạn không là điều đơn giản. Trước khi bắt đầu
“làm đẹp” chiếc máy tính của mình, bạn cũng cần phải làm gọn gàng bên
trong máy tính làm tăng thêm nét thẩm mỹ hơn.
Đầu tiên, cần thu gọn các dây nối nguồn của quạt CPU, quạt hút gió gắn
mặt sau thùng máy bằng cách dùng dây rút bó đoạn dây dư (hình 4) hay
quấn nhiều vòng quanh mối nối (hình 5). Thu gọn dây cắm các nút điều
khiển mặt trước thùng máy, các dây nối mở rộng cổng USB ra phía trước
(hình 6).
Tiếp đến, thu gọn toàn bộ dây nguồn trong máy. Bởi, nguồn máy tính đã
được thiết kế sẵn cho phép bạn gắn nhiều thiết bị và có khá nhiều đầu
cắm nguồn còn dư sẽ làm rối và giảm hiệu quả tản nhiệt cho máy tính của
mình (hình 7). Việc làm gọn này rất đơn giản, sử dụng dây xoắn bắt đầu
quấn từ đầu dây ra nguồn đến các đầu cắm. Trong quá trình thực hiện,
bạn cũng nên cắm tất cả các đầu cắm nguồn vào tất cả các thiết bị, để từ
đó giúp cho bạn dễ thu gọn toàn bộ dây nguồn. Nếu dây cấp nguồn cho
mainboard dài ta nên cố định bó dây nguồn vào cạnh ngoài (cùng phía
với đầu cắm nguồn của ổ đĩa quang). Nếu dây cấp nguồn cho mainboard
ngắn, ta chia bó dây nguồn làm hai bó dây: bó dây nguồn cấp cho
mainboard sẽ được cố định vào cạnh thùng máy phía trong và bó dây
nguồn còn lại sẽ được cố định bên ngoài. (hình 8, 9, 10, 11). Đến đây,
thùng máy của bạn trông gọn gàng, ngăn nắp hơn rồi đấy. Và bạn cũng có
thể bắt đầu “trang trí” thùng máy của mình rồi đấy.
Bắt đầu bằng cách thay quạt hút phía sau thùng máy bằng loại quạt hút có
đèn LED bên trong (hình 12). Quạt hút có đèn ngoài việc tăng cường
thêm khả năng giải nhiệt cho máy mà còn làm sáng thêm bên trong thùng
máy. Khi đó, bạn thoải mái “khoe hàng” mà mình đang sở hữu. Nếu máy
tính có thêm quạt hút mặt trước thì cũng nên thay luôn (loại này thường
được gắn trước ổ cứng). Trong quá trình gắn quạt hút, cũng nên chú ý đến
việc đi dây cấp nguồn cho quạt sao cho gọn gàng. Nếu là loại lấy nguồn
trực tiếp từ mainboard, nên chọn vị trí cắm lấy nguồn gần nhất. Còn đối
với một số loại quạt hút sử dụng nguồn ngoài, việc đi dây sao cho gọn là
vấn đề quan trọng nhất.
Sau khi gắn quạt, dây cáp IDE, SATA UV sẽ được thay thế cho các sợi
cáp cũ. Tại sao phải thay thế các sợi cáp thông thường bằng sợi cáp UV?.
(Hình 13) Bởi, sợi cáp UV có khả năng phản quang khi sử dụng đèn UV
chiếu vào. Chính vì vậy, khi sử dụng cáp UV thì không thể không đi kèm
với đèn UV. Thông thường, một bộ đèn UV bán trên thị trường sẽ bao
gồm hai cây kèm theo. Đèn UV không giống như đèn Neon, ánh sáng của
đèn UV cho bạn cảm giác huyền ảo hơn, làm nổi bật các sợi dây cáp
SATA, IDE dưới ánh sáng đó. Đèn UV gồm hai cây nên bạn cần chú ý
trong cách bố trí sao cho ánh sáng từ đèn phát ra toả đều bên trong. Tuy
vậy, tuỳ theo sở thích từng người mà có thể chơi đèn theo phong cách UV
hay Neon. Trong bài viết này, chúng tôi cũng thử gắn đèn tại nhiều vị trí
khác nhau nhận thấy khi gắn một đèn UV nằm cùng sát cạnh của
mainboard và đèn còn lại sẽ đặt nằm cạnh dưới đáy, ánh sáng toả ra đều
khắp bên trong (Hình 14). Một đặc tính khá nổi bật của bộ đèn UV này là
có thể chớp theo “nhạc”, tức là chớp khi có tiếng động. Tính năng này rất
hay khi bạn nghe nhạc. Sau khi cố định các vị trí của bộ đèn UV, để góp
phần tô điểm thêm nét đẹp cho thùng máy của bạn và tăng thêm khả năng
giải nhiệt cho mainboard, quạt giải nhiệt cho chipset cũng là một giải
pháp. Không chỉ là loại quạt bình thường, quạt chipset khi sử dụng phải là
loại có gắn đèn LED bên trong hoặc là quạt UV. Tuy nhiên, quạt chipset
sử dụng đèn LED dễ mua nhất. Cách gắn cũng khá đơn giản. Đối với
dòng mainboard có lưới tản nhiệt chipset nhỏ, dùng ốc cố định quạt trên
lưới tản nhiệt đó (cách làm này mang tính thẩm mỹ cao). Nhưng với một
số mainboard có lưới tản nhiệt thưa, biện pháp duy nhất là sử dụng dây
rút cố định vị trí quạt lên trên mặt lưới tản nhiệt đó. (hình 15)
Nói thêm: Với cách bó dây điện và thay các round cáp được làm như
trong bài viết trên rất tốt cho AirFlow trong thùng máy của bạn. Lưu ý
khi bạn chơi đền neon led hay uv led cũng lưu ý phương án giải nhiệt vì
các loại đèn này cũng tỏa nhiêt tương đối …^_^
VIII. TẠI SAO VỎ CASE CỦA BẠN RẺ - TẠI SAO CỦA TÔI
ĐẮT?
Đây là vấn đề rất hay mà rất nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi. Rất rõ
ràng có những loại vỏ máy giá chỉ 20$ nhưng có loại giá cao gấp đến 10
lần. Bạn có thể tham khảo các lý do được nêu ra dưới đây và sẽ tự tìm
được câu trả lời cho chính mình:
+ Chức năng & độ thẩm mỹ của sản phẩm: hầu hết đa số người tiêu
dùng lựa chọn sản phẩm thùng máy thì yếu tố đầu tiên được xem xét là
hình thức và kiểu dáng bên ngoài. Đương nhiên với các sản phẩm tên tuổi
và đắt tiền đây là những yếu tố hết sức quan trọng không có j phải bàn
cãi. Những sản phẩm của các hãng đắt tiền thông thường được gia công
tỷ mỷ đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.. Và đi kèm với vỏ máy là hàng tá
chức năng phụ và tiện ích cũng như phụ kiện đi kèm mà ở những mẫu
bình dân và đại trà hầu như bị cắt xén để giảm giá thành sản phẩm
+ Chất lượng: các hãng có tên tuổi thông thường mỗi sản phẩm khi được
sản xuất đều tuân theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cực kỳ chặt chẽ.
Và lý do đơn giản là thành công của thương hiệu lớn yếu tố đầu tiên là
chất lượng ổn định của các sản phầm mà họ đưa ra thị trường..
+ Thiết kế: các mẫu thùng máy của các hãng có tên tuổi đều được thiết
kế dựa trên những tính toán chi tiết và ty mỷ với mẫu mã cực kỳ đa dạng.
Ngoài ra các thiết kế thông minh của các sản phẩm này luôn đem đến cho
người sử dụng những tiện ích thiết thực. Các mẫu vỏ đắt tiền luôn bám
sát xu hướng thời trang máy tính và cá thiết kế mang tính khoa học hoặc
tính kỹ thuật rất cao..
+ Hệ thống làm mát: Các mẫu case đắt tiền thường kèm theo các quạt
làm mát rất tốt, hoặc thiết kế sẵn những vị trí và phụ kiện sẵn sàng cho
người sử dụng bổ sung. Ngoài ra các thiết kế AirFlow trong các loại case
đắt tiền đều được tính toán một cách nghiêm túc và thật sự hiệu quả..
+ Dễ dàng lắp đặt: các thùng máy cao cấp được chế tạo với độ chính xác
rất cao vì vậy khi bạn lắp đặt các thiết bị phần cứng tiêu chuẩn ko bao giờ
co chuyện sai lệch kích thước. Ngoài ra các thùng máy này thông thường
cho phép bạn lắp đặt bằng tay với các bộ công cụ đi kèm mà không cần
đến ốc hay tuốc nơ vít..Các thao tác lắp đạt được đơn giản hóa có khi trẻ
con lớp 2 cũng ráp đc máy tính…^_^
+ Độ tương thích cao: các mẫu vỏ máy đắt tiền thường thiết kế và tính
toán sẵn cho bạn những chỗ có thể lắp đặt đươc rất nhiều cỡ và chủng
loại mainboard, cạc mở rộng và các thiết bị phần cứng khác...
+ Chất liệu chế tạo: thông thường được sản xuất từ những vật liệu đắt
tiền và chất lượng được đảm bảo. Với những sản phẩm cao cấp chỉ cần
xem chất liệu chế tạo là bạn đã có cảm tình muốn mua ngay rồi..
+ Độ ồn và độ rung: những yếu tố gây sự bực bội và khó chịu với rất
nhiều người sử dụng được xử lý một cách triệt để và hoàn hảo trên các
mẫu thùng cao cấp đắt tiền.
+ Khả năng DIY mod: các mẫu thùng máy đắt tiền rất dễ dàng cho
người dùng thay đổi, hoặc độ thêm đồ. Chỉ cần mất rất ít công sức bạn
cũng có thể tạo ra một sản phẩm mang phong cách riêng của mình mà kô
sợ đụng hàng
+ Lý do đơn giản nhất: hàng hiệu thì vẫn luôn là hàng hiệu. Đó là giá trị
và sức mạnh của đẳng cấp..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vỏ máy tính.pdf