Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử kinh tế thế giới

Hàn Quốc dùng ngoại lực như thế nào (2) • Tích cực vay vốn, nhận viện trợ (ODA) nhưng ý thức sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn. • Du nhập công nghệ nước ngoài (phần lớn từ Nhật) chủ yếu theo hình thức hợp đồng. • Những trường hợp phải du nhập công nghệ qua kênh FDI, Hàn Quốc chỉ theo hình thức liên doanh và nỗ lực học tập để thay thế dần công việc quản lý và vốn của Nhật. • Ngày nay HQ đã vượt qua NB trong một số ngành về điện tử và cạnh tranh mạnh trong ngành xe hơi

pdf30 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt Nam trong dòng chảy của lịch sử kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng đầu niên khóa 2013-14 Đại học Hoa Sen Ngày 4/10/2013 VIỆT NAM TRONG DÒNG CHẢY CỦA LỊCH SỬ KINH TẾ THẾ GIỚI Trần Văn Thọ Giáo sư kinh tế, Đại học Waseda, Tokyo Mục đích, nội dung của bài giảng • Điểm qua lịch sử 200 năm của kinh tế thế giới để thấy những nước đã đuổi theo các nước đi trước trong các thời đại công nghiệp hóa có những đặc điểm gì và yếu tố nào giúp họ thành công? • Việt Nam hiện đứng ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới? • Chia sẻ giấc mơ về một nước Việt Nam trong tương lai. • Các từ khóa: năng lực xã hội, nội lực, ngoại lực. 2 Vài khái niệm cơ bản (1) • Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Giá trị tính thêm của hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một năm. Các khái niệm tương tự là Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Tổng thu nhập quốc dân (GNI). Ở đây ta gọi chung bằng ký hiệu Y, chỉ sức mạnh kinh tế của một nước. • Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng của Y trong một năm hay bình quân năm trong một thời kỳ. • Thu nhập bình quân đầu người: Y/N (N: dân số), chỉ trình độ phát triển, mức sống của người dân. 3 Vài khái niệm cơ bản (2) • Phát triển: Tăng liên tục Y/N trong thời gian dài, thayđổi hẳn mức sống của dân chúng. Để mức sốngtrung bình tăng gấp đôi trong 10 năm, mỗi năm cầnphát triển bao nhiêu phần trăm? Thử so sánh hainước: 2% và 5%. • Chuyển dịch cơ cấu: Trong quá trình phát triển, cơcấu sản xuất, xuất khẩu, lao động thay đổi theohướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp vàdịch vụ. • Công nghiệp hóa là con đường phát triển của một nước đông dân, xuất phát từ nông nghiệp 4 Kinh tế thế giới từ cuối thể kỷ 18 • Sự phân kỳ vĩ đại (the great divergence) bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh (thời đại công nghiệp hóa thứ nhất), • kéo dài sang thời đại công nghiệp hóa thứ hai (Tây Âu, Bắc Mỹ thế kỷ 19) và thời đại công nghiệp hóa thứ ba (Nhật từ cuối thế kỷ 19). • Thời đại công nghiệp hóa thứ tư (Hàn Quốc, Đài Loan, ), thứ năm (Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc,) và triển vọng về các thời đại tiếp theo đưa ra hiện tượng mà Spence gọi là sự tái hồi hội tụ hay sự hội tụ mới (the next convergence) 5 Bản đồ kinh tế thế giới hiện nay • Nhóm nước còn luẩn quẩn trong nghèo khó (Paul Collier, The Bottom Billion): Y/N dưới 1000 USD. • Nhóm nước đã phát triển lên mức thu nhập trung bình thấp (1000-5000 USD) • Nhóm nước thu nhập trung bình cao (5000-10.000 USD). • Nhóm nước tiên tiến, thu nhập cao (trên 10.000 USD). 6 Những nước nào đã thành công trong quá trình thay đổi vị trí? (1) • Sau Thế chiến II, phần lớn các nước Á châu đều nghèo tài nguyên, và hầu như chỉ có nguồn nhân lực. • Phát huy lợi thế của nước đi sau => Tận dụng ngoại lực: vốn đầu tư (tư bản), công nghệ, tri thức kinh doanh và quản lý, tri thức về tổ chức, về thể chế, • Hình thái sử dụng ngoại lực: vốn vay ưu đãi viện trợ (ODA) đầu tư trực tiếp (FDI) mua công nghệ học tập, du học,... 7 Vào đầu thời Minh trị Duy tân, Nhật thấp hơn trung bình thế giới, sau 1973 tiến lên ngang hàng Âu, Mỹ 8 1870 1913 1950 1973 1998 Nhật 85 92 91 279 358 Ý 173 170 166 259 311 Hà Lan 318 268 284 319 354 Anh 368 326 327 293 328 Mỹ 282 351 452 407 479 Pháp 216 231 249 320 343 Đức 210 242 184 292 312 Tư liệu: Maddison (2001), p.264 (dẫn theo Sato 2009). GDP bình quân đầu người của Nhật so với các nước Âu Mỹ (bình quân thế giới = 100) Sau năm 1950 chỉ có một nhóm nhỏ các nước ở châu Á tiến lên nước có thu nhập cao 9 Năm trở thành TB cao Năm trở thành TN cao Số năm giữa 2 thời điểm Nhật Bản 1967 1980 13 Hong Kong 1972 1984 12 Singapore 1972 1983 11 Hàn Quốc 1987 1999 12 Đài Loan 1985 1995 10 Israel 1966 1986 20 Ghi chú: Chỉ kể những nước có dân số trên 1 triệu. Ngoài danh sách trên còn có 8 nước Âu châu và 3 nước Trung Đông Tư liệu: Tính từ World Bank, World development indicators Những nước trở thành thu nhập trung bình (TB) cao sau đó thành nước thu nhập (TN) cao (chỉ kể từ sau năm 1950) Phát triển với tốc độ cao trong nhiều năm là điều kiện để thay đổi vị trí của một nước 10 Năm thành thu nhập TB thấp (A) Năm thành thu nhập TB cao (B) Năm thành thu nhập cao (C) Tăng trung bình năm A~B (%) Tăng trung bình năm B~C (% ) Nhật Bản 1952 1967 1980 7,8 4,4 Hàn Quốc 1971 1987 1999 6,2 5,6 Philippines 1979 1,0* So sánh Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines Chú ý: *Philipines cho tới năm 2012 vẫn chưa thành nước thu nhập trung bình cao. Tư liệu: World Bank,World Development Indicators Những nước nào đã thành công trong quá trình thay đổi vị trí? (2) • Nhưng tại sao những nước khác không tận dụng lợi ích của nước đi sau? • Câu trả lời liên quannội lực • Nội lực mạnh mới sử dụng hiệu quả ngoại lực và dần dần thay thế ngoại lực, xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ, • Nền kinh tế độc lập, tự chủ, biểu hiện : sau một giai đoạn ngắn _không cần đến ODA, _không tùy thuộc một chiều vào FDI _ xác lập vị trí thương hiệu trên thị trường thế giới,... 11 Nội lực là gì? • Sức mạnh nội tại (năng lực xã hội) do đâu mà có? • 5 thành phần trong xã hội và các tố chất cần thiết để có nănglực xã hội mạnh: • Lãnh đạo chính trị: Yêu nước, ý thức sứ mệnh, có văn hóa,có năng lực lãnh đạo, khả năng quy tụ nhân tài. “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. • Quan chức: Yêu nước, ý thức sứ mệnh, năng lực quản lýhành chánh, thanh liêm, có văn hóa. <= Chế độ thi tuyển • Lãnh đạo doanh nghiệp: Ý thức trách nhiệm, có tinh thầndoanh nghiệp, mưu cầu lợi nhuận chân chính, có văn hóa. • Lao động: Trình độ giáo dục ngày càng cao, có văn hóa. • Trí thức: Trách nhiệm xã hội, đề khởi ý tưởng xây dựng,.. 12 Thể chế: yếu tố củng cố nội lực • Thể chế tốt thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp, khuyến khích mưu tìm lợi nhuận chân chính. • Thể chế tốt mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp; khuyến khích mọi người, mọi doanh nghiệp nỗ lực trong cạnh tranh lành mạnh. • Thể chế tốt phát hiện được người tài giỏi đảm nhận việc nước. Chẳng hạn việc thi tuyển nghiêm ngặt sẽ có đội ngũ quan chức các cấp có năng lực, có văn hóa, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. 13 Thí dụ nổi bật về nội lực Nhật Bản (1) • Thập niên 1950, chính trị gia Ikeda Hayato thao thức về con đường phát triển của đất nước và quy tụ được nhiều trí thức giỏi, kết quả là cho ra đời kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, mở đầu giai đoạn phát triển thần kỳ 1960-1973. • Thập niên 1950, trong lúc đất nước còn khó khăn, để tiết kiệm ngoại tệ, lãnh đạo và quan chức đi công du nước ngoài ở chung phòng trong khách sạn 3 sao. 14 Thí dụ nổi bật về nội lực Nhật Bản (2) • Quan chức Bộ Công Thương đầu thập niên 1960 ngày đêm trăn trở tìm chiến lược phát triển ngành ô tô, được một nhà văn cảm khái xây dựng nhân vật chính trong tiểu thuyết Mùa hè của các quan chức. • Ibuka Masaru, người sáng lập công ty Sony, với bài diễn văn đầy tinh thần yêu nước trong buổi lễ sáng lập công ty năm 1946. Tinh thần đó được thể hiện bằng những thương hiệu làm tăng hình ảnh, uy tín của Nhật trên thế giới. 15 Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 1957 tại Nhật. Thấy gì khi so sánh với Việt Nam bây giờ? 16 Quy mô lao động (người) Vay từ các nguồn cận đại Trong đó Vay từ các nguồn phi chính thức Nguồn tư nhân Nguồn nhà nước 1-3 65,7 56,0 9,7 34,3 4-9 74,8 65,0 9,8 25,2 10-19 83,2 73,7 9,5 16,8 20-29 85,5 76,7 8,8 14,5 20-49 86,8 78,7 8,1 13,2 50-99 86,7 79,4 7,3 13,3 1000- 92,4 89,9 2,5 7,6 Bình quân 87,9 85,9 3,8 10,3 Ghi chú: Chỉ bao gồm các doanh nghiệp trong công nghiệp chế tạo Nguồn: Teranishi (1991), p.120 Cơ cấu nguồn cung cấp vốn đầu tư cho doanh nghiệp (1957) 10 người nộp thuế nhiều nhất ở Nhật năm 1960 17 10 người giàu nhất ở Nhật năm 1960. Thấy gì khi so sánh với Việt Nam hiện nay? Tư liệu: Shukan Toyo keizai, 1/6/2013. Ishibashi Shojiro TGĐ Công ty Bridgestones (sản xuất lốp xe) Matsushita Konosuke TGĐ Công ty điện/điện tử Matsushita (Panasonic) Sumitomo Kichizaemon TGĐ Tập đoàn Sumitomo Suzuki Tsuneshi TGĐ Công ty mỹ phẩm Pola Iue Toshio TGĐ Công ty điện gia dụng Sanyo Yamaoka Yasuto Phó GĐ Công ty máy nông nghiệp Yanmar Hannya Shohei TGĐ Công ty gia công thép Hannya Takenaka Renichi TGĐ Công ty xây dựng Takenaka Yoshida Tadao TGĐ Công ty Công nghiệp Yoshida (sx phec-mơ-tuya) Idemitsu Sazo TGĐ Công ty hóa dầu Idemitsu Tình hình đào tạo nguồn nhân lực tại Nhật Bản 18 Tư liệu: Godo và Hayami (2000), p. 33-34. Dân số (triệu người) Lao động (triệu người) Số năm học trung bình Số năm học trung bình (Mỹ) 1950 83 50 7,6 10,5 1960 93 60 8,7 11,1 1970 104 72 9,8 11,7 1980 117 79 10,7 12,5 1990 124 86 11,5 13,3 Tỷ lệ vào cấp III, vào Đại học và Sau Đại học 19 Ghi chú: Đại học bao gồm đại học đoản kỳ 2 năm; na: không có số liệu Tư liệu: Bộ giáo dục (Yashiro, 1980, p.15) Năm Cấp III Đại học Sau đại học 1955 51,5 10.1 n.a 1960 57,5 10,3 n.a 1965 70,7 17,1 4,2 1970 82,1 24,0 4,4 1975 91,9 38,4 4,3 Cơ cấu học vấn của lao động tốt nghiệp Cao Đẳng trở lên 20 Tư liệu: Bộ Giáo dục (Kohama & Watanabe 1996, p. 120) Tổng số Đại học đoản kỳ Đại học 4 năm Sau đại học 1955 7,7 1,4 6,2 0,1 1960 8,7 1,3 7,2 0,1 1965 11,7 2,4 9,0 0,2 1970 20,6 5,9 13,7 0,5 1975 34,0 9,9 22,4 1,0 Hàn Quốc dùng ngoại lực như thế nào? (1) • Tinh thần dân tộc rất cao, không muốn thua Nhật nhưng biết giá trị của kinh nghiệm Nhật. • Sự gần gũi về ngôn ngữ, văn hóa, địa lý làm cho HQ học tập NB rất hiệu quả. Nhiều chính sách, chế độ phỏng theo NB. Ít nhất cho đến thập niên 1980 nhiều công ty HQ lấy công ty hàng đầu của NB trong cùng ngành làm mục tiêu phấn đấu. 21 Hàn Quốc dùng ngoại lực như thế nào (2) • Tích cực vay vốn, nhận viện trợ (ODA) nhưng ý thức sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn. • Du nhập công nghệ nước ngoài (phần lớn từ Nhật) chủ yếu theo hình thức hợp đồng. • Những trường hợp phải du nhập công nghệ qua kênh FDI, Hàn Quốc chỉ theo hình thức liên doanh và nỗ lực học tập để thay thế dần công việc quản lý và vốn của Nhật. • Ngày nay HQ đã vượt qua NB trong một số ngành về điện tử và cạnh tranh mạnh trong ngành xe hơi. 22 ODA đầu người trước đây của Hàn Quốc rất nhỏ và chỉ nhận trong khoảng 20 năm ODA trên đầu người trong quá trình phát triển của Hàn Quốc và Thái Lan (USD) Nguồn: World Development Indicators. 23 Tương lai Việt Nam: Nước ta sẽ ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới? • Tiềm năng của Việt Nam rất lớn (quy mô dân số, lao động, sự thống nhất về ngôn ngữ, văn hóa, vị trí địa lý,) • Củng cố năng lực xã hội để phát triển nhanh, bền vững, Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng trên bản đồ kinh tế thế giới. • Bốn yếu tố quan trọng của năng lực xã hội : • yêu nước • văn hóa • giáo dục • thể chế 24 Việt Nam đông dân nhưng kinh tế còn yếu. Nhưng nếu phát triển nhanh sẽ trở thành một nước lớn 25 Kinh tế của 13 nước đông dân nhất thế giới Dân số (triệu người) Thứ hạng GDP (Tỉ USD) Thứ hạng Y/N (USD) Thứ hạng Trung Quốc 1.354 1 8.227 2 6.076 87 Ấn Độ 1.223 2 1.825 10 1.492 142 Hoa Kỳ 314 3 15.685 1 49.922 11 Indonesia 245 4 878 16 3.592 113 Brazil 198 5 2.396 7 12.079 58 Pakistan 179 6 232 45 1.296 146 Nigeria 165 7 269 37 1.631 137 Bangladesh 150 8 123 60 818 160 Nga 142 9 2.022 8 14.247 48 Nhật Bản 128 10 5.964 3 46.736 13 Mexico 115 11 1.177 14 10.247 66 Philippines 96 12 250 41 2.614 127 Việt Nam 90 13 138 58 1.528 140 Tư liệu: Ngân hàng thế giới. Quy mô kinh tế hiện nay và tương lai (GDP, tỷ USD) 2012 2030 Việt Nam (7.2) 142 416 Phi-líp-pin (6.4) 250 653 Malaysia (6.5) 304 717 Thái Lan (6.0) 366 1.022 In-dô-nê-xi-a (6.5) 878 2.490 Hàn Quốc 1.130 - Ghi chú: Số trong ngoặc là tăng trưởng bình quân/năm giả định cho giai đoạn 2010-2030 Nguồn: 2012: World Bank. 2030: ADB, ASEAN-2030. 26 Niềm tự hào của Hàn Quốc Nhóm nước 5020 GNI in 2012* ($ billion) GNI per capita ($) in 2012 Population in 2012 (million) United States 15,733 50,120 314 Japan 6,106 47,870 128 Germany 3,604 44,010 82 France 2,743 41,750 66 United Kingdom 2,418 38,250 63 Italy 2,061 33,840 60 Korea, Rep. 1,134 22,670 50 Source: World Bank 27 Thay lời kết: Nhắn gửi các bạn sinh viên ・Suy nghĩ về ba chữ mệnh: ĐỊNH MỆNH VẬN MỆNH SỨ MỆNH 28 • 志在千里 Chí tại thiên lý Tham khảo (Chỉ kể các sách, bài viết tiếng Việt của tác giả) • Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và Con đường công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2005. (NXB Trẻ tái bản năm 2006). Ch. 11 bàn về nội lực và ngoại lực, Ch. 16 về tinh thần doanh nghiệp. • Trần Văn Thọ, Việt Nam từ năm 2011: Vượt qua sự nghiệt ngã của thời gian, NXB Tri thức, 2011. Tr. 191-247 bàn về các mặt của năng lực xã hội. Tr. 31-36 có bài “Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển”. • Trần Văn Thọ, Du nhập, chuyển giao công nghệ và năng lực xã hội: vài khảo sát về kinh nghiệm Đông Á, in trong Từ Đông Sang Tây, Tập biên khảo về khoa học xã hội và nhân văn để tặng Giáo sư Lê Thành Khôi, do Cao Huy Thuần et al. chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2005, tr. 304-322. 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthay_tran_van_tho_2922.pdf