Việt hóa phần mềm bằng Reshack

A. Những vấn đề thường gặp: 1/ Thiết lập tiếng Việt trên môi trường Windows XP: - Có thể nói, Windows XP là HĐH hỗ trợ TV tốt nhất từ trước đến nay (chỉ thua mỗi thằng em của nó là Windows 2003 & Vista sắp ra đời). Với bảng mã Unicode, bạn có thể làm được rất nhiều thứ mà trước đây tưởng chừng như không thể làm được. - Tuy nhiên, nói là WinXP hỗ trợ tốt tiếng Việt, nhưng mặc định, XP vẫn chỉ hỗ trợ “cật lực” cho tiếng Anh mà thôi => bạn phải “bật” tính năng hỗ trợ tiếng Việt trong WinXP lên mức hết cỡ. + Start menu\Settings\Control Panel\Regional & Language Options + Tab Languages => đánh dấu chọn Install file for complex script => OK + Tab Regional Options => chọn Vietnam/Vietnamese

pdf23 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt hóa phần mềm bằng Reshack, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Những vấn đề thường gặp:[/color][/size][/u][/b] 1/ Thiết lập tiếng Việt trên môi trường Windows XP: - Có thể nói, Windows XP là HĐH hỗ trợ TV tốt nhất từ trước đến nay (chỉ thua mỗi thằng em của nó là Windows 2003 & Vista sắp ra đời). Với bảng mã Unicode, bạn có thể làm được rất nhiều thứ mà trước đây tưởng chừng như không thể làm được. - Tuy nhiên, nói là WinXP hỗ trợ tốt tiếng Việt, nhưng mặc định, XP vẫn chỉ hỗ trợ “cật lực” cho tiếng Anh mà thôi => bạn phải “bật” tính năng hỗ trợ tiếng Việt trong WinXP lên mức hết cỡ. + Start menu\Settings\Control Panel\Regional & Language Options + Tab Languages => đánh dấu chọn Install file for complex script => OK + Tab Regional Options => chọn Vietnam/Vietnamese + Tab Advanced: chọn Vietnamese + Tab Languages => Details # Tab Settings: bổ sung “kiểu nhập” Vietnamese => chọn làm mặc định # Tab Advanced: chọn extend support + Lưu ý: bạn nên thường xuyên kiểm tra tùy chọn Extend support, nếu tính năng này bị disable => việc thể hiện tiếng Việt sẽ gặp khó khăn (thấy 1 đằng nhưng lại hiện 1 nẻo !!!). 2/ Dùng bảng mã nào ? - Như đã nói, chỉ có bảng mã Unicode mới có thể giải quyết được các vấn đề về t.Việt mà thôi. Tuy nhiên, bảng mã Unicode có 2 loại: + Unicode tổ hợp + Unicode dựng sẵn - Về cơ bản, cả 2 bảng mã này đều có thể gõ t.Việt rất tốt. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, Uni.tổ hợp tương thích t.Việt tốt hơn Uni.dựng sẵn (Uni.tổ hợp gõ t.Việt được, còn Uni.dựng sẵn thì không), nhưng về phần thể hiện t.Việt thì trong hầu hết các trường hợp, Uni.dựng sẵn luôn tốt hơn Uni.tổ hợp. - Có 1 bảng mã khác mà ít ai để ý đến, khả năng tương thích t.Việt + thể hiện t.Việt tốt hơn rất nhiều so với Uni.tổ hợp & Uni.dựng sẵn, đó là bảng mã Vietnamese Local CP1258 (VLCP1258). => khi Việt hóa 1 phần mềm nào đó, bạn nên tuân theo thứ tự ưu tiên như sau: VLCP1258 > Uni.tổ hợp > Uni.dựng sẵn 3/ Dùng bộ gõ nào ? - Phổ biến nhất hiện nay chỉ có Vietkey & Unikey. - Vietkey: từ năm 2000 đến nay vẫn là phiên bản beta, không được cập nhật / bổ sung tính năng / sửa lỗi. - Unikey: tính đến thời điểm bài viết này ra đời, đã có bản (chính thức) 3.63 (& đang có bản beta 4.0). + Giao diện đẹp, thân thiện, dễ dùng, nhiều tính năng, hỗ trợ nhiều bảng mã, ... => Unikey là 1 sự lựa chọn sáng suốt. + Bảng mã VLCP1258 chỉ có trong Unikey => Bạn chỉ có thể chọn Unikey. 4/ Windows File Protection (WFP) - Nó là cái gì ? Có liên quan gì đến công việc Việt hóa ??? - WFP có liên quan mật thiết & ảnh hưởng rất lớn đến công việc Việt hóa của bạn. Như bạn đã biết, WinXP là 1 HĐH có độ bảo mật cao => mặc định, hầu hết các file hệ thống (chủ yếu là các file nằm trong C:\Windows\System32\) được sao lưu dự phòng vào C:\Windows\System32\DllCache\ - Khi hệ thống gặp sự cố (bạn cài đặt/tháo gỡ phần mềm, hoặc 1 lý do nào đó đại loại như vậy), WinXP sẽ tự động xác định các file hệ thống đang trong tình trạng “hấp hối” & tiến hành phục hồi lại chúng, bằng cách sử dụng lại các file đã dự phòng sẵn trong folder DllCache. + Trường hợp file này chưa được sao lưu, WinXP sẽ yêu cầu bạn đưa CD WinXP vào để nạp (copy) lại các file này. - Vấn đề đặt ra là, giả sử bạn đang Việt hóa 1 phần mềm nào đó, 1 trong số các file của phần mềm này mà bạn đã lên danh sách phải Việt hóa lại nằm trong folder System32 => mọi việc mà bạn làm đều trở thành công cốc hay sao? + Lấy trình nghe nhạc rất ư phổ biến là Windows Media Player 10 làm ví dụ. Để Việt hóa WMP10, bạn chỉ cần dùng RH thay đổi nội dung file System32\WMPLOC.DLL là xong. + Bạn thay đổi nội dung file WMPLOC.DLL (đang nằm trong System32), điều này đồng nghĩa với việc bạn đang thay đổi 1 file (được WinXP coi là) hệ thống => khi bạn sửa đổi nội dung file này, lưu lại, mở WMP10 lên để xem kết quả => chẳng có gì thay đổi (bởi tính năng WFP đang hoạt động). - Đó là khó khăn dành cho người thiết kế (chính là bạn), còn người tiếp nhận sản phẩm của bạn thì sao ? Họ cũng sẽ bị như bạn. Giả sử bạn Việt hóa WMP10 xong, nói đúng hơn là đã Việt hóa xong file WMPLOC.DLL, bạn đưa cho ai đó file này => người đó phải copy file này vào C:\WINDOWS\SYSTEM32\ thì mới có thể dùng được WMP10 Tiếng Việt. + Trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế là chuyện gì sẽ xảy ra ngay sau khi người đó copy file WMPLOC.DLL vào System32, thì có lẽ không cần phải nói, bạn đã biết chuyện gì xảy ra rồi (bởi lẽ, mặc định, tính năng WFP luôn luôn ở trạng thái enable (ở bất cứ máy nào đang dùng WinXP)). => làm thế nào để tắt tính năng WFP ??? - Có nhiều cách. Tuy nhiên, hầu hết các cách mà bạn biết, tôi đoán là sẽ ít nhiều gặp khó khăn (mất thời gian, khó khăn, phải rất “công phu”, hoặc chỉ tạm thời tắt tính năng WFP này 1 thời gian, thậm chí có trường hợp phải ... cài lại Win !!!). Có 1 phần mềm chuyện trị WFP mà ít ai ngờ đến, hiệu quả cực cao, đơn giản, dễ dùng, đó là XPLite (phiên bản mới nhất là 1.7). - Cách dùng XPLite để tắt WFP, cũng như khám phá những tính năng cực hay còn lại của XPLite, thiết nghĩ có lẽ ... không cần thiết, bởi nó quá sức dễ dàng & rõ ràng ! 5/ Dùng chương trình nào để Việt hóa ? - Có rất nhiều chương trình giúp bạn làm công việc. Tuy nhiên, phổ biến nhất là Resource Hacker (gọi tắt là ResHack). - Nói ResHack (RH) phổ biến, bởi lẽ nó được nhiều người sử dụng đến (dễ dùng), chứ không hẳn do nó mạnh (đa năng). - Nhìn chung, nếu bạn phải Việt hóa 1 phần mềm “đồ sộ” nào đó / trong 1 số trường hợp đặc biệt (thay đổi Setup Bill Board của WinXP chẳng hạn), giả sử bạn chia toàn bộ công việc ra 10 phần, RH chỉ chiếm khoảng 5-7 phần mà thôi. Còn lại, bạn phải phối hợp với 1 số phần mềm khác (có chức năng tương tự như RH, nhưng trội hơn về 1 mặt nào đó). - Bạn có thể hình dung như sau: - Trong phạm vi bài viết này, mình chỉ có thể đề cập, hướng dẫn các bạn sử dụng & làm quen với RH. 6/ Giao diện chính của RH: B. Bắt tay vào Việt hóa 1 phần mềm:[/color][/u][/b][/size] 7/ Thử Việt hóa 1 phần mềm ! - Lấy WMP10 làm ví dụ. - Bạn cần lưu ý: khi Việt hóa 1 phần mềm nào đó, (trong trường hợp này là WMP10) bạn nên mở nó (WMP10) lên (để làm bản đối chiếu, xem những gì mà mình cần phải làm / đã làm được những gì), đồng thời, dùng RH để mở file cần Việt hóa của phần mềm đó lên (trong trường hợp này là WMPLOC.DLL). - Giả sử bạn muốn Việt hóa dòng menu Help\About Windows Media Player + Chuyển sang RH => menu View\Find Text (Ctrl-F) => gõ từ “about” (không có cặp dấu “”). Bạn không nhất thiết phải gõ nguyên dòng About Windows Media Player, chỉ cần gõ 1 từ trong chuỗi, RH sẽ tự động tìm & nhảy đến từ đó. + Nếu kết quả tìm kiếm không như ý bạn, nhấn F3 đến khi nào kết quả tìm kiếm ưng ý thì thôi. + Bạn lưu ý dòng: MENUITEM "&About Windows Media Player", 57664 + Cái mà bạn cần quan tâm lúc này là chuỗi About Windows Media Player => bạn chỉ cần thay đổi chuỗi ký tự này thành t.Việt, còn những cái khác thì không cần quan tâm. + Giả sử tôi dịch chuỗi trên thành “Thông tin về chương trình” (muốn dịch sao là tuỳ bạn, miễn sao nghe lọt tai là OK). Để thay đổi có hiệu lực & có thể xem trước kết quả (thông qua Menu-102 kế bên), bạn phải nhấn nút Compile Script. + Bây giờ, để có thể thật sự xem thành quả của những gì mình đã làm, hiển nhiên bạn cần lưu lại những thay đổi trong file WMPLOC.DLL. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý ! Lúc này, bạn đang mở WMP10, đồng thời, bạn cũng đang dùng RH để thay đổi WMP10 (nói đúng hơn là thay đổi file WMPLOC.DLL) => bạn chưa đóng WMP10 lại mà đã lưu những thay đổi bên trong file WMPLOC => bạn sẽ gặp lỗi (RH không cho lưu), hoặc có thể gây lỗi cho WMP10 => phải đóng WMP10 lại rồi mới tiến hành lưu (menu File\Save (Ctrl + S)). + Mở WMP10 lên & xem kết quả => bạn cảm thấy thế nào ??? 8/ Ký tự đại diện - Nếu bạn thích dùng phím tắt, hẳn bạn đã hiểu tôi đang nói đến cái gì. Bạn thấy đó, thay vì phải rê chuột đến menu Help + nhấp chuột, thì mới có thể liệt kê được những gì có trong menu này. Trong khi đó, chỉ cần nhấn Alt-H là xong. - Bạn có thắc mắc tại sao dòng &About Windows Media Player (trước khi chuyển thành &Thông tin về chương trình), lại có dấu “&” phía trước không ? Điều này giúp cho người dùng đơn giản hóa thao tác, nghĩa là, nhấn Alt-H để vào menu Help, nhấp tiếp chữ A để chọn About Windows Media Player. + Tương tự, khi đã được Việt hóa, người dùng chỉ việc nhấn T là có thể chọn lệnh Thông tin về chương trình. - Tóm lại, dấu “&” đặt trước ký tự nào (bên phần thiết kế), thì ký tự đó sẽ trở thành ký tự đại diện. 9/ Khi dùng RH để mở 1 file, cụ thể là WMPLOC.DLL, tôi thấy có rất nhiều module (frame bên trái), phải Việt hóa những module nào, hay phải làm toàn bộ ??? - Nhìn chung, chỉ cần xử lý 3 module MENU, DIALOG, STRING TABLE. Hoàn tất 3 module này thì có thể coi như bạn đã hoàn tất những gì cần làm trong file đó rồi. 10/ Với WMP10, chỉ cần Việt hóa mỗi file WMPLOC.DLL => bằng cách nào để xác định được file này. - Đây chính là khó khăn đầu tiên mà bạn vấp phải. Bạn biết đó, 1 chương trình hoàn thiện thì không thể nào chỉ có 1 file, 2 file, 3 file, mà là cả chục file, thậm chí lên đến hàng trăm file (những trường hợp đặc biệt thì tôi không bàn đến, ở đây, tôi xét trường hợp tổng quát). - Thông thường, khi cài đặt 1 phần mềm nào đó, mặc định, gói cài đặt của phần mềm đó sẽ giải nén toàn bộ các file của phần mềm này vào C:\Program Files\\ - Tuy nhiên, 1 số trường hợp thì lại khác. Vẫn có 1 số file “lạc loài” nằm ở đâu đó trong hệ thống (WMP10 là 1 ví dụ) => gây khó khăn trong việc xác định chúng. - Mặc khác, 1 phần mềm khi được thiết kế ra, để dễ dàng trong việc quản lý, xử lý sau này (cập nhật, bổ sung tính năng, xác định lỗi), tác giả thường chia phần mềm của mình theo từng module công việc. Nghĩa là, phần chương trình chính sẽ do nhóm file này quản lý, phần giao diện thì do nhóm file khác chịu trách nhiệm, v.v... + Ở WMP10, bạn gặp may mắn là chỉ cần xử lý mỗi file WMPLOC.DLL, nhưng ở những chương trình khác, để Việt hóa được 1 cách triệt để, số lượng file mà bạn phải xử lý chắc chắn sẽ >= 2 - Nhìn chung, dù có bao nhiêu file đi chăng nữa, thì những file này có chung những đặc điểm như: + Format: DLL, EXE + Kích thước: thường là lớn nhất trong chương trình => bạn chỉ việc vào C:\Program Files\\ => sắp xếp theo Size => nhắm vào những file có dung lượng lớn (đồng thời có format là DLL/EXE) là ngay “chóc”. 11/ Thí dụ tôi đang ra sức Việt hóa 1 phần mềm X nào đó với phiên bản Y, 1 thời gian sau đó, phần mềm X được cập nhật lên phiên bản Z => chẳng phải toàn bộ những gì tôi làm điều vô nghĩa hay sao ??? - Tôi cũng từng lâm vào tình trạng như bạn, & cũng đã mang suy nghĩ như bạn, chịu trận như bạn trong suốt 1 thời gian dài. Mãi đến thời gian gần đây, tôi mới tìm được phương án giải quyết. - Lấy WMP10 làm ví dụ. Đứng ở 1 khía cạnh nào đó, có thể nói, việc “lên đời” từ phiên bản 9 sang 10 chưa thể được coi là 1 cuộc “cách mạng”. Nhìn chung, nét thay đổi lớn nhất đó là về phần giao diện. Những thành phần như: các menu, tên lệnh, tuỳ chọn (option), ... hầu như không thay đổi => nếu như những phần này đã được Việt hóa bên WMP9, bạn vẫn có thể sử dụng lại bên WMP10 - Tất nhiên, không thể phủ nhận có nhiều tính năng mới được bổ sung ở phiên bản 10 => xử lý những phần chưa được Việt hóa (do không có bên WMP9) bên WMP10. => không thể nào có sự thay đổi 1 cách toàn diện ở 1 phần mềm chỉ trong 1 phiên bản cập nhật (v9 lên v10). - Ý tưởng: bạn xuất ra (export) tất cả những gì mình đã làm, sử dụng lại những phần này ở phiên bản sau, bằng cách nhập vào (import) & đè lên những phần tương tự ở phiên bản mới. 12/ Xuất ra như thế nào ? - RH cho phép bạn xuất / nhập dữ liệu ở 2 dạng (format): + RC: có thể xem nội dung format này bằng trình soạn thảo văn bản bất kỳ. + RES: không thể xem nội dung format này. - Tuy nhiên, bạn chỉ được xuất dữ liệu ra ở format RES. + Lý do: mặc dù RH hỗ trợ xuất dữ liệu ra ở 2 dạng, nhưng nếu dùng format RC, khi bạn import dữ liệu vào => chẳng có chuyện gì xảy ra hết ! Đây có lẽ là 1 trong số ít những lỗi hiện thời của RH. - Giả sử, tôi đã Việt hóa xong module Menu\102\1033 của WMP10 => tôi muốn xuất nhánh này ra format RES => thao tác như sau: + Chọn nhánh Menu\102\1033 + Menu Action\Save resource as a *.RES file + Chọn nơi lưu & đặt tên - Gợi ý: để thuận tiện cho việc quản lý & sử dụng về sau, bạn nên lưu file theo dạng: -- trong đó: + : M (Menu) / D (Dialog) / S (String table) + & : là các ký số - Ví dụ: M-102-1033 (xem hình) 13/ Nhập dữ liệu vào thì sao ? - Có 2 cách: - C1: menu Action\Replace other Resource + Nhấn Open file + Chọn 1 file *.RES + Chọn nhánh cần chép đè dữ liệu vào (chỉ cần nhấp chọn 1033) Replace - C2: menu Action\Update ALL resources + Chọn file *.RES (bạn thấy có gì khác biệt ở C2 so với C1 không ? C2 cho phép nhập vào mọi loại file => nghĩa là format RC cũng OK tuốt ! Trên lý thuyết là vậy, thực tế thì ... !!!) + Thông báo cập nhật thành công. 14/ Tuyệt vời ! Nói như vậy, chỉ cần có RH trong tay, việc Việt hóa mọi người phần sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết đúng không ? - KHÔNG ! + RH chỉ chiếm 1 phần lớn trong tổng thể công việc của bạn (xem lại ) + RH vẫn có khuyết điểm (chỉ mạnh về xử lý từ, ký tự riêng lẻ) + RH có khả năng gây hỗng file cao hơn những chương trình (có cùng tính năng) còn lại + 1 số chương trình bị “miễn nhiễm” với RH (HeroXP, HeroDVD chẳng hạn) => nếu biết phối hợp RH & những phần mềm còn lại, coi như bạn thành vô địch thiên hạ rồi đó. (cách sử dụng các phần mềm còn lại, xin hẹn trong bài viết khác) Thay lời kết:[/u][/b] - Một tập tài liệu nhỏ + được biên soạn khá gấp => khó tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Hơn nữa, đây cũng chỉ là ý kiến, kinh nghiệm riêng của bản thân tác giả => nếu có chỗ nào không phải, chưa chính xác, rất mong được các bạn lượng thứ & bỏ qua. - Với tất cả những ai đang có ý định như tôi, đang ra sức Việt hóa những phần mềm mà mình yêu thích, tôi muốn nói rằng, tôi rất hoan nghênh các bạn, tôi đánh giá cao công việc mà các bạn đã - đang - & sẽ làm. “Hãy làm những việc mà người khác cho là phí thì thời, rồi bạn sẽ phát hiện ra rằng, có những việc mà nếu không phí thì giờ, thì mãi mãi chẳng bao giờ phát hiện ra được.” + Biết đâu, 1 ngày nào đó, chính bạn sẽ là người tạo nên 1 làn sóng “phần mềm Việt”, góp phần thúc đẩy phong trào “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” ?! + Biết đâu, 1 ngày nào đó, mọi người sẽ có cơ hội được dùng 1 bản Windows theo đúng phong cách của người Việt ? Một phong cách giản dị - thoải mái - bình dân !!! + ... và biết đâu, 1 lúc nào đó, bạn - người đang đọc bài viết này, từng cho rằng đây là 1 công việc hết sức vô nghĩa, sẽ lại đổi ý, sẽ thích & đam mê công việc này như tôi thì sao ? Chào thân ái & đoàn kết Thân mến !!! Lương Thiên Khôi zeromanltk@gmail.com - Các bạn có thể download ResHack tại: + Phiên bản tiếng Anh: Code: Phiên bản tiếng Việt: Thân mến ! Zeroman_ltk(UDS) Tool này mình đã biết từ lâu, sẵn đây có bro post bài về nó nên mình cũng xin "giới thiệu" đến các bro khác vài kết quả mà mình đã làm được với RH Taskbar Properties: Run Dialog: Folder Options: HDD Properties: Trên đây mới chỉ là vài thay đổi nhỏ trong Windows của mình. Bro nào thích phá phách Windows thì hãy post bài lên đây nhé. Chúng ta sẽ cùng trao đổi kinh nghiệm + học tập Thanks ! Rockregion(UDS) Cái này hỗ trợ TV tốt, còn tớ khoái Restorator hơn , không thì passolo nếu cần Việt hóa. Chicknsoup(UDS) Gì nhỉ, em thấy cái nào bị pack rồi thì reshack có mà = mắt, phải unpack nó đã, nhiều ông đến cái này bảo reshack bị lỗi mình thường unpack bằng pe explorer 1.98 hiện tại là rc5, nếu nó không unpack được thì mình dùng các phần mềm đã được giới thiệu trong sổ tay internet 4 hoặc sổ tay cracker để unpack, các bạn tự tìm hiểu nhé bạn có thể việt hoá bằng các phần mềm sau như là rcwintrans và lingobit localize hỗ trợ cả unicode cho các phần mềm có unicode, nhưng hai phần mềm này rườm rà hơn RH rất nhiều mình thấy hiện nay các phần mềm việt nam thường được lập trình từ VS7.net hoặc Java, delphi nên hầu như toàn là dùng unicode, không như evtrans 2 (không hiển thị tốt font chữ trong môi trường tiếng việt của windows )(đã có bản ev-shuttle)... Vì vậy bạn có thể thiết lập môi trường tiếng việt mà không sợ gặp lỗi hiển thị font

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfViệt hóa phần mềm bằng Reshack.pdf
Tài liệu liên quan