Về một cách dạy truyện cổ tích "Tấm cám" theo hướng tích hợp

Tích hợp với Lí luận văn học (tích hợp dọc): Nhắc lại những truyện cổ tích ở lớp 6, hệ thống hóa những tri thức về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, phân loại, đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, lời kể). - Chương trình Ngữ văn 6 với 3 truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh. - Truyện cổ tích gồm 3 loại: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt. - Truyện cổ tích thần kì thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu. Cốt truyện thường gồm 5 thành phần: Phần trình bày giới thiệu tình huống có mâu thuẫn dẫn đến sự kiện.Thắt nút là sự kiện xảy ra báo hiệu một thay đổi chứa đựng những nguy cơ, dẫn đến sự kiện khác. Phát triển là chuỗi sự kiện xảy ra tiếp theo sau thắt nút cho đến đỉnh điểm. Đỉnh điểm (cao trào) là sự kiện đánh dấu mâu thuẫn gay gắt đến mức bùng nổ. Mở nút là sự giải quyết mâu thuẫn. Sau mở nút thường là hết truyện. Trong truyện Tấm Cám, đoạn giới thiệu hoàn cảnh của Tấm là phần trình bày. Sự kiện Tấm lừa lấy giỏ tép của Tấm là thắt nút. Các sự kiện Tấm nuôi cá bống, bống bị giết,chôn xương cá. đều là sự phát triển. Tấm trở về với Vua là đỉnh điểm. Cám và mẹ chết là mở nút. Đây là mô hình truyện khép kín. Còn cốt truyện trong tác phẩm hiện đại không nhất thiết có đủ các thành phần và tuân theo trật tự cố định. Nhân vật không mang tính cá thể mà mang tính đại diện cho một loại người nào đó trong xã hội.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về một cách dạy truyện cổ tích "Tấm cám" theo hướng tích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152 147 VỀ MỘT CÁCH DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH "TẤM CÁM" THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Nguyễn Thị Kim Dung* Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền – Thái Nguyên TÓM TẮT Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những xu hướng được vận dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Ở trung học cơ sở, vận dụng tích hợp trong dạy học văn thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với ở trung học phổ thông (THPT). Bởi vì, chương trình và sách giáo khoa đã có sự sắp xếp theo hướng tích hợp cho cả ba bộ phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản, Tiếng Việt và Làm văn). Nhằm thể hiện tinh thần đổi mới dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi đưa ra cách dạy truyện cổ tích Tấm Cám. Với định hướng dạy học và thiết kế trên, sau khi tiến hành dạy thử nghiệm đối chứng đã tạo ra được hiệu quả rõ rệt. Từ khóa: hướng tích hợp, Tấm Cám, dạy học Ngữ văn VẤN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN* Trước đây (từ năm 2002 về trước) môn văn trong trường phổ thông bậc trung học gồm 3 phân môn: văn học, tiếng Việt và làm văn. Mỗi phân phân môn có chương trình và sách giáo khoa riêng. Từ khi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (2002 - 2003) thì môn Văn – tiếng Việt được gọi là môn Ngữ Văn, với tinh thần dạy học tích hợp trong 3 bộ phận. Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong môn Ngữ văn: Tích hợp ngang và tích hợp dọc. Tích hợp ngang là gắn kết nội dung kiến thức và kỹ năng giữa Văn học – Tiếng Việt - Làm văn. Tích hợp dọc là gắn kết kiến thức đã học trước với kiến thức đang học. Tất cả đều hướng tới hình thành ở học sinh năng lực đọc văn và làm văn để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những xu hướng được vận dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Ở trung học cơ sở, vận dụng tích hợp trong dạy học văn thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với ở trung học phổ thông (THPT). Bởi vì, chương trình và sách giáo khoa đã có sự sắp xếp theo hướng tích hợp cho cả ba bộ phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản, Tiếng Việt và Làm văn). * Tel: Ở THPT, vấn đề tích hợp phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều vì nội dung kiến thức của Văn học, Tiếng Việt, Làm văn ở THPT được sắp xếp theo hệ thống khoa học của nó. Ở phần Văn học thì sắp xếp theo hai tiêu chí: Lịch sử văn học và thể loại, ví dụ:VHDG- >VH Trung đại->Văn học hiện đại->Văn học đương đại, trong đó văn học dân gian lại sắp xếp theo loại thể: Sử thi->truyền thuyết->cổ tích->Truyện cười->Ca dao...Phần Tiếng Việt không đi lại hệ thống ngữ pháp như THCS mà chỉ tập trung dạy học những vấn đề như giao tiếp ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, các loại phong cách. Những vấn đề học sinh đã học ở THCS về từ và câu về cơ bản không học lại, khi cần thiết có điều kiện chỉ ôn tập và nâng cao dưới hình thức thực hành. Phần Làm văn ở THCS đã học về 6 loại văn bản, lên THPT coi như đã xong phần lí thuyết chủ yếu là ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao thêm các kiến thức và kĩ năng của học sinh. Như vậy là rất khó khăn cho việc tích hợp ngang vì tìm những điểm đồng quy là rất khó.Theo quan điểm tích hợp, dạy truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 nằm trong hệ thống truyện dân gian. Trong khi đó thì Tiếng Việt và Làm văn hầu như không liên quan gì. Đấy là chưa kể vấn đề tích hợp liên môn, dạy truyện cổ tích thì tích hợp văn hóa như thế nào? Từ thực trạng trên, chúng tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra đây hướng khai thác một tác phẩm cụ thể trong SGK Ngữ văn 10 theo hương tích hợp để trao đổi với các đồng nghiệp. Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152 148 THIẾT KẾ BÀI HỌC “TẤM CÁM” THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Đặc điểm văn bản và định hướng dạy học văn bản: Văn bản này là một văn bản tự sự - một truyện cổ tích thần kì rất tiêu biểu cho thể loại: Truyện Tấm Cám. Đây là một kiểu truyện rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Về mặt thể loại, tác phẩm truyện gồm 3 yếu tố: Cốt truyện, nhân vật và lời kể. Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, ở "Tấm Cám " gồm các sự kiện về hai chặng đời của nhân vật Tấm. Chặng đời sống với hai mẹ con Cám với những đày ải độc ác của hai mẹ con Cám, nhưng nhờ Bụt giúp đỡ nên trở thành hoàng hậu. Và chặng đời sau khi chết với những đấu tranh quyết liệt với mẹ con Cám để giành lại hạnh phúc. Câu truyện đó được kể với những lời kể giản dị, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc:" Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi..."lối kể ấy cùng với những yếu tố kì ảo đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Bằng câu chuyện trên, người bình dân xưa bày tỏ ước mơ của họ về hôn nhân hạnh phúc, về công bằng xã hội (cái thiện phải thắng cái ác). Đưa học sinh lớp 10 THPTđến với truyện cổ tích Tấm Cám với những định hướng dạy học tích hợp, cho nên nội dung bài học và phương pháp dạy học phải điều chỉnh chút ít so với giờ học thông thường. Bài học sẽ gồm 2 nội dung chính: -Thâm nhập vào hình tượng nhân vật Tấm ở hai chặng của cuộc đời cô với hệ thống những sự kiện và chi tiết hấp dẫn, được kể bằng những lời kể giản dị, trong sáng, dân dã (tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại : cốt truyện, nhân vật, lời kể). - Sau đó khai thác các yếu tố có thể tích hợp được từ văn bản truyện cổ tích Tấm Cám: Tích hợp văn hóa bao gồm những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: - Tục thờ cúng tổ tiên (Tấm về cúng giỗ cha). - Tục mời trầu (bà cụ hàng nước mời trầu nhà vua). - Trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa trong ngày thường và đi lễ hội (cái yếm đỏ và bộ đồ đi trẩy hội của Tấm). - Hội hè đình đám đông vui (nhà vua mở hội tuyển người vào cung) -Triết lí dân gian về sự công bằng xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, trời có mắt... Tích hợp ngang: - Từ văn bản truyện Tấm Cám giúp học sinh học tập về xây dựng cốt truyện gồm 5 thành phần (trình bày-thắt nút-phát triển-đỉnh điểm- mở nút) và học tập về lời kể ngắn gọn, giản dị, giàu chất dân dã , cách tóm tắt văn bản tự sự, cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu (Làm văn). - Từ văn bản Tấm Cám có thể giúp học sinh luyện tập về nghĩa của từ, về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt...(Tiếng Vịêt). Tích hợp dọc: - Nhắc lại những truyện cổ tích ở lớp 6, hệ thống hóa những tri thức về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, phân loại, đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, lời kể). Cốt truyện thường gồm 5 thành phần; nhân vật không mang tính cá thể mà mang tính đại diện cho một loại người nào đó trong xã hội; lời kể gồm kể, tả, đối thoại...(Lí luận văn học) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1:Đọc văn bản và nói về tính phổ biến của truyện cổ tích Tấm Cám: Đọc văn bản: GV cho học sinh đọc diễn cảm toàn bộ văn bản để đánh thức trí tưởng tượng và xúc cảm của học sinh với số phận nhân vật Tấm trong" thế giới cổ tích" Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Là truyện cổ tích quen thuộc và phổ biển nhất của Việt Nam và thế giới. Theo thống kê của nữ sĩ người Anh, trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. Ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám, tiêu biểu là nhất là Ý Uởi-Ý Noọng của người Thái. Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152 149 Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hóa của nhân dân Việt Nam từ bao đời. Số phận cô được nhân dân cảm thông và chia sẻ, để rồi từ trong truyện cổ tích cô bước vào cuộc đời, vào thơ, ca, nhạc, họa... Hoạt động 2: Thâm nhập vào hình tượng nhân vật Tấm Tấm bị mẹ con Cám đày đọa và sát hại: Gợi dẫn 1: Trong những năm tháng sống chung với mẹ con Cám, cô bé mồ côi Tấm đã trải qua mấy lần bị đày đọa và sát hại? Tấm phản ứng như thế nào trước sự hành hạ của mẹ con Cám và Bụt đã giúp đỡ Tấm như thế nào? Yêu cầu: HS phải trả lời bằng nhắc lại lời kể trong văn bản ở SGK. Lần 1: Tấm bị Cám "trút hết tôm tép vào giỏ của mình và về trước mất rồi". - Phản ứng của Tấm: "Tấm ngồi xuống bờ ruộng, bưng mặt khóc nức nở" - Bụt hiện lên bảo Tấm đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi nó theo cách: "mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi: Bống bống bang bang..." Lần 2: Mẹ con Cám "bắt cá bống đem về làm thịt" - Phản ứng của Tấm: "ăn xong, Tấm lại đem cơm cho bống... không thấy bống đâu cả ... Tấm bưng mặt khóc òa". - Bụt hiện lên bày cho Tấm: "nhặt xương nó, kiếm lấy bốn cái lọ mà đựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường". Lần 3:Mẹ con Cám không cho Tấm đi trẩy hội: "lấy một đấu gạo trộn với đấu thóc" bắt Tấm nhặt. - Phản ứng của Tấm: "Tấm bực mình, tủi thân òa lên khóc" - Bụt hiện lên "sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp" rồi lại bảo Tấm "đào bốn cái lọ ở chân giường lên thì sẽ có quần áo mặc". Lần 4: Mẹ con Cám sát hại Tấm . - Phản ứng của Tấm: "Tấm vâng lời, trèo lên cây... Thấy cây rung mạnh,Tấm hỏi, mụ trả lời: - Dì đuổi kiến cho con đấy mà." - Tấm chết, mụ dì ghẻ "lột hết quần áo của Tấm mặc vào cho Cám.." Quả là cái ác đã hiện hình qua mẹ con Cám. Mâu thuẫn này thể hiện sự xung đột trong gia đình thời cổ. Song chủ yếu là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội. Mỗi khi Tấm khóc là Bụt lại xuất hiện để an ủi và giúp đỡ cô: Tấm mất yếm đào Bụt cho cá bống, Tấm mất cá bống Bụt cho hy vọng đổi đời, Tấm không được đi xem hội, Bụt cho chim sẻ đến giúp và đưa Tấm đến đỉnh cao hạnh phúc: Tấm trở thành hoàng hậu. Bụt là nhân vật tôn giáo, nhưng đã được dân gian hóa để trở thành ông lão hiền lành ,tốt bụng để giúp đỡ những người bất hạnh. Đây là yếu tố thần kì thường có trong truyện cổ tích (Thần, Tiên, Bụt..) Nhân vật Bụt thường đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện và thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân đối với những người bất hạnh; thể hiện ước mơ về hạnh phúc và công bằng xã hội (HS so sánh các truyện cổ tích đã học như: Sọ Dừa, Thạch Sanh..) Sau khi chết, Tấm hóa thân trở về đấu tranh giành lại hạnh phúc: Gợi dẫn 2: Từ một cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. Mẹ con Cám còn thực hiện những dã tâm nào nữa? Lần này, Tấm có bị động và yếu ớt như trước nữa không? Yêu cầu: Theo quy luật sáng tạo của truyện cổ tích thần kì, tiến trình mới lại diễn ra theo kết cấu đặc trưng của truyện cổ tích: Tấm trở thành hoàng hậu với cuộc sống hạnh phúc. Mẹ con Cám đã giết Tấm và Tấm đã hóa thân trở về để đấu tranh giành lại hạnh phúc. Hóa thân lần 1: Hóa thành chim vàng anh: - Tấm chết, hóa thành chim vàng anh quấn quýt bên vua, hót mắng Cám: "Giặt áo chồng tao Thì giặt cho sạch..." - Cám "vừa lo sợ, vừa tức giận" Hóa thân lần 2: Hóa thành cây xoan đào: - Vàng anh bị giết, "Chỗ chôn lông chim mọc lên cây xoan đào thật đẹp" tỏa bóng mát cho vua nằm. - Cám "không nói ra nhưng trong lòng ghen lồng ghen lộn". Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152 150 Hóa thân lần 3: Hóa thành khung cửi: -Xoan đào bị chặt, hóa thành khung cửi, mỗi khi Cám dệt vải khung cửi kêu: "Cót ca cót két, Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra" -Cám "sởn cả tóc gáy không dám dệt nữa". Hóa thân lần 4: Hóa thành quả thị: - Khung cửi bị đốt, đống tro bên đường mọc lên cây thị, có một quả duy nhất chín vàng. Từ quả thị Tấm bước ra "trở thành cô Tấm xinh đẹp." - "Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét.." Như vậy ở chặng thứ hai này, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không hề giảm mà ngày càng gay gắt quyết liệt. Đây không còn là mâu thuẫn gia đình mà đã phát triển thành xung đột mất còn mang tính xã hội. Mẹ con Cám tìm đủ mọi cách truy đuổi hòng tiêu diệt bằng được Tấm để độc chiếm ngôi vị hoàng hậu, trọn đời hưởng vinh hoa phú quý. Sự phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt của Tấm: Ở chặng thứ 2 này khác hẳn với trước. Một cô Tấm hiền lành, yếu ớt vừa ngã xuống thì một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt đã sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc. Sau mỗi lần bị giết, bị chết, bị chặt, bị đốt Tấm đều không chết, đều tìm cách hóa thân sang kiếp khác, vật khác, đều tìm cách mắng rủa tố cáo tội ác cướp chồng, giết chị của Cám. Gợi dẫn 3: Những lần hóa thân trở về đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm trong "thế giới cổ tích" có ý nghĩa như thế nào?? Yêu cầu: - Những vật hóa thân cũng đều là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn yếu tố kì ảo như ông Bụt ở phần đầu truyện. Ở phần đầu, Bụt hiện lên mỗi lẫn Tấm khóc. Ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. - Tác giả dân gian gửi gắm quan niệm: Mỗi người phải tự mình đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ lấy hạnh phúc của mình, có như vậy hạnh phúc mới bền chặt. Chi tiết kết thúc truyện Tấm Cám Gợi dẫn 4: Em có suy nghĩ gì về chi tiết Tấm trả thù, kết truyện? - Đây là ý kiến còn gây nhiều băn khoăn, chưa thống nhất. Nhiều người cho rằng làm như vậy là thỏa đáng, trừng phạt như vậy hoặc nặng hơn vẫn phù hợp nhưng cũng không ít người cho rằng làm như thế là độc ác không phù hợp với bản chất và tính cách của Tấm. Có người còn cho rằng cách xử trí của Thạch Sanh hay hơn, đẹp hơn, phù hợp với truyền thống khoan hồng, độ lượng của nhân dân ta hơn cách làm của Tấm. - Ý kiến của em như thế nào? (HS tiếp tục suy nghĩ) Hoạt động 3: Thực hiện dạy học tích hợp: Gợi dẫn 5: Từ văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, em có được những hiểu biết gì về văn hóa, về Làm văn, về Tiếng Việt, về Lí luận văn học? Yêu cầu: Tích hợp văn hóa: Những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: - Tục thờ cúng tổ tiên (Tấm về cúng giỗ cha). - Tục mời trầu (bà cụ hàng nước mời trầu nhà vua). Nhờ miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua nhận ra người vợ đảm đang khéo léo của mình. Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa gắn với phong tục hôn nhân. Nhận trầu và ăn trầu là nhận lời giao ước, kết đôi: + Miếng trầu nên dâu nhà người. + Miếng trầu ăn ngọt như đường Đã ăn lấy của phải thương lấy người. Vì vậy miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên không thể không có mặt trong sự hội ngộ giữa nhà vua và Tấm. - Trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa trong ngày thường và đi lễ hội (cái yếm đỏ và bộ đồ đi trẩy hội của Tấm). - Hội hè đình đám đông vui (nhà vua mở hội tuyển người vào cung) - Triết lí dân gian về sự công bằng xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, trời có mắt... Sự hóa thân trở về với cuộc đời của Tấm phản Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152 151 ánh ước mơ "ở hiền gặp lành"của nhân dân điều đó cũng thể hiện quan niệm và ước mơ hết sức thực tế về hạnh phúc của người lao động. Họ không tìm hạnh phúc ở cõi thần tiên cực lạc nào khác mà tìm giữ hạnh phúc ở ngay chính cõi trần này.Phần lớn các truyện cổ tích thần kì thường có kết cấu phổ biến nhân vật chính thường trải qua những hoạn nạn, thử thách, cuối cùng sẽ được hưởng hạnh phúc. Tích hợp với Làm văn và Tiếng Việt (tích hợp ngang): - Từ văn bản truyện Tấm Cám giúp học sinh học tập về xây dựng cốt truyện gồm 5 thành phần (trình bày-thắt nút-phát triển-đỉnh điểm- mở nút) và học tập về lời kể ngắn gọn, giản dị, giàu chất dân dã , cách tóm tắt văn bản tự sự, cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu (Làm văn). - Từ văn bản Tấm Cám có thể giúp học sinh luyện tập về nghĩa của từ, về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt...(Tiếng Việt). Tích hợp với Lí luận văn học (tích hợp dọc): Nhắc lại những truyện cổ tích ở lớp 6, hệ thống hóa những tri thức về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, phân loại, đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, lời kể). - Chương trình Ngữ văn 6 với 3 truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh. - Truyện cổ tích gồm 3 loại: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt. - Truyện cổ tích thần kì thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu... Cốt truyện thường gồm 5 thành phần: Phần trình bày giới thiệu tình huống có mâu thuẫn dẫn đến sự kiện.Thắt nút là sự kiện xảy ra báo hiệu một thay đổi chứa đựng những nguy cơ, dẫn đến sự kiện khác. Phát triển là chuỗi sự kiện xảy ra tiếp theo sau thắt nút cho đến đỉnh điểm. Đỉnh điểm (cao trào) là sự kiện đánh dấu mâu thuẫn gay gắt đến mức bùng nổ. Mở nút là sự giải quyết mâu thuẫn. Sau mở nút thường là hết truyện. Trong truyện Tấm Cám, đoạn giới thiệu hoàn cảnh của Tấm là phần trình bày. Sự kiện Tấm lừa lấy giỏ tép của Tấm là thắt nút. Các sự kiện Tấm nuôi cá bống, bống bị giết,chôn xương cá... đều là sự phát triển. Tấm trở về với Vua là đỉnh điểm. Cám và mẹ chết là mở nút. Đây là mô hình truyện khép kín. Còn cốt truyện trong tác phẩm hiện đại không nhất thiết có đủ các thành phần và tuân theo trật tự cố định. Nhân vật không mang tính cá thể mà mang tính đại diện cho một loại người nào đó trong xã hội. Lời kể gồm kể, tả, đối thoại. KẾT LUẬN Với định hướng dạy học và thiết kế trên đây, sau khi tiến hành dạy thực nghiệm đối chứng, tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt thể hiện được tinh thần của sự đổi mới. Từ văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh đã biết phối hợp những tri thức gần gũi, có quan hệ với nhau, phối hợp với nhau để tạo nên kết quả học tập cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Hữu Bội (2005), Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, (4 cuốn: lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2]. Trương Dĩnh (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục, Hà Nội). [3]. Nguyễn Thanh Hùng (2009), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số 6, 2009. [4]. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Tài liệu dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152 152 SUMMARY THE WAY TO TEACH “TAM CAM” FAIRY TALE IN THE INTERGRATED ORIENTATION Nguyen Thi Kim Dung* Ngo Quyen High School – Thai Nguyen Teaching oriented integration is one of the tends to be applied in teaching Literature in high school. In secondary education, integrated use in teaching writing made easy and much more convenient than in secondary schools (high schools). Because the program and textbook arrangement in the direction of integration for all three parts of language arts (reading text, Vietnamese and Make text). In order to express the spirit of innovation based learning integrated approach; we provide a way to teach “Tam Cam” fairy tales. With a teaching orientation and design, after conducting teaching trials, we have created remarkably effective. Key words: intergrated orientation, Tam Cam, teaching Literature Ngày nhận bài: 05/9/2012, ngày phản biện: 20/9/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012 *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_36383_39976_42201392235147_7902_2052139.pdf