Về đời sống văn hóa tinh thần ở nước ta hiện nay

Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa ở ta cũng còn nhiều bất cập. Khi phục hưng các giá trị truyền thống, đôi khi người ta cũng làm sống lại các hủ tục của một thời xưa cũ như mê tín dị đoan hay phô trương, lãng phí. Trong việc hưởng thụ vẫn còn sự khác biệt giữa người giầu và người nghèo, nông thôn và đô thị, giữa phương thức cổ truyền và phương thức mới, giữa nhu cầu ngày càng cao và các cơ sở dịch vụ còn thấp kém. Đấy là chưa kể một bộ phận công chúng, nhất là lớp trẻ, còn chịu sự tác động của các thứ văn hóa ngoại nhập, lai căng, đồi trụy. Đây là vấn đề cần được quan tâm từ góc độ quản lý văn hóa trong thời gian trước mắt.

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về đời sống văn hóa tinh thần ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 Xã hội học số 2 (74), 2001 Về đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta hiện nay Mai Văn Hai Ngày nay, văn hóa trở thành yếu tố bên trong, thành mục tiêu và động lực trong sự nghiệp phát triển toàn diện đất n−ớc. Bài này đề cập tới một số khía cạnh tiêu biểu của đời sống văn hóa đang vận hành ở các tầng lớp, các nhóm xã hội, qua đó đánh giá thực trạng của lĩnh vực đặc thù này trong mối liên hệ với các cơ cấu, các thiết chế kinh tế - xã hội nói chung. I. Công chúng văn hóa với những giá trị tinh thần truyền thống Từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, trong các tầng lớp c− dân khác nhau, ng−ời ta đã chứng kiến sự khơi dậy một phong trào "khôi phục vốn cũ", theo đó, các giá trị tinh thần truyền thống đ−ợc phục h−ng khá mạnh mẽ. Đến khi có cơ chế khoán 10 (1988), hộ gia đình nông dân đ−ợc xác nhận trở lại là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời cũng là một chủ thể văn hóa thì các quan hệ xã hội gần gũi nh− gia đình, họ hàng, làng xóm lại có vị trí quan trọng. Sự tái khẳng định các quan hệ mang tính cộng đồng và các giá trị truyền thống trên cơ sở những quan hệ kinh tế - xã hội mới đã trở thành biểu tr−ng chung của đời sống văn hóa tinh thần trong xã hội ta hiện nay. 1. Trong các nhóm gia đình và dòng họ. Nh− đã nói, gia đình là một đơn vị văn hóa, là nơi l−u giữ và truyền bá các giá trị văn hóa của dân tộc từ đời này sang đời khác. Một trong những ph−ơng thức đó là các phong tục tập quán, mà biểu hiện tập trung nhất là việc lễ - tết. Các nghiên cứu xã hội học về các phong tục trong gia đình thuộc cả hai miền Nam - Bắc gần đây cho thấy: (Xem Biểu 1). Các hình thức lễ tết trong gia đình, thực chất, là những sinh hoạt văn hóa tinh thần, là gia phong, gia lễ, nhằm nhắc nhở con cháu hãy luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội, hoặc nữa là để thể hiện khát vọng bình yên và thịnh v−ợng nhân mỗi dịp chuyển đổi chu kỳ của thời tiết, khí hậu. ở đây, nếu t−ớc bỏ cái vỏ tín ng−ỡng bề ngoài đi thì các phong tục cổ truyền phản ánh một quan niệm sống hiếu hòa trong quan hệ với tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, mặc dầu tỷ lệ thực hành ở các địa ph−ơng có khác nhau ít nhiều, song nhìn chung các hình thức đó vẫn đ−ợc thực thao rất phổ biến không chỉ trong mỗi gia đình mà còn trong các nhóm thuộc bất kỳ địa vị xã hội, nghề nghiệp, học vấn, tuổi tác nào. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Văn Hai 13 Biểu 1: Tỷ lệ thực hành các dịp lễ - tết tại gia đình1 Địa ph−ơng Miền Bắc Miền Nam Hình thức Mẫn Xá Nam Giang Tân Bình Hiệp Ph−ớc - Cúng gia tiên 91,3 92,0 76,8 89,0 - Ngày rằm, mồng một 90,0 62,0 25,0 86,7 - Tết thanh minh 97,4 49,0 - 71,0 - Đoan Ngọ (5 - 5) 97,8 67,3 88,0 97,0 - Rằm tháng Bảy 95,7 75,0 81,6 97,7 - Trung thu 97,8 72,0 23,2 92,3 - Cúng ông Táo 91,1 59,0 85,2 97,7 Giao thừa 98,3 70,3 83,2 97,0 Mỗi gia đình lại tham gia vào các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dòng họ: nh− tổ chức các ngày giỗ tổ, lập lại gia phả, hoặc công phu hơn là các loại thế phả, hợp phả, tộc −ớc, sửa sang xây cất từ đ−ờng hay thực hành các phong tục ma chay, c−ới hỏi... Biểu 2 d−ới đây nói lên quan niệm của ng−ời dân đối với các giá trị xã hội ẩn chứa trong các lễ thức đó: Biểu 2: ý kiến của các nhóm c− dân về việc lễ - tết, cúng giỗ theo phong tục cổ truyền (%) 2 Địa ph−ơng Miền Bắc Miền Nam Giá trị xã hội Mẫn Xá Nam Giang Tân Bình Hiệp Ph−ớc - Là phong tục tốt cần giữ gìn 75,2 83,3 92,8 98,3 - Bày tỏ lòng thành kính tổ tiên 89,6 77,0 93,2 99,0 - Để anh em sum họp 70,0 65,7 78,0 75,3 - Để giáo dục con cái 53,0 63,7 77,2 74,3 Sự khẳng định các giá trị xã hội trong các việc lễ - tết, cúng giỗ ở đây không phải chỉ có ý nghĩa t−ợng tr−ng. Đằng sau các nghi thức cúng giỗ là các quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời. Hiện nay, ở nhiều dòng họ ng−ời ta đã chủ động hợp tác và hỗ trợ nhau trong sản xuất - kinh doanh hay lập ra "quỹ họ" để khuyến học, để giúp nhau xóa đói giảm nghèo3. Rõ ràng là ý thức về nguồn cội và những biểu tr−ng của văn hóa cộng đồng đã có tác động tích cực trong đời sống hiện thực. 1 Báo cáo tổng hợp đề tài "Văn hóa nông thôn trong phát triển". Viện nghiên cứu Văn hóa - nghệ thuật - Bộ Văn hóa Thông tin. Hà Nội-1998. Tr. 93. 2 Báo cáo tổng hợp. Tlđd. Tr. 93. 3 Nguyễn Túc: Hội nghị Diên Hồng của thời đại mới, trong cuốn Nguồn cội. Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và Câu lạc bộ UNESCO thông tin các dòng họ xuất bản. Tập I. Hà Nội. Tr. 5 - 6. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Về đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta hiện nay 14 2. ở quy mô làng xã, vùng miền. Ngoài gia đình và dòng họ, ở các cấu trúc xã hội rộng lớn hơn nh− làng xã lại đang nổi lên phong trào "phát huy văn hóa làng để xây dựng làng văn hóa". Đ−ợc bắt đầu ở Hà Bắc, nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, đến nay phong trào đã mở rộng ra quy mô toàn quốc. Theo ông Nguyễn Khoa Điềm, trong năm 1999, cả n−ớc đã "có 19.823 làng, bản, khu phố đăng ký xây dựng làng văn hóa, trong đó 5.907 làng văn hóa đ−ợc công nhận, tăng 4.961 làng so với năm 1998. Cũng năm 1999, cả n−ớc có 7,7 triệu hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa, trong đó 4,2 triệu hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, cả n−ớc đã soạn thảo 11.720 quy −ớc làng văn hóa và h−ơng −ớc".4 Thực tiễn ở các địa ph−ơng cho thấy, từ trong phong trào này, nhiều làng nghề đã đ−ợc khôi phục. Các công nghệ truyền thống đ−ợc bảo l−u và trao truyền giữa các thế hệ. Y học dân gian có nhiều ng−ời quan tâm khai thác. Tinh thần tự quản của cộng đồng đã thức dậy: các tệ nạn xã hội đ−ợc kiểm soát, trật tự an ninh đảm bảo hơn, môi tr−ờng cũng xanh sạch hơn. Còn các lễ hội của làng xã với t− cách là các hoạt động văn hóa ở cơ sở cũng là một điều kiện thuận lợi để tất cả mọi ng−ời cùng tham gia. Các mối liên hệ đã gắn bó các nhóm, do đó, thêm một lần đ−ợc tái chuẩn nhận. Nghĩa là ở đây, cả văn hóa vật thể và phi vật thể đều có cơ hội phục nguyên. Sự năng động của các "tiểu văn hóa" trong mỗi làng xã sẽ kích thích tính năng động trong nền văn hóa chung của đất n−ớc. Có thể nói, việc "phát huy văn hóa làng" đã trở thành một nhân tố quan trọng đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. 3. Đối với những giá trị và chuẩn mực có tính phổ quát toàn xã hội Cần ghi nhận rằng, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế cũng nh− xu thế giao l−u và hội nhập ở khu vực thì hệ giá trị cơ bản của ng−ời Việt Nam đ−ợc hình thành trong lịch sử hàng nghìn năm vẫn đ−ợc các tầng lớp nhân dân bảo l−u, kế thừa và thực thao trong cuộc sống của mình. Các giá trị xã hội cơ bản này, trên bình diện chung nhất, đó là tình yêu quê h−ơng, đất n−ớc, là sự gắn bó với cộng đồng, là lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng học thức và yêu cái đẹp, là khát vọng dân chủ lấy dân làm gốc, là bình đẳng và công bằng xã hội, là vai trò của cá nhân và sự thành đạt5... Khái quát lại, trong Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng 5 (khóa VIII) Đảng ta đã xác định bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng là những giá trị tinh thần cơ bản - đó là: - Lòng yêu n−ớc nồng nàn, ý chí tự c−ờng dân tộc. - Tình đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. 4 Nguyễn Khoa Điềm: Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, số 4/2000. Tr.4. 5 Theo Nguyễn Hồng Phong: Văn hóa và phát triển. Trong cuốn Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại NXB Văn hóa. Hà Nội- 2000. Tr. 132 - 135. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Văn Hai 15 - Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. - Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động. - Sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống 6... Các giá trị xã hội cơ bản và cao đẹp luôn đ−ợc thể hiện thành các chuẩn mực, các mô hình ứng xử trong đời th−ờng, có tác dụng định h−ớng cho sự lựa chọn trong hành động của mỗi cá nhân cũng nh− của cộng đồng. Kết quả điều tra xã hội học ở đồng bằng sông Hồng d−ới đây là một minh chứng. Biểu 3: Quan niệm về chuẩn giá trị của các nhóm xã hội vùng đồng bằng sông Hồng (%) 7 Chuẩn mực Nhóm Thuần nông Hỗn hợp Phi nông Chung - Có đạo đức trong sạch 78,1 73,1 76,3 76,0 - Ng−ời cao tuổi 53,7 58,1 55,6 57,7 - Gia đình hòa thuận 46,8 47,3 47,0 47,0 - Làm ăn kinh tế giỏi 43,8 41,3 44,4 43,3 Những số liệu trên đã chứng tỏ các chuẩn mực trong ứng xử nh− giữ gìn "đạo đức trong sạch", tôn trọng "ng−ời cao tuổi", hay mô hình "gia đình hòa thuận" đ−ợc đại đa số thành viên trong các nhóm xã hội khẳng định. Thậm chí, ng−ời ta coi các chuẩn mực này còn cao hơn cả việc "làm kinh tế giỏi". Cũng cần l−u ý rằng, nếu nh− các chuẩn mực là khả biến thì giá trị là rất bền vững cả trong không gian lẫn thời gian.Việc đề cao các giá trị truyền thống đã khơi dậy dòng chảy của văn hóa dân tộc trong đời sống của các thế hệ hôm nay và mai sau. Chính ở đây ng−ời ta tìm thấy nguồn cổ vũ cũng nh− những lý do cho sự tự khẳng định phẩm chất của mình. Những giá trị này luôn tạo nên sự đồng thuận xã hội và chính trị, do đó cũng góp phần định h−ớng cho sự lựa chọn mô hình phát triển của Việt Nam với các mục tiêu dân giầu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. II. Vấn đề h−ởng thụ văn hóa ở các nhóm công chúng H−ởng thụ văn hóa là các hoạt động diễn ra trong thời gian nhàn rỗi - tức khoảng thời gian tự do ngoài thời gian dành cho việc lao động kiếm sống. Đó là việc vui chơi, giải trí và di d−ỡng tinh thần với hai cấp độ: th−ờng ngày và kỳ dịp. 1. H−ởng thụ văn hóa th−ờng ngày Bao gồm các hoạt động cổ truyền (nh− sang chơi chuyện trò với bạn bè - hàng xóm, làm v−ờn, nuôi chim, đánh bài, đánh cờ, uống r−ợu, thả diều, v.v...) và hoạt động mới (nghe đài phát thanh, xem ti vi, nghe nhạc, xem băng hình, đọc sách báo, 6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung −ơng khóa VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1998. 7 Kết quả xử lý xã hội học tại 3 xã vùng đồng bằng sông Hồng. Đề tài Tác động của sự chuyển đổi cơ cấu lao động- nghề nghiệp đến mức sống. Viện Xã hội học. Chủ nhiệm đề tài Đỗ Thiên Kính. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Về đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta hiện nay 16 tập thể thao, hát karaoke, v.v...). Để thỏa mãn các nhu cầu này, ít nhất cũng cần có các điều kiện cụ thể nh− trang thiết bị vật chất - kỹ thuật, thời gian rỗi và các hình thức h−ởng thụ khác nhau. Về trang thiết bị: Những năm gần đây, các ph−ơng tiện phục vụ nhu cầu văn hóa của ng−ời dân ngày một tốt hơn. Thời l−ợng phát sóng và diện phủ sóng phát thanh, truyền hình đã tăng lên đáng kể. Các khu vực tỉnh, thành đều có đài phát thanh, truyền hình, gần 300 huyện có đài phát sóng FM, 340 trạm phát lại sóng truyền hình v.v... đã bảo đảm cho phần lớn số hộ dân đ−ợc nghe, đ−ợc xem thời sự với các tin tức đối nội, đối ngoại, các ch−ơng trình văn hóa nghệ thuật, kể cả c− dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo 8. Theo kết quả điều tra của Bộ Văn hóa- Thông tin năm 1998- trên mẫu 3062 hộ gia đình thuộc 61 tỉnh/thành trong cả n−ớc và trên hai nhóm công nhân và nông dân- thì các ph−ơng tiện h−ởng thụ văn hóa hiện nay ở ta là đa dạng và chiếm tỷ lệ khá lớn ở cả hai nhóm này: Biểu 4: Sự phân bố các ph−ơng tiện h−ởng thụ văn hóa Ph−ơng tiện Nhóm Công nhân (%) Nông dân (%) - Ti vi màu 74,73 56,42 - Ti vi đen trắng 17,50 25,90 - Radio cassett 63,03 56,02 - Tủ sách, giá sách 39,19 17,46 - Đầu video 42,41 27,91 - Dàn âm thanh 12,05 9,03 Trên biểu 4, các ph−ơng tiện ti vi mầu, ti vi đen trắng, radio cassett đã chiếm vị trí áp đảo. Nếu tính riêng số hộ gia đình có sử dụng 2 ph−ơng tiện là đầu video và cassett thì các con số này cũng đang tăng dần qua một số mốc thời gian: Năm 1987 1991 1998 Tổng số hộ: 2.412.501 3.230.381 7.319.117 9 Về thời gian rỗi: Cũng theo cuộc điều tra trên, thời gian rỗi trung bình hàng ngày ở ta hiện nay (tính chung cho cả đô thị và nông thôn) là 3 - 3,5 giờ. So với chỉ báo này trong những năm 1980 là 2,5 giờ, thì l−ợng thời gian dùng vào việc vui chơi, giải trí của ng−ời dân đã tăng thêm từ 0,5 - 1 giờ/ ngày. Sự mở rộng không ngừng thời gian tự do, thời gian nhàn rỗi cũng có nghĩa là 8 Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ch−ơng trình KHCN cấp Nhà n−ớc - Đề tài KHXH - 04-02. Chủ nhiệm Nguyễn Khoa Điềm. Hà Nội-2000. Tr. 95. 9 Báo cáo kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học về thực trạng đời sống văn hóa. Ch−ơng trình KHCN cấp Nhà n−ớc KHXH - 04-02. Chủ nhiệm Nguyễn Khoa Điềm. Hà Nội-2000. Tr. 44 và 67. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Văn Hai 17 khoảng thời gian lao động tất yếu đang giảm dần. Điều này là phù hợp với đời sống thực tiễn hiện nay. Trong mấy năm gần đây ở khối công nhân, viên chức Nhà n−ớc thời gian làm việc mỗi tuần chỉ còn 5 ngày, nghỉ hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Còn nông dân, một phần do bình quân ruộng đất thấp, phần nữa là do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên thời gian lao động trên đồng ruộng cũng giảm đ−ợc rất nhiều. Đây là điều kiện giúp cho sự phát triển toàn diện con ng−ời, và do đó, lại làm tăng c−ờng sức lao động của mỗi ng−ời, mỗi cộng đồng. Về hình thức h−ởng thụ: Cuộc điều tra còn cho biết, các loại hình phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian rỗi của ng−ời dân là khá đa dạng và phong phú: Biểu 5: Sự phân bố các loại hình h−ởng thụ văn hóa th−ờng ngày10 Nhóm Công nhân Nông dân Khác Tổng Hình thức Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Nghe đài 328 29,28 175 35,14 379 26,24 882 28,80 - Xem vô tuyến 642 57,32 223 44,77 762 52,77 1627 53,13 - Nghe nhạc 271 24,19 46 9,23 291 20,15 608 19,85 - Xem băng hình 203 18,12 61 12,14 218 15,09 482 15,74 - Đọc sách báo 545 48,66 136 27,30 617 42,72 1298 42,39 - Trò chuyện với bạn bè, 244 21,78 93 18,67 339 23,47 676 22,07 - Làm v−ờn 147 13,12 140 28,11 190 13,15 477 15,57 - Tập thể thao 249 22,23 78 15,66 351 24,30 678 22,14 - Đến nhà văn hóa 82 7,32 39 7,83 101 6,99 222 7,25 - Đánh bạc, uống r−ợu 6 0,53 4 0,80 6 0,41 16 0,52 - Hát Karaoke, đi vũ tr−ờng 46 4,10 5 1,00 61 4,22 112 3,65 - Việc khác 18 1,60 0 0 9 0,62 27 0,88 Qua biểu, ta thấy việc h−ởng thụ văn hóa của ng−ời dân hiện nay không chỉ dừng lại ở những hình thức cổ truyền, mà đã có thêm nhiều hình thức mới, trong đó việc xem vô tuyến, nghe đài, đọc sách báo chiếm tỷ lệ rất cao. Sự đa dạng và phong phú của các loại hình hoạt động nhàn rỗi là một điều rất mới mẻ để mỗi cá nhân có thể tự do lựa chọn các ph−ơng án trong việc vui chơi, giải trí phù hợp với phong cách sinh sống và phong cách văn hóa của mình. Sự đa dạng của các phong cách sống và phong cách văn hóa, đến l−ợt mình, lại là những chỉ báo phản ánh bức tranh chung của xã hội đã đ−ợc đổi mới: mức sống đ−ợc nâng cao, việc học tập đ−ợc mở rộng và tính an toàn xã hội đ−ợc đảm bảo. 10 Báo cáo kết quả xử lý,.Tlđd. Tr.1. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Về đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta hiện nay 18 2. H−ởng thụ văn hóa kỳ dịp Là các hoạt động rỗi đ−ợc tính theo chu kỳ của công việc, nh− các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ phép; hay theo các tiết của tháng năm, mùa vụ nh− tết nguyên đán, nguyên tiêu, thanh minh, đoan ngọ, trung nguyên, trung thu v.v... Về ph−ơng thức, việc h−ởng thụ văn hóa kiểu mới bao gồm những buổi đi tham quan, du lịch, dã ngoại hay gặp gỡ vui chơi trong một nhóm bạn bè. H−ởng thụ mang tính cổ truyền là những kỳ nghỉ lễ - tết trong gia đình và dòng họ, các ngày lễ hội của làng xã, vùng miền. Hiện nay ở ta, các hoạt động rỗi mới vẫn ch−a mang tính phổ biến trong các tầng lớp c− dân. Việc đi tham quan, du lịch, dã ngoại mới dừng lại ở nhóm cán bộ, công nhân viên chức nhà n−ớc hoặc những ng−ời có mức sống khá giả. Tuyệt đại đa số trong nhóm nông dân ch−a tham gia vào các hoạt động này. Điều đó có thể do mức sống còn thấp, do các cơ sở dịch vụ ch−a nhiều, nh−ng mặt khác cũng còn do thói quen, tập quán quy định. Trái lại, các hoạt động rỗi cổ truyền nh− tham gia các lễ - tết - hội lại thu hút rất đông đảo các thành viên xã hội tham gia, nhất là nông dân. Các nghiên cứu gần đây cho biết: ở nhiều làng xã hằng năm có đến 3 - 4 lễ hội khác nhau. Mỗi lễ hội kéo dài từ 2 đến 5 ngày và thu hút hàng trăm đến hàng ngàn ng−ời, kể cả khách thập ph−ơng. ở nhiều địa ph−ơng, tính trung bình một ng−ời dân từ 17 tuổi trở lên mỗi năm tham dự từ 2 đến 2,5 lễ hội. Tại cuộc điều tra 3062 hộ gia đình của Bộ Văn hóa - Thông tin đã nêu trên, đại đa số ng−ời đ−ợc hỏi khẳng định có tham gia các lễ hội của làng với những lý do khác nhau: Biểu 6: Tại sao ông bà đã tham dự lễ hội làng ? 11 Lý do Số ng−ời % - Giữ gìn truyền thống văn hóa của làng 2053 67,04 - Gắn bó các thành viên trong làng 1701 55,55 - Tỏ lòng biết ơn những ng−ời có công với làng 1423 46,47 - Để vui chơi, gặp gỡ 926 30,24 - Để các dòng họ thể hiện bản sắc riêng 495 16,16 Rõ ràng là việc "giữ gìn truyền thống của làng", "biết ơn những ng−ời có công với làng" hay sự "gắn bó các thành viên trong làng" vẫn là những giá trị và chuẩn mực xã hội quan trọng của mọi ng−ời, nhất là ng−ời dân nông thôn. Vì vậy, không chỉ tham gia, họ còn sẵn sàng đóng góp tiền của, công sức và thời gian để trùng tu các di tích và khôi phục các lễ hội. 11 Báo cáo kết quả xử lý số liệu điều tra...Tlđd. Tr. 28 - 29. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Văn Hai 19 Biểu 7: Ông (bà) có đóng góp cho Lễ Hội làng không ? (%) 12 Hình thức Địa ph−ơng Mẫn Xá (Miền Bắc) Nam Giang (Miền Bắc) Hiệp Ph−ớc (Miền Nam) - Tiền 100,0 81,7 97,9 - Công sức 19,6 23,7 53,3 - ý kiến 3,5 3,0 16,3 - Khác 0,4 5,0 1,0 Đến đây, có thể đặt câu hỏi tại sao có hiện t−ợng nh− trên? Chúng tôi nghĩ rằng sự tham gia một cách đông đảo và nồng nhiệt của các tầng lớp c− dân trong các lễ - tết - hội là do, nh− chính những ng−ời dân đã nói, ở họ có sự mong muốn thể hiện các giá trị của cộng đồng, muốn tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó giữa họ với nhau. Nh−ng mặt khác, theo chúng tôi, các hình thức cổ truyền này còn chứa đựng các giá trị thuộc trật tự tâm linh, có thể giải phóng những xung cảm bị kìm nén trong đời th−ờng đơn điệu của mỗi cá nhân để trả lại cho họ một tâm thế mới mẻ, năng sản, mà không một hình thức h−ởng thụ nào khác có thể thay thế đ−ợc. Đây cũng là sự phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn các giá trị tinh thần của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. III. Công chúng với quá trình sáng tạo, l−u truyền và phân phối văn hóa Tr−ớc đây - nhất là ở các giai đoạn tr−ớc đổi mới - sự vận hành của các thiết chế văn hóa chủ yếu đ−ợc thực hiện từ phía Nhà n−ớc. Ngay cả việc trùng tu các di tích lịch sử hay xây dựng các khu vui chơi giải trí ở một địa ph−ơng nào đó thì ng−ời dân cũng có tâm lý chờ đợi phần kinh phí ít ỏi từ ngân sách Nhà n−ớc. Quan hệ giữa Nhà n−ớc và ng−ời dân lúc này chỉ diễn ra một chiều: Nhà n−ớc là ng−ời sản xuất và cung cấp sản phẩm văn hóa, còn ng−ời dân thì thụ động chấp nhận, bất luận số l−ợng và chất l−ợng sản phẩm ấy thế nào. Còn hiện nay, tình hình đã đổi khác rất nhiều. 1. Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Hiện nay, trong phong trào xây dựng văn hóa của toàn dân, ở nhiều lĩnh vực nh− văn ch−ơng, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc... đều có sự kết hợp theo ph−ơng thức "Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm". Chỉ tính riêng nghệ thuật sân khấu, theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thông tin (1988), hiện cả n−ớc có 111 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp (tuồng, chèo, cải l−ơng, kịch nói, ca múa nhạc, v.v...) thì ở khu vực t− nhân đã chiếm một tỷ lệ đáng kể. 12 Báo cáo tổng hợp đề tài. Tlđd. Tr 101. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Về đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta hiện nay 20 Biểu 8: T−ơng quan giữa các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Nhà n−ớc và t− nhân ở n−ơc ta hiện nay 13 Khu vực Chung Nhà n−ớc T− nhân Chỉ tiêu Số l−ợng % Số l−ợng % - Số đoàn 111 79 71,17 32 28,82 - Số ch−ơng trình 365 264 72,32 101 27,67 - Số buổi biểu diễn 15.022 10.260 68,29 4.762 31,70 - Doanh thu 11.758 9.067 77,11 2.691 22,88 - Số nhân viên 2.485 1.914 77,02 571 22,97 - Số nghệ sĩ, diễn viên 2.247 1.752 77,79 495 22,07 Xem xét biểu trên ở tất cả các ph−ơng diện: từ số ch−ơng trình, số buổi biểu diễn đến doanh thu, nghệ sĩ... ta thấy các đoàn nghệ thuật t− nhân đã có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của công chúng hiện nay. Kết quả này cho phép khẳng định rằng chủ tr−ơng xã hội hóa các hoạt động văn hóa của Đảng và Nhà n−ớc ta là hoàn toàn đúng đắn, nó làm cho đời sống tinh thần của đất n−ớc trở nên sôi nổi hơn và giàu sinh lực hơn. 2. Trong việc l−u truyền và phân phối Trong các công việc l−u truyền, phân phối hay xây dựng các công trình văn hóa cũng có tình hình t−ơng tự. ở khắp nơi, ng−ời dân đã chủ động giữ gìn, chăm sóc, tu sửa, nâng cấp các công trình văn hóa, nhất là công trình văn hóa cổ truyền. Theo một cuốn sách mới công bố, nhân dân huyện Nam Ninh (Nam Định) đã góp trên một trăm triệu đồng cho việc tu sửa di tích. Riêng chùa Bi tới 60 triệu đồng. Bà con thôn Trung Liệt (Tiên Sơn, Bắc Ninh) đã tình nguyện đóng góp 100 triệu đồng để tu sửa đình, chùa, đền, nhà thờ ở địa ph−ơng. Gắn với các di tích, trong phạm vi cả n−ớc, mỗi năm có hàng vạn lễ hội từ cấp làng xã, vùng miền đến cấp quốc gia, thu hút hàng triệu l−ợt ng−ời tham gia, mà nguồn kinh phí chủ yếu là do ng−ời dân tự nguyện đóng góp. Tổng kết công tác quản lý văn hóa năm 1999, ông Nguyễn Khoa Điềm cho biết: "Năm 1999, trong số 300 tỷ đầu t− cho công trình vui chơi văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh thì t− nhân góp vốn 220 tỷ (chiếm 73%). Trong số 48 tỷ đồng đầu t− cho di tích ở Hà Nội thì nhân dân đóng góp 36 tỷ (chiếm 75%). Bắc Giang xây dựng gần 400 nhà văn hóa thôn. Hà Tĩnh có 532 câu lạc bộ văn hóa làng, xã. An Giang có 166 câu lạc bộ tài tử. Hải D−ơng có 7 đoàn xiếc và 2 đoàn cải l−ơng t− nhân. Còn công việc phát hành, nếu tính chung, trong cả n−ớc hiện có gần 7000 điểm phát hành t− nhân, phát hành gần 70% số sách các nhà xuất bản”14. Ông Điềm còn cho biết thêm: "Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành 13 Báo cáo kết quả xử lý số liệu: Tlđd. Tr. 51- 60. 14 Nguyễn Khoa Điềm. Tlđd. Tr. 4. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Văn Hai 21 Trung −ơng Đảng (khóa VIII) ở nhiều tỉnh, thành phố nhân dân đã bỏ vốn tham gia các hoạt động sản xuất và các dịch vụ văn hóa. 70% đề tài xuất bản đ−ợc thực hiện do các nhà xuất bản liên doanh với t− nhân theo ph−ơng thức góp vốn và phát hành. 100 cơ sở in bao bì, nhãn hàng và hàng ngàn cơ sở in lụa của t− nhân, tập thể giải quyết việc làm cho gần 15.000 lao động" 15. Cùng với ng−ời dân, các Ban, ngành, đoàn thể đã tăng c−ờng phối hợp thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa: "Bộ đội biên phòng xây dựng 87 điểm sáng văn hóa vùng biên. Tổng cục b−u chính Viễn thông đầu t− xây dựng 3.567 điểm b−u điện - văn hóa xã. Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo xây dựng cuộc sống mới ở khu dân c−. Hội phụ nữ tổ chức phong trào hát ru. Bộ quốc phòng xây dựng môi tr−ờng văn hóa tốt ở các đơn vị. Bộ công an xây dựng khu dân c− an toàn không còn tệ nạn xã hội. Tổng liên đoàn lao động với hoạt động nhà văn hóa công nhân. Các hoạt động kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Tuần văn hóa phố Cổ Hội An, kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Festival Huế 2000, Liên hoan nghệ thuật Kh’me, xây dựng các khu vui chơi giải trí... đều có sự h−ởng ứng của các ngành, các đoàn thể". 16 Nếu sự vận hành của văn hóa diễn ra một chiều trong thời kỳ bao cấp đã tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại, thì ph−ơng thức cùng tham gia hiện nay không những động viên đ−ợc sức ng−ời, sức của, mà quan trọng hơn còn phát huy đ−ợc những tố chất thông minh và sáng tạo, những tri thức và kinh nghiệm của mọi địa ph−ơng và mọi ng−ời trong cuộc. Việc tham gia ngày càng đông đảo của các tầng lớp c− dân vào các công đoạn sáng tạo, l−u truyền và phân phối văn hóa cũng là một ph−ơng diện phản ánh quá trình dân chủ hóa trong đời sống ở cơ sở mà Đảng và Nhà n−ớc ta đang thực thi. Kết luận. 1. Từ ngày đổi mới đến nay đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta rõ ràng đã đ−ợc cải thiện thêm một b−ớc. Điều này không chỉ đ−ợc thể hiện ở sự phục h−ng các giá trị truyền thống, ở các hình thức h−ởng thụ văn hóa đa dạng và phong phú, mà còn ở sự tham gia ngày càng đông của ng−ời dân vào quá trình vận hành của văn hóa từ khâu sản xuất, sáng tạo đến các khâu l−u truyền, phân phối và tiêu thụ. Nh− vậy, sau hơn 10 năm đổi mới, chúng ta không chỉ "đ−ợc mùa" về kinh tế, mà "đ−ợc mùa" cả về văn hóa. 2. Chúng ta đã khắc phục đ−ợc những sai lầm một thời về văn hóa, trả lại dòng chảy liên tục của văn hóa dân tộc từ truyền thống đến hiện tại và t−ơng lai. Đây là một thành tựu, đồng thời cũng là một nguồn lực vô tận đã đ−ợc khai mở cho sự phát triển bền vững. Bởi vì lịch sử đã chứng minh rằng không phải khoa học hay công nghệ, mà văn hóa mới là cơ sở vững chắc nhất cho mọi sự phát triển. Và triết lý phát triển của chúng ta là phải luôn đứng vững trên nền tảng của các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc và đất n−ớc. 15 Nguyễn Khoa Điềm. Tlđd. Tr. 4. 16 Nguyễn Khoa Điềm. Tlđd. Tr 4. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Về đời sống văn hóa tinh thần ở n−ớc ta hiện nay 22 3. Cố nhiên là đời sống văn hóa đ−ợc cải thiện cũng đã tác động trực tiếp trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Về kinh tế, đó là các hoạt động t−ơng thân t−ơng ái, hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo. Về xã hội, các quan hệ tốt đẹp trong gia đình, làng bản đã đ−ợc khơi dậy, trật tự xã hội đ−ợc đảm bảo. Về mặt tinh thần, nhiều loại hình văn hóa đang cùng tồn tại, sản phẩm văn hóa có số l−ợng nhiều hơn và chất l−ợng tốt hơn đã mở ra nhiều khả năng lựa chọn trong việc vui chơi, giải trí của mỗi thành viên xã hội. 4. Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa ở ta cũng còn nhiều bất cập. Khi phục h−ng các giá trị truyền thống, đôi khi ng−ời ta cũng làm sống lại các hủ tục của một thời x−a cũ nh− mê tín dị đoan hay phô tr−ơng, lãng phí. Trong việc h−ởng thụ vẫn còn sự khác biệt giữa ng−ời giầu và ng−ời nghèo, nông thôn và đô thị, giữa ph−ơng thức cổ truyền và ph−ơng thức mới, giữa nhu cầu ngày càng cao và các cơ sở dịch vụ còn thấp kém. Đấy là ch−a kể một bộ phận công chúng, nhất là lớp trẻ, còn chịu sự tác động của các thứ văn hóa ngoại nhập, lai căng, đồi trụy. Đây là vấn đề cần đ−ợc quan tâm từ góc độ quản lý văn hóa trong thời gian tr−ớc mắt. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_doi_song_van_hoa_tinh_than_o_nuoc_ta_hien_nay.pdf