1. Nền văn học thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
2. Phương pháp sáng tác duy nhất : phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa
3. Nền văn học có tính đại chúng và tính dân tộc.
4. Nền văn học dấu ấn thời đại : chiến tranh và cách mạng. Âm hưởng chủ đạo
của nền văn học : âm hưởng hào hùng, ngợi ca.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn học Việt Nam trong những năm đầu độc lập và trong kháng chiến chống pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt bài giảng 45-75
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1975
1. Nền văn học thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
2. Phương pháp sáng tác duy nhất : phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ
nghĩa
3. Nền văn học có tính đại chúng và tính dân tộc.
4. Nền văn học dấu ấn thời đại : chiến tranh và cách mạng. Âm hưởng chủ đạo
của nền văn học : âm hưởng hào hùng, ngợi ca.
VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỘC
LẬP VÀ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
I. Đời sống kháng chiến và đời sống văn học
1. Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam non trẻ và cuộc kháng chiến
chống Pháp.
- Cách mạng tháng Tam thành công, đưa đất nước sang mọt kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên Độc lập, Tự do, thủ tiêu nền thống trị của thực dân phong kiến. Ngày
2.9.1945, Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên
ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Ngay năm đầu tiên của nền độc lập nhà nước Việt Nam non trẻ đã phải đối
diện với hàng loạt khó khăn : nạn thù trong giặc ngoài. Ngày 23.9.1945, thực dân
Pháp với sự đồng loã của thực dân Anh quay trở lại gây hấn ở Nam Bộ. Các thế lực
thù địch, đối lập với lực lượng Việt Minh núp bóng quân đội của Tưởng Giới Thạch
quay trở lại Việt Nam tìm mọi cách phá hoại khối đoàn kết dân tộc và chính phủ non
trẻ. Những hậu quả tiêu cực của chế độ cai trị hơn 80 năm của người Pháp là hết sức
nặng nề mà điển hình là nạn đói và nạn mù chữ.
- Trong vòng hơn một năm, đất nước ta đã trải qua những biến động dữ dội :
Cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng nhà nước kiểu mới, cách
mạng đồng thời giải quyết và vượt qua nhiều khó khăn khẩn thiết, cuộc đấu tranh gay
gắt giữa các lực lượng cách mạng và phản cách mạng.
- 19.12.1945, kháng chiến chống Pháp chính thức bùng nổ. Chín năm kháng
chiến gian khổ và anh hùng của người Việt Nam được đánh dấu bằng một loạt chiến
thắng : chiến thắng thu đông năm 1947, chuyển kháng chiến từ giai đoạn phòng ngự
sang giai đoạn cầm cự; chiến tranh ở thế cài răng lược; từ 1948, liên tục mở các chiến
dịch tấn công địch trên tất cả các mặt trận, điển hình là chiến dịch biên giới năm 1950,
chiến thắng Hoà Bình năm 1952, chiến thắng Tây Nguyên (đầu năm 1954) và đỉnh
cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Trong thời gian đó, cũng đã diễn ra nhiều sự
kiện quan trọng trong đời sống chính trị ở Việt Nam : Hồ chủ tịch phát động phong
trào thi đua yêu nước (1948), đưa ra khẩu hiệu "toàn dân kháng chiến, toàn diện
kháng chiến"; Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân chính thức
công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đại hội toàn quốc lần thứ hai
của Đảng chính thức lấy tên mới là Đảng lao động Việt Nam, ra hoạt động công khai,
xác định đường lối kháng chiến và đường lối cách mạng Việt Nam; năm 1953, Hồ
Chủ tịch ký sắc lệnh về giảm tô và cải cách ruộng đất, mở đường cho cuộc cải cách
ruộng đất.
2. Những sự kiện trọng đại của đời sống văn học :
- Ngay sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam độc lập, Hồ chủ tịch và Đảng đã
thể hiện sự quan tâm đến việc xây dựng nền văn học mới, nền văn học cách mạng, nền
văn học xã hội chủ nghĩa.
- 9.1945, nhóm Văn hoá cứu quốc tổ chức đại hội lần thứ nhất, sau đó tờ báo
Tiên phong ra đời. Bản Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) lúc này trở thành cương
lĩnh của nền văn hoá mới. Sau đại hội nói trên, tại các địa phương, các chi hội văn hoá
văn nghệ cùng với các cơ quan xuất bản, báo chí cũng được thành lập.
- Ngay sau ngày thành lập nước, Hồ chủ tịch cũng thể hiện sự quan tâm theo
dõi đời sống văn hoá văn nghệ. Người đã đến tham dự các cuộc triển lãm văn nghệ và
hội nghị văn hoá toàn quốc. Tại đây người đã có các ý kiến chỉ đạo về một loạt vấn đề
quan trọng của nền văn hoá mới : tính dân tộc, tính nhân dân mà nền văn hoá mới cần
phải có; tính hiện thực của nền văn nghệ mới; văn hoá phải có quan hệ mật thiết với
xã hội, văn hoá không thể xa rời quần chúng nhân dân, phải có tác dụng thiết thực.
Đặc biệt, người nhấn mạnh : "Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận và anh chị em
văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
- 7.1948, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai họp dưới khẩu hiệu của Hồ
Chủ Tịch : Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến. Tại Hội nghị này,
Trường Chinh đọc bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam. Báo cáo nêu rõ
mối quan hệ giữa văn hoá văn nghệ và cơ sở kinh tế, chế độ chính trị của xã hội. Về
vấn đề văn hoá, báo cáo nêu rõ những chủ trương về văn hoá văn nghệ của Đảng : về
xã hội lấy giai cấp công nhân làm gốc, về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân
dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc, về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử làm gốc, về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa làm gốc.
- tháng 9 năm 1949, hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc là một hoạt động
có ích cho phong trào sáng tác văn nghệ. Trong hội nghị này, đồng chí Tố Hữu thuyết
trình vấn đề Xây dựng văn nghệ nhân dân. Sau bài thuyết trình, hội nghị thảo luận về
phương châm "Cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt", chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa và tranh luận về thơ (thơ Nguyễn Đình Thi), về văn (Nguyễn
Tuân), và một số sáng tác khác… thực chất những hội nghị như thế này là những cuộc
học tập, cải tạo tư tưởng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho văn nghệ sĩ. Sau hội nghị nói
trên, đợt học tập quan trọng nhất là đợt học tập năm 1953, chuẩn bị tư tưởng cho các
nhà văn đi vào cuộc cải cách ruộng đất.
- Những năm 1949 – 1950, có phong trào văn nghệ sĩ đầu quân. Trong quá trình
tham gia kháng chiến để sáng tác, nhiều văn nghệ sĩ đã hy sinh : Nam Cao, Trần
Đăng, Thôi Hữu, Nguyễn Đình Lạp…Phong trào sáng tác từ năm 1948 trở đi đã có
nhiều biến chuyển, các nhà văn đi sâu vào cuộc sống của bộ đội, của nông dân đang
đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất. phong trào thi đua sáng tác sôi nổi, chất
lượng tác phẩm dần dần được nâng cao.
II. Khái quát về văn học Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
Phát triển trong hoàn cảnh cách mạng và kháng chiến gian khổ, phong trào sáng
tác văn học đã thu được những kết quả đáng kể. Từ thực tiễn sáng tác có thể nêu lên
mọt số đặc điểm như sau :
- Phong trào sáng tác sâu rộng, lực lượng sáng tác luôn được bổ sung. Trình
độ người sáng tác và công chúng văn học được nâng lên. Bên cạnh những tác giả có
tác phẩm từ trước cách mạng, một lớp nhà văn mới ra đời trưởng thành trong cách
mạng và kháng chiến. Từ những cơ sở chiến đấu và sản xuất, những cây bút trẻ dần
dần trở nên quen thuộc với người đọc, bổ sung cho lực lượng sáng tác. Quân đội,
nông thôn, nhà máy, hầm mỏ là môi trường hun đúc nên những tài năng văn chương
cho kháng chiến (Chính Hữu, Lưu Trùng Dương, Võ Huy Tâm, Trần Hữu Thung…).
Phong trào sáng tác của quần chúng làm đa dạng hơn, phong phú hơn đời sống văn
học.
- Đối tượng phản ánh của văn học là quần chúng nhân dân. Nhân vật cá thể
chưa được khai thác, hình tượng văn học tập thể, nhân vật tập thể xuất hiện nhiều.
Nếu như trong văn học công khai trước đây, nhân vật văn học thường cô độc, bị động
thì nhân vật văn học trong giai đoạn này thường chủ động, tự tin, lạc quan. Văn học
bộc lộ những phẩm chất mới, một trong những phẩm chất cơ bản là trở về với dân
tộc, miêu tả cuốc sống kháng chiến của dân tộc, làm nổi bật lên con người kháng
chiến của dân tộc, con người của thời đại mới. Nhân vật đơn độc, phản kháng tự
phát trong văn học trước năm 1945 được thay thế bằng nhân vật có ý thức trong cuộc
sống và đấu tranh. Trong thơ, tâm trạng cô đơn hoặc thoát ly cuộc sống nhường chỗ
cho những tình cảm trong sáng, lành mạnh, bắt nguồn từ thực tế kháng chiến của
nhân dân. Thơ từ độc thoại chuyển sang đối thoại, nhà thơ mở rộng tình cảm giao hoà
với cuộc sống hiện thực.
- Công tác phê bình thực sự có tác dụng định hướng cho sáng tác. Ngay từ
những năm đầu cách mạng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh đã có
những bài lý luận phê bình sắc sảo, có sức thuyết phục phê bình những hiện tượng văn
hoá lệch lạc (Tương lai văn hoá Việt Nam của Trương Tửu), giải thích những nguyên
lý văn hoá mới của Đảng (Một nền văn hoá mới của Nguyễn Đình Thi), xác định
truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc, chống coi khinh văn hoá nước nhà và những
kẻ xây dựng một nền văn học nghệ thuật xa lạ (Có một nền văn nghệ Việt Nam của
Hoài Thanh). Trong kháng chiến, công tác lý luận phê bình cũng có nhiều thành tựu :
hai cuốn Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh và Tiếng thơ của Xuân Diệu;
các bài viết về tính nhân dân trong thơ Hồ chủ tịch, về cuộc đời và sáng tác cuả Trần
Đăng, Nam Cao của Nguyễn Đình Thi…; Đặng Thai Mai nghiên cứu và giới thiệu di
sản văn học truyền thống của dân tộc. Nhìn chung, công tác lý luận, phê bình, nghiên
cứu văn học trong thời kỳ kháng chiến đã đạt được một số kết quả : những khuynh
hướng tư tưởng tư sản, phản động bị đẩy lùi; tư tưởng văn nghệ của đảng ngày càng
được mở rộng trở thành sức sống của nền văn nghệ mới.
- theo dõi sự phát triển của văn học, có thể thấy những năm độc lập đầu tiên là
giai đoạn đánh dấu bước chuyển biến của lịch sử. Đa số các nhà văn chân thành đi
theo cách mạng Những tiến bộ bước đầu về lập trường tư tưởng đã ảnh hưởng đến
sáng tác của họ. Hình tượng con người mới từng bước xuất hiện trong văn học. Về thể
loại, giai đoạn này các loại văn báo chí phát triển mạnh, văn xuôi chủ yếu là ký và
truyện ngắn. Thơ là thể loại phát triển rầm rộ hơn cả. Nội dung tác phẩm đều tập trung
nêu cao chủ đề yêu nước, tinh thần dân tộc,lòng căm thù bọn xâm lược và niềm tin
vào tiền đồ của cách mạng. Bước vào kháng chiến chống Pháp, trong thời gian đầu,
văn học chưa có những tác phẩm hay, tương xứng với hiện thực đời sống. Phần lớn
các nhà văn có sáng tác từ trước cách mạng còn đang trong giai đoạn "nhận đường".
Hiện thực cuộc sống còn quá mới mẻ với họ. Các nhà văn trẻ, kinh nghiệm sống, nghề
nghiệp còn hạn chế nên sáng tác còn đơn giản, nặng về ghi chép. Từ cuối năm 1948
trở đi, văn học mới thực sự chuyển biến, trưởng thành trên nhiều mặt : ý thức tư
tưởng, ý thức bám sát cuộc sống, ý thức nghề nghiệp đều được nâng cao qua những
cuộc trao đổi, thảo luận, hội nghị và những chuyến đi vào cuộc sống. Đi để viết trở
thành một nhu cầu, một niềm mê say, một sự thôi thúc và thói quen, phong cách sống
của nhiều văn nghệ sĩ. Từ sau năm49, bắt đầu xuất hiện những thành tựu quan trọng
của văn học cách mạng.
III. Thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
1. Diện mạo thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954.
- Cuộc sống kháng chiến trở thành nguồn đề tài phong phú trong thơ ca. Thơ
ca đã phục vụ tích cực sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, nhưng chính kháng chiến
lại nuối dưỡng cho thơ ca có một sức sống mới.
- phong trào thơ ca quần chúng có đóng góp tích cực đối với thơ Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là bộ phận thơ ca của các tác giả trong quân
đội. Thơ trào phúng đánh địch phát triển mạnh với Tú Mỡ là cây bút hàng đầu.Thơ
của các tác giả miền núi cũng có mặt trong đời sống thơ ca kháng chiến và có chất
lượng cao. Trong nền thơ ca kháng chiến, thơ ca của Hồ chủ tịch có một vị trí đặc
biệt.
- Nét nổi bật trong phong trào thơ ca kháng chiến là niềm lạc quan, tin tưởng.
Có thể nói lạc quan tin tưởng là tư tưởng chủ yếu của những năm tháng kháng chiến
chống Pháp. Thơ ca đã vận động và vươn lên theo hướng đó. Thơ ca hoà mình vào đời
sống kháng chiến. Trong thơ lúc này, những gương mặt, những cuộc đời cụ thể,
những tên đất tên làng những trận đánh được phản ánh khá chi tiết; những sự việc,
chính sách đường lối kháng chiến cũng được vận dụng khá nhuần nhuyễn trong thơ.
Kịp thời và nhanh nhạy, thơ ca vượt lên các ngành nghệ thuật khác trong việc phục
vụ đời sống kháng chiến.
- Thơ ca thực sự cởi bỏ mọi ràng buộc, mở rộng khả năng phản ánh. Chủ đề
trong thơ đa dạng. Thơ đã xây dựng đựơc nhiều hình ảnh đẹp về người bộ đội, người
mẹ, người phụ nữ hậu phương, về những con người trong đời sống kháng chiến.
2. Những đặc điểm thẩm mỹ của thơ Việt Nam trong kháng chiến chống
Pháp.
- Lý tưởng xã hội, lý tưởng thẩm mỹ trong thơ ca. trong thơ ca kháng chiến có
sự hoà hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp hiện thực và vẻ đẹp lý tưởng, giữa hiện thực
kháng chiến và những mơ ước về tương lai.
- Sự vận động của hình tượng thơ ca. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng
chiến, nhiều bài thơ mang cảm hứng lãng mạn và có bài pha sắc thái anh hùng hiệp sĩ.
Những bài thơ ấy phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của tầng lớp trí thức, học sinh sinh
viên trong những ngày đầu ra trận. dò yều cầu của cuộc sống và bản thân thơ, thơ phát
triển dần đần tước bỏ đi tất cả những công thức xa lạ để thật hơn, mộc hơn. Hình
tượng thơ ngày càng gần với đời sống. Sự vận động của thơ ca đi từ những hình tượng
ước lệ, trừu tượng đến những hình ảnh cụ thể được xây dựng trực tiếp từ thực tế đời
sống đồng thời cùng với đời sống kháng chiến, cũng xuất hiện những hình tượng thơ
có sức khái quát cao về đời sống kháng chiến.
- Ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ đời sống. Thơ trở về với cuộc sống nhân dân, phù
hợp với thị hiếu quần chúng thì về mặt nội dung, hình thức thơ đã thay đổi nhanh
chóng, đã có sự nhịp nhàng trong mối quan hệ nội dung, hình thức. Chất liệu hiện
thực ùa vào trong thơ. Thơ chấp nhận và huy động vốn từ ngữ trong đời sống hàng
ngày, những từ địa phương, từ chính trị, những thuật ngữ chuyên môn, khẩu ngữ….
tràn vào trong thơ. Những tên đất, tên người được nêu lên cụ thể. Những trận đánh,
những chiến công được ghi lại rõ ràng.
- Xu hướng tự do hoá hình thức thơ.
IV. Văn xuôi trong kháng chiến chống Pháp.
1. Truyện ký trong năm đầu cách mạng.
- Trong năm đầu tiên của nền độc lập, truyện ký tập trung vào ba chủ đề : bầu
không khí mới của xã hội (các tuỳ bút của Nguyễn Tuân), cuộc đổi đời của dân tộc;
nhận diện cuộc sống (những khốn cùng của con người trong chế độ cũ – Mò sâm
banh của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân) và con người (hình ảnh những con người
mới của chế độ mới – Một lần tới thủ đô của Trần Đăng).
- Trong năm đầu cách mạng, thể loại chủ yếu là ký, ghi chép một cách trực tiếp
những cảm xúc và kinh nghiệm sống thực tế của nhà văn. Truyện ngắn trong giai đoạn
này còn mang nặng chất ký. Nặng về ghi chép hiện thực và thể hiện thái độ chủ quan
của nhà văn. Có thể nói trong năm đầu độc lập, truyện ký vẫn còn non yếu nhưng là
bước chuẩn bị cho những thành tựu của truyện ký trong kháng chiến chống Pháp.
2. Truyện ký trong kháng chiến chống Pháp.
- Nhận đường (1947 – 1948). Cuộc nhận đuờng này không chỉ diễn ra với các
nhà văn có sáng tạo từ trước cách mạng mà cả đối với các nhà văn trưởng thành trong
kháng chiến. Sáng tác chủ yếu lúc này là ký : Nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, Nam
Cao, Trần Đăng, ký của Nguyễn Tuân (Chân giời, Một đêm vào tề, Tháp rùa giữa
rừng), một số truyện ngắn của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Kim Lân… thành tựu đáng kể
nhất là truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.
- Từ cuối năm 48 đến năm 54, văn xuôi đạt được những thành tựu rõ rệt hơn.
Năm 49 xuất hiện nhiều truyện ký có chất lượng của Hồ Phương (Thư nhà), Trần
Đăng (Trận Phố Ràng), Nguyễn Tuân (Đường vui), Nguyễn Huy Tưởng (Ký sự Cao
Lạng)… từ năm 51, bắt đầu xuất hiện những thành tựu quan trọng của truyện ký trong
kháng chiến chống Pháp : tiểu thuyết Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Vùng mỏ (Võ
Huy Tâm), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng) và các tập truyện ngắn có chất lượng nghệ
thuật cao như Truyện Tây Bắc (Tô Hoài).
- Hai thành tựu quan trọng nhất của truyện ký trong kháng chiến là tái hiện
chân thực cuộc đấu tranh nhận đường, lột xác của văn nghệ sĩ trong kháng chiến và
bước đầu xây dựng hình tượng con người mới của xã hội mới, con người kháng chiến
với những phẩm chất cao đẹp.
Phụ lục :
Tuỳ bút Nhận đường của Nguyễn Đình Thi
1. Cuộc lột xác đầy đau đớn nhưng cũng là cuộc phục sinh của văn nghệ sĩ
2. chức năng của nền văn nghệ mới : sức mạnh của văn nghệ kháng chiến, văn
nghệ, sáng được lên nhưng vui buồn yêu ghét mạnh mẽ của kháng chiến, sẽ
châm sáng nhưng niềm vui buồn yêu ghét trong lòng chúng ta, văn nghệ
chiếu rọi được hướng đi tới của từng sự việc nhở trong cuộc sống kháng
chiến hàng ngày sẽ chiếu rọi được vào ý thức mỗi người mỗi người một
luồng ánh sáng làm cho nhận rõ con đường vượt qua những khó khăn trước
mắt, người cầm bút là kỹ sư của tâm hồn. "Đem ý thức kháng chiến vào
cuộc đời hàng ngày, châm lên tỏng lòng người những tình cảm kháng chiến
mãnh liệt, làm cho mới người gắn liền với kháng chiến bằng những phần
sâu xa nhất của đời sống mình, sức mạnh và nhiệm vụ của văn nghệ là ở
đấy".
3. Công thức của nhận đường : sống được cuộc sống kháng chiến của dân tộc,
hiểu được hướng đi tới của xã hội ta hiện thời, cảm xúc được những cảm
xúc mới của kháng chiến, tất cả vấn đề sáng tác quyết định ở điểm ấy. (…)
người văn nghệ phải biết rõ đứng về phía sự sống nào và phải làm sao sự
sống ấy biến thành máu thịt của mình.
4. Sám hối – những yếu ớt bạc nhược của nền văn nghệ cũ (chủ nghĩa cá nhân,
sướt mướt buồn thảm, truỵ lạc, bạc nhược đầu hàng… )
5. nhân vật thời đại của nền văn nghệ mới – con nguời mới của dân tộc, người
anh hừng thời địa chính là những con người bình thường và lớn lao như vậy.
6. Nền văn nghệ của đời sống kháng chiến – đời sống hồi sinh, sức sống mới
"chúng ta đòi một văn nghệ mang được sự sống của những con người mới
ấy chúgn ta muốn giở những trang sách cháy bỏng đầu ngón tay" – trách
nhiệm của người cầm bút trong xã hội mới.
7. niềm tin vào cuộc lột xác tất yếu của nghệ thuật.
CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
1965 – 1975
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện những lý tưởng cao đẹp của con
người Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Lý tưởng cao đẹp đó được kết
tinh thành mục đích cao cả và niềm tin thiêng liêng đem lại sức mạnh cho những con
người anh hùng thời chống Mỹ. Văn học thời chống Mỹ mang vẻ đẹp có tính anh
hùng ca. Âm hưởng chủ đạo là ngợi ca, tô đậm chiều kích phi thường.
- Hình tượng người anh hùng trong chiến tranh chống Mỹ là hình tượng có tính
tập thể. Sức mạng được giải thích bằng truyền thống và chỗ dựa tập thể.
- Đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng là hành vi hy sinh vì lý tưởng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn học việt nam trong những năm đầu độc lập và trong kháng chiến chống pháp.pdf