Văn hóa dân gian và xã hội học

Đã từng có người nói vui rằng trước khi xã hội học ra đời thì tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đã thuộc đối tượng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn học, văn hóa học, kinh tế học, v.v. Và rút cục thì xã hội học không còn có đối tượng nữa. Tất nhiên, lời nói trên đây chỉ là một lời nói vui chứ không phải là một nhận định khoa học nghiêm túc. Và xã hội học từ lâu đã xác định được đối tượng và chức năng của mình rồi. ở đây chúng tôi chỉ muốn nói rằng bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội cũng cần có sự quan tâm của xã hội học dầu đã có một ngành khoa học coi đó là đối tượng nghiên cứu chính của mình. Thí dụ như các hiện tượng văn hóa dân gian thì trước hết thuộc mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Nhưng, như đã nêu ở trên, các hiện tượng văn hóa dân gian lại thường có ý nghĩa xã hội và chính trị. Để đi sâu phân tích ý nghĩa xã hội và chính trị của các hiện tượng văn hóa dân gian thì sự hỗ trợ của nhà xã hội học là thiết yếu đối với nỗ lực của nhà văn hóa học.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa dân gian và xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (59), 1997 3 văn hóa dân gian và xã hội học Đinh Gia Khánh Ngày nay, không một nhà văn hóa học nào lại không thấy rõ vai trò rất lớn của văn hóa dân gian trong đời sống của các dân tộc. Và ng−ời ta thấy rằng để tìm hiểu một xã hội thì những dữ liệu văn hóa dân gian rất có ý nghĩa. Một nhận thức nh− thế đã thấy ở Trung Quốc từ ba nghìn năm tr−ớc. Theo sách Hán Th− (thiên Nghệ văn chí) thì triều đình nhà Chu (30 thế kỷ - 23 thế kỷ tr−ớc đây) đã đặt ra một chức quan gọi là tì quan chuyên làm nhiệm vụ đi khắp nơi để s−u tập các câu tục ngữ, các bài ca, các truyện kể l−u hành trong dân gian với mục đích giúp cho triều đình có thể qua những tác phẩm dân gian đó mà “tìm hiểu dân phong, nắm vững dân tình” và trên cơ sở các dữ liệu ấy tìm ra ph−ơng h−ớng thích đáng để “ban bố chính lệnh”. Thế là từ vài ba nghìn năm tr−ớc đây, các nhà cầm quyền ở Trung Quốc đã sớm biết sử dụng các t− liệu văn hóa, văn nghệ dân gian nh− một thứ phong vũ biểu (baromètre) của đời sống nhân dân, nh− là một trong những chỗ dựa đáng tin cậy để Nhà n−ớc có thể đề ra đ−ợc các chính sách kinh tế, xã hội thích hợp. Chính những thành tựu s−u tập của tì quan lại đã là một cơ sở quan trọng để về sau, đến đời Xuân thu (tức là giữa thời Đông Chu) Khổng Tử có thể “san thi”, tức là có thể xây dựng Kinh Thi, pho sách đứng đầu Ngũ Kinh của Nho gia. ở n−ớc ta các triều đại x−a kia đã sử dụng những thành tựu của văn hóa văn nghệ dân gian vào việc khẳng định bản sắc của văn hóa dân tộc, khẳng định nền độc lập của quốc gia. Nhiều bộ sử chính thức của quốc gia đã đ−ợc biên soạn trên tinh thần coi trọng những t− liệu truyền thuyết, dã sử v.v... Các triều đại đã cho xây dựng hoặc tôn tạo nhiều miếu đền thờ các anh hùng thần thoại, các anh hùng lịch sử, các bách nghệ tổ s−, v.v... để t−ởng nhớ công lao và duy trì truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà các vị ấy để lại. Nhiều hội lễ dân gian vốn có tầm cỡ địa ph−ơng đã đ−ợc triều đình nâng lên thành quốc lễ (Hội Đền Hùng, Hội Đền Dóng, Hội Đền Hoa L−, Hội Đền Kiếp Bạc, v.v...). Những việc làm kể trên ít hoặc nhiều đã thể hiện nhận thức của ng−ời x−a về ý nghĩa xã hội và chính trị của văn hóa dân gian. Trong lịch sử, mỗi khi có những sự biến chuyển mang tính chất cách mạng của xã hội thì các vấn đề văn hóa văn nghệ dân gian lại đ−ợc ng−ời ta quan tâm đến nhiều hơn những khi khác. Khi các khẩu hiệu “dân tộc và dân chủ” đ−ợc thêu bằng chữ vàng trên ngọn cờ của giai cấp t− sản cách mạng, khi giai cấp này còn đang nỗ lực đấu tranh chống phong kiến thì các nhà văn hóa lại cố gắng đi tìm và đã tìm ra những yếu tố dân tộc và dân chủ trong kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian. Và từ Walter Scott ở Anh đến hai anh em Grimm ở Đức, từ Béranger ở Pháp đến Bielinski và Tchernishevski ở Nga, v.v... các nhà văn hóa đã cố gắng tìm thấy ở những giá trị văn hóa dân gian những động lực của cuộc cách mạng trên mọi mặt mà tr−ớc hết là trên mặt trận văn hóa. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa dân gian và xã hội học 4 Với sự phát triển của chủ nghĩa t− bản, đã dần dần hình thành chủ nghĩa đế quốc. Các n−ớc t− bản chủ nghĩa ph−ơng Tây đã tìm cách mở rộng thị tr−ờng, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở các n−ớc chậm phát triển thuộc các châu lục: á, Phi, úc, Mỹ... Các đạo quân viễn chinh đã đi chiếm các thuộc địa. Để có thể thống trị các dân tộc thuộc địa, thì phải tìm hiểu họ. Điều này đã đ−ợc Panl Doumer (toàn quyền Đông D−ơng, hồi cuối thế kỷ XIX) nêu lên nh− sau: “Muốn cai trị tốt các dân tộc thuộc địa thì điều tr−ớc tiên là phải hiểu t−ờng tận dân tộc mà mình cai trị”. Không ít học giả ph−ơng Tây đã phục vụ cho mục đích mà Nhà n−ớc thực dân muốn đạt tới nh− thế. ở đây, hãy nêu lên một trong những thí dụ về các học gỉa ấy. Trong bài tựa quyển sách nhan đề “Những bài hát và truyền thống dân gian của ng−ời An Nam” (Les chants et les traditions, popalaires des Annamites - Paris - E.Roux. 1890), nhà nghiên cứu Dumoutier đã viết nh− sau: “Quyển sách này không phải là một tác phẩm văn học. Nó là một tài liệu tâm lý học. Chúng tôi mong rằng nó là một tài liệu bổ ích cho ng−ời An Nam và ng−ời Pháp bằng cách làm cho dân tộc đi bảo hộ hiểu rõ dân tộc đ−ợc bảo hộ”. Nhìn chung, qua những sự kiện vừa nêu ở trên, có thể thấy rằng trải qua các thời đại x−a kia ng−ời ta đều nhận thức đ−ợc ý nghĩa chính trị, xã hội của văn hóa dân gian. Gần đây, trong thời đại của chúng ta, vào cuối thế kỷ thứ XX này, nhận thức ấy lại thể hiện rõ ở khá nhiều sự kiện trong đó nổi bật lên sự kiện văn hóa chính trị sau đây. Trong các năm 1960-1961, ở Hoa Kỳ, vấn đề văn hóa dân gian đã đ−ợc đề cập tới trong một cuộc tranh luận liên quan tới việc thực thi đạo luật Giáo dục Quốc phòng (The National Defence Education Act) đ−ợc thông qua năm 1958. Theo Ch−ơng IV của đạo luật ấy, Bộ Sức khỏe, Giáo dục và Phúc lợi của Hoa Kỳ nhận đ−ợc thêm ngân khoản từ Quỹ Liên bang dành cho những Ch−ơng trình đào tạo mới, nhằm làm cho n−ớc Hoa Kỳ có thể lấp đ−ợc khoảng cách về nhân lực cũng nh− về kỹ thuật so với Liên Xô, một khoảng cách bắt đầu thấy đ−ợc qua việc Liên Xô phóng thành công spút-nhích. Trong việc tiến hành ch−ơng trình đào tạo kể trên, đầu năm 1960, Bộ Sức khỏe, Giáo dục và Phúc lợi đã dành một khoản tiền cho ngành văn hóa dân gian. Ngay sau đó, những cơ quan báo chí, ngôn luận nh− “Những sự kiện nhân loại” (Human events), “Nhật báo phố Uôn” (Wall Street journal), “Ngôi sao Indianapôlit” (Indianapolis star), “Bản tin buổi chiều Cô-lôm-bớt” (Columbus evening dispatch) kế tiếp nhau chỉ trích việc đem tiền của Quỹ Liên bang để tài trợ cho ngành văn hóa dân gian. Các tờ báo ấy, với những cách phân tích khác nhau, đều cho rằng chi tiêu cho văn hóa dân gian nh− thế là viển vông ngớ ngẩn, là lãng phí công quỹ, rằng chi tiêu cho văn hóa dân gian chẳng có ích gì cho việc giáo dục quốc phòng, cho việc tăng c−ờng quân lực của Hoa Kỳ cả. D−ới sức ép của d− luận nh− thế, năm 1960, ủy ban Chuẩn chi của Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã cắt đi một triệu đô la trong ngân khoản cấp cho Bộ Sức khỏe, Giáo dục và Phúc lợi. Một trong những lý do của việc cắt giảm ấy là ở chỗ Bộ ấy đã phóng tay tài trợ cho ngành văn hóa dân gian. Sau đó ít lâu, tờ “Nữu −ớc thời báo” (New York Time) ra ngày 23.4.1961 đã đăng một tin giật gân. Tin ấy kể rằng những “cán binh Việt Minh” từ Bắc Việt Nam thâm nhập vào n−ớc Lào đã lôi cuốn đ−ợc nhân dân Lào chiến đấu theo lý t−ởng của họ bằng cách hát dân ca Lào, múa dân vũ Lào. Và tác giả bài báo cho rằng việc am hiểu văn hóa văn nghệ dân gian Lào là một trong những lý do khiến cho “Việt Minh và đồng minh của họ là Pathét Lào” đã thâm nhập đ−ợc vào nhân dân Lào, phát triển đ−ợc lực l−ợng chính trị, quân sự, mở rộng đ−ợc ảnh h−ởng và cơ sở quần chúng của họ ở Lào”. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đinh Gia Khánh 5 Giới nghiên cứu văn hóa dân gian Hoa Kỳ bèn chộp lấy sự kiện ấy để bác bỏ sự phê phán của báo chí đối với việc chi tiêu cho văn hóa dân gian. Họ đã chứng minh rằng qua sự kiện ấy thì thấy rằng việc am hiểu văn hóa dân gian có thể đem lại hiệu quả và sức mạnh nh− thế nào, rằng việc bồi d−ỡng về văn hóa dân gian, xét cho cùng, rất có ích cho việc tăng c−ờng quân lực, củng cố an ninh quốc phòng cho n−ớc Hoa Kỳ. Và trên cơ sở lập luận nh− thế họ đã vận động Quốc hội Hoa Kỳ cấp ngân khoản cho ngành văn hóa dân gian. Kết quả là Quốc hội Hoa Kỳ, sau khi thảo luận, đã cấp ngân khoản để giải quyết kinh phí cho việc đào tạo tiến sĩ khoa học về văn hóa dân gian ở tám trung tâm lớn của n−ớc Hoa Kỳ. Nh− vậy có thể thấy rằng chẳng những ngày x−a, các nhà chính trị đã nhận thức đ−ợc ý nghĩa chính trị xã hội của văn hóa dân gian mà ngày nay, trong thời đại của chúng ta, các nhà chính trị càng nhận thức đ−ợc rõ hơn ý nghĩa ấy. Và văn hóa dân gian không chỉ là đối t−ợng của văn hóa học, của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian, nhìn theo một giác độ nào đó, phải là một đối t−ợng quan trọng của xã hội học. * * * Khi xem xét văn hóa dân gian, không ít ng−ời cho rằng đó là sản phẩm của nông thôn, của xã hội tiền công nghiệp. Thực ra, tình hình không phải là nh− vậy. Trong xã hội tiền công nghiệp x−a kia, văn hóa dân gian không chỉ sinh thành và phát triển ở nông thôn. ở các thành thị trung cổ (thí dụ: Thăng Long ở n−ớc ta, Pa-ri ở n−ớc Pháp, Tr−ờng An ở Trung Quốc, v.v...) văn hóa dân gian cũng rất phong phú. Lý do cũng dễ hiểu: thành thị có c− dân tập trung hơn và sự phát triển xã hội lại cao hơn ở nông thôn cho nên văn hóa dân gian ở đấy tất nhiên có những mặt phát triển hơn ở nông thôn. Đó là nói về thời kỳ tiền t− bản chủ nghĩa. Đến thời kỳ hiện nay, sự phân bố của văn hóa dân gian trong lãnh địa nhiều n−ớc đã có nhiều sự thay đổi. ở phần lớn các n−ớc đang phát triển thuộc Tây Âu, đa số c− dân ở nông thôn đã dần dần tập trung về các thành thị. ở những n−ớc ấy, vì lý do trên mà văn hóa dân gian không đ−ợc bảo l−u ở nông thôn nhiều nh− x−a kia nữa. ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Ca-na-đa), trừ một vài vùng ra, không còn cái gọi là nông thôn nh− ngày x−a, không còn các cộng đồng làng xóm nh− ở các xã hội truyền thống. Nói chung, ở các n−ớc công nghiệp phát triển, văn hóa dân gian không còn đ−ợc bảo l−u ở nông thôn nhiều nh− x−a kia nữa. Trái lại, nhiều truyền thống văn hóa dân gian lại chủ yếu đ−ợc bảo l−u ở thành thị. Hãy lấy thí dụ ở n−ớc Hoa Kỳ. Ng−ời Bắc Âu, ng−ời ái Nhĩ Lan, ng−ời Do Thái, ng−ời Ca-ri-bê, ng−ời Hít-pa-nít, ng−ời ả Rập, ng−ời Châu á, v.v... sống ở các thành thị lớn nh− New York, Chicago, Miami, Los Angeles, v.v... nhiều khi tập hợp thành những cộng đồng văn hóa lớn hoặc nhỏ. Và văn hóa dân gian th−ờng đ−ợc bảo l−u trong các cộng đồng ấy. Tóm lại, ở đa số các n−ớc công nghiệp hiện đại, văn hóa dân gian truyền thống đ−ợc bảo l−u ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn. ở Nhật Bản, một xã hội công nghiệp tiền tiến, văn hóa dân gian vẫn sống động cả ở thành thị cả ở nông thôn. Cần phải thấy rằng ở các n−ớc công nghiệp phát triển, nếu nh− nhiều giá trị folklore đã dần dần xơ cứng lại, thì không ít giá trị folklore khác lại đã thích nghi với thời thế và hóa thân d−ới những dạng thức mới, nh− nhạc Rock, nhạc Jazz, nhạc Pop, nh− hội hóa trang, hội xe hoa, các hội lễ đa dạng và nhiều trò vui khác nhau. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa dân gian và xã hội học 6 Trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của xã hội hiện đại, không những ng−ời ta kế thừa, tiếp thu và cải biến nhiều giá trị của folklore truyền thống mà còn tạo thêm nhiều giá trị mới. Gần đây, ở Hoa Kỳ đã xuất hiện thuật ngữ fakelore bên cạnh thuật ngữ folklore. Thuật ngữ fakelore đ−ợc đặt ra để gọi những tác phẩm đ−ợc phóng tác theo folklore truyền thống, nh−ng đã có nhiều sự thay đổi về nội dung và hình thức. Việc xuất hiện fakelore và việc fakelore gia nhập vào kho tàng folklore nói chung làm cho kho tàng ấy càng phong phú và đa dạng hơn. Việc xuất hiện fakelore là minh chứng cho sức sống của folklore trong xã hội công nghiệp hiện đại. Xã hội học muốn tìm hiểu xã hội hiện đại không thể không quan tâm đến folklore và fakelore. Nh− ở trên đã nêu lên, các nhà kinh quốc, các nhà chính trị từ thời cổ đại đã biết qua tục ngữ, ca dao, truyện dân gian mà tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Tại sao các nhà xã hội học hiện nay lại không biết làm nh− thế? Chỉ cần xem xét hiện t−ợng sau đây cũng đủ khiến cho chúng ta phải suy nghĩ. Tục ngữ mới, ca dao mới, truyện dân gian mới phản ánh một cách sắc nét, đôi khi sống s−ợng, nhận thức của quần chúng về những hiện t−ợng xã hội đa dạng. Khi nói đến quần chúng tức là nói đến nhiều tầng lớp xã hội khác nhau với những mối quan hệ phức tạp. Và nói chung nhận thức của quần chúng cũng rất phức tạp. Qua ca dao mới, tục ngữ mới, truyện dân gian mới, quần chúng không chỉ nói lên mặt phải mà cả mặt trái của xã hội, cái mặt trái mà các cơ quan thông tin đại chúng không thể nói ra và không phải lúc nào cũng nên nói ra. Trong khi đó thì các phiếu điều tra xã hội học gửi theo địa chỉ đến ng−ời đ−ợc tr−ng cầu ý kiến không thể nào đem lại đ−ợc một cách thực là đầy đủ và trung thực tâm t− nguyện vọng của quần chúng. Ng−ời đ−ợc tr−ng cầu khi trả lời câu hỏi, nhiều khi cân nhắc đắn đo, thậm chí nhiều khi e dè né tránh. Nói chung thì các câu trả lời cho các phiếu điều tra xã hội học th−ờng kém phần trung thực, và bộc trực so với tục ngữ mới, ca dao mới, truyện dân gian mới. Cách đây m−ơi năm đã có ý kiến định thành lập Viện D− luận (trực thuộc Ban Văn hóa T− t−ởng). Nếu Viện D− luận đ−ợc thành lập thì tục ngữ mới, ca dao mới, truyện dân gian mới là những dữ liệu mà Viện ấy không thể bỏ qua. Tục ngữ mới, ca dao mới, truyện dân gian mới, có một số chịu ảnh h−ởng của các phần tử xấu trong xã hội. Vấn đề là biết chọn lựa, gạn lọc trong tục ngữ mới, ca dao mới, truyện dân gian mới, những phần phản ánh một cách bộc trực và trung thành cuộc sống, thể hiện tâm lý trong sáng và nguyện vọng chính đáng của đại đa số quần chúng. Nếu làm đ−ợc nh− thế thì việc điều tra, s−u tập, xử lý tục ngữ mới, ca dao mới, truyện dân gian mới có thể rất bổ ích cho nhà xã hội học. Đó là những việc cần phải tiến hành để bổ sung cho nguồn thông tin mà các phiếu điều tra xã hội học, mà các câu trả lời có địa chỉ cụ thể đã từng đem lại cho chúng ta. * * * Gần đây, trong khi chúng ta nỗ lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lại thấy nảy sinh nhiều hiện t−ợng có vẻ nh− là đi ng−ợc lại với sự nghiệp ấy. Tr−ớc hết, nổi bật lên trên tất cả là việc phục hồi và phát triển các hội lễ dân gian cổ truyền ở khắp nơi trong n−ớc ta. Hội Đền Hùng, Hội Đền Dóng, Hội Đền Kiếp Bạc, Hội Chùa Keo, v.v... đã đ−ợc tổ chức với quy mô mà có lẽ tr−ớc năm 1945 cũng ch−a bao giờ có. Hiện nay, nói chung các hội lễ dân gian vẫn đ−ợc tiến hành với các thủ tục, lễ thức, kỵ hèm truyền thống, với các trò vui truyền thống. ở hầu hết mọi nơi, để phục vụ cho hội lễ dân gian, Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Đinh Gia Khánh 7 ng−ời ta đã sử dụng những ph−ơng tiện kỹ thuật hiện đại (đèn điện, loa điện, băng cát xét, v.v...). Nh−ng lòng thành tín của nhân dân khi tham dự hội lễ thì không khác ngày x−a là bao. Việc phục hồi và phát triển một cách tự phát hội lễ dân gian đã tạo điều kiện cho việc nảy sinh những hiện t−ợng tiêu cực (lãng phí, mê tín, v.v...). Và tất nhiên là những nhà chức trách phối hợp với các nhà văn hóa cần tìm cách hạn chế để rồi loại bỏ những hiện t−ợng tiêu cực ấy. Dầu sao, cần thấy rằng việc phục hồi và phát triển hội lễ dân gian là một hiện t−ợng xã hội rất đáng chú ý. Cần phải giải thích tình hình này. Và khi làm việc ấy nhà nghiên cứu văn hóa dân gian chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu đ−ợc sự phối hợp của nhà xã hội học. Cùng với sự phục hồi và phát triển các hội lễ thì ở nông thôn lại có một hiện t−ợng rất đáng chú ý. Đó là phong trào biên soạn h−ơng −ớc mới. ở một số địa ph−ơng thì đó mới chỉ là việc làm tự phát của thôn xã. ở nhiều địa ph−ơng, thì việc làm ấy đ−ợc sự theo dõi, h−ớng dẫn của tổ chức Đảng và chính quyền ở cấp huyện - cấp tỉnh. ở tỉnh Hà Bắc (nay đã chia thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh) có gần 1600 làng đã biên soạn xong h−ơng −ớc mới. ở tỉnh Thái Bình, trong mấy năm gần đây, ng−ời ta đã từ chỗ làm thí điểm cho việc biên soạn h−ơng −ớc mà dần dần tiến hành việc làm ấy trên diện rộng. Và ngay từ năm 1994, huyện H−ng Hà của tỉnh Thái Bình đã có trên 50% số làng biên soạn xong h−ơng −ớc mới. H−ơng −ớc mới, trong khi duy trì một số nội dung vốn có trong h−ơng −ớc cũ, lại đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng nếp sống văn minh. H−ơng −ớc mới th−ờng làm nổi bật các điều khoản liên quan đến việc sử dụng một cách hợp lý và công bằng nguồn n−ớc phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt, đến việc khuyến khích trồng cây gây rừng, cấm chặt cây ở rừng chắn gió, đến việc động viên phong trào "sạch làng tốt ruộng", giữ vệ sinh môi tr−ờng, v.v... ở không ít làng, ng−ời ta đã nêu cao việc bảo trợ học đ−ờng, khuyến khích việc đi học và động viên mọi ng−ời cố gắng đạt đ−ợc những thành tích về mặt văn hóa. Một trong những thí dụ tiêu biểu là trong h−ơng −ớc mới của làng Buộm, xã Phú Sơn, huyện H−ng Hà, tỉnh Thái Bình, có điều khoản thứ 23 ghi nh− sau: "Con em trong làng đi thi học sinh giỏi đạt giải cao thì đ−ợc ghi tên vào sổ vàng của làng. Ng−ời làng Buộm lập đ−ợc kỳ tích ở các lĩnh vực cũng đ−ợc ghi tên vào sổ vàng của làng hoặc đ−ợc khắc tên vào bia của làng". Xác nhận ý nghĩa tích cực của việc xây dựng h−ơng −ớc mới, Nghị quyết II, khóa VII của Trung −ơng Đảng có đoạn nh− sau: "Khuyến khích việc biên soạn h−ơng −ớc để làm cơ sở tổ chức quản lý dựa trên địa bàn cơ sở". Việc biên soạn h−ơng −ớc mới đang còn đ−ợc triển khai và ở nơi nào đã biên soạn xong còn cần đ−ợc bổ sung, điều chỉnh. Đây là một phong trào rất quan trọng đối với việc tổ chức xã hội mới ở nông thôn. Nghiên cứu việc biên soạn h−ơng −ớc mới, chúng ta có thể tìm hiểu cách ứng xử của nhân dân trong thời kỳ đổi mới hiện nay, tìm hiểu cái thế ứng xử mà các h−ơng −ớc mới tạo ra cho mỗi ng−ời trong cộng đồng. Cùng với việc biên soạn h−ơng −ớc thì phong trào biên soạn lại, hoặc bổ sung thêm các gia phả, tộc phả cũng là hiện t−ợng xã hội rất đáng chú ý. Để đi đến ngọn nguồn của tộc phả, có khi ng−ời ta còn tìm về "quê gốc", nơi mà từ đó x−a kia ông cha đã di c− đến quê h−ơng hiện nay. Ng−ời ta quyên góp để xây dựng lại từ đ−ờng của dòng họ, của chi họ, v.v... Ng−ời ta dành nhiều tâm huyết để xác định những truyền thống tốt của dòng họ, tr−ớc hết là những truyền thống nghề nghiệp (đặc biệt là nghề thủ công, mỹ nghệ), những truyền thống văn hóa (thi đỗ cao, có tr−ớc tác văn hóa, sử học, văn học, y học, v.v...). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa dân gian và xã hội học 8 Cùng với việc phục hồi và phát triển các hội lễ dân gian và việc biên soạn h−ơng −ớc mới, tộc phả, gia phả, gần đây lại có sự bột phát của nhiều loại sinh hoạt cộng đồng nh− các cuộc họp mặt giữa những ng−ời đồng h−ơng, những ng−ời đồng môn cũ, những ng−ời đồng ngũ cũ. Lại còn các lễ kỷ niệm long trọng ngày thành lập các hội đoàn, các cơ quan, xí nghiệp, các tr−ờng học, các đơn vị bộ đội, v.v... Nhìn chung, các sinh hoạt cộng đồng do quần chúng nhân dân tổ chức (đôi khi cũng xuất phát từ chủ tr−ơng của một cấp lãnh đạo nào đó) ngày càng phát triển ở khắp nơi. Đồng thời, với việc nở rộ các loại sinh hoạt cộng đồng là phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống n−ớc nhớ nguồn", phong trào từ thiện giúp trẻ mồ côi, trẻ tật nguyền, giúp học sinh nghèo hiếu học, v.v... Việc nảy sinh và nở rộ của rất nhiều hiện t−ợng văn hóa và xã hội trên đây cần đ−ợc giải thích nh− thế nào? Phải chăng các hiện t−ợng ấy đã, trên những bình diện khác nhau, từ những giác độ khác nhau, biểu lộ sự phản ứng tự giác hoặc không tự giác của nhân dân tr−ớc sự chuyển biến ngày càng nhanh hơn của xã hội sang nền kinh tế thị tr−ờng? Phải chăng đó là vì ng−ời ta muốn xác định lại tọa độ (cả về mặt không gian và về mặt thời gian) của mỗi con ng−ời giữa mỗi cộng đồng đang biến chuyển, của mỗi cộng đồng nhỏ giữa cộng đồng dân tộc cũng đang biến chuyển? Việc xác định tọa độ, xác định vị trí ấy phải chăng là một nhu cầu không thể không đáp ứng, khi mà việc chuyển nhanh sang nền kinh tế thị tr−ờng, với nhịp sống hối hả, với không ít hành động đầu cơ, chụp giật, đã đ−a tới những sự xáo trộn trong các mối quan hệ xã hội, trong bậc thang giá trị của xã hội? Phải chăng các hiện t−ợng nêu ở trên phản ánh nỗ lực không tự giác của quần chúng khi cần xác định thế ứng xử mới, khi cần tìm ra một cách ứng xử thích hợp với thế ứng xử ấy? Những hiện t−ợng văn hóa dân gian nêu ở trên đây tất nhiên thuộc mối quan tâm của khoa nghiên cứu văn hóa nói chung, của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian nói riêng. Nh−ng để giải thích cho thấu đáo và xử lý cho thích đáng về mặt xã hội các hiện t−ợng ấy thì nhất thiết còn cần đến sự quan tâm của khoa xã hội học nữa. * * * Đã từng có ng−ời nói vui rằng tr−ớc khi xã hội học ra đời thì tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đã thuộc đối t−ợng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn học, văn hóa học, kinh tế học, v.v... Và rút cục thì xã hội học không còn có đối t−ợng nữa. Tất nhiên, lời nói trên đây chỉ là một lời nói vui chứ không phải là một nhận định khoa học nghiêm túc. Và xã hội học từ lâu đã xác định đ−ợc đối t−ợng và chức năng của mình rồi. ở đây chúng tôi chỉ muốn nói rằng bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội cũng cần có sự quan tâm của xã hội học dầu đã có một ngành khoa học coi đó là đối t−ợng nghiên cứu chính của mình. Thí dụ nh− các hiện t−ợng văn hóa dân gian thì tr−ớc hết thuộc mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Nh−ng, nh− đã nêu ở trên, các hiện t−ợng văn hóa dân gian lại th−ờng có ý nghĩa xã hội và chính trị. Để đi sâu phân tích ý nghĩa xã hội và chính trị của các hiện t−ợng văn hóa dân gian thì sự hỗ trợ của nhà xã hội học là thiết yếu đối với nỗ lực của nhà văn hóa học. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoa_dan_gian_va_xa_hoi_hoc.pdf
Tài liệu liên quan