5.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường
Một là: Nhà trường cần có sự kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời những giáo
viên tích cực vận dụng các phương pháp dạy học mới.
Hai là: Nhà trường cần thường xuyên tổ chức những buổi bồi dưỡng về lý thuyết dạy
học mới cho giảng viên trong trường.
Ba là: Nhà trường cần tích cực cải biến, đổi mới cách thức biên soạn giáo trình, bài
giảng; khuyến khích, hỗ trợ giáo viên viết giáo trình, thiết kế WebQuest để đưa lên
trang Web của trường.
Bốn là: Nhà trường cần nâng cấp hệ thống trang thiết bị dạy học mà trước tiên là hệ
thống máy chiếu, máy tính, mạng Internet. Hướng tới lắp đặt phòng học có máy tính nối
mạng để giáo viên đăng ký sử dụng.
- Đối với giáo viên:
Trước hết nên từ bỏ thói quen chỉ đạo mọi hoạt động của sinh viên, hình thành thói quen
mới: ít nói, góp ý, tư vấn, bình đẳng trong dạy học.
Sau nữa cần đầu tư thời gian, mạnh dạn, không ngại khó, kiên trì, thiết kế và sử dụng
WebQuest sẽ giúp giáo viên rèn luyện nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp
dạy học tích cực.
- Đối với sinh viên:
Trong quá trình học tập, đặc biệt với những môn chung nhiều sinh viên rất thụ động, ít
tích cực tham gia vào quá trình học trên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp. Để học tập tốt
với phương pháp WebQuest, sinh viên cần từ bỏ lối học thụ động, ngại hoạt động, ngại
suy nghĩ trong quá trình học tập. Nhanh chóng chuyển dần sang học tập tự giác, tích
cực, năng động và sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo những chuyển biết tích cực về
kết quả và chất lượng học tập.
Học với WebQuest yêu cầu người học phải có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đánh
giá và tự đánh giá kết quả học tập. Vì vậy, sinh viên cần rèn luyện, hình thành những kỹ
năng này như là công cụ để có thể học tốt phương pháp WebQuest.
11 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng Webquest trong dạy học chương người giáo viên Phổ thông Trung học học phần Giáo dục học 2 - Nguyễn Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 87-98
VẬN DỤNGWEBQUEST TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC 2
NGUYỄN THỊ HÀ
Trường Đại học Sư phạm –Đại học Huế
Tóm tắt: Dạy học bằng WebQuest là một trong những phương pháp dạy học
dựa trên internet. Bài báo giới thiệu cách vận dụng phương pháp WebQuest
trong dạy học chương Người giáo viên phổ thông trung học. Kết quả thực
nghiệm cho thấy việc áp dụng WebQuest mang lại cho người học hiệu quả
học tập, sự hứng thú, tự tin, chủ động học tập và cơ hội rèn luyện một số kĩ
năng như làm việc với máy tính và mạng Internet, đọc và xử lí thông tin, làm
việc nhóm.
Từ khóa:WebQuest, dạy học dựa trên internet, người giáo viên phổ thông
trung học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ý tưởng muốn tận dụng được những tài nguyên sẵn có ở trên mạng Internet, giúp
người học tìm kiếm, khai thác và kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau với những
quan điểm khác nhau để có được tri thức hữu ích cho riêng mình, Bernie Dodge đã đưa
ra ý tưởng xây dựng WebQuest sử dụng thông tin trên Internet để hỗ trợ cho việc dạy
học. Sau đó ông cùng Tom March xây dựng được nhiều WebQuest rất có ý nghĩa và đã
ứng dụng vào dạy học rất hiệu quả.
Hiện nay, việc ứng dụng WebQuest trên thế giới đã trở nên phổ biến. WebQuest không
chỉ được sử dụng trong trường đại học mà cả ở một số trường phổ thông.
Ở Việt Nam, phương pháp WebQuest còn khá mới mẻ. Bắt đầu từ năm 2009, phương
pháp này được Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Fla-măng, Vương
quốc Bỉ (VVOB) giới thiệu rộng rãi đến giáo viên trong các đợt tập huấn về ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. Nhiều giáo viên đã đánh giá cao các lợi ích
mà phương pháp mang lại. Tuy nhiên sau đợt tập huấn, rất ít kế hoạch bài dạy có sử
dụng phương pháp WebQuest được thiết kế và sử dụng.
Nhằm góp phần làm rõ cách sử dụng và hiệu quả của phương pháp trong dạy học nói
chung và dạy học Giáo dục học nói riêng chúng tôi đã thiết kế và sử dụng WebQuest
trong dạy học cho sinh viên các khoa cơ bản trường Đại học sư phạm –Đại học Huế.
2. TỔNG QUAN VỀ WEBQUEST
2.1. Khái niệm
Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa WebQuest như sau:
88 NGUYỄN THỊ HÀ
WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó, người học tự lực thực hiện trong
nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những
thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do giáo
viên chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả
học tập được người học trình bày và đánh giá. [1], [3]
Để thực hiện, giáo viên cần xây dựng một trang web gọi là WebQuest. Thông qua trang
WebQuest, người học chủ động tiếp cận chủ đề bài học và nhiệm vụ học tập, lập kế
hoạch thực hiện theo tiến trình gợi ý bằng cách đọc và xử lí thông tin trực tuyến từ địa
chỉ liên kết được giáo viên cung cấp, tự kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí có sẵn.
2.2. Thành phần
Một WebQuest bao gồm sáu phần cơ bản. Nội dung các thành phần được trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1. Nội dung các thành phần của WebQuest
Thành phần WebQuest Mô tả
1. Giới thiệu
(Introduction)
Xây dựng một viễn cảnh, giới thiệu mục tiêu bài học
2. Nhiệm vụ (Task) Phân rõ nhiệm vụ thực hiện, thời gian yêu cầu, phân chia tổ
nhóm, chỉ tiêu đánh giá.
3. Tiến trình (Process) Hướng dẫn cách thức để đạt được mục tiêu, không cầm tay chỉ
việc.
4. Tài nguyên (Resources) Chỉ dẫn các nguồn tài liệu tham khảo chính, có giá trị trên
Internet để người họctham khảo nhanh.
Có thể cung cấp thêm tên các tài liệu tham khảo giấy hiện có
trên thị trường hoặc trong thư viện.
5. Đánh giá (Evaluation) Lập và công bố chỉ tiêu đánh giá theo các tiêu chí: Hình thức,
nội dung, tính chính xác, hoạt động nhóm.
6. Kết luận (Conclusion) Có thể có hoặc không có kết luận, điều này tùy thuộc vào từng
dự án đặt ra.
2.3. Sử dụng WebQuest
Sử dụng là quá trình tiến hành triển khai WebQuest. Quá trình này trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Đây là giai đoạn chuẩn bị kỹ lưỡng phương tiện dạy học của người giáo viên. Điều quan
trọng là phải đảm bảo cho sinh viên có máy tính nối mạng để thực hiện WebQuest. Điều
kiện lý tưởng là mỗi sinh viên sử dụng một máy. Với lớp học đông như ở các trường
hiện nay, việc dạy học Giáo dục học với WebQuest thì điều kiện lý tưởng này khó thành
hiện thực. Vì thế giáo viên có thể huy động máy tính từ phía sinh viên để đảm bảo mỗi
nhóm làm việc có ít nhất một máy tính nối mạng. Giáo viên cũng có thể cho sinh viên
thực hiện nhiệm vụ WebQuest ngoài giờ lên lớp để tận dụng phòng máy tính ở các thư
viện, ở nhà.
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC... 89
Bước 2: Triển khai WebQuest tới sinh viên
Ở giai đoạn này, người giáo viên cần phải thực hiện các công việc sau: Giới thiệu chủ đề
cho sinh viên và giải thích rõ mục đích của WebQuest; nêu hình thức làm việc; phân phối
các WebQuest tới sinh viên; kiểm tra WebQuest trên máy của sinh viên để so sánh với
WebQuest đã thiết kế; nếu có thể, yêu cầu sinh viên hoàn thành WebQuest ở trên lớp.
Bước 3. Sinh viên giải quyết nhiệm vụ
Việc giải quyết nhiệm vụ có thể được thực hiện ngay trên lớp học hay ngoài giờ lên lớp.
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất cho việc thực hiện. Nếu giáo viên sắp xếp
được thời gian và phương tiện cần thiết thì có thể cho sinh viên làm việc ngay trong giờ
lên lớp. Còn không thì có thể cho sinh viên thực hiện ngoài giờ lên lớp. Giáo viên cần
có những hướng dẫn, trợ giúp kịp thời trong quá trình sinh viên thực hiện WebQuest
ngay cả khi họ làm việc ngoài giờ lên lớp.
Bước 4: Sinh viên báo cáo kết quả
Các sinh viên, các nhóm làm việc báo cáo kết quả trước lớp. Họ phải đưa ra sản phẩm
của mình và bảo vệ cho những lập luận của chính mình. Các thành viên khác có quyền
được chất vấn và tranh luận. Giáo viên đóng vai trò là trọng tài trong khi sinh viên trình
bày và tranh luận.
Việc đánh giá kết quả cần được tiến hành ngay sau đó. Việc đánh giá khách quan và
chính xác sẽ là yếu tố tạo động lực thúc đẩy sinh viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học
tập ở những WebQuest sau này.
Bước 5.Đánh giá
Giáo viên cần tiến hành phỏng vấn hoặc sử dụng phiếu hỏi để tìm hiểu về hứng thú của
sinh viên trong quá trình làm việc với WebQuest, những thuận lợi và khó khăn mà họ
gặp phải, những ý kiến về việc có hay không thay đổi một vấn đề gì ở WebQuest, mong
muốn trong tương lai. Qua đó giáo viên có cơ sở để bổ sung, thay đổi nhằm phát triển
WebQuest.
2.4. Thách thức của giáo viên và sinh viên khi dạy học với Webquest
*Đối với giáo viên:
Trong quá trình thiết kế và sử dụng WebQuest, người giáo viên có thể gặp những khó
khăn nhất định. Nếu không vượt qua được, việc dạy học với WebQuest không phát huy
được những ưu điểm của phương pháp, thậm chí từ bỏ việc sử dụng phương pháp trong
dạy học. Những khó khăn đó là:
Thứ nhất:Không phải nội dung bài học nào cũng lựa chọn được chủ đề để thiết kế
WebQuest và lôi cuốn người học vào giải quyết nhiệm vụ. Thách thức với giáo viên là
phải chọn lọc nội dung kiến thức bài học để xây dựng WebQuestsao cho có sức hấp dẫn
để kích thích hứng thú của người học, giúp người học thu nhậnkiến thức sau khi thực
hiện WebQuest.
90 NGUYỄN THỊ HÀ
Thứ hai:Việc dạy học bằng WebQuest chiếm nhiều thời gian của giáo viên từ khâu thiết
kế đến khâu triển khai thực hiện. Mặc dù đã chọn được chủ đề thiết kế WebQuest,
nhưng nếu không tìm được nguồn tài liệu trên Internet đủ để sinh viên giải quyết nhiệm
vụ, lĩnh hội nội dung bài học thì chủ đề đó phải hủy bỏ. Sự hấp dẫn của WebQuest chủ
yếu được tạo nên từ sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên. Để tìm đủ, làm phong
phú nguồn tài nguyên cho WebQuest đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều
thời gian để tìm kiếm, xử lý và lưu giữ, kiểm tra thường xuyên.
Thứ ba:Việc kiểm tra thường xuyên nguồn tài nguyên để đảm bảo đủ tài nguyên cho
sinh viên thực hiện nhiệm vụ là công việc rất quan trọng. Tài nguyên trên Internet có thể
bị thay đổi nên khi truy nhập sinh viên không xác định được thông tin, điều này sẽ khó
khăn cho sinh viên khi thực hiện các nhiệm vụ của bài học; thậm chí sinh viên không
thể giải quyết được nhiệm vụ.
Thứ tư:Quá trình giải quyết nhiệm vụ của sinh viên chủ yếu diễn ra ngoài giờ lên lớp.
Mỗi nhóm giải quyết nhiệm vụ sẽ có kế hoạch riêng của nhóm. Yêu cầu đặt ra cho giáo
viên là phải theo dõi, ghi chép các hoạt động của người học (càng nhiều càng tốt) để
đánh giá chính xác sự tự giác, tích cực và tiến bộ. Ngay trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ, tự đánh giá của sinh viên, giáo viên cần có thời gian để tư vấn, giải đáp thắc mắc,
giúp đỡ kịp thời khi họ có nhu cầu. Đây là những việc khá khó khăn và chiếm nhiều
thời gian của giáo viên.
*Đối với sinh viên
Để có được những lợi ích mà dạy học với WebQuest mang lại, sinh viên không thể làm
việc theo thói quen và đóng vai trò thụ động như trong lớp học truyền thống; các em
phải thay đổi suy nghĩ và vai trò, nhiệm vụ của mình trong học tập. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Phải phá bỏ tính ỳ của tư duy, từ bỏ thói quen thụ động khi lên lớp.
Thứ hai:Phải bỏ qua cái tôi để phối hợp với các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Thứ ba: Phải thường xuyên tự đánh giá nhóm và bản thân để có sự tiến bộ.
Thứ tư:Cần có sự sáng tạo cao độ để hoàn thành nhiệm vụ và tạo sản phẩm theo yêu cầu.
Mặc dù dạy và học với WebQuest đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của cả giáo viên và sinh viên
nhưng nó lại mang đến cho sinh viêncơ hội được rèn luyện và hình thành những kỹ
năng mà thế kỷ 21 cần.
3. VẬN DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ
THÔNG TRUNG HỌC, HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC 2
Chúng tôi sử dụng công cụ google Sites để xây dựng WebQuest Người giáo viên Phổ
thông trung học tại địa chỉ https://sites.google.com/site/tlgiaoduchoc/giao-duc-pho-
thong/nguoi-giao-vien-ptth. Trang WebQuest gồm 4 WebQuest con tương ứng với 4
chủ đề: Thầy với chúng tôi, Thầy quyết định chất lượng giáo dục, Lớp học xưa và nay,
Người thầy trong thơ ca, nhạc.
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC... 91
Bảng 2. Các thành phần của các WebQuest Người giáo viên Phổ thông trung học
Chủ đề Giới thiệu Nhiệm vụ Tiến trình
Thầy
với
chúng
tôi
Tác động của
thầy mang
tính toàn
diện, mạnh
mẽ, sâu sắc.
Học trò là
người cảm
nhận rõ nhất.
Vào vai học sinh viết một lá
thư cảm ơn thầy giáo cũ. Nội
dung thư nói rõ:
- Thầy dạy em tất cả.
- Thầy ảnh hưởng tới em
nhiều nhất.
- Với em thầy là số 1.
- Đọc “Các câu chuyện giáo dục”
để viết những gì thầy dạy trò.
- Đọc “Những dòng tâm sự của
học trò” để viết về kết quả tác
động củathầy.
-Đọc “Tâm sự của thầy giáo “mê
học sinh cá biệt”” để thấy với trò,
thầy giáo giỏi luôn là số 1.
Người
thầy
quyết
định
chất
lượng
giáo dục
Trong giáo
dục tất cả
đều phải
nhờ vào
nhân cách
người thầy.
1. Vào vai nhà nghiên cứu
giáo dục, hãy đưa ra những lý
lẽ thuyết phục nhà quản lý
giáo dục rằng phải đầu tư cho
đội ngũ giáo viên mới mong
đem đến sự thay đổi về chất
cho giáo dục.
Nội dung thuyết phục bao
gồm:
-Khái niệm chất lượng giáo
dục.
- Những yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục.
- Thầy là người quyết định
nội dung dạy học.
- Thầy là người quyết định
phương pháp, phương tiện
dạy học.
- Thầy là người khơi hứng
thú, tạo động lực học tập.
- Thầy là người đánh giá chất
lượng giáo dục trước tiên.
2. Trình bày sản phẩm trước lớp.
3. Giải đáp thắc mắc. (nếu có)
- Đọc “Bàn về chất lượng giáo
dục” để lấy khái niệm chất lượng
giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục
- Đọc “Buổi chào cở đầu tuần ở
trường THPT Nguyễn Thái Bình”.
- Đọc “Kinh nghiệm giảng dạy
môn Đạo đức của Thầy Liêm, môn
Thể dục của cô Châu”.
- Đọc “Bí quyết “gây nghiện” học
sinh với các môn học của các thầy
cô giáo giỏi”.
Lấy đó là chứng cứ cho những lập
luận của bản thân
Lớp học
xưa và
nay
Vai trò,
chức năng
của người
thầy đã thay
đổi
1. Dựng lại cảnh lớp học của
thầy đồ và lớp học của thầy
“Xitin” trước lớp.
2. Chỉ ra sự thay đổi về vai
trò của người giáo viên và
chức năng mới mà người giáo
viên ngày nay phải đảm nhận.
1. Đọc kỹ tài liệu về “Lớp học thầy
đồ” và “Lớp đặc biệt cái gì cũng
đặc biệt”.
2. Dựng kịch bản từ đoạn hội thoại
trên lớp của 2 thầy với học sinh.
3. Phân vai diễn lại cảnh dạy học
của 2 thầy.
4. Chỉ ra sự thay đổi trong vai trò
của người giáo viên từ thầy đồ đến
thầy Xitin; chức năng mới mà thầy
Xitin đảm nhận.
92 NGUYỄN THỊ HÀ
Người
thầy
trong
thơ ca,
âm nhạc
Người thầy
luôn là hình
tượng đẹp
trong thơ,
ca, âm nhạc
1. Phân tíchhình ảnh người
thầy qua thơ, ca dao, tục ngữ,
bài hát trên các phương diện:
- Vị trí người thầy trong xã
hội.
- Nhân cách người thầy
- Mục đích lao động của thầy
- Đối tượng lao động của thầy
- Phương tiện lao động của
thầy
- Sản phẩmlao động của thầy
- Thời gian, không gian lao
động của thầy
2. Báo cáo trước lớp.
3. Giải đáp thắc mắc. (nếu có)
1. Đọc Tài liệu Giáo dục học 2 để
xác định:
- Vị trí người thầy trong xã hội
- Nhân cách người thầy
- Mục đích lao động của thầy
- Đối tượng lao động của thầy
- Phương tiện lao động của thầy
- Sản phẩm
- Thời gian, không gian lao động
của thầy
2. Đọc tài liệu trong Tài nguyên.
Sau đó:
+ Phân nhóm những câu-đoạn thơ,
ca dao, tục ngữ, lời hát theo từng
phương diện hình ảnh người thầy.
+ Phân tích hình ảnh người thầy
qua những câu thơ, ca dao, tục
ngữ, lời hát đó.
Nguồn tài liệu:Giáo viên cung cấp danh mục địa chỉ các nguồn tư liệu trực tuyến.
Những tư liệu này là công cụ hỗ trợ cho sinh viên giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
Đánh giá: Kết hợp tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá.
Kết luận:Giáo viên tổng kết nội dung từng chủ đề, chương và các kết quả đạt được.
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích và phương pháp thực nghiệm
* Mục đích: Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài: “Webquest có
vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên
trong quá trình dạy học Giáo dục học”.
* Phương pháp:
Các WebQuest đã thiết kế được dạy thực nghiệmtrên nhóm 11 gồm 51 sinh viên năm 2
của trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế. Nhóm đối chứng là nhóm 5 gồm 52 sinh
viên năm 2 của trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế.
Ở nhómthực nghiệm chúng tôi tiến hành dạy học bằng phương pháp WebQuest. Còn
nhóm đối chứng chúng tôi tiến hành dạy học theo cách bình thường; phương pháp chủ
đạo là thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, trao đổi.
Kết quả thực nghiệm được nghiên cứu dựa trên bài kiểm tra tự luận, đề mở trong thời
gian 1 tiết và phiếu hỏi sau khi sinh viên học xong nội dung của chương. Ngoài ra
chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và quan sát giờ dạy để đánh
giá hiệu quả của phương pháp WebQuest.
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC... 93
4.2. Kết quả và bàn luận
4.2.1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về nội dung chương Người giáo viên phổ thông
trung học
Mức độ hiểu biết của sinh viên về nội dung chương Người giáo viên phổ thông trung
học được đánh giá thông qua bài kiểm tra tự luận. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo
thang điểm 10. Điểm kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được phản ánh ở
Bảng 3.
Bảng 3. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra trong thực nghiệm của nhóm thực nghiệm
và đối chứng (Số sinh viên đạt điểm Xi)
Nhóm
Điểm số S
2
6 6,5 6,7 7 7,2 7,3 7,5 7,6 7,7 7,8 8 8,2 8,5 9 7,41 0,475
TN 3 4 1 17 0 0 7 1 4 1 7 1 2 3
ĐC 12 3 1 15 1 1 7 0 1 4 2 4 1 0 7,01 0,482
(Ghi chú: X : Điểm trung bình; S2: Phương sai, TN: thực nghiệm, ĐC: đối chứng)
So sánh số liệu trong Bảng 4 chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình điểm của nhóm thực
nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Phương sai của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn so
với nhóm đối chứng như vậy điểm ở nhóm thực nghiệm tập trung hơn so với nhóm đối
chứng.
Từ số liệu bảng 4, chúng tôi xây dựng bảng tần suất điểm của sinh viên theo khoảng
điểm. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 4. Bảng tần suất điểm số (%)
Nhóm Xi fi
Điểm số (Xi)
6-6,4 6,5-6,9 7-7,4 7,5-7,9 8-8,4 8,5-9
TN 5,88 9,8 33,33 25,49 15,69 9,8
ĐC 23,08 7,69 32,69 23,08 11,54 1,92
Từ số liệu Bảng 4, chúng tôi lập biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra trong thực nghiệm
(Hình1).
Trên Hình 1 chúng tôi nhận thấy giá trị mod điểm kiểm tra của hai nhóm nằm trong
khoảng điểm 7-7,4; nhưng giá trị mod của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
Từ giá trị mod trở lên tần suất điểm của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm thực
nghiệm. Điểm số từ 6-6,4 ở nhóm đối chứng cao hơn nhiều so với nhóm thực nghiệm
(18,8%). Điều này cho phép dự đoán kết quả bài kiểm tra ở nhóm thực nghiệm cao hơn
so với kết quả của nhóm đối chứng.
94 NGUYỄN THỊ HÀ
Hình 1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra trong thực nghiệm
Từ số liệu của Bảng 5, chúng tôi lập bảng tần suất hội tụ tiến (Bảng 6) để so sánh tần
suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.
Bảng 5. Tần suất hội tụ tiến của điểm bài kiểm tra
Nhóm Xi fi
Điểm số (Xi)
6-6,4 6,5-6,9 7-7,4 7,5-7,9 8-8,4 8,5-9
TN 100 94,12 84,31 50,98 25,49 9,8
ĐC 100 76,92 69,23 36,54 13,46 1,92
Từ số liệu Bảng 5, chúng tôi lập biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra trong thực nghiệm
(Hình 2).
Trên Hình 2, chúng tôi thấy đường hội tụ tiến tần suất điểm của nhóm thực nghiệm nằm
phía trên, bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của nhóm đối chứng. Từ đó
cho biết điểm số bài kiểm tra trong thực nghiệm của nhóm thực nghiệm lớn hơn so với
nhóm đối chứng.
Để khẳng định điều này, chúng tôi tiến hành kiểm định giá trị trung bình bằng Phép
kiểm định T-test kết quả điểm bài kiểm tra của nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Kết quả trong kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể Levene thì Sig = 0,649
>α = 0,05; do đó phải sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal Variances assumed. Ta
có, trong kiểm định t thì Sig = 0,009 <α = 0,05. Từ đó có thể kết luận sự khác biệt về
điểm Trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa. Như vậy có thể
khẳng định rằng dạy học với WebQuest mang đến kết quả học tập tốt hơn cho sinh viên.
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC... 95
Hình 2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra
Sau thực nghiệm chúng tôi tiến hành điều tra để thu thông tin về mức độ nắm vững nội
dung kiến thức chương Người giáo viên Phổ thông trung học, kết quả được thể hiện
trong Bảng 6.
Bảng 6. Tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của sinh viênnhóm thực nghiệm
sau thực nghiệm
Mức độ Số lượng Tỷ lệ
Nắm vững 41 80,39
Bình thường 8 15,69
Không nắm vững 2 3,92
Không biết 0 0.00
Kết quả ở Bảng 6 cho thấy, hầu hết sinh viên đều nhận thấy mình nắm vững kiến thức
được học. Học với WebQuest chính là quá trình sinh viên tự kiến tạo tri thức cho bản
thân nên việc tiếp thu, hiểu bài trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
4.2.2. Mức độ hứng thú của sinh viên khi học với WebQuest
Sau thực nghiệm chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để thu thông tin phản hồi
từ phía sinh viên hai nhóm về mức độ hứng thú khi học tập chương Người giáo viên phổ
thông trung học. Kết quả được thể hiện trong bảng 7.
Bảng 7. Mức độ hứng thú của sinh viên
Mức độ
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Rất hứng thú 28 54,90 11 21,15
Hứng thú 15 29,41 19 36,54
Bình thường 8 15,69 15 28,85
Không hứng thú 0 0,00 7 13,46
96 NGUYỄN THỊ HÀ
Từ số liệu Bảng 7 chúng tôi thấy hầu hết sinh viên lớp thực nghiệm cảm thấy có hứng
thú khi học tập. Điều này chứng tỏ, WebQuest được chúng tôi thiết kế đã thực sự có
hiệu quả trong việc hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên vào các hoạt động nhận thức tự lĩnh hội
kiến thức mới, có sự tiến bộ hơn so với sinh viên nhóm đối chứng không chỉ về kiến
thức mà cả tính tích cực tham gia vào quá trình học tập.Sau mỗi lần báo cáo của các
nhóm,sinh viên đều tranh luận với nhau rất sôi nổi, hào hứng khiến không khí lớp học
rất thoải mái. Sinh viên chủ động trong việc phản biện, đánh giá nội dung trình bày của
các nhóm, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, điều khiển.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy việc vận dụng phương pháp WebQuest
đã mang lại hiệu quả trong dạy học nội dung Người giáo viên phổ thông trung học.
Phương pháp này không những giúp sinh viên nắm vững kiến thức bài học mà còn
mang lại hứng thú học tập cho sinh viên.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Có thể thấy, dạy học bằng phương pháp WebQuest là một trong những phương pháp
dạy học theo định hướng lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho sinh viên chủ
động học tập, rèn luyện và phát triển những kĩ năng mềm, trong đó có kĩ năng khai thác
và sử dụng hiệu quả nguồn tư liệu trên internet. Tuy nhiên, phương pháp WebQuest
không phù hợp với tất cả các nội dung trong chương trình Giáo dục học 2. Do đó, giáo
viên cần nghiên cứu và lựa chọn các nội dung phù hợp, đặc biệt là những nội dung
mang tính ứng dụng, thực tiễn. Đồng thời, để đảm bảo tất cả sinh viên trong lớp đều
nhận được những lợi ích mà phương pháp này mang lại, giáo viên cần chú trọng thiết kế
và phân công các nhiệm vụ phù hợp với trình độ sinh viên, thường xuyên theo sát và hỗ
trợ, khuyến khích người học tham gia vào các nhiệm vụ học tập.
5.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường
Một là: Nhà trường cần có sự kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời những giáo
viên tích cực vận dụng các phương pháp dạy học mới.
Hai là: Nhà trường cần thường xuyên tổ chức những buổi bồi dưỡng về lý thuyết dạy
học mới cho giảng viên trong trường.
Ba là: Nhà trường cần tích cực cải biến, đổi mới cách thức biên soạn giáo trình, bài
giảng; khuyến khích, hỗ trợ giáo viên viết giáo trình, thiết kế WebQuest để đưa lên
trang Web của trường.
Bốn là: Nhà trường cần nâng cấp hệ thống trang thiết bị dạy học mà trước tiên là hệ
thống máy chiếu, máy tính, mạng Internet. Hướng tới lắp đặt phòng học có máy tính nối
mạng để giáo viên đăng ký sử dụng.
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC... 97
- Đối với giáo viên:
Trước hết nên từ bỏ thói quen chỉ đạo mọi hoạt động của sinh viên, hình thành thói quen
mới: ít nói, góp ý, tư vấn, bình đẳng trong dạy học.
Sau nữa cần đầu tư thời gian, mạnh dạn, không ngại khó, kiên trì, thiết kế và sử dụng
WebQuest sẽ giúp giáo viên rèn luyện nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp
dạy học tích cực.
- Đối với sinh viên:
Trong quá trình học tập, đặc biệt với những môn chung nhiều sinh viên rất thụ động, ít
tích cực tham gia vào quá trình học trên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp. Để học tập tốt
với phương pháp WebQuest, sinh viên cần từ bỏ lối học thụ động, ngại hoạt động, ngại
suy nghĩ trong quá trình học tập. Nhanh chóng chuyển dần sang học tập tự giác, tích
cực, năng động và sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo những chuyển biết tích cực về
kết quả và chất lượng học tập.
Học với WebQuest yêu cầu người học phải có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đánh
giá và tự đánh giá kết quả học tập. Vì vậy, sinh viên cần rèn luyện, hình thành những kỹ
năng này như là công cụ để có thể học tốt phương pháp WebQuest.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Cường (2009).Lí luận dạy học hiện đại, Tài liệu học tập cao học K20,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Trần Thị Mai Đào (2014).“WebQuest và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh
viên”, truy cập ngày 15/5/2014
từ
[3] Dodge, B (2002).A Taxonomy of Tasks, truy cập ngày 07/04/2014
từ
Tile:APPLYINGWEBQUEST TO THE TEACHING OF THE CHAPTER “HIGH SCHOOL
TEACHERS” IN EDUCATION MODULE 2
Abstract: Teaching through WebQuest is one of the internet – based teaching methods. This
paper aims to discuss the application of WebQuest to the teaching of the Chapter “High school
teachers” in Education Module 2. The experimental results showed that the application of
WebQuest enhanced students’ academic performance, interest, confidence, proactive learning
and provided them with the opportunities to train some relevant skills such as working with
computers and the Internet, reading and processing information and teamworking.
Keywords: WebQuest, internet – based teaching, high school teachers.
ThS.NGUYỄN THỊ HÀ
Khoa Tâm lý-Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_458_nguyenthiha_13_nguyen_thi_ha_8846_2020383.pdf