c. Những biện pháp kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra - đánh giá, ngoài việc cho điểm nhằm xác nhận kết quả học tập của HS còn là
để chuẩn bị cho kế hoạch dạy học tiếp theo, hiểu về nhu cầu nhận thức của HS trong
quá trình dạy học, tìm hiểu mức độ nắm vững kiến thức của HS, giúp HS tự đánh giá
mình và điều chỉnh quá trình học tập kịp thời. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm
LTKT, GV cần xác định, việc HS tự kiểm tra - đánh giá là một phần quan trọng để có
kế hoạch điều chỉnh kịp thời, bổ sung hoàn thiện tri thức cho bản thân.
Hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT vẫn tiếp tục phát huy hiệu
quả nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng của các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là: Hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh và bài tập ngắn được
chú trọng hơn vì chúng giúp GV thu được thông tin phản hồi nhanh chóng hơn, giúp HS
sửa chữa sai lầm và kích thích HS tích cực học tập một cách thường xuyên, có hệ thống;
GV cần xây dựng những bài kiểm tra kết hợp 70% tri thức kĩ năng cũ và 30% tri thức,
kĩ năng mới; chú ý để mức độ khó của bài kiểm tra phù hợp với trình độ trung bình,
nằm trong “vùng phát triển gần nhất” của đa số HS và có tính phân hóa cao; đánh giá
được khả năng vận dụng của HS; GV cần luôn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể
về kiến thức và kĩ năng của HS về mỗi bài kiểm tra; GV hướng dẫn cụ thể và khuyến
khích HS tự đánh giá mình và đánh giá bạn.
Hoạt động đánh giá có thể được cụ thể thành điểm số hoặc bằng những nhận xét cụ thể:
GV cần có những nhận xét cụ thể về mức độ nắm vững kiến thức cũ, khả năng vận
dụng, quá trình tự học ở nhà. của HS; GV có thể cho điểm phát biểu xây dựng bài,
điểm câu trả lời hay, điểm chuẩn bị bài. để khuyến khích thái độ học tập tích cực của
HS; Trong quá trình tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, GV cần theo sát từng bước hoạt
động, cho những bài kiểm tra để đánh giá mức độ theo dõi, nắm vững kiến thức của HS.
GV cũng có thể cho HS tự nhận xét, đánh giá về kết quả thu hoạch của nhóm, thái độ
tích cực của từng thành viên trong nhóm và những nhóm khác.
Chúng tôi đã đưa ra một số định hướng, quy trình và biện pháp tổ chức hình thành tri
thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT. Với những PPDH quen thuộc, chúng tôi
đã vận dụng theo mục tiêu và cách thức riêng, phù hợp với quan điểm dạy học của
LTKT. Những PPDH này cũng được xem xét cụ thể về ý nghĩa, phạm vi ứng dụng,
những thao tác cụ thể và cả những yêu cầu riêng; vừa đảm bảo phù hợp với định hướng
dạy học tích hợp, tích cực, giao tiếp, vừa phát huy thế mạnh riêng trong từng khâu của
QTDH.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc hình thành tri thức Tiếng việt cho học sinh THPT - Trương Thu Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 153-158
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO VIỆC HÌNH THÀNH
TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT
TRƯƠNG THU HƯỜNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Lý thuyết kiến tạo là một trong những quan điểm dạy học hiện đại,
phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, giúp nâng cao hiệu quả dạy
- học lý thuyết Tiếng Việt. Một số biện pháp dẫn dắt học sinh tự kiến tạo tri
thức Tiếng Việt là: sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, sử dụng ngữ liệu, cung cấp
các điều kiện - tư liệu học tập, tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo
nhóm, thu thập thông tin phản hồi và sử dụng những hình thức củng cố mang
tính gợi mở.
1. LÝ THUYẾT KIẾN TẠO VỚI VIỆC TÍCH CỰC HOÁ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lý thuyết kiến tạo (LTKT)
LTKT (Constructivism) là một quan điểm mới về dạy học. Dựa trên những nghiên cứu
tâm lý học phát triển của Jean Piaget, Vưgôtski và Von Glasersfield đã phát triển thành
lý thuyết học. LTKT cho rằng quá trình nhận thức của người học về thực chất là quá
trình người học tự xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động
đồng hóa (là quá trình kết hợp trực tiếp những thông tin mới vào sơ đồ nhận thức đang
tồn tại để giải quyết tình huống mới) và điều ứng (là quá trình thay đổi, thậm chí là phải
bác bỏ các kiến thức và kinh nghiệm sai lầm cũ khi nó không phù hợp với tình huống
mới) [1].
1.2. Khả năng của LTKT trong việc hình thành các tri thức Tiếng Việt cho học
sinh (HS) trung học phổ thông (THPT)
Tri thức Tiếng Việt là những kiến thức có tính khoa học về Tiếng Việt với tư cách là
một ngôn ngữ; bao gồm các khái niệm, quy tắc, các nội dung lý thuyết về từ vựng, ngữ
pháp, phong cách học Hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS là quá trình biến kinh
nghiệm bản ngữ thành những nhận thức có tính khoa học về Tiếng Việt. Đó là quá trình
hình thành các khái niệm, quy tắc Tiếng Việt cho HS. Quá trình đó còn bao hàm cả
những hiểu biết chung về Tiếng Việt, gắn với quá trình hình thành kĩ năng Tiếng Việt.
Dạy học theo quan điểm LTKT có khả năng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS.
Bởi vì, trong quá trình dạy - học, HS sẽ có cơ hội để tranh luận theo từng nhóm về
những quan điểm khác nhau của mình, thực hành phân tích cơ sở của từng quan niệm
để đi đến thống nhất quan niệm theo từng nhóm. Sau đó, đại diện các nhóm trình bày
kết quả và tranh luận với nhau trong cả lớp. Chính điều đó tạo cho HS hứng thú - một
trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong học tập [2].
TRƯƠNG THU HƯỜNG
154
Dạy học theo quan điểm của LTKT chú trọng vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của HS
nên có khả năng huy động vốn tri thức Tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ của các em. Với
HS THPT, sự hiểu biết và khả năng sử dụng Tiếng Việt đã tương đối thành thạo. Trong
quá trình phân tích ngữ liệu, GV đánh giá được kiến thức và kinh nghiệm Tiếng Việt đã
có của HS. Từ đó, GV thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập để HS phát huy vai trò
chủ động tích cực, tự xây dựng những tri thức và kĩ năng mới cho bản thân.
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt theo quan điểm của LTKT, GV là người tổ chức hoạt
động, định hướng khám phá và chuẩn hóa tri thức, kĩ năng cho HS; HS là người chủ
động, tích cực thảo luận, khám phá tri thức và rèn luyện kĩ năng. HS chính là người tự
xây dựng nên tri thức và kĩ năng cho bản thân. Vì vậy, những tri thức Tiếng Việt do HS
tự xây dựng sẽ được các em ghi nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng cao hơn. Mặt khác, quá
trình thảo luận, trình bày quan điểm cũng sẽ giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng Tiếng Việt
của bản thân.
2. CÁCH THỨC HÌNH THÀNH CÁC TRI THỨC TIẾNG VIỆT CHO HS THEO
QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
2.1. Định hướng chung
Tư tưởng dạy học tích cực đã và đang được vận dụng sáng tạo vào quá trình dạy học nói
chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng. Vì thế, tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt
cho HS theo quan điểm LTKT đồng thời phải phù hợp với chiến lược dạy học phát huy
vai trò chủ thể tích cực của HS. Yêu cầu của dạy học tích cực trong hình thành tri thức
Tiếng Việt cho HS là phải đi từ việc huy động ngữ liệu để tìm ra dấu hiệu cơ bản của
khái niệm, các yếu tố nội dung của quy tắc, trên cơ sở đó khái quát hóa thành khái niệm
và quy tắc mới, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ kiến tạo tri thức cho HS.
Dạy học Tiếng Việt không thể tách rời với việc dạy giao tiếp. Chính vì vậy, tổ chức
hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT cũng phải theo quan điểm
giao tiếp. Theo đó, GV phải sắp xếp các tài liệu học tập sao cho vừa cung cấp tri thức
ngôn ngữ vừa rèn luyện cho HS những kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu
quả nhất. Người GV phải linh hoạt tổ chức được các hình thức và hoạt động dạy học
phong phú để người học được trực tiếp tham gia thực hành giao tiếp [3].
Một trong những định hướng quan trọng của dạy học hiện đại là quan điểm tích hợp. Vì
thế, tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo LTKT cũng phải hướng theo
quan điểm tích hợp. Để tạo ra nội dung và yêu cầu luyện tập tương thích mục tiêu tích
hợp trong hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT, GV phải đặt ra
các yêu cầu phối kết vừa khai thác ngữ liệu vừa giải quyết vấn đề nhận thức của bài học.
2.2. Quy trình và các biện pháp cụ thể
2.2.1. Quy trình
- Chuẩn bị: Tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HS là một đặc trưng
của LTKT trong quá trình hình thành tri thức lý thuyết Tiếng Việt cho HS. Đặc
biệt, LTKT chú ý đến những kiến thức và kinh nghiệm sai lầm của HS. Đó chính
155
là cơ sở để GV xây dựng tình huống học tập, tạo điều kiện để quá trình đồng hóa
và hơn nữa là điều ứng diễn ra trong nhận thức của HS.
- Tổ chức hoạt động học tập: GV tổ chức các hoạt động tạo môi trường tích cực để
HS phán đoán, kiểm nghiệm, thích nghi và tự xây dựng tri thức mới
- Kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra đánh giá: Hoạt động kiểm tra
đánh giá giúp GV thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình học tập của
HS đạt hiệu quả tốt nhất. Mặt khác, những hình thức kiểm tra đánh giá và hoạt
động tự kiểm tra đánh giá giúp HS kiểm nghiệm tri thức mới được xây dựng, tiếp
tục điều chỉnh - điều ứng quá trình nhận thức của bản thân.
2.2.2. Các biện pháp dẫn dắt học sinh tự kiến tạo tri thức Tiếng Việt
a. Những biện pháp tìm hiểu kiến thức vốn có và nhu cầu học tập của HS
Theo quan điểm của LTKT thì bản chất của quá trình học tập là quá trình người học
đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kĩ năng sẵn có sao cho thích ứng với môi trường
học tập mới. Do vậy, các kiến thức kĩ năng sẵn có của người học là một trong các tiền
đề quan trọng để giúp GV lựa chọn tri thức dạy học và các PPDH phù hợp.
Các biện pháp cụ thể:
1/ Kết hợp việc tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập với nội dung kiểm tra miệng.
Trong biện pháp này, GV có thể tiến hành: Đặt một câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng
Việt của bài trước; Đặt một câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã có về nội dung bài
sắp học.
2/ Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của HS qua phiếu điều tra
Phiếu điều tra cũng có thể được sử dụng như một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh để GV
tìm hiểu vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của HS trước khi tiến hành dạy bài mới.
3/ Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của HS
Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu kiến thức và nhu cầu học tập Tiếng Việt của HS
được áp dụng trong các bài học có nội dung kiến thức hoàn toàn mới, HS chưa được
nghiên cứu ở các lớp dưới.
b. Những biện pháp tạo môi trường học tập cho HS kiến tạo kiến thức
Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS kiến tạo kiến thức thể hiện nét đặc thù của
phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm LTKT và là một điều kiện quan trọng
trong quá trình học tập của HS. Môi trường học tập tích cực tạo cho HS hứng thú; giúp
HS trao đổi - thảo luận, tìm tòi - phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập. Qua đó, GV
cũng thu được các thông tin phản hồi kịp thời và thường xuyên, tạo điều kiện để tổ
chức, điều khiển quá trình học của HS đạt hiệu quả cao nhất. Các biện pháp cụ thể:
1/ Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề
Dựa vào các tình huống có vấn đề, GV tổ chức hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS có
TRƯƠNG THU HƯỜNG
156
thể sử dụng năm loại câu hỏi nêu vấn đề sau đây:
+ Câu hỏi nêu vấn đề “tại sao”, tương đương với tình huống GV nêu ra một hiện
tượng liên quan đến ngôn ngữ, yêu cầu HS tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.
+ Câu hỏi nêu vấn đề lựa chọn, xuất phát từ tình huống GV nêu ra một hiện tượng
ngôn ngữ và những ý kiến khác nhau về hiện tượng ngôn ngữ đó rồi yêu cầu HS
bày tỏ thái độ về từng ý kiến đánh giá.
+ Câu hỏi nêu vấn đề có tính chất nghịch lí, xuất phát từ tình huống GV nêu ra một
số hiện tượng ngôn ngữ có vẻ rất phi lí nhưng thực sự lại có lí.
+ Câu hỏi nêu vấn đề yêu cầu chứng minh, giải thích, xuất phát từ tình huống GV
nêu nhận xét, đánh giá về một hiện tượng ngôn ngữ rồi yêu cầu HS giải thích,
chứng minh nhận xét đó.
+ Câu hỏi nêu vấn đề có tính chất tổng hợp, xuất phát từ tình huống GV nêu lên một
loạt đối tượng và yêu cầu HS tìm đặc điểm chung của loại đối tượng đó.
Câu hỏi nêu vấn đề tạo động lực thúc đẩy HS khám phá, tìm tòi lời giải và qua đó kiểm
tra kiến thức và kinh nghiệm đã có sẵn của mình. Khi những tri thức cũ không đủ để
giải quyết tình huống mới, quá trình điều ứng sẽ giúp HS khắc phục khó khăn và xây
dựng tri thức cho bản thân.
2/ Sử dụng ngữ liệu
Ngữ liệu đóng vai trò là tri thức, kinh nghiệm đã có sẵn của HS, làm cơ sở cho quá trình
đồng hóa và điều ứng, kiến tạo tri thức mới; tạo hứng thú học tập cho HS.
Vận dụng quan điểm LTKT trong hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo những
hướng sau: Dùng ngữ liệu làm lời giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài học một cách sinh
động, hấp dẫn; Khai thác ngữ liệu văn học và ngữ liệu trong thực tế đời sống, dùng hoạt
động phân tích, khái quát hóa, tương tự hóa để xây dựng tình huống học tập mới cho
HS; Khai thác các tri thức sai lầm hoặc chưa đầy đủ của HS về ngữ liệu làm tiền đề cho
việc xây dựng tình huống học tập mới.
3/ Cung cấp các điều kiện, tư liệu học tập
Các tư liệu học tập cho môn Tiếng Việt bao gồm: Các mẫu ngữ liệu dùng làm cơ sở cho
việc phân tích đặc điểm, tính chất của các khái niệm, quy tắc Tiếng Việt; Những tư liệu
trên mạng Internet, các SGK, sách tham khảo liên quan đến nội dung học tập để giúp
cho HS đọc, nghiên cứu và thảo luận.
4/ Tổ chức các hoạt động học tập hợp tác theo nhóm
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT, GV có thể chia HS
thành từng nhóm, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó hình thành tri thức.
Những nội dung có thể tổ chức học theo nhóm là: Tìm hiểu kiến thức của HS liên quan
đến vấn đề cần dạy; Phân tích ngữ liệu theo định hướng dẫn dắt HS hình thành tri thức;
Giải quyết những bài tập nhận thức; Làm bài luyện tập kiểm tra đánh giá, củng cố, khắc
157
sâu tri thức...
5/ Thu thập thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi giúp GV vừa đánh giá được khả năng tiếp thu bài học của HS, vừa
có được dữ liệu cần thiết về kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS; dự báo chính xác
những sai lầm thường gặp của HS; phát hiện những hạn chế trong quá trình tự xây dựng
tri thức của HS để có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời.
Các cách có thể triển khai để thu thập thông tin phản hồi trong tiết học: Cá nhân HS báo
cáo: HS có thể trả lời miệng, dùng bảng phụ, dùng máy chiếu projecter...; Báo cáo kết
quả hoạt động nhóm: Dùng bảng phụ treo lên tường tại vị trí nhóm để cho các nhóm
khác cùng theo dõi, dùng máy chiếu projecter...; Kiểm tra thường xuyên đối với cá nhân
HS và đánh giá chỉ số cố gắng của cả nhóm.
6/ Sử dụng những hình thức củng cố mang tính gợi mở
- Bên cạnh hệ thống bài luyện tập, củng cố trong SGK, GV có thể chuẩn bị thêm
những bài tập tương tự với những ngữ liệu mới để kích thích hứng thú học tập của
học sinh.
- GV động viên HS nêu câu hỏi, trao đổi về vấn đề vừa được tìm hiểu để nắm vững
kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý, một số hiện tượng để HS thảo luận phân tích,
đặt thêm câu hỏi để HS hiểu thấu đáo nội dung học tập.
c. Những biện pháp kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra - đánh giá, ngoài việc cho điểm nhằm xác nhận kết quả học tập của HS còn là
để chuẩn bị cho kế hoạch dạy học tiếp theo, hiểu về nhu cầu nhận thức của HS trong
quá trình dạy học, tìm hiểu mức độ nắm vững kiến thức của HS, giúp HS tự đánh giá
mình và điều chỉnh quá trình học tập kịp thời. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm
LTKT, GV cần xác định, việc HS tự kiểm tra - đánh giá là một phần quan trọng để có
kế hoạch điều chỉnh kịp thời, bổ sung hoàn thiện tri thức cho bản thân.
Hình thành tri thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT vẫn tiếp tục phát huy hiệu
quả nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng của các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là: Hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh và bài tập ngắn được
chú trọng hơn vì chúng giúp GV thu được thông tin phản hồi nhanh chóng hơn, giúp HS
sửa chữa sai lầm và kích thích HS tích cực học tập một cách thường xuyên, có hệ thống;
GV cần xây dựng những bài kiểm tra kết hợp 70% tri thức kĩ năng cũ và 30% tri thức,
kĩ năng mới; chú ý để mức độ khó của bài kiểm tra phù hợp với trình độ trung bình,
nằm trong “vùng phát triển gần nhất” của đa số HS và có tính phân hóa cao; đánh giá
được khả năng vận dụng của HS; GV cần luôn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể
về kiến thức và kĩ năng của HS về mỗi bài kiểm tra; GV hướng dẫn cụ thể và khuyến
khích HS tự đánh giá mình và đánh giá bạn.
Hoạt động đánh giá có thể được cụ thể thành điểm số hoặc bằng những nhận xét cụ thể:
TRƯƠNG THU HƯỜNG
158
GV cần có những nhận xét cụ thể về mức độ nắm vững kiến thức cũ, khả năng vận
dụng, quá trình tự học ở nhà... của HS; GV có thể cho điểm phát biểu xây dựng bài,
điểm câu trả lời hay, điểm chuẩn bị bài... để khuyến khích thái độ học tập tích cực của
HS; Trong quá trình tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, GV cần theo sát từng bước hoạt
động, cho những bài kiểm tra để đánh giá mức độ theo dõi, nắm vững kiến thức của HS.
GV cũng có thể cho HS tự nhận xét, đánh giá về kết quả thu hoạch của nhóm, thái độ
tích cực của từng thành viên trong nhóm và những nhóm khác...
Chúng tôi đã đưa ra một số định hướng, quy trình và biện pháp tổ chức hình thành tri
thức Tiếng Việt cho HS theo quan điểm LTKT. Với những PPDH quen thuộc, chúng tôi
đã vận dụng theo mục tiêu và cách thức riêng, phù hợp với quan điểm dạy học của
LTKT. Những PPDH này cũng được xem xét cụ thể về ý nghĩa, phạm vi ứng dụng,
những thao tác cụ thể và cả những yêu cầu riêng; vừa đảm bảo phù hợp với định hướng
dạy học tích hợp, tích cực, giao tiếp, vừa phát huy thế mạnh riêng trong từng khâu của
QTDH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy
học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Trần Bá Hoành (2005). Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo
viên. NXB Đại học Sư phạm.
[3] Jean Piaget (2001). Tâm lý học và giáo dục học. NXB Giáo dục.
[4] Jonassen, D. H. (1992). Evaluating Constructivistic Learning. Hillsdale, NJ:
Lawrence Erlbaum.
Title: APPLYING CONSTRUCTIVISM TO CONTRIBUTE THE THEORY OF
VIETNAMESE FOR HIGH SCHOOL STUDENT
Abstract: Constructivism is one of modern teaching points of view, improves active and
enthusiatic role os student, and enhances the efficiency of teaching the theory of Vietnamese.
Some of approaches leading student selfconstruction knowledge of Vietnamse are: Using
thought provoking questions, Using exstracts from literature, Providing facilities and learning
material, Organizing group work actives, Collecting feedbacks and Using thought provoking
forms of consolidation.
TRƯƠNG THU HƯỜNG
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17_264_truongthuhuong_23_truong_thu_huong_6231_2021112.pdf