Vận dụng dạy học chương trình hoá vào giải phương trình cho học sinh trung học phổ thông
Dạy học CTH là một trong những xu
hướng dạy học không truyền thống.
Với những ưu điểm của nó, PPDH
này có thể khắc phục được một số
nhược điểm của PPDH truyền thống,
góp phần thực hiện dạy học phân
hoá, phát huy tính tích cực học tập
của HS. Trong dạy học môn Toán ở
trường THPT, nếu GV biết vận dụng
dạy học chương trình hoá một cách
hợp lý và phối hợp với những PPDH
khác sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi
mới PPDH.
Bài giảng thực nghiệm được GV và
HS đánh giá tốt vì đã giúp HS hiểu bài
sâu sắc hơn đồng thời hình thành cho
HS những đức tính tốt như: độc lập,
tích cực và chủ động trong tư duy, tạo
cho các em niềm tin, lạc quan trong
học tập.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dạy học chương trình hoá vào giải phương trình cho học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Thị Phương Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 10 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
VẬN DỤNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ VÀO GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đàm Thị Phương Hà*
Trường Văn hoá I - Bộ Công an
TÓM TẮT
Phương pháp dạy học (PPDH) chương trình hoá (CTH) là mô hình dạy
học hiện đại, đảm bảo cho việc tiếp thu tri thức của học sinh (HS) một
cách chủ động, độc lập và sáng tạo. Qua bài báo này, chúng tôi giới thiệu
việc vận dụng dạy học CTH trong giảng dạy nội dung phương trình (PT)
cho HS trung học phổ thông (THPT). Bước đầu được tiến hành thực
nghiệm tại một trường THPT cho thấy chúng ta có thể áp dụng rộng rãi
cách dạy học này vào quá trình giảng dạy ở các trường phổ thông, góp
phần đáp ứng được mục tiêu đổi mới PPDH mà Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã đề ra.
Từ khoá: Phương pháp dạy học chương trình hoá, dạy học phương trình.
* I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy học CTH là cách dạy học được
điều khiển bởi chương trình tương tự
như những chương trình máy tính.
Người ta thường CTH những bộ
phận, những công đoạn của quá trình
dạy học hơn là chương trình hoá toàn
bộ một quá trình dạy học. Ở đây, HS
được tham gia vào hoạt động học tập
bởi một dãy những liều kiến thức, sau
mỗi liều câu trả lời của HS khác nhau
thì liều tiếp theo sẽ khác nhau nhờ đó
mà lôi cuốn được HS tham gia vào
hoạt động học tập tích cực hơn. Với
PPDH này không chỉ đảm bảo cho
việc hoàn thành khối lượng kiến thức
cho HS mà còn trực tiếp phát triển
tính độc lập trong tư duy và năng lực
sáng tạo của HS.
Dạy học CTH có những đặc điểm cơ
bản như: Điều khiển chặt chẽ hoạt
động học tập trên từng đơn vị nhỏ của
quá trình dạy học; Tính độc lập cao
của hoạt động học tập; Đảm bảo
* Đàm Thị Phương Hà, Tel:0979343468
Email:
thường xuyên có mối liên hệ ngược
(phản hồi); Cá biệt hoá việc dạy học
(tính chất thích ứng của dạy học).
Như vậy áp dụng PPDH CTH trong
nhà trường THPT vừa đảm bảo cho
HS tiếp thu được tri thức vừa tập cho
các có những thói quen tốt như có
tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, tự
lực và sáng tạo trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG
”PHƯƠNG TRÌNH” CHO HỌC SINH
THPT THEO PHƯƠNG PHÁP
CHƯƠNG TRÌNH HOÁ
Phương trình trong chương trình
THPT là một trong những nội dung cơ
bản quan trọng và xuyên suốt quá
trình học tập của HS, đồng thời đây
cũng là nội dung không thể thiếu
trong các kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng
và đại học hàng năm. Vì vậy, các em
cần phải nắm chắc, khắc sâu kiến
thức và có khả năng vận dụng vào
giải các bài tập tương tự.
Vì những lý do trên chúng tôi đã tiến
hành triển khai thực nghiệm tại lớp
Đàm Thị Phương Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 10 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
10A3 trường Văn hoá I - Bộ Công an.
Sau khi thiết kế các chương trình cụ
thể đối với một số bài dạy giải PT, hệ
PT, chúng tôi tổ chức dạy học theo
kiểu chương trình hoá.
Dưới đây là ví dụ về hướng dẫn HS
xây dựng cách giải và biện luận PT
dạng dcxbax +=+ theo phương
pháp CTH.
Ví dụ: Xây dựng cách giải và biện
luận PT dạng: dcxbax +=+ theo
phương pháp CTH được sử dụng
dưới dạng những phiếu học tập.
Phiếu 1:
: Theo định nghĩa của giá trị tuyệt đối,
ta có:
O: Cho hai biểu thức sau: 13 +x và
2+- x . Hãy khử dấu giá trị tuyệt đối
ở hai biểu thức trên.
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời của
bạn với đáp án ở phiếu 2.
Phiếu 2:
Δ: Có
O: Giải PT: 213 +-=+ xx (1) bằng
cách chia nhỏ tập xác định thành các
khoảng.
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các
trường hợp sau đây và lý giải câu trả
lời đó?
a). Trên khoảng (-∞;2) thì (1)
213 +-=--Û xx
Trên khoảng (2;+∞) thì (1)
213 -=+Û xx
b). Trên khoảng (-∞;
3
1- ) thì (1)
213 +-=--Û xx
Trên khoảng ( +¥- ;
3
1 ) thì (1)
213 -=+Û xx
c). Trên khoảng (
3
1; -¥- ) thì (1)
213 +-=--Û xx
Trên đoạn úû
ù
êë
é- 2;
3
1 thì (1)
213 +-=+Û xx
Trên khoảng (2;+∞) thì (1)
213 -=+Û xx
Phiếu 3:
Δ: Câu trả lời trong trường hợp c) là
đúng. Bởi vì: Trong hai trường hợp a)
và b) cũng chia tập xác định thành
các khoảng nhỏ nhưng chưa đủ vì
trên úû
ù
êë
é- 2;
3
1 làm cho hai vế của PT có
sự thay đổi về dấu đồng thời chúng
cũng không trùng với dấu hai vế của
PT trong các khoảng ÷
ø
ö
ç
è
æ -¥-
3
1; và
( )+¥;2 nên ta phải chia tập xác định
thành 3 khoảng nhỏ.
O: Hãy kết luận nghiệm của PT đã
cho.
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời của
bạn với đáp án ở phiếu 4.
Phiếu 4:
-x+2 nếu x ≤2
x-2 nếu x >2
và│-x+2│=
3x+1 nếu x ≥
3
1-
- 3x-1 nếu x <
3
1-
│3x+1│=
A nếu A ≥ 0
- A nếu A < 0
│A│=
Đàm Thị Phương Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 10 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
Δ: Trên khoảng ÷
ø
ö
ç
è
æ -¥-
3
1; có nghiệm:
2
3-
=x
Trên đoạn
úû
ù
êë
é- 2;
3
1 có nghiệm:
4
1
=x
Trên khoảng ( )+¥;2 vô nghiệm vì
2
3-
=x (loại).
: Áp dụng cách giải như đối với PT
(1). Một bạn HS tiến hành giải và biện
luận PT: 3+=- mxmx (2) như sau:
Trước tiên bạn HS đó cũng thực hiện
khử dấu giá trị tuyệt đối ở hai vế của
PT như sau:
+ Với m>0 có:
và
+ Với m<0 có:
và
+ Với m=0 PT có dạng: 33 ±=Û= xx .
Sau đó trên mỗi trường hợp của m
(m>0 và m<0) bạn HS đó lại chia nhỏ
tập xác định thành 3 khoảng, trên mỗi
khoảng phải giải và biện luận PT bậc
nhất một ẩn.
O: Bạn có nhận xét gì về lời giải trên
của bạn HS đó.
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời với
đáp án ở phiếu 5.
Phiếu 5:
Δ: Với cách làm như trên thì bài toán
sẽ rất dài dòng, rắc rối và dễ nhầm
lẫn.
: Ta có tính chất sau: Nếu hai vế
của một PT không âm thì bình
phương hai vế ta được một PT mới
tương đương với PT đã cho.
O: Áp dụng tính chất đó hãy giải và
biện luận PT (2).
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời của
bạn với đáp án ở phiếu 6.
Phiếu 6:
Δ: Có:
ê
ë
é
--=-
+=-
Û
+=-Û+=-
(**)3
(*)3
33 22
mxmx
mxmx
mxmxmxmx
Giải và biện luận (*) và (**).
( ) 31(*) +=-Û mxm
+ Nếu 101 =Û=- mm thì (*)
40 =Û x . PT vô nghiệm.
+ Nếu 101 ¹Û¹- mm thì (*) có một
nghiệm duy nhất:
m
mx
-
+
=
1
3 .
( ) ( ) 31** -=+Û mxm
+ Nếu 101 -=Û=+ mm thì
( ) 40** -=Û x . PT vô nghiệm.
+ Nếu 101 -¹Û¹+ mm thì ( )** có
một nghiệm duy nhất:
m
mx
+
-
=
1
3
│x-m│= x-m nếu x ≥ m
mx+3 nếu x ≥
m
3-
-mx-3 nếu x <
m
3-
│mx+3│=
mx+3 nếu x ≤
m
3-
-mx-3 nếu x >
m
3-
│mx+3│=
x-m nếu x ≥ m │x-m│=
Đàm Thị Phương Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 10 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
• Với 1±¹m PT có hai nghiệm:
m
mx
-
+
=
1
3 và
m
mx
+
-
=
1
3
• Với m = 1 PT có nghiệm là:
1
1
3
-=
+
-
=
m
mx
• Với m = -1 PT có nghiệm là:
1
1
3
=
-
+
=
m
mx .
◊: Đối chiếu lời giải của bạn với đáp
án, nếu thấy sai hoặc không làm
được thì chuyển sang phiếu 7.
Nếu thấy đúng thì trả lời tiếp câu hỏi
sau:
O: Muốn giải và biện luận PT dạng
dcxbax +=+ chúng ta nên áp dụng
theo cách nào?
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời của
bạn với đáp án ở phiếu 9.
Phiếu 7:
O: Giải và biện luận PT:
125 -=+ xmx (3).
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời của
bạn với đáp án ở phiếu 8.
Phiếu 8:
Δ: Có:
ê
ë
é
-=+
-=+
Û
-=+Û-=+
(**)215
(*)125
125125 22
xmx
xmx
xmxxmx
Giải và biện luận (*) và (**).
(*) 6)2( -=-Û xm
+ Nếu 202 =Û=- mm thì
( ) 60* -=Û x . PT vô nghiệm.
+ Nếu 202 ¹Û¹- mm thì ( )* có một
nghiệm duy nhất:
2
6
-
-
=
m
x .
( ) ( ) 42** -=+Û xm
+ Nếu 202 -=Û=+ mm thì
( ) 40** -=Û x . PT vô nghiệm.
+ Nếu 202 -¹Û¹+ mm thì ( )** có
một nghiệm duy nhất:
2
4
+
-
=
m
x
• Với 2±¹m thì PT (3) có 2 nghiệm:
2
6
-
-
=
m
x và
2
4
+
-
=
m
x
• Với 2=m thì PT (3) có nghiệm là:
1
2
4
-=
+
-
=
m
x
• Với 2-=m thì PT (3) có nghiệm là:
2
3
2
6
=
-
-
=
m
x .
O: Nếu muốn giải và biện luận PT
dạng dcxbax +=+ chúng ta nên áp
dụng theo cách nào?
◊: Suy nghĩ rồi so sánh câu trả lời của
bạn với đáp án ở phiếu 9.
Phiếu 9:
Δ: Qua các bài toán trên, chúng ta
nhận thấy để giải và biện luận PT có
dạng dcxbax +=+ , chúng ta nên áp
dụng theo cách vận dụng tính chất:
ê
ë
é
-=
=
Û=Û=
BA
BA
BABA 22 .
◊: Kết thúc.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC
NGHIỆM
Từ quá trình triển khai và thực hiện,
chúng tôi nhận thấy HS đã tiếp cận
với PPDH mới một cách dễ dàng.
Việc mà mỗi HS phải tự mình trả lời
câu hỏi kiểm tra ở mỗi liều, sau đó,
HS được biết mình trả lời đúng hay
sai khi bắt đầu liều tiếp theo và cứ
như thế cho đến khi kết thúc là một
quá trình HS tiếp cận các tri thức
đồng thời ở đó tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của HS được phát huy.
Đàm Thị Phương Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 10 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
Sau bài dạy của GV, HS đã nắm
được kiến thức cơ bản và có khả
năng vận dụng tốt. Như vậy từ kết
quả thực nghiệm cho thấy việc vận
dụng dạy học CTH trong nhà trường
THPT là có tính khả thi.
IV. KẾT LUẬN
Dạy học CTH là một trong những xu
hướng dạy học không truyền thống.
Với những ưu điểm của nó, PPDH
này có thể khắc phục được một số
nhược điểm của PPDH truyền thống,
góp phần thực hiện dạy học phân
hoá, phát huy tính tích cực học tập
của HS. Trong dạy học môn Toán ở
trường THPT, nếu GV biết vận dụng
dạy học chương trình hoá một cách
hợp lý và phối hợp với những PPDH
khác sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi
mới PPDH.
Bài giảng thực nghiệm được GV và
HS đánh giá tốt vì đã giúp HS hiểu bài
sâu sắc hơn đồng thời hình thành cho
HS những đức tính tốt như: độc lập,
tích cực và chủ động trong tư duy, tạo
cho các em niềm tin, lạc quan trong
học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương
pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học
Sư phạm.
[2]. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình
phương pháp dạy học những nội dung
cụ thể môn Toán, Nxb Đại học Sư
phạm.
[3]. Các sách giáo khoa, sách bài tập
và sách giáo viên lớp 10, lớp 11 và
lớp 12.
Đàm Thị Phương Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 10 - 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
SUMMARY
APPLICATION OF CHEMISTRY CURRICULUM INTO SOLVING EQUATIONS FOR
HIGH SCHOOL STUDENTS
Dam Thi Phuong Ha*
School of Culture I - Ministry of Public Security
Method of teaching Chemistry program is a modern model of teaching, which
ensures students’ active absorption, independence and creativity. In this article,
the application of teaching Chemistry into teaching equation issues for high school
students. Basing on an experiments conducted in a high school, it has shown that
the application can be broadly extended to teaching activities at schools. This
helps to meet the target innovation methods launched by the Ministry of Education
and Training..
Key words: Teaching methodology, Chemistry program, teaching equation issues.
* Dam Thi Phương Ha, Tel: 0979343468 Email:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1695_9596_vandungctrinhhoavaogiaiptchohocsinhptdam_thi_phuong_ha_5238_2052935.pdf