Qua nghiên cứu hai văn bản Ngự chế thi lục tập bản ở Đà Lạt và bản ở VNCHN, chúng tôi đã
thống kê được số bài thơ hiện còn của hai văn bản này. Trên cơ sở đó làm căn cứ để bổ khuyết
cho văn bản được hoàn chỉnh. Bên cạnh đó khẳng định văn bản này nếu như đầy đủ số tờ thì sẽ
là có 574 bài thơ chứ không phải 573 như chính sử đã ghi chép (con số này chúng tôi thống kê
trực tiếp từ Mục lục và phần chính văn từng quyển). Tuy nhiên, vì văn bản không hoàn chỉnh
nên bản ở Đà Lạt chỉ còn lại 505 bài, bản ở VNCHN còn 564 bài.
Với những con số cụ thể như các bảng cũng như những bài thơ cần bổ khuyết mà chúng
tôi đã nghiên cứu, thiết nghĩ cơ quan chủ quản cần có kế hoạch chỉnh lý, bổ khuyết kịp
thời để bộ Ngự chế thi lục tập của Minh Mệnh hoàn chỉnh về văn bản, và thuận tiện cho
các nhà nghiên cứu tiếp cận khai thác văn bản có độ tin cậy cao.
10 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề văn bản Ngự chế thi lục tập của hoàng đế Minh Mệnh tại Đà Lạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(30)/2014: tr. 22-31
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP
CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH TẠI ĐÀ LẠT
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Đại học Đà Lạt
Tóm tắt: Bộ Ngự chế thi lục tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt là tập thơ
thứ sáu, đây là bản in trực tiếp từ ván in đang bảo quản tại kho lưu trữ Đà
Lạt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy tình trạng
văn bản mất nhiều. Nguyên nhân bị mất văn bản là do lịch sử để lại. Năm
1959 – 1960, các ván khắc mộc bản được chuyển từ Huế lên Đà Lạt. Trong
quá trình vận chuyển và bảo quản nhiều nơi ở Đà Lạt, nên số mộc bản bị mất
và bị hư tương đối nhiều. Vì vậy, khi in ra thì văn bản bị thiếu. Do đó, để
đảm bảo tính chính xác của văn bản, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu đối
chiếu để xác lập một văn bản thơ ngự chế của vua Minh Mệnh được hoàn
chỉnh về văn bản và nội dung.
Từ khóa: Thơ Minh Mệnh, Ngự chế thi, Ngự chế thi lục tập.
1. VÀI NÉT VỀ BỘ NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP
Văn bản Ngự chế thi lục tập, kí hiệu H88, gồm 10 quyển nội dung và 2 quyển Mục lục,
khổ in 19,3 x 27,8 cm, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt.
Đây là bản in trực tiếp từ ván khắc được chuyển từ Huế lên Đà Lạt năm 1960. Năm
2002, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã thực hiện đề án “Cấp cứu tài liệu châu bản
và mộc bản”, thông qua đề án, toàn bộ mộc bản triều Nguyễn đã được in ra giấy dó
nhằm bảo quản, số hóa để tránh tình trạng bản gốc bị hư hỏng. Như vậy, văn bản Ngự
chế thi lục tập cũng được in năm 2002, trên chất liệu giấy dó. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiên cứu văn bản Ngự chế thi lục tập thông qua bản ở Đà Lạt, chúng tôi nhận thấy
văn bản bị thiếu nhiều, cả ván in lẫn bản in. Nguyên nhân một phần do quá trình thiên di
từ Huế lên Đà Lạt, rồi ở Đà Lạt lại được di chuyển nhiều nơi khác trong thành phố, một
phần nữa do quá trình bảo quản nhiều tấm bị vỡ, mục, nát không thể phục hồi được.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu bổ khuyết văn bản và số bài thơ cho bản ở Đà Lạt là việc
làm cần thiết để mộc bản thơ vua Minh Mệnh phục vụ cho việc lưu trữ bảo quản, khai
thác có hiệu quả nhất.
Bộ sách này là tập thơ thứ 6, tập cuối cùng trong 6 tập của bộ Ngự chế thi của vua Minh
Mệnh. Sách Đại Nam thực lục cho biết: “聖 製 詩 六 集 己 亥 至 庚 子 得 詩 五 百 七
十 三 首 裒 成 十 卷) (Thánh chế thi lục tập Kỷ Hợi chí Canh Tý đắc thi ngũ bách thập
tam thủ, bầu thành thập quyển) Tập thơ thứ sáu từ năm Kỷ Hợi [1839] đến năm Canh
Tý [1840] được 573 bài, đóng thành 10 quyển”) [5, tr. 29]. Tuy nhiên, tập thơ thứ 6 này
lại chưa kịp in, khi vua Minh Mệnh mất, con là vua Thiệu Trị mới tập hợp các sáng tác
của vua cha và cho khắc in bộ sách này. Việc này cũng được Đại Nam thực lục ghi chép:
“張 登 桂 林 維 浹 奏 言: 聖 製 詩 六 集 文 二 集 付 梓 後 請 御 製 序 文 弁 簡 端.
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH... 23
帝 曰: 詩 文 有 序 有 跋 序 尊 者 之 辭 跋 俾 者 之 辭 我 皇 考 詩 文 予 小 子 跋 焉
可 也 序 惡 乎 敢 乃 親 製 跋 文 以 繫 之 復 命 機 密 內 閣 諸 臣 為 識 語 附 其 後
天 機 預 兆 詩 集 準 閣 臣 阮 廷 賓 等 為 之 跋: (Trương Đăng Quế Lâm Duy Thiếp
tấu ngôn: Thánh chế thi lục tập văn nhị tập phó tử hậu thỉnh ngự chế tự văn biện giản
đoan. Đế viết: Thi văn hữu Tự hữu Bạt tự tôn giả chi từ bạt tỉ giả chi từ ngã hoàng
khảo thi văn dư tiểu tử bạt yên khả dã tự ác hồ cảm nãi thân chế bạt văn dĩ hệ chi phục
mệnh Cơ Mật Nội Các chư thần vi thức ngữ phụ kì hậu Thiên cơ dự triệu thi tập chuẩn
các thần Nguyễn Đình Tân đẳng vi chi bạt). Trương Đăng Quế và Lâm Duy Thiếp tâu
rằng: “Tập thơ thứ sáu và tập văn thứ hai của Tiên đế làm ra, sau khi khắc xong, xin nhà
vua làm bài tựa nêu lên đầu tập”. Vua nói : “Các tập văn thơ, có bài Tựa, có bài Bạt,
nhưng Tựa là lời của người trên, Bạt là lời của người dưới. Đối với thơ văn của Hoàng
khảo ta, ta là con, chỉ làm bài Bạt là phải, còn Tựa đâu dám”. Vua bèn thân làm bài Bạt
phụ ở dưới. Lại sai các quan ở Cơ mật và Nội các làm lời Chí phụ sau tập. Còn về tập
thơ Thiên cơ dự triệu thì sai các thần là bọn Nguyễn Đình Tân làm bài Bạt. [5, tr 55].
Còn về vấn đề khắc in, Quốc thư thủ sách, đã ghi chép: 明命御製詩六集,
奉紀二十至二十一年,目錄二卷書十卷, 紹治元年刻 Minh Mệnh Ngự chế thi lục tập,
phụng kỉ nhị thập chí nhị thập nhất niên, mục lục nhị quyển thư thập quyển, Thiệu Trị
nguyên niên khắc. (Minh Mệnh Ngự chế thi lục tập, vâng chép từ năm thứ 20 đến năm thứ
21, gồm 2 quyển Mục lục, sách 10 quyển, san khắc năm Thiệu Trị nguyên niên 1841). [4]
Vua Thiệu Trị đã viết về vua cha như sau: “朕 仰 聖 謨 感 懷 手 澤 嗣 服 云 初 首 先 恭
檢 敬 上 為 聖 製 詩 六 集 聖 製 文 二 集 跋 文 附 于 集 後 併 命 剞 劂 壽 諸 梨 棗
紹 治 元 年 告 竣 裝 潢 成 帙 恭 進 凡 筵 再 奉 置 几 案 日 夕 恭 瞻” (Trẫm ngưỡng
thánh mô, cảm hoài thủ trạch, tự phục vân sơ thủ tiên cung kiểm kính thượng vi Thánh
chế thi lục tập Thánh chế văn nhị tập, bạt văn phụ vu tập hậu, tinh mệnh kỉ quyết thọ chư
lê táo. Thiệu Trị nguyên niên, cáo thuân trang hoàng thành trật cung tiến, phàm diên tái
phụng trí kỉ án, nhật tịch cung chiêm.) “Trẫm kính mộ mưu mô của ngài, cảm nhớ công
ơn do tay ngài sáng tác, khi mới nối ngôi, trước hết kính kiểm các sáng tác của ngài trình
bày làm thơ Thánh chế tập thứ VI và văn Thánh chế tập thứ II, viết bài Bạt phụ ở sau tập
và sai đem khắc, in thành sách để lâu dài. Năm đầu Thiệu Trị [1841] khắc in xong, sửa
đóng thành bộ, kính dâng lên bàn thờ, lại đặt trên án, ngày đêm kính xem...” [ 5, tr. 448]
Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa, bộ Ngự chế thi lục tập được khắc in thời vua
Thiệu Trị.
Tập thơ được sự kiểm duyệt của đại thần Hiệp tá Đại học sĩ, Lãnh Binh bộ thượng thư
sung Cơ mật viện đại thần, quản lý Khâm thiên giám kiêm lãnh Quốc tử giám, kiêm
lãnh Hiệp lý Kinh kì thủy sư, kiêm Quản Tào chính 張登桂 Trương Đăng Quế.
Nội dung cơ bản của tập thơ này, cũng chính là lời đánh giá nhận xét của vua Thiệu Trị
trong bài bạt cuối sách Ngự chế thi lục tập. Theo phân loại của vua Thiệu Trị thì 5 tập thơ
đầu từ năm Đinh hợi đến năm Mậu tuất thơ của hoàng đế Minh Mệnh là 2944 bài. Tiếp
đến từ năm Kỷ hợi đến năm Canh tý vua Minh Mệnh lại sáng tác được 573 bài, tổng cộng
24 NGUYỄN HUY KHUYẾN
thơ gồm 3517 bài, được chia làm các chủ đề sau: Chúng tôi xin được tạm dịch các nội
dung trong thơ Ngự chế mà vua Thiệu Trị đã nhận xét về thơ của vua Minh Mệnh.
1. 敬 事 郊 廟 Kính sự giao miếu: Thờ phụng ở Giao miếu
2. 孝 奉 慈 闈 Hiếu phụng từ vi: Hiếu thờ thân mẫu
3. 惠 民 憫 農 Huệ dân mẫn nông: Ban ơn với dân, thương xót nhà nông
4. 驗 晴 測 雨 Nghiệm tình trắc vũ: chiêm nghiệm việc nắng suy đoán việc mưa
5. 書 雲 誌 慶 表 年 豐 河 順 之 嘉禎 Thư vân chí khánh biểu niên phong hà thuận chi
gia trinh : ghi chép dự đoán tốt xấu, ghi mừng được mùa, thời vận tốt đẹp
6. 制 勝 籌 戎 茂 北 討 南 征 之 方 略: Chế thắng trù nhung Bắc thảo Nam chinh chi
phương lược: Trù liệu việc quân, để ra sách lược Bắc chinh Nam chiến
7. 美 成 在 久 Mỹ thành tại cửu: Những việc tốt đẹp để lại mãi mãi
8. 教 思 無 疆 Giáo tư vô cương: Giáo hóa không ngừng
9. 堂 陛 雍 容 Đường bệ ung dung : Dáng vẻ uy nghi nhàn nhã
10. 宮 庭 燕 暇 Cung đình yến hạ: Yến tiệc chốn cung đình
11.相 得 之 君 臣 同 德 載 庚 載 歌 Tương đắc chi quân thần đồng đức tải canh tải ca:
Mừng có vua tôi cùng đức cùng nhau xướng họa.
12. 垂 慈 之 父 子 至 情 寔 彝 寔 訓 Thùy từ chi phụ tử chí tình thực di thực huấn:
Tình cha con yêu thương thực lòng giáo huấn phép tắc.
Quả thật đọc một tập thơ nào thì trong đó người đọc cũng thấy được các vấn đề này
xuyên suốt tác phẩm Ngự chế thi tập. Tuy nhiên, để khai thác và nghiền ngẫm những
vấn đề này trong thơ vua Minh Mệnh một cách thấu đáo thì cần nghiên cứu văn bản kỹ
lưỡng, để từ đó người nghiên cứu sẽ có một thiện bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu
tiếp theo.
2. VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP
Bản in Ngự chế thi lục tập từ ván khắc mộc bản tại kho lưu trữ Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia IV – Đà Lạt hiện không đầy đủ về mặt văn bản. Qua nghiên cứu đối chiếu văn bản
học với bản ở Viện Hán Nôm, chúng tôi có những con số chính xác về số tờ hiện còn,
số tờ mất và những bài thơ cần bổ khuyết cho văn bản ở Đà Lạt.
Sách Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan chỉ cho biết từng quyển có tổng cộng
bao nhiêu tờ mà không cho biết con số cụ thể của các tờ. Những số liệu trên đây là do
chúng tôi trực tiếp đối chiếu 2 bản in ở Đà Lạt và Viện Hán Nôm. Qua đó có những so
sánh về hai văn bản này.
Quyển Mục lục 1, H88/1: gồm các tờ số: 1 đến tờ 28.
Quyển Mục lục 1, bị thiếu 4 tờ: 8, 9, 10, 12.
Quyển Mục lục 2, H88/2: gồm các tờ số: 1 đến tờ 29,
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH... 25
Quyển Mục lục 2, bị thiếu 2 tờ: 3,4. Bản ở Viện Hán Nôm cũng thiếu 2 tờ 11, 12.
Quyển 1, H88/3: gồm các tờ số: 3 đến tờ 33. Quyển 1, bị thiếu 7 tờ: 1, 2, 19, 20, 23, 24,
28, từ đó dẫn đến Q1 chỉ còn 37 bài thơ. Trong khi đó Q1 bản VNCHN là 49 bài.
Số bài thơ ở quyển 1 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 12 bài sau:
乙亥元旦 Ất hợi nguyên đán
元日試筆 Nguyên nhật thí bút
咏玉如意 Vịnh ngọc như ý
元日芙蓉有開者 Nguyên nhật phù dung hữu khai giả
春陰喜作 (正月初 五日 ) Xuân âm hỉ tác (chính nguyệt sơ ngũ nhật )
雨暘時若花艸鮮妍徐步御園戲成十四韻 Vũ dương thời nhược hoa thảo tiển nghiên từ
bộ ngự viên hí thành thập tứ vận
幸淨心湖途間即景 Hạnh Tịnh Tâm hồ đồ gian tức cảnh
心湖夜雨 Tâm hồ dạ vũ
茲據河寧總督鄧文和奏稱轄下疹氣已消
詩以誌慰
Tư cứ Hà Ninh Tổng đốc Đặng Văn Hòa tấu
xưng hạt hạ chẩn khí dĩ tiêu thi dĩ chí uý
幸淨心湖避暑有作 Hạnh Tịnh Tâm hồ tị thử hữu tác
北湖十景 (各有小引) Bắc hồ thập cảnh (các hữu tiểu dẫn)
水榭觀魚 Thủy tạ quan ngư
Quyển 2, H88/4: gồm các tờ số: 1 đến tờ 31.
Quyển 2, bị thiếu 1 tờ số: 3, từ đó dẫn đến Q2 chỉ còn 58 bài thơ. Trong khi đó Q2 bản
VNCHN là 61 bài.
Số bài thơ ở quyển 2 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 3 bài sau:
燭 Chúc
扇 Phiến
塵尾 Trần vĩ
Quyển 3, H88/5: gồm các tờ số: 1 đến tờ 31.
Quyển 3, bị thiếu 2 tờ: 7, 8, từ đó dẫn đến Q3 chỉ còn 47 bài thơ. Trong khi đó Q3 bản
VNCHN là 51 bài.
Số bài thơ ở quyển 3 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 4 bài sau:
幸淨心湖即事 Hạnh Tịnh Tâm hồ tức sự
季夏蓮將謝得雨復開有作 Quý hạ liên tương tạ đắc vũ phục khai hữu tác
因便登舟幸涼榭有作 Nhân tiện đăng chu hạnh lương tạ hữu tác
節次據河內山西北寧海陽諸督撫奏報
夏禾告熟多在全豐及八九分以上詩以
誌慰
Tiết thứ cứ Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải
Dương chư đốc phủ tấu báo, hạ hòa cáo thục đa
tại toàn phong cập bát cửu phân dĩ thượng thi dĩ
chí uý
Quyển 4, H88/6: gồm các tờ số: 1 đến tờ 32.
26 NGUYỄN HUY KHUYẾN
Quyển 4, bị thiếu 4 tờ: 27, 28, 29, 30, từ đó dẫn đến Q4 chỉ còn 64 bài thơ. Trong khi đó
Q4 bản VNCHN thiếu 3 tờ: 7, 16, 23, vì vậy, bản này chỉ còn lại 61 bài. Sở dĩ số bài thơ
bản VNCHN A.134/12 (Q4) chỉ còn 61 bài, trong khi quyển Mục lục là chép 68 bài, còn
con số thực tế chỉ có 61 bài, do thiếu 7 bài ở tờ 7, 16, 23.
Số bài thơ ở quyển 4 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 4 bài sau:
海 鼈 Hải tiết
漫成十短章 Mạn thành thập đoản chương
賦得夜雨滴空階 (得過字五言排律四韻 ) Phú đắc dạ vũ trích không giai (đắc quá
tự ngũ ngôn bài luật tứ vận )
深秋氣涼熱望雨作 Thâm thu khí lương nhiệt vọng vũ tác
Vì bản ở Viện Hán Nôm bị mất 3 tờ 7, 16, 23, chúng tôi sẽ bổ khuyết các bài thơ bị mất
thông qua bản ở Đà Lạt.
Ở tờ số 7 có 3 bài:
永芳軒 Vĩnh Phương hiên
錦春堂 Cẩm Xuân đường
含春軒 Hàm Xuân hiên
Ở tờ số 16 có 3 bài:
雨後連晴 Vũ hậu liên tình
戲咏苦笋 Hí vịnh khổ duẩn
偶吟 Ngẫu ngâm
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH... 27
Ở tờ số 23 có 1 bài:
戲咏南方異物北朝所無者六則 (白孔雀) Hí vịnh nam phương dị vật bắc triều
sở vô giả lục tắc (Bạch khổng tước)
Như vậy, bản ở Viện Hán Nôm thiếu 7 bài.
Quyển 5, H88/7: gồm các tờ số: 1 đến tờ 38.
Quyển 5, bị thiếu 6 tờ: 9, 10, 17, 18, 31, 32. từ đó dẫn đến Q5 chỉ còn 51 bài thơ. Trong
khi đó Q5 bản VNCHN theo ghi chép của mục lục là 68 bài. Nhưng vì bản ở Viện Hán
Nôm cũng thiếu tờ 31, 32, nên bản này chỉ còn 65 bài (thiếu 3 bài so với Mục lục)
Số bài thơ ở quyển 5 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 17 bài sau:
明窗望月立成 (三短章) Minh song vọng nguyệt lập thành tam đoản
chương (3 bài)
祈雨 Kì vũ
三友軒偶題 Tam hữu hiên ngẫu đề
夜雨喜作 (十月二十一夜) Dạ vũ hỉ tác (thập nguyệt nhị thập nhất dạ )
夜雨冬寒不能成寐作 (六首) Dạ vũ đông hàn bất năng thành mị tác lục
thủ (6 bài)
冬至日天氣晴和喜作 Đông chí nhật thiên khí tình hòa hỉ tác
冬晴御園即景 Đông tình Ngự viên tức cảnh
明事(三則) Minh sự tam tắc (3 bài)
Bản ở Viện Hán Nôm bị mất 2 tờ 31, 32, mặt khác bản ở Đà Lạt cũng bị mất tờ 31, 32
nên chúng tôi chưa thể bổ khuyết được. Tuy vậy, đối chiếu ghi chép ở quyển Mục lục 1,
thì ba bài bị mất ở bản Viện Hán Nôm A.134/12 (Q5) là: 明事三則 Minh sự tam tắc.
Quyển 6, H88/8: gồm các tờ số: 1 đến tờ 32. Quyển 6, bị thiếu 2 tờ: 19, 20, từ đó dẫn
đến Q6 chỉ còn 74 bài thơ. Trong khi đó Q6 bản VNCHN là 78 bài.
Số bài thơ ở quyển 6 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 4 bài sau:
越日早回宮亦有作 Việt nhật tảo hồi cung diệc hữu tác
春寒愁吟 Xuân hàn sầu ngâm
戲為南洋白夾竹桃花行 Hí vi nam dương bạch hiệp trúc đào hoa
hành
晴 (二月十五日) Tình (nhị nguyệt thập ngũ nhật )
Quyển 7, H88/9: gồm các tờ số: 1 đến tờ 31.
Quyển 7, bị thiếu 7 tờ: 7, 8, 17, 18, 20, 29, 30, từ đó dẫn đến Q7 chỉ còn 49 bài thơ.
Trong khi đó Q7 bản VNCHN là 64 bài.
28 NGUYỄN HUY KHUYẾN
Số bài thơ ở quyển 7 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 15 bài sau:
謁 陵 禮 成 悲 述 Yết lăng lễ thành bi thuật
復 就 近 恭 謁 基 聖 陵 瑞 聖 陵
禮 成 敬 紀
Phục tựu cận cung yết Cơ Thánh lăng Thụy Thánh lăng,
lễ thành kính kỉ
巡 幸 順 安 海 口 香 江 曉 發 Tuần hạnh Thuận An hải khẩu Hương Giang hiểu phát
觀 海 樓 Quan Hải lâu
兩兼 樓 Lưỡng Kiêm lâu
順 安 四 景 (四首 ) Thuận An tứ cảnh (tứ thủ)
越 日 晚 迴 舟 Việt nhật vãn hồi chu
本 月 二 十 三 日 值 予 五 旬 慶
節 先 已 命 官 祭 告 郊 社 宗 廟
重 念 予 初 開 五 衷 日 進 康 強
萬 姓 奠 安 四 海 寧 謐 雖 賴 穹
示 協 眷 亦 蒙 祖 考 垂 庥 感 激
五 衷 不 能 自 己 爰 擇 吉 再 親
詣 肇 廟 及 太廟 九 案 既 興 廟
世 廟 各 行 奠 酒 升 香 用 伸 思
孝 連 日 行 禮 禮 成 敬 述
Bổn nguyệt nhị thập tam nhật trị dư ngũ tuần khánh tiết
tiên dĩ mệnh quan tế cáo Giao xã tông miếu trùng niệm.
Dư sơ khai ngũ trung nhật tiến khang cường vạn tính
điện an, tứ hải ninh mật tuy lại khung thị hiệp quyến,
diệc mông tổ khảo thùy hưu cảm kích ngũ trung, bất
năng tự kỉ, viên trạch cát tái thân nghệ Triệu Miếu cập
Thái Miếu cửu án kí Hưng Miếu, Thế Miếu các hành
điện tửu thăng hương dụng thân tư hiếu liên nhật hành
lễ, lễ thành kính thuật
雨 (五 月 十 七 日 ) Vũ (ngũ nguyệt thập thất nhật )
雨 後 月 戲 成 Vũ hậu nguyệt hí thành
幸 淨 心 湖 Hạnh Tịnh Tâm hồ
復 得 雨 (五 月 十 八日 ) Phục đắc vũ (ngũ nguyệt thập bát nhật )
Quyển 8, H88/10: gồm các tờ số: 1 đến tờ 30.
Quyển 8, thiếu 2 tờ: 5, 6, từ đó dẫn đến Q8 chỉ còn 48 bài thơ. Trong khi đó Q8 bản
VNCHN là 49 bài.
Số bài thơ ở quyển 8 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 1 bài sau:
又 據 興 安 海 陽 清 華 太 原 河
僊 興 化 永 隆 山 西 諸 大 吏 奏
報 夏 禾 告 熟 十 分 豐 收 及 在
八 九 分 以 上 長 言 誌 慶
Hựu cứ Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hoa, Thái
Nguyên, Hà Tiên, Hưng Hóa, Vĩnh Long, Sơn Tây chư
đại lại tấu báo hạ hòa cáo nhiệt thập phần phong thu
cập tại bát cửu phần dĩ thượng trường ngôn chí khánh
Quyển 9, H88/11: gồm các tờ số: 3 đến tờ 29.
Quyển 9, thiếu 4 tờ: 1, 2, 19, 20, từ đó dẫn đến Q9 chỉ còn 42 bài thơ. Trong khi đó Q9
bản VNCHN là 47 bài.
Số bài thơ ở quyển 9 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 5 bài sau:
榆 林 東 舍 二 堤 合 龍 誌 慰 十 韻 Du Lâm Đông Xá nhị đê hợp long chí uý thập vận
連 日 夜 雨 朝 晴 天 氣 涼 爽 喜 作 Liên nhật dạ vũ triêu tình thiên khí lương sảng hỉ tác
節 屆 季 秋 而 健 溪 小 堤 猶 有 潰 Tiết giới quý thu nhi Kiện Khê tiểu đê do hữu hội
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH... 29
决 誌 事 quyết chí sự
茲 據 吏 部 參 知 兼 理 承 天 府 事
宗 室 帛 奏 稱 承 天 府 全 轄 六 縣
田 禾 收 成 十 分 豐 稔 詩 以 誌 慰
Tư cứ Lại bộ Tham tri kiêm lí Thừa Thiên phủ sự
tông thất bạch tấu xưng Thừa Thiên phủ toàn hạt lục
huyện điền hòa thu thành thập phần phong nẫm thi dĩ
chí uý
茲 據宣 光 布 政 陳 玉 琳 奏 報 秋
成 十 分 豐 稔 詩 以 誌 慰
Tư cứ Tuyên Quang Bố chánh Trần Ngọc Lâm tấu
báo thu thành thập phần phong nẫm thi dĩ chí uý
Quyển 10, H88/12: gồm các tờ số: 1 đến tờ 30.
Quyển 10, bị thiếu 4 tờ: 5, 6, 26, 27, từ đó dẫn đến Q10 chỉ còn 35 bài thơ. Trong khi đó
Q10 bản VNCHN là 39 bài.
Số bài thơ ở quyển 10 ở Đà Lạt bị thiếu cần bổ sung 4 bài sau:
茲 據 署 廣 平 布 政 阮 時 敘 奏 稱 全
省 秋 成 豐 稔 並 在 八 九 分以 上 詩
以 誌 慰
Tư cứ thự Quảng Bình bố chánh Nguyễn Thời
Tự tấu xưng toàn tỉnh thu thành phong nẫm tịnh
tại bát cửu phần dĩ thượng thi dĩ chí uý
在 京 秋 成 上 稔 諸 地 方 無 比 今 冬
務 又 大 熟 遞 年 畿 甸 十 一 二 月 米
常 昂 貴 茲 因 連 稔 米 最 減 賤 魚 蝦
亦 多 食 物 充 足 較 諸 上 年 實 覺 難
及 喜 以 詩 誌
Tại Kinh thu thành thượng nẫm, chư địa phương
vô tỉ. Kim đông vụ hựu đại thục đệ niên kì điện
thập nhất nhị nguyệt mễ thưỡng ngang quý. Tư
nhân liên nẫm, mễ tối giảm tiện, ngư hà diệc đa,
thực vật sung túc, giảo chư thượng niên thực
giác nan cập hí dĩ thi chí
茲 據 將 軍 張 明 講 總 督 裴 公 諠 參
贊 黎 文 德 由 馬 上 馳 奏 勦 平 海 東
賊 虜 爰 賦 長 言 誌 慰 十 二 韻
Tư cứ tướng quân Trương Minh Giảng,Tổng
đốc Bùi Công Huyên, Tham tán Lê Văn Đức do
mã thượng trì tấu tiễu bình hải đông tặc lỗ viên
phú trường ngôn chí uý thập nhị vận
晴 (十 二 月 十 八 日 ) Tình (thập nhị nguyệt thập bát nhật )
30 NGUYỄN HUY KHUYẾN
3. ĐỀ XUẤT CHỈNH LÝ LẠI VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu văn bản học, chúng tôi có được kết quả số lượng các tờ bị
mất và các bài thơ bị mất, số bài thơ hiện còn qua bảng dưới đây.
Quyển ML
1
ML
2
Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6 Q7 Q8 Q9 Q10 Tổng
Số tờ bị mất 4 2 7 1 2 4 6 2 7 2 4 4 45
Số bài thơ bị
mất
12 3 4 4 17 4 15 1 5 4 69
Số bài hiện còn 37 58 47 64 51 74 49 48 42 35 505
Nhìn vào bảng thống kê số tờ đã bị mất ở bộ Ngự chế thi lục tập là 45 tờ, trong đó mất
nhiều tờ nhất là quyển 1 (7 tờ) , Q7 (7tờ).
Số bài thơ bị mất do mất trang là 69 bài, số hiện còn là 505 bài, như vậy cần phải bổ
khuyết 69 bài nữa để văn bản thơ Ngự chế lục tập được hoàn chỉnh. Để bổ khuyết các tờ
đã bị mất, chúng tôi dựa vào bản in ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm để làm cơ sở
cho việc bổ khuyết này.
Đối chiếu với bộ Ngự chế thi tập ở Viện Hán Nôm với số bài thơ ở từng quyển theo ghi
chép của mục lục và theo ghi chép số bài thực tế ở các quyển. Tổng số bài thơ không
trùng với Đại Nam thực lục là 573 bài và cũng không trùng so với bài Bạt của vua
Thiệu Trị. Mục lục của từng quyển cộng lại là 574 bài, nhiều hơn 1 bài so với ghi chép
của Đại Nam thực lục và bài Bạt của vua Thiệu Trị.
Tuy nhiên, do bản ở Viện Hán Nôm bị mất 5 tờ ở hai quyển 4 và 5 nên số lượng bài thơ
bị mất 10 bài so với mục lục. Như vậy, bản ở Viện Hán Nôm cũng chỉ còn 564 bài.
Chúng tôi đã bổ khuyết được 7 bài, còn 3 bài ở quyển 5 chỉ biết được tên bài thơ là: 明
事三則 Minh sự tam tắc, nhưng không thể bổ khuyết phần nội dung, vì cả hai bản đều
mất tờ 31, 32.
Bảng thống kê số bài thơ bản Viện Hán Nôm A.134/12-13
Stt Quyển số Số bài thơ theo mục lục Số bài thơ theo thực tế
phần chính văn
Bài bị thiếu
1 卷一 49 49 0
2 卷二 61 61 0
3 卷三 51 51 0
4 卷四 68 61 7
5 卷五 68 65 3
6 卷六 78 78 0
7 卷七 64 64 0
8 卷八 49 49 0
9 卷九 47 47 0
10 卷十 39 39 0
Tổng cộng 574 564 10
VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH... 31
Như vậy, con số thực tế hiện còn bản ở Đà Lạt là 505 bài thiếu 69 bài, bản viện Hán
Nôm là 564, thiếu 10 bài.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hai văn bản Ngự chế thi lục tập bản ở Đà Lạt và bản ở VNCHN, chúng tôi đã
thống kê được số bài thơ hiện còn của hai văn bản này. Trên cơ sở đó làm căn cứ để bổ khuyết
cho văn bản được hoàn chỉnh. Bên cạnh đó khẳng định văn bản này nếu như đầy đủ số tờ thì sẽ
là có 574 bài thơ chứ không phải 573 như chính sử đã ghi chép (con số này chúng tôi thống kê
trực tiếp từ Mục lục và phần chính văn từng quyển). Tuy nhiên, vì văn bản không hoàn chỉnh
nên bản ở Đà Lạt chỉ còn lại 505 bài, bản ở VNCHN còn 564 bài.
Với những con số cụ thể như các bảng cũng như những bài thơ cần bổ khuyết mà chúng
tôi đã nghiên cứu, thiết nghĩ cơ quan chủ quản cần có kế hoạch chỉnh lý, bổ khuyết kịp
thời để bộ Ngự chế thi lục tập của Minh Mệnh hoàn chỉnh về văn bản, và thuận tiện cho
các nhà nghiên cứu tiếp cận khai thác văn bản có độ tin cậy cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Minh Mệnh, Ngự chế thi lục tập, ký hiệu H88/ 1-12, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
[2] Minh Mệnh, Ngự chế thi lục tập, ký hiệu A134/12-13, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[3] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2004). Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan,
NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[4] Quốc thư thủ sách, 國 書 守 冊 kí hiệu A.2601, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục, (tập 6), Bản dịch của Viện Sử
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Title: TEXT ISSUES IN THE SIXTH PART OF NGU CHE POETRY OF KING MINH
MENH IN DA LAT
Abstract: The sixth part of Ngu Che Poetry of King Minh Menh in Da Lat is the sixth poetry,
this was printed directly from printing board preservated in the archive in Dalat. However, when
writing this study, we found that this part was lost much. This cause was due to be historical. In
1959 - 1960, the wooden carved boards were moved from Hue to Da Lat. During transport and
storage in many places in Da Lat, so the number of wooden boards were lost and damaged quite
a lot. So, when printed, the text was lack. Therefore, to ensure the accuracy of the text, we have
tried to collate research to establish a text of King Minh Menh completed in text and content.
Key words: Minh menh Poetry, Ngu Che Poetry, The sixth part of Ngu che poetry
NGUYỄN HUY KHUYẾN
Khoa Đông Phương học, Đại học Đà Lạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23_368_nguyenhuykhuyen_06_nguyen_huy_khuyen_7539_2020430.pdf